K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 11 2019

ĐỀ 1 :kể các bà hàng xóm ngồi gáy với nhau về mình

ĐỀ 2:kể về một vụ cà khịa

nhớ k nha ,nhanh nhất ròi đóa

20 tháng 11 2019

1 kể về tinh thần đoàn kết của lớp em

2 kể về tin h thần đoàn kết của dân tộc việt nam 

hok tốt k cho tui

18 tháng 10 2018

Bài 1

Lâu rồi em mới đọc lại những trang nhật ký từ lâu. Bống trong lòng em dâng lên một cảm xúc sung sướng lạ thường khi đọc lại trang nhật ký ngày hôm đó. Bới đó là những dòng nhật kí ghi lại câu chuyện về việc tốt của em đã làm hồi đầu năm học.

Hôm đó là trưa thứ Sáu. Tiết trời mùa hè oi ả đến khó chịu. Chim cũng chẳng buồn ca hát. Cây lá cũng mệt mỏi không buồn rung rinh. Ngồi trong lớp, lòng em vô cùng khẩn trương mong sao hết tiết học để chạy thật nhanh về nhà để khoe với mẹ điểm 10 môn Toán. “Tùng, tùng, tùng,…” Tiếng trống trường vừa điểm, em vội vã thu gọn sách vở bỏ vào cặp, chào các bạn trong lớp rồi nhanh chóng chạy về nhà. Dưới cái nắng nóng gần 40 độ của buổi trưa hè, em bước đi thật nhanh. Vừa đi, em vừa nhảy chân sáo vui vẻ. Mặc cho trời nóng nhưng em lại chẳng hề thấy khó chịu, bởi nghĩ đến gương mặt mẹ sẽ cười thật hạnh phúc khi cầm bài làm khiến em quên hết mệt mỏi.
Đến ngã tư giao thông, khi chuẩn bị sang đường bỗng em nghe thấy tiếng nói chuyện của nhóm bạn học sinh:
- Này, này. Hình như cụ già kia bị lạc.
- Không biết nữa. Cậu ra hỏi đi. Mình ngại lắm.

Em quay lại nhìn và thấy có một cụ già mái tóc trắng, gương mặt nhìn khắc khoải, mệt mỏi, đang đứng loay hoay. Cụ mặc bộ quần áo màu nâu, đầu đội nón lá. Lưng cụ hơi còng. Tay cụ xách một giỏ gì đó trông rất nặng. Em tiến lại gần và hỏi cụ:
- Cụ ơi! Cụ sao đấy ạ?

Cụ giật mình, quay lại nói chuyện với em:
- Ôi, cụ đang đi tìm nhà cô con gái mà cụ đi mãi từ sáng đến giờ vẫn chưa tìm được.

Hoá ra cụ bị lạc đường. Lúc đó, em tìm xung quanh có chú công an gần đó không để giúp cụ nhưng hình như không thấy ai. Em thấy khó xử, không biết phải làm gì. Em muốn giúp đỡ cụ nhưng lại nghĩ đến bài kiểm tả và mẹ ở nhà lại phân vân: “ Mình phải làm gì? Hay mình cứ mặc kệ rồi chạy về nhà. Nhưng làm như thế thì mình hư quá. Trời nắng thế này, biết bao giờ cụ mới tìm được nhà. Rồi nhỡ cụ làm sao?...” Bao câu hỏi cứ hiện lên trong đầu mà em không thể giải quyết. Và rồi em quyết định, nói với cụ:
- Vậy cụ đưa tờ địa chỉ cho cháu. Cháu sẽ giúp cụ tìm nhà ạ.

Cụ vui mừng, nở nụ cười móm mém:
- Thật à cháu gái. Ôi, cụ cảm ơn cháu nhiều lắm!

