Câu 1 :Trong câu thơ : " đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới " , vì sao Chính Hữu dùng từ " chờ " mà không dùng từ đợi ?
Câu 2 : Có vẻ như tác giả viết thừa từ " cạnh " và " bên " trong câu thơ " Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới " . Ý kiến của em đối với câu thơ này như thế nào ?
Câu 3 : Qua bài thơ " Đồng chí " , em cảm nhận gì về hình ảnh bộ đội thời kháng chiến chống Pháp ?
Cau 3:
* Dàn ý
A. Mở bài
- Giới thiệu đôi nét về tác giả Chính Hữu và bài thơ “Đồng chí”.
- Giới thiệu về hình ảnh bộ người lính.
- Dẫn dắt vấn đề
B. Thân bài
1. Hình ảnh người lính hiện lên hết sức chân thực.
- Họ là những người nông dân cùng chung cảnh ngộ xuất thân nghèo khổ nhưng đôn hậu, mộc mạc, cùng chung mục đích, lí tưởng chiến đấu.
2. Hình ảnh người lính hiện lên với những vẻ đẹp của đời sống tâm hồn, tình cảm
- Là sự thấu hiểu những tâm tư, nỗi lòng của nhau, cùng chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời người lính. Đó là sự ốm đau, bệnh tật.
- Là sự đoàn kết, thương yêu, kề vai sát cánh bên nhau cùng nhau chiến đấu chống lại quân thù tạo nên bức tượng đài bất diệt về hình ảnh người lính trong kháng chiến chống Pháp.
- Tình cảm gắn bó thầm lặng mà cảm động của người lính: “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”.
- Sự lãng mạn và lạc quan: “miệng cười buốt giá”; hình ảnh “đầu súng trăng treo” gợi nhiều liên tưởng phong phú.
C. Kết bài
- Khẳng định vẻ đẹp của hình tượng người lính trong kháng chiến chống Pháp.
- Nêu cảm nghĩ