Nêu mối quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ?
Giúp mình với ạ :< Mình đang cần gấp :)))))
Mơn nhiều ạ :33
#Lichsu9
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hiện nay, quan hệ giữa Việt Nam và Pháp được xem là khá tốt và đang trong giai đoạn phát triển. Dưới đây là một số điểm chính về mối quan hệ này:
1. Quan hệ chính trị: Việt Nam và Pháp đã thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1973. Kể từ đó, hai nước đã có nhiều cuộc gặp gỡ cấp cao và thực hiện nhiều hoạt động hợp tác chính trị. Cả hai bên đều coi nhau là đối tác quan trọng và duy trì các kênh liên lạc chính thức thông qua việc trao đổi các khách sạn và thăm chính thức.
2. Hợp tác kinh tế: Kinh tế là một lĩnh vực quan trọng trong mối quan hệ giữa hai nước. Pháp là một trong những đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam tại châu Âu. Các công ty Pháp đã đầu tư rất nhiều vào các ngành công nghiệp, dịch vụ và du lịch của Việt Nam. Hai nước cũng đã thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và giáo dục.
3. Hợp tác văn hóa và giáo dục: Việt Nam và Pháp có mối quan hệ đặc biệt trong lĩnh vực văn hóa và giáo dục. Truyền thống văn hóa Pháp vẫn còn hiện diện ở nhiều khía cạnh của xã hội Việt Nam, bao gồm cả trong ngôn ngữ, kiến trúc, ẩm thực và nghệ thuật. Ngoài ra, hợp tác trong giáo dục và đào tạo cũng được thúc đẩy thông qua việc thiết lập các chương trình trao đổi sinh viên và giảng viên giữa các trường đại học hai nước.
4. Quan hệ nhân dân: Sự giao lưu và hợp tác giữa các cá nhân, tổ chức và xã hội dân sự cũng là một phần quan trọng trong mối quan hệ giữa hai nước. Có nhiều tổ chức và câu lạc bộ văn hóa Pháp hoạt động tại Việt Nam và ngược lại. Việt kiều Pháp đang đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế và văn hóa ở cả hai nước.
trao đổi chất ở cơ thể cung cấp chất dinh dưỡng và ôxy cho tế bào và nhận từ tế bào các sản phẩm bài tiết, khí cacboníc đề thải ra môi trường. trao đổi chất ở tế bào giải phóng năng lương cung cấp cung cấp cho các cơ quan trong cơ thể để thực hiện các hoạt động trao đổi chất. Như vậy hoạt động trao đổi chất ở hai cấp độ này gắn bó mật thiết với nhau không thể tách rời.
Mùa mưa của khí hậu trùng mùa lũ trên sông; mùa khô của khí hậu trùng mùa cạn của sông
Tham khảo:
Khí Hậu:
+ Không khí (nhiệt độ, độ ẩm) là nhân tố quan trọng trong quá trình hình thành đất. Nơi có không khí khô, nhiệt độ thấp quá trình phong hóa đất diễn ra chậm, đất kém dinh dưỡng; nơi có nhiệt độ độ ẩm lớn sẽ đẩy nhanh quá trình phong hóa, tầng đất dày và giàu mùn (ví dụ: quá trình hình thành đất feralit vùng đồi núi miền nhiệt đới)
- Không khí – sinh vật:
+ Không khí (Oxi) giúp sinh vật duy trì sự sống.
+ Sinh vật: có vai trò điều hòa không khí (thực vật), rừng xanh được ví như lá phổi của Trái Đất; nơi thiếu cây xanh không khí khắc nghiệt hơn.
- Sinh vật –địa hình:
+ Sinh vật tác động làm biến đổi địa hình: thực vật bám vào khe đá, làm phá hủy đá và các bề mặt địa hình....
+ Địa hình kết hợp với khí hậu hình thành các vành đai sinh vật theo độ cao: vùng chân núi dưới 500 m, hình thành cảnh quan miền nhiệt đới (sinh vật nhiệt đới phong phú về thành phần loài và số
+ Không khí (nhiệt độ, độ ẩm) là nhân tố quan trọng trong quá trình hình thành đất. Nơi có không khí khô, nhiệt độ thấp quá trình phong hóa đất diễn ra chậm, đất kém dinh dưỡng; nơi có nhiệt độ độ ẩm lớn sẽ đẩy nhanh quá trình phong hóa, tầng đất dày và giàu mùn (ví dụ: quá trình hình thành đất feralit vùng đồi núi miền nhiệt đới) - Không khí – sinh vật: + Không khí (Oxi) giúp sinh vật duy trì sự sống. + Sinh vật: có vai trò điều hòa không khí (thực vật), rừng xanh được ví như lá phổi của Trái Đất; nơi thiếu cây xanh không khí khắc nghiệt hơn. - Sinh vật –địa hình: + Sinh vật tác động làm biến đổi địa hình: thực vật bám vào khe đá, làm phá hủy đá và các bề mặt địa hình.... + Địa hình kết hợp với khí hậu hình thành các vành đai sinh vật theo độ cao: vùng chân núi dưới 500 m, hình thành cảnh quan miền nhiệt đới (sinh vật nhiệt đới phong phú về thành phần loài và số lượng); địa hình cao trên 2000m -> khí hậu lạnh giá-> xuất hiện cảnh quan núi cao với nhiều loài động vật chịu lạnh, thực vật thưa thớt chủ yếu là địa y, dương liễu.. câu trả lời đây nhé
Trước đây, Việt Nam và Trung Quốc là hai đất nước có nền văn hóa, lịch sử và truyền thống tương đồng, thường xuyên tiếp xúc, giao lưu, thương mại và kết hôn qua các triều đại. Tuy nhiên, sự đổi thay của lực lượng chính trị, kinh tế và quân sự trong khu vực đã dẫn đến nhiều khác biệt và mâu thuẫn giữa hai nước. Trong lịch sử gần đây, quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc đã có nhiều biến động. Trung Quốc đã tấn công biên giới Việt Nam vào năm 1979 và còn có những tranh chấp lãnh thổ và tài nguyên ở Biển Đông giữa hai quốc gia. Tuy nhiên, sau đó hai nước đã tìm đường thoả hiệp và tăng cường quan hệ kinh tế hơn, đặc biệt sau khi ký kết Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc vào năm 2010.
