kể 1 câu chuyện về chủ đề hãy cho tuổi thơ 1 mái ấm gia đình
help meeeeee......
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ngày ấy, khi tôi còn học tiểu học, câu hỏi đầu tiên hiện ra trong đầu kể từ khi tôi biết cảm nhận về cuộc sống, đó là: “Tại sao bố mẹ lại cãi nhau?”. Kí ức về tuổi thơ của tôi không phải màu hồng như các bạn cùng trang lứa. Đó là những lần cãi vã, những trận đòn roi mà bố dành cho mẹ. Mỗi lần tôi hỏi, thì: “Bố mẹ chỉ tranh luận chút thôi, không có gì đâu” là câu nói mà tôi phải nghe đến phát chán. Đồng ý là tranh luận, nhưng có nhất thiết phải to tiếng với nhau đến vậy? Rồi có nhất thiết mẹ phải bỏ về bà ngoại? Có những đêm đang ngủ, đùng đùng bố bỏ ra ngoài rồi đóng cửa đánh…sầm. Và tôi hiểu bố mẹ lại vừa… “tranh luận thôi”. Lúc ấy tôi chỉ nghĩ được rằng, rồi ngày mai sẽ không có ai lo bữa sáng cho tôi, cũng chẳng ai quan tâm tôi đi học lúc nào…
Còn nhớ, có lần bố đuổi đánh mẹ chạy khắp xóm. Lúc ấy tôi chỉ biết co rúm vào góc nhà như chú gà con tránh bão. Rồi mấy hôm ấy mẹ sợ không về nhà. Tôi biết mẹ đã về bà ngoại, vừa yên tâm lại vừa lo lắng, không biết mẹ ra sao. Không dám ra khỏi nhà vì bố cấm, nhưng thật ra là tôi xấu hổ với mọi người. Mỗi lần sang nhà các bạn cùng lớp chơi, tôi lại ghen tỵ với chúng. Rồi những câu hỏi cứ thế hiện lên trong đầu. Tôi không hiểu sao bố mẹ chúng bạn lại sống vui vẻ đến vậy? Tại sao chúng bạn lại được sinh ra trong gia đình hạnh phúc như thế?... Bố mẹ thường bảo “việc của con bây giờ là phải học cho thật tốt, còn những việc khác con không phải bận tâm”. Nhưng không bận tâm làm sao được khi mà hàng ngày phải chứng kiến những điều ấy?
Tôi đã tìm đọc rất nhiều sách, nhưng không phải những cuốn sách phục vụ cho việc học như bố mẹ mong muốn, mà đó là những cuốn sách gia đình. Có lẽ chúng được xuất bản ra không phải để dành cho lứa tuổi của tôi, nhưng tôi vẫn đọc để tìm lời khuyên cho mình và chỉ thấy người ta nói về trách nhiệm của bố mẹ. Không ai cho tôi biết mình phải làm gì? Mà có lẽ tôi cũng chẳng thể làm được gì ngoài việc im lặng…
Những cuộc cãi vã của bố mẹ cứ thế diễn ra triền miên ngày này qua tháng khác. Tôi câm lặng sống và cảm thấy ngột ngạt ngay chính trong gia đình của mình. Cho đến một ngày, sau trận cãi vã rất lớn phải ra tòa; tôi không hiểu bố mẹ và ông bà đã nói chuyện gì với nhau, nhưng cuối cùng bố mẹ đã quyết định tiếp tục sống chung với 2 chữ “trách nhiệm”, bằng cách: mỗi người tự biết nhẫn nhịn!
Rồi những ngày tiếp theo đó, tôi không còn phải nghe tiếng cãi vã, thay vào đó là sự tĩnh lặng đến phát sợ. Những bữa cơm không có tiếng nói, cười; không có hơi ấm của một gia đình mặc dù có đầy đủ các thành viên. Tôi tự hỏi, sao cũng là cơm, canh mẹ nấu, giờ đây tôi cứ thấy thiếu thiếu vị gì đó. Tôi lơ mơ nhận ra hình như đó là “vị ngọt” của tỉnh yêu gia đình…
Cứ như vậy cho đến một ngày cuối năm cấp III, tôi vô tình nghe được cuộc cãi vã của bố mẹ trong một lần tan học sớm. Tôi đã sốc, khi nhận ra rằng, thực tế mình nhìn thấy thời gian vừa qua chỉ là vỏ bọc. Thật ra, những cơn sóng trái chiều giữa bố và mẹ chưa bao giờ dừng mà ngày càng nguy hiểm hơn, “sóng ngầm!”. Tôi sụp đổ và đã thi trượt tốt nghiệp trước sự ngỡ ngàng của thầy cô, bạn bè, trong đó có cả những lời trách móc từ bố mẹ: “Có mỗi việc lo ăn với học thôi mà cũng không xong, con làm bố mẹ thất vọng quá!”
Không tìm được sự cảm thông, chia sẻ từ bất cứ ai, tôi đã muốn giải thoát cho mình. Đứng trước sự sống và cái chết, tôi mới thấy hết giá trị của cuộc sống và bà ngoại là người giúp tôi nhận ra điều đó. Bà nói: “Bố mẹ đã sinh ra con và cho con một cuộc đời, con phải tự có trách nhiệm với cuộc đời ấy. Trong suốt chặng đường đi, có những nỗi đau, những lần vấp ngã, sẽ có những vết thương về thể xác rồi sẽ lành da, nhưng những vết thương lòng thì sẽ theo ta đến hết cuộc đời. Con phải chấp nhận như chấp nhận sống chung với những khiếm khuyết trên cơ thể mình. Dù thế nào, con vẫn hạnh phúc hơn nhiều đứa trẻ khác vì còn có một gia đình, có bố mẹ, ông bà và người thân…”. Hiểu ý bà, tôi đã lựa chon cách sống và con đường đi cho mình.