Sau đó, em giúp cụ cầm chiếc giỏ và cùng cụ đi tìm nhà. Vừa đi em vừa hỏi chuyện cụ mới biết cụ lên nhà cô con gái chơi, không báo trước cho cô để cô đón nhưng cụ quên mất nhà cô ở đâu nên bị lạc. Cả buổi sáng cụ tìm không thấy. Hơn ba mươi phút đi bộ tìm kiếm, cuối cùng hai cụ cháu cũng đến nơi. Em bấm chuông gọi cửa. Cô con gái của cụ bất ngờ khi thấy cụ. Em kể lại chuyện cho cô nghe.
- Cảm ơn cháu gái. Nhờ có cháu nếu không bây giờ không biết mẹ cô đang phải làm gì. Cháu vào nhà uống nước, ăn cơm với nhà cô. Bây giờ trưa rồi.

Em lễ phép từ chối vì nghĩ đến mẹ đang đợi ở nhà. Em chào cụ và cô rồi nhanh chóng chạy về nhà.
Về đến nhà là hơn 11 rưỡi. Em thấy mẹ đang đứng ngoài cổng đợi. Em chạy vội đến bên mẹ và kể lại chuyện cho mẹ nghe. Vừa kể em vừa đưa mẹ tờ bài kiểm tra. Mẹ vuốt mấy sợi tóc dính trên trán mồ hôi và nở nụ cười hiền:
- Con gái mẹ giỏi lắm. Biết giúp đỡ mọi người khi gặp khó khăn. Ngoan lắm. Mẹ rất vui vì điều này con gái ạ
Nghe những lời khen của mẹ, lòng em sung sướng hạnh phúc vô cùng. Niềm vui như càng tăng thêm.
Khép lại trang nhật kí, em nở một nụ cười thật hạnh phúc. Đó là một kí ức đẹp mà em không bao giờ có thể quên được. Bởi đó là bài học nhắc nhở em luôn phải biết yêu thương giúp đỡ mọi người xung quanh.

Bài 2

Việc tốt đôi khi không cần phải là những việc làm giúp đỡ những người sống xung quanh mình hay trong xã hội rộng lớn. Có những việc tốt là những hành động đối với người thân trong gia đình. Nhân một lần bố mẹ về quê thăm ông nội bị ốm, em đã ở nhà chăm sóc nhóc em bị ốm.

Chiều hôm đó, em về đến nhà, nhưng không thấy tiếng của mẹ. Căn nhà im ắng đến lạ. Em vào phòng khách thấy tờ giấy nhắn trên mặt bàn: “ Bố mẹ phải về quê gấp thăm ông nội sốt cao. Hai chị em ở nhà ngoan. Chiều mai bố mẹ về.” Hoá ra bố mẹ về quê chăm sóc ông nội. Vậy là hôm nay chỉ có em và nhóc Tít ở nhà. Em cất cặp sách, thay quần áo rồi đi đón thằng nhóc. Hai chị em đi bộ về nhà. Nhưng hôm nay thằng bé ít nói hẳn hơn mọi ngày. Về đến nhà nó nằm ườn lên ghế sofa mà chẳng thèm nói câu nào. Mọi ngày khi về đến nhà nó sẽ tíu tít kể chuyện ở lớp cho em nghe. Nhưng hôm nay nó chẳng nói gì, nghe em nói bố mẹ về quê chỉ có hai chị em, nó cũng chẳng buồn hỏi lại, chỉ dạ vâng. Thấy vậy, em hỏi:
- Tít hôm nay sao thế? Mệt à em.

Nó vâng. Em vội sờ trán nó, hốt hoảng:
- Thôi chết, hình như Tít sốt rồi.
Thằng nhóc mệt mỏi nhìn em mà không nói gì thêm. Em lo lắng, không biết phải làm gì. Định gọi cho bố mẹ nhưng nghĩ lại ông nội dưới quê cũng đang sốt cao, bây giờ nếu gọi sẽ càng làm bố mẹ lo thêm nhiều việc. Nghĩ vậy em quyết định sẽ tự chăm cu Tít. Em nhắc nhóc:
- Tít lên gác nằm đi. Chị đi tìm nhiệt kế đo xem sao.