Hiện nay, quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn còn nhiều thách thức và tranh cãi. Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng Trung Quốc chiếm đóng các vùng biển và đảo ở Biển Đông, đồng thời cả hai bên còn có những định kiến và mâu thuẫn về chính trị và văn hóa. Tuy nhiên, hai bên đều cần nhau về mặt kinh tế và thương mại, và hiện đang cố gắng giải quyết các mâu thuẫn và tăng cường hợp tác để ổn định quan hệ trong tương lai.
Thông tin cơ bản quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ
1/ Về chính trị - ngoại giao:
- Kể từ sau chuyến thăm Hoa Kỳ của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (7/2013) với việc xác lập khuôn khổ quan hệ “Đối tác toàn diện”, quan hệ hai nước đạt những tiến triển mới, thực chất trên nhiều lĩnh vực, cả về song và đa phương; sự quan tâm và hiểu biết lẫn nhau gia tăng. Phía Hoa Kỳ cử nhiều đoàn thăm Việt Nam, nổi bật là: Đoàn Cựu Tổng thống Bill Clinton (7/2014); Đoàn Lãnh tụ phe thiểu số tại Hạ viện Nancy Pelosi (3/2015); Đoàn TNS J.McCain (5/2015), Thứ trưởng Thứ nhất Bộ Ngoại giao Mỹ Antony Blinken (5/2015), Bộ trưởng Quốc phòng Carter (6/2015). Về phía VN thăm Hoa Kỳ có: Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (7/2013); Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị (7/2014); Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh (9/2014); Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh (10/2014); Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang (3/2015), Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân (4/2015).
- Việt Nam và Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường các biện pháp xây dựng lòng tin, duy trì các cơ chế đối thoại quan trọng như Đối thoại Nhân quyền, Đối thoại chính trị-an ninh-quốc phòng, Đối thoại Châu Á-Thái Bình Dương... cũng như trao đổi điện đàm về các vấn đề song phương và khu vực. Hai bên cũng từng bước thiết lập quan hệ Đảng giữa hai nước, trong đó có việc đẩy mạnh các cuộc trao đổi, tiếp xúc giữa các cơ quan Đảng.
2/ Về kinh tế:
Từ năm 2005, Hoa Kỳ đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, đạt 36,6 tỷ USD trong năm 2014. Về thương mại, kim ngạch thương mại hai chiều tăng trưởng liên tục ở mức hơn 20% trong 3 năm gần đây, trong đó ta luôn xuất siêu. Tuy nhiên, hai bên vẫn còn một số vướng mắc như: các vụ kiện bán phá giá, trợ cấp… Đàm phán TPP tiếp tục được đẩy mạnh. Về đầu tư: đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Việt Nam vẫn chưa có nhiều tiến bộ, tiếp tục duy trì ở mức gần 11 tỷ USD, xếp thứ 7 trong nhiều năm qua.
3/ Về an ninh - quốc phòng:
Hoa Kỳ chú trọng thúc đẩy quan hệ an ninh - quốc phòng, xem đây là lĩnh vực ưu tiên, đặc biệt sau khi hai nước xác lập quan hệ Đối tác toàn diện (7/2013). Trong chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter (6/2015), hai Bộ Quốc phòng đã ký kết Tuyên bố Tầm nhìn chung về hợp tác quốc phòng Việt – Hoa Kỳ. Thời gian qua, phía Hoa Kỳ tiếp tục cử nhiều đoàn quan trọng thăm Việt Nam, nổi bật có Chủ tịch Hội đồng Tham mưu Liên quân Martin Dempsey (8/2014), Bộ trưởng Hải quân Ray Mabus và tàu chiến Hoa Kỳ (4/2015), Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter (29/5-1/6)… Hai bên đã ký Thư triển khai gói hỗ trợ 18 triệu USD (tháng 8/2014) dành cho cảnh sát biển, Tầm nhìn chung về hợp tác quốc phòng Việt-Hoa Kỳ (6/2015) trên cơ sở MOU về hợp tác quốc phòng song phương (9/2011). Tháng 10/2014, Hoa Kỳ tuyên bố dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam. Hai bên duy trì đối thoại chính sách quốc phòng lần thứ 4 tại Washington DC (10/2013); Đối thoại Chính trị - An ninh - Quốc phòng lần thứ 7 tại Hà Nội (1/2015).