Sau 12 năm đèn sách, giờ đây tôi vinh dự khi đặt bước chân vào giảng đường đại học, những tưởng đã đủ lớn để nhìn nhận mọi việc đúng, sai ra sao. Nhưng khi bắt đầu bước ra ngoài xã hội, đứng trước ngã ba của cuộc đời, giữa những sự lựa chọn mang tính quyết định là lúc tôi nhận ra, hơn bao giờ hết tôi cần có “bàn tay” yêu thương của bố mẹ… Xin bố mẹ, và tất cả những người đã và đang làm bố, làm mẹ, hãy lắng nghe suy nghĩ, tâm tư của con trẻ: “Gia đình không phải là một công thức hóa học, không phải cứ có một mái nhà đủ đầy, có bố, có mẹ là sẽ có hạnh phúc. Hãy cho con một gia đình đúng nghĩa với những giá trị thật sự của “hạnh phúc gia đình”.
Ngày ấy, khi tôi còn học tiểu học, câu hỏi đầu tiên hiện ra trong đầu kể từ khi tôi biết cảm nhận về cuộc sống, đó là: “Tại sao bố mẹ lại cãi nhau?”. Kí ức về tuổi thơ của tôi không phải màu hồng như các bạn cùng trang lứa. Đó là những lần cãi vã, những trận đòn roi mà bố dành cho mẹ. Mỗi lần tôi hỏi, thì: “Bố mẹ chỉ tranh luận chút thôi, không có gì đâu” là câu nói mà tôi phải nghe đến phát chán. Đồng ý là tranh luận, nhưng có nhất thiết phải to tiếng với nhau đến vậy? Rồi có nhất thiết mẹ phải bỏ về bà ngoại? Có những đêm đang ngủ, đùng đùng bố bỏ ra ngoài rồi đóng cửa đánh…sầm. Và tôi hiểu bố mẹ lại vừa… “tranh luận thôi”. Lúc ấy tôi chỉ nghĩ được rằng, rồi ngày mai sẽ không có ai lo bữa sáng cho tôi, cũng chẳng ai quan tâm tôi đi học lúc nào…
Còn nhớ, có lần bố đuổi đánh mẹ chạy khắp xóm. Lúc ấy tôi chỉ biết co rúm vào góc nhà như chú gà con tránh bão. Rồi mấy hôm ấy mẹ sợ không về nhà. Tôi biết mẹ đã về bà ngoại, vừa yên tâm lại vừa lo lắng, không biết mẹ ra sao. Không dám ra khỏi nhà vì bố cấm, nhưng thật ra là tôi xấu hổ với mọi người. Mỗi lần sang nhà các bạn cùng lớp chơi, tôi lại ghen tỵ với chúng. Rồi những câu hỏi cứ thế hiện lên trong đầu. Tôi không hiểu sao bố mẹ chúng bạn lại sống vui vẻ đến vậy? Tại sao chúng bạn lại được sinh ra trong gia đình hạnh phúc như thế?... Bố mẹ thường bảo “việc của con bây giờ là phải học cho thật tốt, còn những việc khác con không phải bận tâm”. Nhưng không bận tâm làm sao được khi mà hàng ngày phải chứng kiến những điều ấy?
Tôi đã tìm đọc rất nhiều sách, nhưng không phải những cuốn sách phục vụ cho việc học như bố mẹ mong muốn, mà đó là những cuốn sách gia đình. Có lẽ chúng được xuất bản ra không phải để dành cho lứa tuổi của tôi, nhưng tôi vẫn đọc để tìm lời khuyên cho mình và chỉ thấy người ta nói về trách nhiệm của bố mẹ. Không ai cho tôi biết mình phải làm gì? Mà có lẽ tôi cũng chẳng thể làm được gì ngoài việc im lặng…
Những cuộc cãi vã của bố mẹ cứ thế diễn ra triền miên ngày này qua tháng khác. Tôi câm lặng sống và cảm thấy ngột ngạt ngay chính trong gia đình của mình. Cho đến một ngày, sau trận cãi vã rất lớn phải ra tòa; tôi không hiểu bố mẹ và ông bà đã nói chuyện gì với nhau, nhưng cuối cùng bố mẹ đã quyết định tiếp tục sống chung với 2 chữ “trách nhiệm”, bằng cách: mỗi người tự biết nhẫn nhịn!
Rồi những ngày tiếp theo đó, tôi không còn phải nghe tiếng cãi vã, thay vào đó là sự tĩnh lặng đến phát sợ. Những bữa cơm không có tiếng nói, cười; không có hơi ấm của một gia đình mặc dù có đầy đủ các thành viên. Tôi tự hỏi, sao cũng là cơm, canh mẹ nấu, giờ đây tôi cứ thấy thiếu thiếu vị gì đó. Tôi lơ mơ nhận ra hình như đó là “vị ngọt” của tỉnh yêu gia đình…
Cứ như vậy cho đến một ngày cuối năm cấp III, tôi vô tình nghe được cuộc cãi vã của bố mẹ trong một lần tan học sớm. Tôi đã sốc, khi nhận ra rằng, thực tế mình nhìn thấy thời gian vừa qua chỉ là vỏ bọc. Thật ra, những cơn sóng trái chiều giữa bố và mẹ chưa bao giờ dừng mà ngày càng nguy hiểm hơn, “sóng ngầm!”. Tôi sụp đổ và đã thi trượt tốt nghiệp trước sự ngỡ ngàng của thầy cô, bạn bè, trong đó có cả những lời trách móc từ bố mẹ: “Có mỗi việc lo ăn với học thôi mà cũng không xong, con làm bố mẹ thất vọng quá!”