Em vội chạy đi tìm nhiệt kế. 37,5 độ. May mà sốt không cao. Em lấy khăn vắt nước mát chườm lên trán cho nó. Đợi nó ngủ, em đi mua thuốc. Ra ngoài hàng mua một túi thuốc cảm cho Tít mà lòng em đầy lo lắng. Nhìn nó ngủ mà thấy thương nó nhưng không dám điện cho bố mẹ. Đồng hồ điểm 6 giờ tối. Chợt nhớ ra chưa nấu cơm. Nghĩ cu Tít đang ốm, ăn cơm sẽ khó nên em quyết định nấu cháo cho nó. Đó là lần đầu tiên em nấu cháo. Phải cố nhớ những lần mẹ nấu cháo mà em loay hoay khó khăn để nấu được bát cháo nhỏ. Vừa nấu cháo, em vừa chạy qua chạy lại thay khăn chườm chán cho nhóc em. Rồi khi cháo được, thổi cho cháo nguội, em bê lên phòng gọi nhóc dậy: 
- Dậy ăn cháo rồi uống thuốc Tít ơi.

Thằng nhóc uể oải thức dậy. Nhìn thằng nhóc 5 tuổi nuốt miếng cháo đầy khó khăn, em thấy thương nó.
- Cháo chị nấu ngon hơn mẹ.
Nghe lời khen của cậu em, em vừa vui vì được khen tay nghề, vừa mừng vì thấy nó có vẻ bớt mệt hơn. Đợi nhóc ăn xong, em đưa thuốc cho nhóc uống rồi dọn dẹp xung quanh. Thằng nhóc ăn cháo và uống thuốc xong thì ngủ đến tận hôm sau. Đêm đó, em vừa ngủ vừa thỉnh thoảng quay sang sờ trán nhưng may sao cậu nhóc không sốt nữa.
Sáng hôm sau, thằng nhóc khoẻ hẳn. Cu cậu lại cười nói vui vẻ. Nhìn nhóc khẻo em thấy nhẹ lòng và sung sướng. Chiều bố mẹ về, em kể bố mẹ nghe mọi chuyện. Bố mẹ ôm em vào lòng, xoa đầu khen em:
- Con gái ngoan lớn thật rồi. Giỏi lắm
Lời khen của bố mẹ khiến em vui mừng xiết bao.

Việc tốt đôi khi là những điều thật nhỏ bé, không cần là những điều gì to lớn. Điều quan trọng nó xuất phát từ tấm lòng yêu thương, sự chân thành của mỗi người. Vậy việc tốt của bạn là gì? Hãy cùng chia sẻ với mọi người việc tốt bạn đã làm nhé.

Trên đây là 2 bài văn mẫu kể về một việc tốt em đã làm, ngoài ra bạn có thể kể rất nhiều việc tốt khác nhau: nhặt được của rơi trả người mất, giúp đỡ bạn bè, người khác, tham gia dọn dẹp vệ sinh công cộng...

Hok tốt

18 tháng 10 2018

Trời nắng như đổ lửa. Đường phố nườm nượp người qua lại. Tiếng máy xe ô tô, xe máy nổ giòn giã. Tiếng còi inh ỏi xin đường.

Em đi học về nắng mệt. Nhưng kìa bên lề đường có bà lão tay chống gậy, vai khoác cái túi vải nâu. Bà cụ hai ba lần bước xuống đường rồi lại bước trở lại, sợ xe cộ qua lại đụng phải.

Đứng ở lề đường bên này trông sang, em ái ngại, nhưng đang đói và mệt. Em cúi xuống nhìn vỉa hè rồi bước đi... vài bước chân... nhưng rồi phải nhìn lại... bà cụ cứ phân vân nhìn xuống đường. Em nghĩ bụng “chắc lần này bà cụ phải xuống đường đi”. Nhưng không, bà cụ thấy cái xe tải to ở xa chạy đến và lần này thì bà cụ phải trở lại vỉa hè vì sợ!

