K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 10 2019

Hoàng Minh Nguyệt, phuong phuong, Trần Văn Ninh, Nguyễn Ngọc Lê Uyên, Minh Vượng, tran thi phuong, ongtho, Sky SơnTùng, Lê Mỹ Linh, do thi mai anh, Thảo Phương, Băng Băng 2k6, Trần Thị Hà My, Vũ Minh Tuấn, Minh An, Nguyễn Trúc Giang, Takahashi Eriko Mie, Phạm Thị Diệu Huyền, Phạm Hải Đăng, Nguyễn Phương Linh, Trần Thọ Đạt, Nguyễn Trần Thành Đạt, Mai Nguyễn, Đỗ Hương Giang, trần thị diệu linh, Nguyễn Phương Thảo, ...

29 tháng 10 2019
– Văn chưong chính thống thời phong kiến mang tính qui phạm từ góc độ sáng tác đến thưởng thức. Giới văn học hẹp, chỉ quanh quẩn trong tầng lớp trí thức Hán học tài hoa, tao nhân mặc khách. Trường hợp Nguyễn Khuyến và Dương Khuê là một thí dụ tiêu biểu. Độc giả của Nguyễn Khuyến là Dương Khuê, nên khi bạn văn mất, nhà thơ như muốn gác bút: Thơ muốn viết đắn đo chẳng viết Viết đưa ai, ai biết mà đưa ?

– Sáng tác trong môi trường ấy, tất nhiên uyên bác có ý nghĩa thẩm mỹ. Người sáng tác cũng như người tiếp nhận đều phải thông thuộc kính sử, điển cố, điển tích; phải có vốn thi liệu, văn liệu phong phú học tập được từ những áng văn bất hủ của người xưa. Văn chương càng uyên bác càng có sức hấp dẫn lớn, có tính nghệ thuật cao.

Trước sau nào thấy bóng người Hoa đào năm ngóai còn cười gió Đông
5 tháng 11 2018

Các tác phẩm nào vậy?

4 tháng 10 2019

VD: Khi miêu tả Thúy Vân:

"Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang

Hoa cười ngọc thốt đoan trang

Mây thua nước tóc tuyết nhương màu da”

(Truyền Kiều- Nguyễn Du)

=> Qua nhiều hình ảnh ước lệ “khuôn trăng”, nét ngài” hay “ngọc”, “mây”, “tuyết” ta không kể hết được tỉ mỉ nhan sắc Thuý Vân nhưng ta biết được nhan sắc ấy rất tuyệt trần. Vẻ đẹp “trang trọng, dầy đặn” “nở nang, đoan trang”, “mây thua, tuyết nhường” luôn tạo cho mọi người xung quanh một tình cảm yêu mến, độ lượng . Vân hiện lên với chân dung một cô gái đoan trang, phúc hậu.

4 tháng 10 2019

VD: Khi miêu tả Thúy Vân:

"Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang

Hoa cười ngọc thốt đoan trang

Mây thua nước tóc tuyết nhương màu da”

(Truyền Kiều- Nguyễn Du)

=> Qua nhiều hình ảnh ước lệ “khuôn trăng”, nét ngài” hay “ngọc”, “mây”, “tuyết” ta không kể hết được tỉ mỉ nhan sắc Thuý Vân nhưng ta biết được nhan sắc ấy rất tuyệt trần. Vẻ đẹp “trang trọng, dầy đặn” “nở nang, đoan trang”, “mây thua, tuyết nhường” luôn tạo cho mọi người xung quanh một tình cảm yêu mến, độ lượng . Vân hiện lên với chân dung một cô gái đoan trang, phúc hậu.