Không tìm được sự cảm thông, chia sẻ từ bất cứ ai, tôi đã muốn giải thoát cho mình. Đứng trước sự sống và cái chết, tôi mới thấy hết giá trị của cuộc sống và bà ngoại là người giúp tôi nhận ra điều đó. Bà nói: “Bố mẹ đã sinh ra con và cho con một cuộc đời, con phải tự có trách nhiệm với cuộc đời ấy. Trong suốt chặng đường đi, có những nỗi đau, những lần vấp ngã, sẽ có những vết thương về thể xác rồi sẽ lành da, nhưng những vết thương lòng thì sẽ theo ta đến hết cuộc đời. Con phải chấp nhận như chấp nhận sống chung với những khiếm khuyết trên cơ thể mình. Dù thế nào, con vẫn hạnh phúc hơn nhiều đứa trẻ khác vì còn có một gia đình, có bố mẹ, ông bà và người thân…”. Hiểu ý bà, tôi đã lựa chon cách sống và con đường đi cho mình.
Sau 12 năm đèn sách, giờ đây tôi vinh dự khi đặt bước chân vào giảng đường đại học, những tưởng đã đủ lớn để nhìn nhận mọi việc đúng, sai ra sao. Nhưng khi bắt đầu bước ra ngoài xã hội, đứng trước ngã ba của cuộc đời, giữa những sự lựa chọn mang tính quyết định là lúc tôi nhận ra, hơn bao giờ hết tôi cần có “bàn tay” yêu thương của bố mẹ… Xin bố mẹ, và tất cả những người đã và đang làm bố, làm mẹ, hãy lắng nghe suy nghĩ, tâm tư của con trẻ: “Gia đình không phải là một công thức hóa học, không phải cứ có một mái nhà đủ đầy, có bố, có mẹ là sẽ có hạnh phúc. Hãy cho con một gia đình đúng nghĩa với những giá trị thật sự của “hạnh phúc gia đình”.
chúc bn chọn bài thích hợp nha
Cuộc chia tay của những con búp bê nằm trong hệ thống văn bản nhật dụng với chủ đề chính về quyền trẻ em. Văn bản làm người đọc vô cùng xúc động trước cuộc chia tay đầy nước mắt của hai anh em hơn thế còn cho thấy vai trò, tầm quan trọng của gia đình đối với trẻ thơ.
Trong tác phẩm diễn ra ba cuộc chia tay: cuộc chia tay của Vệ Sĩ và Em Nhỏ (hai con búp bê của anh em Thành Thủy), cuộc chia tay của hai anh em Thành Thủy, cuộc chia tay với lớp học. Nguyên nhân của tất cả các cuộc chia tay này đều xuất phát từ sự đổ vỡ trong cuộc hôn nhân của cha mẹ Thành Thủy. Truyện được kể ở ngôi thứ nhất, nhân vật “tôi” – người anh là người trong cuộc chứng kiến và chịu những đau khổ, bất hạnh của cuộc chia li này nên câu chuyện diễn ra vô cùng chân thực, cảm động.
Trước khi hai anh em chia li là những lời tâm sự thẫm đẫm nước mắt, đọc đến đây có lẽ không ai có thể cầm được nước mắt trước tình cảnh đau lòng của chúng. Thủy khóc cả đêm trước ngày lên xe theo mẹ về quê, “đôi mắt tuyệt vọng”, “buồn thăm thẳm, hai bờ mi đã sưng mọng lên vì khóc nhiều”. Người anh cũng chẳng thể khá hơn, dù đã cố gắng kìm nén sự đau khổ nhưng “nước mắt cứ tuôn ra như suối, ướt đầm cả gối và hai cánh tay áo”. Làm sao có thể không đau đớn, xót xa cho được khi giây phút chia tay của hai anh em mỗi lúc một gần hơn. Việc cha mẹ li hôn như một tai họa nặng nề giáng xuống đầu hai anh em. Thành lo sợ sẽ phải xa em mãi mãi, em không muốn tin điều ấy và chỉ mong đó chỉ là một giấc mơ thôi. Thành kinh ngạc khi thấy cảnh vật, con người vẫn như hôm qua, hôm kia, vẫn diễn ra đông vui tấp nập, nắng vẫn vàng ươm mà cuộc sống của hai em lại tăm tối ảm đảm khôn cùng. Sự đối lập giữa ngoại cảnh và tâm cảnh càng thể hiện rõ hơn tâm trạng bơ vơ, thất vọng của em.
Nhưng đọng lại trong tâm trí người đọc còn là tình cảm anh em thắm thiết sâu nặng, sự quan tâm, chăm sóc của hai đứa trẻ tội nghiệp với nhau. Thủy quan tâm đến anh từ những việc nhỏ nhất như vá áo cho anh để mẹ khỏi mắng, lấy con Vệ Sĩ đặt lên đầu giường nhằm canh giấc ngủ cho anh, khi chia đồ chơi cũng nhường hết cho anh, và kiên quyết để lại con búp bê để canh cho anh giấc ngủ. Em quả là một đứa trẻ hồn nhiên, trong sáng, có tâm hồn vị tha, tấm lòng yêu thương cao cả. Thủy không những thương anh mà còn thương cả những con búp bê, không muốn chúng bị chia lìa. Thành sau khi nhận ra sự quan tâm, chăm sóc ân cần của em, cậu đã hiểu những sai lầm của mình, mải chơi mà ít quan tâm đến em. Bởi vậy, từ đó chiều nào Thành cũng đón em từ trường về, nhường tất cả đồ chơi cho em,… Những cử chỉ, suy nghĩ của hai anh em đã cho thấy tình cảm yêu thương, sự quan tâm săn sóc nhau của chúng thật đẹp đẽ, nồng ấm.