Không thể quay đi được nữa. Em đã được nghe câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân”, nên em phải dứt khoát quay trở lại, sang bên đường nơi bà cụ đang dứng. Đến nơi, em nói với bà:

-     Bà ơi, cháu dắt bà qua đường nhé!

Bà cụ ngẩng lên nhìn em, đôi mắt cảm động. Bà lấy tay áo chấm những giọt mồ hôi trên trán em rồi nói:

-     Phúc đức quá, bà phải qua bên kia đường, nhưng sợ xe cộ đì qua.

Thế là em đã dắt bà cụ qua đường. Khi chia tay bà cụ còn cám ơn rối rít và cứ hỏi: “Cháu là con nhà ai mà tốt thế”. Em chỉ nói vài lời và xin phép bà về trước. Trước khi đi, em không quên chỉ đường cho bà đến nơi con trai làm việc cách đó không xa...

Bữa cơm hôm ấy ngon lạ lùng. Một phần vì đói, nhưng cơm còn ngon hơn vì em cảm thấy mình đã làm được một việc tốt.

10 tháng 1 2019

Bài học đường đời đầu tiên kể về Dế Mèn một chàng dế em út trong gia đình và được gia đình cho tự lập từ nhỏ. Nhờ vào ăn uống đầy đủ, điều độ mà Dế Mèn trở thành một thanh niên to cao, cường tráng. Dế Mèn thường hay dậy thật sớm để đào hàng đầy đủ ngóc ngách, đường tắt, cửa sau phòng khi có kẻ đến bắt nạt thì còn có đường thoát thân. Dế Mèn con tham gia vào hầu hết các hoạt động của hàng xóm, tụ tập và ca hát.

Nhờ có thân hình cao to, cường tráng mà Dế Mèn bắt đầu có thái độ kiêu căng, cao ngạo, cà khịa với bà con lối xóm, quát mắng chị Bò Cào, đá ghẹo anh Gọng Vó… mọi người ai cũng đều bỏ qua bởi ai cũng biết tính của hắn. Dế Mèn cho rằng ai cũng sợ mình nên càng ngày tỏ ra kiêu ngạo. Chính cái tính kiêu ngạo đó mà Dế Mèn phải thấm thía một bài học đầu đời.

Dế Mèn có một chú dế hàng xóm đó là Dế Choắt, vì sinh ra đã ốm yếu nên luôn bị Dế Mèn ức hiếp và bắt nạt. Một hôm Dế Mèn trêu chọc chị Cốc rồi nhanh chân chạy vào hang sâu để trốn, tai họa bỗng ập đến với Dế Choắt khi chị nhầm tưởng Dế Choắt là người trêu chọc mình, những chiếc mỏ nhọn giáng xuống thân hình yếu ớt của Dế Choắt khiến chú chịu không nổi và đã tắt thở.

Chỉ vì lời trêu đùa của mình đã khiến Dế Choắt chết oan, Dế Mèn rất hối hận và tỏ ra hối lỗi. Đây cũng là bài học đường đời đầu tiên đầy thấm thía của Dế Mèn.

10 tháng 1 2019

Đoạn trích kể về Dế Mèn, một chú dế thanh niên cường tráng, oai phong. Dế Mèn rất tự hào với kiểu cách con nhà võ của mình. Anh ta cà khịa với tất cả người hàng xóm. Dế Mèn rất khinh miệt một người bạn ở gần hang và gọi anh ta là Dế Choắt bởi anh ta quá ốm yếu. Dế Mèn đã trêu chọc chị Cốc rồi lủi vào hang sâu. Chị Cốc tưởng nhầm Dế Choắt đã trêu chọ chị nên đã mổ anh ta trọng thương. Trước lúc chết, Choắt khuyên Dế Mèn nên chừa thói hung hăng và làm gì cũng phải biết suy nghĩ. Và đó là bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.