5 tháng 5 2018

a, Yếu tố mang tính quy phạm, sáng tạo trong bài “Câu cá mùa thu”- Nguyễn Khuyến:

- Nội dung: đề tài cuộc sống nông thôn. Cảnh ao, làng quê phá vỡ tính quy phạm văn trung đại

+ Giá trị nhân văn giữa thiên nhiên, đời sống con người với hình tượng thơ chân thực, gần gũi, sinh động

- Nghệ thuật: Bài thơ viết bằng chữ Nôm, có thể biểu lộ sâu sắc, tế nhị tâm hồn người Việt

+ Các từ ngữ: sử dụng vần điệu đem lại bài thơ sức biểu cảm lớn khi tả thiên nhiên, tâm trạng

b, Điển tích, điển cố

- Truyện Lục Vân Tiên

+ Kiệt, Trụ, Lệ, U, Ngũ bá: Là những triều đại trong lịch sử Trung Quốc với những ông vua hoang dâm, vô đạo, những thời đại đổ nát, hoang tàn ⇒ nhấn mạnh sự “ghét” của ông quán

- Khổng Tử, Nhan Tử, Gia Cát, Nguyên Lượng, Hàn Vũ, Liêm, Lạc (những điển tích về người có tài, có đức nhưng chịu cuộc đời vất vả, bị gièm pha) khẳng định tấm lòng ông Quán về tình yêu thương

* Bài ca ngất ngưởng

- Phơi phới ngọn đông phong, Hàn Dũ… người sống tiêu dao ngoài danh lợi, thể hiện sự ngất ngưởng bản thân sánh với những bậc tiền bối

* Bài ca ngắn đi trên bãi cát:

- Ông tiên ngũ kĩ, danh lợi: Cao Bá Quát thể hiện sự chán ghét danh lợi tầm thường

c, Bút pháp nghệ thuật: thiên về ước lệ, tượng trưng trong Bài ca ngắn đi trên bãi cát

+ Bút pháp ước lệ tượng trưng sử dụng hiệu quả, hình ảnh bãi cát như con đường danh lợi nhọc nhằn, gian khổ

+ Những người tất tả đi trên cát là những người ham công danh, sẵn sàng vì nó chạy ngược xuôi

+ Nhà thơ gọi đường mình đi là đường cùng- con đường công danh vô nghĩa, không giúp ông đạt được lý tưởng cao đẹp

- Các tác phẩm có tên thể loại gắn với tên tác phẩm

+ Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

+ Bài ca ngất ngưởng

+ Chiếu dời đô

+ Bình Ngô đại cáo

+ Hịch tướng sĩ

+ Hoàng lê nhất thống chí

+ Thượng kinh kí sự

+ Vũ trung tùy bút

- Đặc điểm hình thức thơ Đường

+ Quy tắc phức tạp được thể hiện 5 điều: Luật, Niêm, Vần, Đối, Bố cục

+ Nguyên tắc đối âm, đối ý, ý nghĩa lần lượt là những chữ thứ nhất, thứ 2, thứ 3… của các câu trên đối với câu dưới về cả âm và ý

+ Người ta quy ước nhất tam ngũ bất luật ( chữ thứ nhất, ba, năm không cần theo luật)

* Đối trong thơ thất ngôn bát cú

+ Đối âm (luật bằng trắc): Luật thơ Đường căn cứ trên thanh bằng, trắc và dùng các chữ 2-4-6 và 7 xây dựng luật

+ Nếu chữ thứ 2 câu đầu tiên dùng thanh bằng thì gọi là “luật bằng”, nếu là thanh trắc gọi là “luật trắc”

+ Chữ thứ 2 và thứ 6 phải giống nhau về thanh điệu, chữ thứ 4 phải khác hai chữ kia. Một câu thơ Đường không theo quy định được gọi “thất luật”

- Đối ý: trong thơ Đường luật ý nghĩa câu 3- 4 đối nhau, câu 5-6 đối nhau

+ Thường đối về sự tương phản, sự tương đương trong cách dùng từ ngữ

+ Đối cảnh: trên đối dưới, cảnh động đối cảnh tĩnh

+ Thơ Đường các câu 3- 4 hoặc 5- 6 không đối nhau thì được gọi là “thất đối”

23 tháng 6 2019

Biểu hiện của tư tưởng nhân đạo:

- Ca ngợi, khẳng định những giá trị tốt đẹp của con người

- Tố cáo, lên án những thế lực đen tối, phản động, chà đạp lên phẩm chất và nhân cách con người