Cuộc chia tay của Thủy với lớp và cô giáo cũng khiến người đọc vô cùng xúc động. Trong lần chia tay này có lẽ chi tiết xúc động nhất chính là khi cô giáo tặng Thủy quyển sổ và cây bút nhưng em không dám nhận vì: “em không được đi học nữa” “nhà bà ngoại em ở xa trường học lắm. Mẹ em bảo sẽ sắm cho em một thúng hoa quả để ra chợ ngồi bán”, đọc đến đây có lẽ chúng ta không thể cầm được nước mắt về lời chia sẻ chân thật mà cũng hết sức đau lòng của em. Thủy không chỉ bị tước đi quyền được sống trong một gia đình yên ấm, hạnh phúc mà còn bị tước đi quyền học tập, vui chơi. Em buộc phải lao mình vào vòng xoáy cuộc sống kiếm tiền ngay từ khi còn nhỏ.
Sau những giờ phút chia tay bạn bè, lớp học thời khắc đau đớn nhất của Thành và Thủy cũng đến. Thủy như ngươi mất hồn, leo lên xe, theo mẹ về quê. Những lời em dặn dò thật xúc động biết bao “bao giờ áo anh có rách, anh tìm về chỗ em, em vá cho, anh nhé…” và hành động đầy lòng vị tha: Thủy tụt xuống xe, chạy về chiếc giường đặt con Em Nhỏ cạnh con Vệ Sĩ. Chi tiết làm người đọc thắt lòng. Dù hai anh em phải chia tay nhưng tình cảm của họ thì mãi không thể chia cắt, để hai con búp bê cạnh nhau cũng thể hiện mơ ước mãi mãi không chia lìa của Thủy.
Tác phẩm không chỉ hay về nội dung mà con hấp dẫn ở nghệ thuật. Trước hết văn bản xây dựng tình huống truyện độc đáo, mượn cuộc chia tay của hai con búp bê để nói về cuộc chia tay đầy cảm động, xót xa của hai anh em Thành, Thủy. Ngôn ngữ nhân vật đặc sắc, lối kể chuyện giản dị, tự nhiên, chân thành, giọng kể tự nhiên nên có sức lay động lớn. Nghệ thuật phân tích tâm lí nhân vật của nhà văn khá sâu sắc, khai thác tâm trạng của hai anh em qua những tình huống khác nhau.
Bằng những nét đặc sắc về nghệ thuật tác giả đã cho thấy tình cảm anh em thắm thiết, sâu nặng. Đồng thời qua câu chuyện éo le, đầy xúc động này Khánh Hoài cũng gửi gắm đến người đọc thông điệp sâu sắc: gia đình có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của mỗi người, đặc biệt là với trẻ em. Mọi người cần có ý thức, trách nhiệm giữ gìn và vun đắp tổ ấm gia đình để trẻ em được sống và phát triển trong môi trường tốt nhất.
#Trang
Đây là một bài tham khảo :
Tết năm ngoái, gia đình tôi về thăm ông bà nội. Cả gia đình tôi lại được ngồi bên nhau trò chuyện thân mật sau một thời gian dài xa cách. Buổi tối 30 tiết cả nhà ngôi quây quân bên mân cơm tất niên thật vui vẻ và đầm ấm. Những món ngon nhất của quê hương bà tôi làm để thiết đãi cả nhà. Mân cơm bốc khói thơm phức. Ngon nhất là món cá trê rán vàng. Những con cá trê bà tôi cắt bỏ đầu rán vàng với vị thơm đận đà, ngậy giòn. Đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ vị ngon của nó. Trong bữa cơm ông bà tôi rất vui. Vì đã hai năm rồi nhà tôi mới có dịp về ăn tết với ông bà. Bà gắt thức ăn liên tục cho anh em tôi.
Ăn cơm xong cả nhà ngồi uống trà, đón tết trong phòng khách. ánh đèn nê ông toả ánh sáng xanh dịu.Bà tôi kể rất nhiều chuyện của mọi người: chuyện con nhà bác cả đỗ đại học, chuyện cô út đi công tác xa về mua cho bà đôi giầy rất đẹp…. Ông thì cứ khen hai anh em tôi năm nay lớn lên nhiều quá. Không khí gia đình thật vui vẻ. Ấm trà nóng bốc hương sen nghi ngút bên cạnh đĩa bánh mứt thơm ngon. Cây hoa đào với muôn ngàn cánh hoa nở rộ vẫy chào năm mới. Mẹ lấy trong va ly ra hai chiếc hộp quà xinh xắn. Mẹ nói: - Nào! hai con mang quà biếu ông bà. Ông bà tôi rất vui khi mở quà ra, đó là chiếc áo len màu tìm bà rất thích và đôi giầy mùa đông để ông đi thể dục. Bà tôi mang ra một dĩa mứt sen đưa cho hai anh em tôi: - Hai cháu ăn xong nhớ đánh răng kẻo bị sún thì khổ. Bé Hà chen vào quả quyết: - Hà thương bà này, thương ba, mẹ, và ...anh Biên nữa. Vừa nói Hà vừa giơ ngón tay ra đếm làm cho cả nhà phì cười. Ông hỏi với giọng nói sao mà ấm áp quá. - Thế năm nay hai anh em có được giấy khen không? Tôi thưa với ông bà và khoe tấm giấy khen. ! ông xoa đầu tôi cười: - Tốt lắm! Cố học giỏi cho ba mẹ và ông bà mừng nhé. Bà nhìn tôi với ánh mắt trìu mến, chứa đựng cả một biển trời yêu thương dành cho tôi.