12 tháng 11 2017

Ai cũng mang trong mình những kỷ niệm không bao giờ quên. Em cũng vậy, đó là lần đầu tiên em thấy mẹ rơi nước mắt vì em, vì sự nghịch ngợm ngỗ ngược của em. Đó cũng là lúc em tự hứa với mình sẽ không bao giờ để mẹ buồn nữa.

Vốn là đứa năng động, hoạt bát, em được lòng rất nhiều người, từ người lớn cho đến các bạn đồng trang lứa. Cũng vì điều đó mà em luôn hãnh diện, tự hào, luôn tự tin khi bước ra ngoài. Trong nhà, em luôn là đứa con hiếu thảo, chăm ngoan. Ra ngoài, em lại là đứa cầm cầu những vụ nghịch ngợm, luôn nghĩ ra những. Cũng có nhiều lần, những trò đùa của em làm người lớn không vui, nhưng em chỉ cần nũng nịu, làm trò vui là mọi người sẽ bỏ qua cho em hết. Được thể, em lại càng nghịch ngợm hơn. Mẹ đã nhiều lần nhắc nhở nhưng em không nghe lời được quá một ngày.

Hôm đó, sau khi cùng mấy đứa trong xóm thổi bóng bay để nghịch, em nảy ra ý định đổ nước vào bóng để lừa ném vào những người đi ngang qua. Trò đùa tinh quái khiến mấy đứa cười khoái trá, em cũng được dịp lên mặt với chúng nó vì nghĩ ra trò chơi độc. Cứ thế, những quả bóng nước lần lượt được ném ra, người ướt nhẹp, người giật mình nhưng rồi mọi người cũng chỉ nhắc nhở rồi đi.

Trò chơi đó sẽ không dừng lại sớm nếu không có sự việc đáng tiếc xảy ra. Quả bóng nước yên vị trong tay em. Nghe tiếng đạp xe gần tới, em lấy hết sức ném 1 cú thật mạnh rồi trốn vào một góc chờ kết quả. Nhưng không, sau một tiếng của cú ngã xuống đường, không một tiếng động nào khác. Có tiếng mấy đứa thì thầm: “thôi rồi mày ơi, bà nguyệt bị sao rồi?”. Em chạy ra khỏi góc tường ra chỗ bà Nguyệt nằm, lúc đó mẹ em cũng vừa chạy tới. Mẹ nhanh chóng đỡ bà vào trong nhà, lấy khăn ẩm lau cho bà. Mắt mẹ rung rung nhìn em, nhưng mẹ chẳng nói gì. Một lát sau bà tỉnh, bà hỏi có chuyện gì xảy ra. Em chỉ biết cúi mặt khóc, rồi xin lỗi bà trong tiếng nấc. Bà không trách em, mẹ cũng không nói gì nhưng em biết, bà và mẹ buồn em lắm.

Tối đến, sau khi ăn cơm tối xong, mẹ mới ngồi lại cùng em. Mẹ nói nhỏ nhẹ, không hề trách mắng gì, em lại càng thấy ân hận về trò đùa quá đáng của mình. Em khóc, mẹ cũng ôm em khóc. Cũng may bà Nguyệt không sao, nếu không em sẽ ân hận suốt đời.

Từ kỷ niệm không mấy vui ấy, em đã biết cách tiết chế những trò đùa quái ác của mình, em biết nghe lời hơn, ngoan ngoãn hơn. Cũng từ ngày hôm đó, em đã tự hứa với lòng sẽ không bao giờ để mẹ buồn, mẹ khóc vì em nữa.

tặng bạn Image result for conan

12 tháng 11 2017

Ai cũng đầy ắp những kỉ niệm của một thời thơ ấu. Đặc biệt, những buổi đầu cắp sách đến trường, được gặp gỡ và làm quen với biết bao thầy cô, bạn bè … sẽ luôn là những kỉ niệm mãi mãi không bao giờ quên.