Về an ninh, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang đã thăm chính thức Hoa Kỳ (3/2015). Ngày 21/5/2014, Việt Nam cũng đã tuyên bố tham gia Sáng kiến An ninh chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt (PSI). Hai bên đang trao đổi để ký kết một số thỏa thuận nhằm tăng cường hợp tác trong lĩnh vực an ninh và thực thi pháp luật.
4/ Về khoa học - công nghệ:
Hợp tác có nhiều điểm mới như việc ký và thông qua Hiệp định hợp tác sử dụng hòa bình năng lượng hạt nhân (Hiệp định 123, tháng 5/2014); bước đầu hợp tác về khoảng không vũ trụ: NASA và Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã ký Tuyên bố ý định chung (Joint Statement of Intent) về trao đổi hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu không gian vũ trụ.
5/ Về giáo dục, du lịch, hợp tác địa phương:
Hợp tác đang trên đà phát triển, năm 2014 có hơn 16.000 sinh viên, thực tập sinh Việt Nam đang theo học tại Hoa Kỳ, đứng đầu trong số các nước Đông Nam Á, đứng thứ 8 trong số các nước có nhiều sinh viên học tập tại Hoa Kỳ (năm 2006 đứng thứ 20). Ta đã cho phép đầu tư Dự án thành lập Đại học mô hình Hoa Kỳ ở Việt Nam (Đại học Fulbright). Hàng năm Hoa Kỳ cấp học bổng cho nghiên cứu sinh Việt Nam qua các chương trình học bổng như Fulbright và Quỹ Giáo dục Việt Nam (VEF). Năm 2014, lượng khách du lịch Hoa Kỳ đến Việt Nam đạt hơn 400 nghìn lượt, xếp thứ 4 sau Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản với doanh số khoảng 500 triệu USD (theo số liệu của Amcham tại Việt Nam, 3/2015).
Nhiều địa phương của Việt Nam đã thiết lập quan hệ với các thành phố, bang của Hoa Kỳ như: Tp HCM và Tp San Francisco (10/4/1995), Tp Hải Phòng và Tp Seattle (6/1996), Cảng Sài Gòn và Cảng Los Angeles (20/7/1999), Tp Huế và Tp New Heaven (1997), Tp Huế và Tp Honolulu, bang Hawaii (5/5/2001), Tp Đà Nẵng và Tp Oakland, bang California (22/6/2005), Tp Đà Nẵng và Tp Pittsburgh, bang pennsylvania (02/12/2008), Tỉnh Ninh Thuận và bang Maryland (10/6/2011), Thành phố Cần Thơ và thành phố Riverside của bang California (1/2015)…
6/ Về hợp tác y tế, môi trường, nhân đạo:
Phía Hoa Kỳ tiếp tục quan tâm tới các vấn đề này. Ngày 17/6/2013, hai bên đã ký Hiệp định mới về Hợp tác y tế và khoa học y học. Việt Nam đã tiếp nhận 67,9 triệu USD tiền mặt và 25,5 triệu USD hiện vật từ Chương trình hỗ trợ khẩn cấp về phòng chống HIV/AIDS (PEPFAR). Về giải quyết hậu quả chiến tranh, trong Tuyên bố chung Cấp cao tháng 7/2013, lần đầu tiên Hoa Kỳ cam kết hỗ trợ cho người tàn tật bất kể nguyên nhân gì. Về chất độc da cam/đi-ô-xin: Hoa Kỳ thông qua 84 triệu USD cho dự án tẩy độc sân bay Đà Nẵng và 11 triệu USD trợ giúp về y tế cho người khuyết tật, trong đó có nạn nhân chất độc Da cam/đi-ô-xin (giai đoạn 2014-2016). Tháng 12/2013, USAID thông qua dự án đánh giá môi trường ô nhiễm tại Biên Hòa. Về bom mìn: Ngày 16/12/2013, hai nước ký MOU về hợp tác khắc phục hậu quả bom mìn. Tổng giá trị Hoa Kỳ viện trợ cho Việt Nam về bom mìn thông qua các NGO từ 1993-2014 trị giá 94 triệu USD; năm 2015: 10 triệu USD.
7/ Hợp tác về các vấn đề khu vực và đa phương:
Hai bên hợp tác tốt tại các diễn đàn khu vực như APEC, ARF, ADMM+, LMI, EAS; phối hợp về chương trình nghị sự, nhất là trong các cuộc thảo luận liên quan đến an ninh hàng hải, củng cố đoàn kết ASEAN, đề cao vai trò trung tâm của ASEAN, nâng cấp quan hệ Hoa Kỳ - ASEAN...
#Study well
_Sáng