Trên ti vi chiếu chương trình đón tết. Ôi! ở hồ Gươm đang bắn pháo hoa đẹp quá! Đêm giao thừa đó, cả gia đình tôi quây quần bên nhau suốt đêm. Một cái tết sum họp gia đình với những giờ phút thật vui vẻ, đầm ấm. Hai chị em tôi thật hạnh phúc trong mái ấm gia đình, trong vòng tay yêu thương của ông bà và ba mẹ.
Kính gửi đến tất cả các bậc cha mẹ !
Gia đình là mái ấm tự nhiên, là một món quà đặc biệt mà ông trời ban tặng cho mỗi con người chúng ta. Với con trẻ , gia đình là một thứ khong để thiếu. Những đứa con ví như những mầm non yếu ớt vậy , gia đình là tấm lá chắn bảo vệ cho con trẻ , tạo cơ hội cho trẻ em phát triển. Gia đình còn là ngôi trường đầu tiên của mỗi đứa trẻ. Nó là nơi đầu tiên mà trẻ em được thể hiện , bộc lộ cảm xúc và tài năng của mình. Và trong ngôi trường ấy, cha mẹ là những thầy cô giáo để lại cho trẻ nhiều ấn tượng nhất. Chúng sẽ lấy gương của cha mẹ mà học tập. Vì thế mỗi bậc phụ huynh phải tạo dựng cho mình một hình ảnh tốt đẹp để trẻ em noi theo. Một hình ảnh đẹp phải trước hết là có tình yêu thương , tức là " tiên học lễ , hậu học văn " , trước khi dạy cho trẻ biết chữ hãy dạy cho nó biết thế nào là đạo đức. Mà trong chính mỗi cha mẹ cũng phải tuân thủ phạm vi đạo đức đó. Hãy là một gia đình của trẻ, hãy trao cho trẻ tình yêu thương nồng ấm, sự quan tâm xuất phát từ đáy lòng. Đừng giấu diếm. Đừng vì đồng tiền mà quên đi những đứa con - người quan trọng nhất đời mình, là máu mủ của mình. Vì gia đình luôn là điều mà mỗi đứa trẻ hằng mong ước và khao khát có được nó một cách ý nghĩa nhất. Đừng bao giờ làm cho trẻ thiếu đi tổ ấm gia đình.
ây táo nhà Gấu rất sai quả và ăn thì ngọt lừ.Sáng nào Gấu Con cũng đòi ăn táo, nhưng mẹ hái bao nhiêu Gấu Con cũng chê ít. Một hôm gấu mẹ hỏi:
Thế con muốn mẹ hái cho con bao nhiêu quả táo nào?
– Dạ… Con muốn mẹ hái cho con thật nhiều ạ!
– Thật nhiều là bao nhiêu chứ? Gấu Mẹ hỏi lại
– Nhiều…là…là…
Mẹ Gấu cười nói:
– Con của mẹ không biết đếm.Từ nay con phải học đếm đến bao nhiêu mẹ sẽ hái cho con chừng ấy quả táo nhé.
Gấu Con vâng lời và tìm đến nhà thầy Hươu để học đếm
Hôm đầu Gấu biết đếm đến “Một”, mẹ Gấu cho Gấu mỗi một quả táo.Thấy ít quá Gấu Con định đòi them nhưng nhớ lời mẹ dặn nên lại thôi và lẳng lặng ôm sách đi học.Hôm sau Gấu biết đếm đến “Hai” nên được mẹ cho hai quả táo.Nhưng, những ngày tiếp theo,cậu ta biết đếm đến “ Năm’, đến “Mười” nên được mẹ cho rất nhiều táo.Gấu Con rất khoái chí và càng chăm học hơn.
Năm mới đã đến. Mẹ Gấu muốn làm một bữa liên hoan, Gấu Con lanh chanh đòi đi chợ mua quà. Mẹ Gấu đưa tiền cho con rồi dặn:
– Con ra chợ mua hoa quả. Nhớ đếm cho đủ người trong nhà kẻo mua thiếu đấy.
Gấu Con “Vâng ạ” rồi đếm đi đếm lại từng người trong gia đình, xong mới xách giỏ đi chợ. Một lát sau, cậu ta khệ nệ bê giỏ về
Gấu Bố bảo.
– Bây giờ, con hãy chia quà cho từng người đi.
Gấu Con chỉ chờ có thế, vội bưng đĩa hoa quả bằng hai tay mời bố, mẹ, mời cả hai em nhỏ. Ơ kìa, thế phần của Gấu Con đâu? Nhìn Gấu Con lúng túng, Gấu Mẹ cũng phì cười, rồi hỏi:
– Con đếm như thế nào mà lại thiếu? Con đã đếm đi đếm lại từng người rồi mà – Gấu Mẹ bảo.
Gấu Con đếm lại: Mẹ là một, bố là hai, em trai là ba, em gái là bốn, đấy, đủ cả mà
Nghe Gấu Con nói cả nhà cười rộ lên. Gấu Bố bảo:
– Con của bố đếm giỏi thật, đến nỗi quên cả mình cơ mà.
– À…ra thế, Gấu Con gãi đầu xấu hổ.
Gấu Bố vui vẻ nói: Chia quà đủ cho mọi người mà chỉ quên phần mình thì con sẽ chẳng mất phần đâu.
Nói rồi, bố mẹ Gấu dồn hết kẹo, hoa quả vào chung một đĩa, mời cả nhà cùng ăn.
Chuyện hay đúng ko:))
Người mà tôi phải gọi là ba đã xuất hiện sau bao đêm dài tăm tối, nhưng trong tôi vẫn chẳng có chút cảm xúc nào với ông ấy.