Những ngày đầu đi học, tôi luôn được cố giáo khen viết chữ đẹp và đều. Em học rất khá môn tập viết tuy nhiên lại không giỏi môn toán. Đây là môn học mà em sợ nhất. Cô giáo mặc dù đã giảng dạy, hướng dẫn em làm bài rất cẩn thận và tỉ mỉ tuy nhiên do bản thân sợ môn học này nên những lời cô giảng dạy em không hiểu hết. Biết vậy, nên cô đã đổi chỗ cho em ngồi cạnh Hà – một trong những bạn học giỏi toán nhất lớp – để học tập cùng nhau. Cùng nhau làm bài tập nhóm đã giúp cho em tiến bộ hơn rất nhiều. Em đã học được phương pháp học toán của bạn. Thậm chí, trong những bài toán khó, bạn còn hướng dẫn em cách tiếp cận vấn đề và phương pháp giải phù hợp. Từ một học sinh yếu môn toán, em đã bắt đầu có niềm đam mê và yêu thích với môn học này.

Có một lần trong một bài kiểm tra toán, em không làm được bài. Em ngồi loay hoay gần như cả buổi để giải. Hà thấy vậy liền viết viết ra một tờ nháp. Sau đó, bạn vo vo lại rồi nhẹ nhàng đưa cho em. Em cảm thấy rất vui khi được bạn giúp đỡ nhưng đồng thời cũng thấy bứt rứt trong lòng. Rồi em cầm tờ giấy đã vo nhét vào học bàn. Em chợt nhớ lời cô giáo dạy: “Thất bại là mẹ thành công”. Em không muốn bản thân mình cứ mãi yếu kém môn toán. Hà cũng thúc giục em giở tờ giấy ra chép. Nhưng bản thân em kiên quyết từ chối và tiếp tục ngồi suy nghĩ cách làm. Khi chỉ còn khoảng năm phút thì hết giờ làm bài, tự dưng những lời cô giáo giảng như hiện về trong tâm trí em. Một hồi viết nháp các công thức đã học, em chợt phát hiện ra mình đã bỏ quên mất một phép tính. Em vội vàng sửa lại bài làm. Khi trống báo hiệu kết thúc giờ kiểm tra cũng là lúc em hoàn thành bài thi.

Cô giáo trả bài kiểm tra và em được điểm 8 – một kết quả xứng đáng với sự nỗ lực của bản thân, Hà cũng rất vui khi thấy em đã học khá hơn trước. Đến bây giờ mỗi khi nhắc lại, tôi lại thấy hân hoan trong lòng.

 

1 tháng 12 2017

Tôi tên là Ngữ Văn tập một, đã lâu lắm rồi không thấy ai tìm đến tôi nên tôi cứ mãi ở cái xó cặp thế này. Hàng ngày, tôi vẫn cùng cậu chủ đi đến lớp, nhưng cậu chủ chẳng bao giờ giở tôi ra cả mà cứ coi như tôi không có ở trong cặp vậy. Ngày nào đi học về, cậu chủ của tôi cũng vứt cặp sách ném lên giường xong đi chơi đá bóng cùng bạn. Tôi buồn lắm.

Có lúc tôi còn khóc nữa. Chẳng bù cho anh Toán, anh ấy được cậu chủ bọc cẩn thận, ngày nào cũng đem ra làm bài tập. Cũng chẳng bù cho anh Vật Lý, cậu chủ thích trò đu quay nên hay đọc Vật Lý lắm. Cậu chủ giỏi môn tự nhiên nên vậy mà. Có lần tôi tức vì bị bỏ xó tôi còn cãi nhau với anh bút bi, sao anh ấy ích kỷ không cho tôi chút mực, anh ấy cứ tô tô vẽ vẽ lên vở mà lại không viết lên tôi dòng nào, một dòng anh ấy cũng không cho, tôi lại hỏi sang anh bút chì, anh ấy bảo anh ấy chỉ để vẽ thôi chứ không dùng viết vào sách.