- Tin tưởng vào bản chất tốt đẹp, lương thiện của con người

- Bảo vệ bênh vực quyền sống, quyền hạnh phúc của con người, nhất là phụ nữ và trẻ em

 1. Kể tên những tác giả, tác phẩm, đoạn trích được học trong phần văn học trung đại? Nêu nội dung, nghệ thuật của những đoạn trích, tác phẩm đã học trong phần văn học trung đại?      2. Vẻ đẹp của người phụ nữ qua tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” và qua các đoạn trích trong “Truyện Kiều”, truyện “Lục Vân Tiên”?     3. Vẻ đẹp người anh hùng:a) Nguyễn Huệ (đoạn trích “Hoàng Lê nhất...
Đọc tiếp

 1. Kể tên những tác giả, tác phẩm, đoạn trích được học trong phần văn học trung đại? Nêu nội dung, nghệ thuật của những đoạn trích, tác phẩm đã học trong phần văn học trung đại?

      2. Vẻ đẹp của người phụ nữ qua tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” và qua các đoạn trích trong “Truyện Kiều”, truyện “Lục Vân Tiên”?

     3. Vẻ đẹp người anh hùng:

a) Nguyễn Huệ (đoạn trích “Hoàng Lê nhất thống chí – Hồi thứ mười bốn”)

b) Lục Vân Tiên (đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”)

      4. Tóm tắt Truyện Kiều. Nêu những nét chính về thời đại, gia đình và cuộc đời Nguyễn Du?

      5. Qua các đoạn trích đã học trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du hãy nêu giá trị nhân đạo, hiện thực và những thành công về nghệ thuật của tác phẩm?

0
18 tháng 6 2018

a, Các nội dung lớn của văn học Việt Nam trong lịch sử: chủ nghĩa yêu nước, cảm hứng thế sự, chủ nghĩa nhân đạo

- Văn học viết Việt Nam được xây dựng trên nền tảng của văn học và văn hóa dân gian

    + Các tác phẩm như Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi), Truyện Kiều (Nguyễn Du), thơ Nôm (Hồ Xuân Hương) đều có nhiều yếu tố của tục ngữ, ca dao...

- Văn học viết Việt Nam chịu ảnh hưởng trực tiếp văn học, văn hóa Trung Hoa. Phần lớn sáng tác thời phong kiến đều được viết bằng chữ Hán, thể loại văn học Hán ( cáo, chiếu, biểu, hịch, phú, ngâm khúc...)

- Các tác phẩm chữ Nôm cũng chịu ảnh hưởng như: Nôm Đường luật của Hồ Xuân Hương, Bà huyện Thanh Quan, Truyện Kiều...

- Văn học viết Việt Nam chịu ảnh hưởng của văn học phương Tây, trực tiếp là văn học Pháp thời kì chuyển từ văn học cổ điển sang hiện đại.

    + Phong trào Thơ mới phá bỏ niêm luật, đưa thơ tự do và các thể thơ phương Tây vào văn học.

    + Các tác giả tiên phong, tiêu biểu: Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Ngô Tất Tố... đều được viết theo phong cách văn học phương Tây.

- Thời kì văn học trung đại (từ TK X- XIX)

    + Ngôn từ: dùng chữ Hán, lối diễn đạt Hán ngữ, sử dụng hình ảnh ước lệ tượng trưng, lối văn biền ngẫu, điển tích, điển cố...

    + Thể loại: thơ Đường luật, tiểu thuyết, chương hồi, cáo, hịch...

- Thời kì hiện đại (từ TK XX – nay):

    + Về ngôn ngữ: xóa bỏ lối viết, lối dùng từ câu nệ chữ nghĩa, ít dẫn điển cố, điển tích, không lạm dụn từ Hán- Việt

    + Về thể loại: bỏ dần thơ Đường luật, thay bằng thể thơ tự do, các thể thơ cổ thể được thay thế bằng tiểu thuyết hiện đại, các thể truyện ngắn, kí, phóng sự, tùy bút...