Từ nhỏ tôi chỉ biết đến mẹ, tuổi thơ tôi là những ngày tháng sống trong căn nhà lạnh lẽo chỉ có hai người. Mẹ luôn đi sớm về muộn, nhiều khi mẹ còn chẳng về nhà nữa. Căn nhà mái ngói nhỏ luôn dột mỗi khi trời mưa, bóng điện ngoài hiên đã hỏng từ lâu mà chẳng có ai sửa chữa. Có lẽ mọi người thấy nó giống căn nhà của một gia đình vượt khó, nhưng thực sự nhà tôi không nghèo, ngôi nhà ấy chỉ là từ lâu thiếu đi sự quan tâm của người lớn, thiếu hơi ấm của một người đàn ông mà thôi.
Trong mắt mẹ dường như là không tồn tại. Bà chưa từng nhìn thẳng vào tôi, chưa từng âu yếm hay nói với tôi những lời dỗ dành ngon ngọt. Trong kí ức năm tháng tuổi thơ tôi luôn nhớ về mẹ với những câu đay nghiến, trì chiết và chửi rủa. Đôi khi tôi cảm thấy hận bà vô cùng. Bà ghét tôi đến vậy tại sao lại sinh ra tôi trên cõi đời này. Tôi hận bà cho tôi sự sống để rồi ruồng bỏ tôi như một nghiệp chướng. Tôi rất ghét, rất hận nhưng chưa từng nghĩ tới việc rời bỏ mẹ vì suy cho cùng bà vẫn là một người phụ nữ tội nghiệp. Nhiều khi đêm về tôi vẫn nghe thấy bà khóc rồi tự chửi mình mà thấy xót xa.
Bà chưa từng kể cho tôi về bố, cuộc sống của tôi không biết đến một người thân nào khác ngoài mẹ. Ngày trước khi học cấp 1 tôi vẫn luôn bị bạn bè cười trêu là đứa con hoang, mỗi lần như vậy tôi chỉ biết khóc mà chạy về nhà. Tôi đã từng hỏi mẹ về bố nhưng lần nào bà ấy cũng chỉ khóc mà gào lên “mày làm gì có bố”. Từng câu, từng chữ của bà đã luôn đi theo tôi suốt chặng đường tuổi thơ dài, nó cứ bám theo tôi đến cả giấc mơ, một sự thật mà tôi không bao giờ chấp nhận nổi.
Tôi hay xem phim trên tivi, có nhiều bộ phim về những đứa trẻ như tôi nhưng mẹ chúng hay nói rằng bố chúng chết rồi và… tôi cũng từng ước mẹ sẽ nói vậy chứ không phải câu “không có bố” kia. Tôi căm ghét cụm từ “con hoang” của lũ bạn, cũng ghét lời mắng chửi của mẹ, ghét ánh mắt diễu cợt , coi thường của bọn trẻ trong xóm. Ghét nhưng tôi vẫn cứ sống và lớn lên như vậy.
Lớn hơn một chút, tôi chẳng còn quan tâm về bố, cũng chẳng quan tâm tới mẹ nữa. Bà vẫn chỉ xuất hiện vào ban đêm và đóng tiền học cho tôi đúng kì, vậy là đủ. Tuy rằng căn nhà này có hai người sống nhưng về căn bản luôn chỉ có mình tôi. Nhiều khi tôi cũng từng rất nhớ một ông bố tưởng tượng, và cũng từng vẽ ra những hình ảnh về bố, rồi còn cả viết thư cho ông ấy nữa. Những bức thư đã đầy trong một hộp sắt đựng bánh nhưng bố thì chưa một lần xuất hiện.
Mỗi ngày, ngoài việc học thật giỏi tôi chẳng còn thú vui nào khác nên việc đỗ vào một trường chuyên không có gì là khó. Ngày đầu tiên bắt đầu đi học tôi đã rất yêu thích môi trường ấy. Ở đó không ai hỏi bố tôi là ai cả, cũng không ai hỏi tôi sống ở đâu hết, mỗi người nơi ấy chỉ nhìn tôi với ánh mắt ngưỡng mộ khi tôi học giỏi, và mọi người luôn cười với tôi khi tôi được thầy cô khen ngợi. Vào cấp ba, tôi thực sự quên hết bao chuyện không vui trước kia và chỉ sống như một cô học trò ngoan, một người bạn thân thiện. Không còn nghĩ về bố, không còn nghĩ về mẹ, không còn nghĩ mình đã sinh ra như thế nào.
Tôi từng ước thời gian cứ êm đềm trong sự lãng quên như vậy, nhưng có lẽ cuộc đời không bao giờ diễn ra như người ta muốn. Lần sinh nhật thứ 18 cũng là lần đầu tiên mẹ về sớm mua bánh, mua kẹo, mua những món ăn ngon. Khi ấy mẹ đã cười với tôi, lần đầu trong đời bà cười và nhìn tôi như vậy, thậm chí bà còn mua cho tôi một chiếc váy làm quà sinh nhật và cứ khen mãi tôi mặc đẹp.
Tất cả như thể trong mơ, giấc mơ mỗi đêm tôi đã từng thấy. Khi thức ăn bày xong xuôi trên bàn, mẹ cứ bắt tôi phải mặc bộ váy mới, và bà nói có mời thêm một vị khách. Ở nơi đây 18 năm rồi, tôi chưa từng biết đến một vị khách và điều này càng khiến tôi tò mò. Tôi hỏi nhưng mẹ chỉ cười.Tôi lạ lẫm, tôi khó hiểu chỉ biết nhìn mẹ rồi nhìn người đàn ông ấy. Cùng lúc ấy, mẹ nói với tôi “ Con chào bằng ba đi”.
Một tiếng “ba”, mẹ nói ra thật dễ dàng nhưng nó lại khiến tai tôi ù đi, mọi thứ ong ong trong đầu, không còn suy nghĩ nổi những gì mẹ vừa nói. 18 năm, khoảng thời gian dài đến vậy mà lần đầu tiên mẹ nói với tôi về ba, người đàn ông lịch thiệp kia tiến lại gần vuốt lên mái tóc dài của tôi rồi nói với mẹ “con gái chúng ta lớn quá rồi”.