Thật may hôm nay có bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân tới thăm trường cậu chủ tôi học.  Mọi người cứ thắc mắc và chê cười môn văn là môn học thuộc chỉ dành cho con gái thôi. Tôi buồn lắm, đồng chí bộ trưởng ân cần bảo: Học ngữ văn là để hiểu về cuộc sống con người, hiểu về quê hương đất nước, từ đó tôn vinh các giá trị dân tộc, giá trị con người, học ngữ văn là để hiểu tiếng mẹ đẻ, giúp nhân dân đoàn kết bảo vệ đất nước suốt bề dầy bốn ngàn năm lịch sử... không những thế môn ngữ văn còn bồi dưỡng cho tình cảm con người, giúp con người yêu thương nhau không chỉ trong biên giới quốc gia mà còn là khắp năm châu bốn biển toàn nhân loại.

Có lẽ nhờ vậy mà cậu chủ đã lục cặp tìm tôi. Tôi thật vui vì cậu chủ đã bọc cho tôi bằng một tớ báo mới cứng, dán nhãn hẳn hoi, trên đó còn ghi tiên học lễ hậu học văn. Giờ đây tôi lúc nào cũng trong cặp cậu chủ, ngày nào cũng trên bàn cậu chủ, thật là vui!

cái này là quyển sách mà bn

Nam là học sinh lớp 6A. Tính Nam rất hiếu động nên hôm qua, trước khi đi chợ xa mẹ dặn Nam: “Ở nhà một mình con chớ nghịch ngợm và đặc biệt không được trèo cây, vì trèo cây là nguy hiểm lắm đó!”. Nam trả lời mẹ: “Dạ con nhớ mẹ ạ”. Thế nhưng mẹ vừa ra khỏi nhà Nam đã quên ngay lời mẹ dặn chạy tót ra vườn chơi. Ra đến vườn Nam đi hết gốc cây này sang gốc cây khác, chợt Nam nhìn thấy trên một cành xoài cao có một quả đã ửng vàng. Xoài đầu mùa ngon tuyệt! Nam không nín được cơn thèm! Thế là việc trèo cây bắt đầu.

Nam bám hai tay vào thân xoài và quặp hai bàn chân vào phía dưới rồi cứ thế nhích lên từng đoạn một. Khi một tay đã níu được một cành xoài lớn. Nam đu người lên rồi đứng thẳng lên cành xoài. Nam với tay ra hái trái xoài chín nhưng trái xoài nằm ở cành trên, với không tới. Nam lại phải trèo tiếp lên cao rồi nhoài người ra hái trái xoài treo đung đưa ở đầu cành. Khi tay Nam vừa đụng vào trái xoài chín, cảm giác sung sướng chưa kịp đến thì bỗng rắc một cái, cành cây mà Nam đang đứng gẫy gục. Nam tuột tay rơi bịch xuống đất, nằm sóng soài bất tỉnh. Lát sau Nam tỉnh lại thì thấy đùi trái đau nhức. Nam lê lết mãi mới vào được trong nhà bò lên giường nằm. Khi mẹ về thì chân Nam lại càng đau. Nam rên lên vì đau đớn. Mẹ hoảng hốt đưa Nam đi bệnh viện, sau khi chụp X quang xong bác sĩ bảo: “Xương đùi trái bị gẫy phải bó bột”.

Hơn hai tháng trời mẹ phải ròng rã chở Nam vào tận cửa lớp, rồi lại vào tận cửa để đón Nam về. Đến lớp Nam phải ngồi bất động một chỗ nhìn bạn bè vui đùa mà lòng khát khao biết mấy.

