Từ nhiều nghĩa là gì
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh ( thường là chữ viết giống nhau, đọc giống nhau ) nhưng khác hẳn nhau về nghĩa.
Từ nhiều nghĩa là từ có một nghĩa gốc và có một hay nhiều nghĩa chuyển
a) Từ đồng nghĩa là những từ tương đồng với nhau về nghĩa, khác nhau về âm thanh và có phân biệt với nhau về một vài sắc thái ngữ nghĩa hoặc sắc thái phong cách,... nào đó, hoặc đồng thời cả hai. 2. Những từ đồng nghĩa với nhau tập hợp thành một nhóm gọi là nhóm đồng nghĩa.
b) Từ này là một tấm gương phản chiếu của từ kia, và ngược lại. Ví dụ: ... Vì thế, trong mỗi nhóm từ trái nghĩa sẽ chỉ gồm hai từ, và thường được gọi là một cặp trái nghĩa. Trong mỗi cặp như vậy, hai từ thường có quan hệ đẳng cấu nghĩa với nhau.
c) Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh ( thường là chữ viết giống nhau, đọc giống nhau ) nhưng khác hẳn nhau về nghĩa. - Muốn hiểu được nghĩa của các từ đồng âm, cần đặt các từ đó vào lời nói hoặc câu văn cụ thể
d) là những từ có một sốnghĩa biểu thị những đặc điểm, thuộc tính khác nhau của một đối tượng, hoặc biểu thị những đối tượng khác nhau của thực tại. Hiện tượng từ đa nghĩa được quan sát thấy ở hầu hết các ngôn ngữ trên thế giới
- Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh ( thường là chữ viết giống nhau, đọc giống nhau ) nhưng khác hẳn nhau về nghĩa.
Ví dụ: Đậu tương - Đất lành chim đậu – Thi đậu, Sợi chỉ - chiếu chỉ - chỉ đường - chỉ vàng.
- Từ nhiều nghĩa là từ có 1 nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau.
VD1 :
Xe đạp : chỉ loại xe người đi, có 2 bánh, dùng sức người đạp cho quay bánh. Đây là nghĩa duy nhất của từ xe đạp.Vậy từ xe đạp là từ chỉ có một nghĩa .
VD2 : Với từ “Ăn’’:
- Ăn cơm : cho vào cơ thể thức nuôi sống ( nghĩa gốc).
- Ăn cưới : Ăn uống nhân dịp cưới.
- Da ăn nắng :Da hấp thụ ánh nắng cho thấm vào , nhiễm vào.
- Ăn ảnh : Vẻ đẹp được tôn lên trong ảnh.
- Tàu ăn hàng : Tiếp nhận hàng để chuyên chở.
- Sông ăn ra biển : Lan ra, hướng đến biển.
- Sơn ăn mặt : Làm huỷ hoại dần từng phần.
.....
Như vậy, từ “Ăn” là một từ nhiều nghĩa .
Từ nghĩa gốc là nghĩa của từ ấy lúc ban đầu
VD: chân theo nghĩa gốc tức là chân người,1 bộ phận cơ thể.
Một từ nhưng có thể gọi tên nhiều sự vật, hiện tượng, biểu thị nhiều khái niệm ( về sự vật, hiện tượng) có trong thực tế thì từ ấy là từ nhiều nghĩa.
~~Hok tốt~~
#G2k3#
Từ nhiều nghĩa là từ có 1 nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Các nghĩacủa từ bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau. (Xem thêm : - Một từ nhưng có thể gọi tên nhiều sự vật , hiện tượng, biểu thị nhiều khái niệm ( về sự vật, hiện tượng ) có trong thực tế thì từ ấy gọi là từ nhiều nghĩa.
Từ nhiều nghĩa là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển.Các nghĩa của từ bao giờ cũng có mối quan hệ với nhau.
Đáp án A
→ Hiện tượng chuyển nghĩa của từ, xuất phát từ nghĩa gốc, thông qua phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ, hoán dụ
Ai trả lời nhanh đúng mình cho
Từ đa nghĩa (cách gọi khác từ nhiều nghĩa) là những từ có một số nghĩa biểu thị những đặc điểm, thuộc tính khác nhau của một đối tượng, hoặc biểu thị những đối tượng khác nhau của thực tại. Hiện tượng từ đa nghĩa được quan sát thấy ở hầu hết các ngôn ngữ trên thế giới. Ví dụ như từ đi trong tiếng Việt là một từ đa nghĩa, nó vừa có nghĩa chỉ dịch chuyển bằng hai chi dưới (tôi đi rất nhanh nhưng vẫn không đuổi kịp anh ấy) vừa có nghĩa chỉ một người nào đó đã chết (Anh ấy ra đi mà không kịp nói lời trăng trối). Còn trong tiếng Anh từ issue có nghĩa là vấn đề tranh cãi, nhưng đấy không phải là nghĩa duy nhất, nó còn nghĩa khác là tạp chí được xuất bản định kỳ. Từ đa nghĩa khác từ đồng âm ở chỗ các từ đa nghĩa thường có một nét nghĩa chung hay nói cách khác chúng có cùng một nguồn gốc, sau đó mới chia tách ra như hiện tại. Từ đa nghĩa là một trong các nguyên nhân gây nhập nhằng trong xử lý ngôn ngữ tự nhiên. Để xác định chính xác nghĩa của một từ đa nghĩa phải thực hiện phân tích ngữ cảnh.