Thật nực cười, tôi thấy nực cười và giả dối vô cùng trước sự xuất hiện ấy, trước những lời nói ấy. Sau đó, tới vài tháng sau, tôi vẫn chưa từng gọi ông ấy là “ba”. Chúng tôi đã rời khỏi căn nhà nhỏ cũ kỹ và đến một nơi sang trọng hơn rất nhiều. Mẹ cũng chẳng còn đi sớm về muộn mà luôn ở nhà nấu cơm, làm việc nội trợ như bao người phụ nữ khác. Lúc này đây tôi vẫn chưa thể hiểu nổi điều gì đang diễn ra. Mọi thứ thật sự quá nhanh, 18 năm sống cùng bóng tối của chiếc đèn hiên đã hỏng, tôi chưa từng nghĩ những ngày tháng này dù chỉ trong mơ.
Giây phút này đây, ngồi viết ra những dòng tâm sự tôi vẫn hoang mang, lạ lẫm với cuộc sống trước mắt. Tôi không biết mình có nên gọi người đàn ông kia là “bố” không nữa. Tôi hận người đàn ông đã sinh ra tôi và bỏ mặc. Con đường tiếp theo, tôi sẽ phải làm gì đây? Người mà tôi phải gọi là ba đã xuất hiện sau bao đêm dài tăm tối, nhưng trong tôi vẫn chẳng có chút cảm xúc nào với ông ấy. Tôi có nên rời bỏ gia đình này không? Thực sự tôi không có cảm giác đây là một gia đình, các bạn ạ…
Gia đình là một tế bào của xã hội, là chiếc nôi đầu tiên với mỗi đứa trẻ. Một gia đình êm ấm hạnh phúc, cha mẹ sống đúng chuẩn mực đạo đức xã hội, sẽ tạo ra những đứa con ngoan, sẽ góp phần làm cho xã hội trở nên tốt đẹp hơn.
Mái ấm gia đình là nơi che chở cho chúng ta khi thơ bé, là nơi luôn mở rộng vòng tay chào đón chúng ta khi trưởng trưởng thành quay về , khi vấp ngã ….
Mái ấm gia đình là những tiếng gần gũi, thân thương, mà dù đi đâu thì ta vẫn luôn muốn quay về.
Gia đình là gì? thực chất gia đình là một nhóm người được gắn kết với nhau bởi mối quan hệ hôn nhân chồng -vợ hoặc huyết thống máu thịt. Gia đình là cái nôi yêu thương là nơi bạn được sinh ra và lớn lên bởi vòng tay cha mẹ.
Gia đình có vai trò của gia đình có ý nghĩa vô cùng to lớn. Nó là cái nôi đầu đời của một đứa trẻ. Một đứa trẻ sinh ra chịu sự ảnh hưởng của gia đình rất lớn cùng với nhà trường gia đình có vai trò tích cực trong việc dạy dỗ tạo ra nguồn lực cho xã hội trong tương lai. Đúng như câu nói mà chúng ta thường nghe thấy “Con dù lớn vẫn là con của mẹ. Đi suốt cuộc đời lòng mẹ vẫn theo con”
Gia đình đình không chỉ là cái nôi nuôi dưỡng, mà nó cũng chính là chiếc nôi đầu tiên trong việc hình thành nhân cách trẻ. Một gia đình bố mẹ sống đúng chuẩn mực đạo đức luôn yêu thương hòa thuận với nhau, sẽ tạo cho con cái những đức tính tốt đẹp biết yêu thương những người xung quanh. Một gia đình mà cha mẹ biết kính hiếu với cha mẹ, thì nhất định sẽ sinh ra những đứa con biết yêu thương ông bà , nghe lời cha mẹ. Nói một cách khác không ai khác mà chính cha mẹ là người góp phần tạo nên nhân cách của con trẻ sau này.
Nhiều gia đình bố mẹ thường xuyên tạo thói quen xấu cho con cái khi chính họ không bao giờ làm gương. Cha mẹ chính là tấm gương để các con soi vào, có nhiều gia đình đang quá bao bọc con cái tạo cho con cái thói quen cậu ấm cô chiêu ỷ lại vào cha mẹ . Cái gì cũng đã có cha mẹ lo cho.
Hiện nay xã hội ngày càng có những sai lầm trong khái niệm về gia đình nhiều người phụ nữ không muốn lập gia đình kết hôn mà vẫn muốn sinh con và làm mẹ độc thân tự nuôi con trưởng thành. Điển hình của phong trào làm mẹ đơn thân này là các ca sĩ, người mẫu trong giới giải trí Việt Nam như: ca sĩ Phương Thanh, ca sĩ Hiền Thục…Những người nổi tiếng đã tạo ra cái nhìn lệch lạc về mái ấm gia đình, bởi để xây dựng một mái ấm gia đình thật sự thì cần có vai trò của cả người cha, và người mẹ một gia đình mà ở đó người mẹ phải đảm nhận cả hai vai trò vừa làm cha, vừa làm mẹ thì đứa trẻ trong gia đình đó khi lớn lên sẽ bị thiếu hụt rất nhiều kiến thức, cũng như tình cảm.
Bên cạnh đó, hiện thực cuộc sống có những gia đình chỉ biết lo kiếm tiền, không chăm lo đến vun vén tình cảm giữa những người thân với nhau. Họ khiến cho con cái chỉ cảm thấy vật chất là đủ, còn tình cảm thì vô cùng thiếu thốn. Trong thực tế, có nhiều gia đình giàu có nhưng không chú trọng đến việc nuôi dưỡng, bồi đắp tình cảm cho con cái. Như thế sẽ khiến cho con cái cảm thấy mình không được coi trọng, không được quan tâm đến , chúng sẽ không muốn về nhà- nơi mà không có sự yêu thương. Những người cha, người mẹ cho rằng tiền có thể mua được tất cả.