Sau lần gẫy xương đó Nam ân hận vô cùng vì đã không nghe lời mẹ. Nam tự hứa, sẽ không bao giờ dám trái lời ba mẹ nữa.

 

ôi buồn đến thẫn thờ khi chiếc xe chở các gia đình công nhân vào Yaly chuyển bánh. Tâm, người bạn thân nhất của tôi đã theo bố mẹ vào công trường mới. Thế là từ mai, tôi phải đi học một mình, làm bài một mình và chơi một mình. Trời ơi, tôi không thể tưởng tượng được nếu thiếu vắng Tâm, tôi sẽ như thế nào?

   Chúng tôi cùng lớn lên trên công trường thủy điện Sông Đà. Cảnh nhà hai đứa khác nhau. Là con út nên tôi được nuông chiều. Còn Tâm là anh của hai đứa em nhỏ nên vất vả hơn tôi nhiều.

   Sáng sớm, khi tôi còn cuộn tròn trong chăn thì Tâm đã thức dậy. Bạn ấy quét nhà, cho gà ăn rồi cùng bố tưới rau. Bao nhiêu là việc, thế mà Tâm chưa bao giờ đi học muộn. Còn tôi, nhiều hôm nghe Tâm gọi đi học là vơ vội cặp sách rồi chạy theo, không kịp ăn sáng.

   Bận như thế mà Tâm vẫn học giỏi hơn tôi. Từ khi cùng học với nhau, năm nào Tâm cũng đạt học sinh giỏi, còn tôi cố gắng lắm cũng chỉ được loại khá. Đấy là tối nào hai đứa cũng học bài với nhau, nếu không, tôi chẳng được thế đâu. Nhiều tiết Toán, thầy giảng tôi chẳng hiểu gì cả vì cứ mải nhìn vẩn vơ ra ngoài cửa sổ. Tâm kiên nhẫn giải thích cho tới lúc tôi thật hiểu lí thuyết và biết vận dụng vào làm bài tập mới thôi. Nhìn Tâm say sưa nói, tôi nghĩ lớn lên bạn ấy làm nghề dạy học là hợp nhất.

   Môn Văn, Tâm cũng giỏi hơn tôi. Mỗi lần làm bài ở lớp, Tâm đọc đề rất kĩ, làm dàn bài cẩn thận rồi mới cắm cúi viết. Còn tôi cứ loay hoay mãi. Tôi có để ý quan sát với suy nghĩ, nhận xét gì đâu cơ chứ! Cùng đi theo xe của bố Tâm lên đập chơi, tôi chỉ thích chạy lăng quăng đây đó rồi lấy đá ném thia lia xuống mặt nước. Tôi chẳng biết Tâm nhìn gì, nghĩ gì. Chỉ đến khi làm bài thi cuối học kì tôi mới rõ. Bài văn tả cảnh công trường của Tâm được điểm cao nhất lớp. Tâm so sánh hàng cột điện 500 ki-lô-vôn như những chàng lực sĩ khổng lồ, từng đoàn xe Benla bên sườn đồi trông như đàn trâu mộng và dãy cần cẩu giống những chú hươu cao cổ châu Phi.

   Sau khi làm xong nhiệm vụ ở nhà máy thủy điện Hòa Bình, bố Tâm cùng gia đình được lệnh lên đường đến công trường mới.

   Hôm nay, Tâm đã đi xa thật rồi. Cầm cuốn sổ nhỏ của Tâm tặng tôi trước lúc chia tay, tôi cảm thấy cay cay nơi khóe mắt. Có lẽ tôi phải viết thư ngay cho Tâm để Tâm dù ở xa vẫn cảm thấy có bạn bè thân yêu bên cạnh và biết rằng tôi luôn nhớ đến Tâm.

Cái đó mik biết r bạn ạ
Mik muốn bạn làm kiểu khác