Bản thân con cái trong gia đình cần biết yêu thương cha mẹ chia sẻ những khó khăn với cha mẹ từ những việc nhỏ nhặt. Nên giúp đỡ cha mẹ việc nhà tùy theo sức của mình.
Cần chăm chỉ học hành vâng lời cha mẹ thầy cô tạo niềm vui cho cha mẹ không nên để cha mẹ buồn phiền vì mình.
Ngoài kia, rất nhiều em nhỏ đang lang thang cơ nhỡ, không có một mái ấm gia đình khi các em bị bỏ rơi ngay từ khi lọt lòng đó là điều đau đớn hơn bao giờ hết. Xã hội phải cùng nhau chung sức tạo cho các em một mái ấm khác.
Số phận của những em bé bất hạnh chẳng may bị bỏ rơi từ khi lọt lòng thật đáng thương, ở tuổi của các em lẽ ra đang được sống trong vòng tay đùm bọc của cha mẹ thì các em lại phải lang thang đầu đường, xó chợ tự mưu sinh nuôi thân, bị bạo hành ngược đãi tinh thần và thể xác, thậm chí còn bị lạm dụng tình dục, đau đớn biết bao.
Vì thế các mạnh thường quân, các nhà hảo tâm từ khắp mọi miền đất nước đã cùng chung tay lập nên những Mái ấm tình thương, những gia đình không cùng chung huyết thống nhưng lại có chung một tấm lòng, để chăm lo và dạy bảo cho trẻ em lang thang, những mảnh đời bất hạnh có được một cuộc sống hạnh phúc, một tuổi thơ vui tươi và một tương lai tươi sáng.
“Có một nơi để về, đó là nhà”.
Không có gì đẹp và đáng quý hơn là được sống trong mái ấm gia đình. Bởi vậy, mỗi người trong chúng ta cần biết nâng niu và trân trọng mái ấm gia đình của chính mình
Bài làm:
Trong mỗi người luôn luôn có một gia đình để có thể hướng về. Có thể nói rằng gia đình luôn luôn là điểm tựa tuyệt vời cho mỗi thành viên trong gia đình đó. Nhưng quả thật không phải gia đình nào cũng có được những hạnh phúc êm ấm. Và mái ấm gia đình luôn là niềm khao khát của mỗi người chúng ta.
Gia đình đợc so sánh và định nghĩa rất hay đó chính là tế bào của xã hội. Đó dường như cũng chính là nơi để mọi thành viên có thể chung sống, sinh hoạt cùng nhau. T dường như có thể thấy được mỗi một gia đình đầy đủ khi có tình yêu thương và sự chăm sóc của cha mẹ, ta có thể thấy những sự sẻ chia và đồng cảm giữa các thành viên với nhau. Gia đình được biết đến chính là nơi đem lại sự bình yên cho mỗi người sau những bộn bề lo toan của cuộc sống.
Gia đình xưa và nay dường như cũng đều đóng một vai trò quan trọng trong xã hội. Đó cũng chính là một môi trường tốt giúp cho trẻ nhỏ phát triển về thể chất và tư duy. Trẻ em được xem chính là mầm non của xã hội, và đồng thời cũng chính là tương lai của đất nước. Nếu như chúng ta may mắn được lớn lên trong vòng tay của cha mẹ, các em sẽ được sống đầy đủ về mặt tình cảm. Hơn thế nữa, cũng may mắn khi đững dưới sự giáo dục của cha mẹ, các em sẽ có những định hướng tích cực trong tương lai. Qủa không sai khi chúng ta nói cha mẹ vừa là người giáo viên, vừa cũng chính là người bạn để các em sẻ chia, tâm sự. Và dường như mỗi khi mà chúng ta gặp khó khăn trong đời, gia đình chính là nơi để chúng ta trở về và được an ủi, động viên. Và có thể nói lúc này thì gia đình là chỗ dựa tinh thần và thể xác tốt nhất khi ta suy sụp.
Tuy nhiên, chúng ta xem xét ở hiện tại đó chính là có rất nhiều cha mẹ lại mai mê kiếm sống mà lơ là việc quản lý giáo dục con. Điều này dường như cũng thật là dễ làm cho con em họ bị tiêm nhiễm, như đồng thời cũng lại như sa ngã vào những thói hư tật xấu của xã hội. Các em không ý thức được cho nên đã ăn chơi, đua đòi theo nhóm bạn bè xấu. Hơn nữa lại có rất nhiều em vì nghe lời rủ rê của kẻ xấu mà bỏ nhà, trộm cắp, cướp giật, … Có thể thấy được đã có rất nhiều em vì không được bố mẹ quan tâm mà trở nên hư hỏng.
Đồng thời, ta có thể nói đến đó chính là ở ngoài kia vẫn còn rất nhiều trẻ em lớn lên thiếu thốn tình yêu thương của cha mẹ, gia đình. Có thể chỉ là do các em từ nhỏ đã mất cha mẹ, hoặc cũng có thể đó cũng chính là do hôn nhân tan vỡ, … Các em dường như cũng đã phải chịu nhiều thiệt thời so với những người bạn đồng trang lứa, và chính các em như đôi khi cảm thấy tủi thân khi bị bạn bè chế giễu, bắt nạt. Lúc nào cũng vậy, trong các em cũng kháo khát tình cảm gia đình.
Dường như ta có thể thấy được dường như không có gì đẹp và đáng quý hơn là được sống trong mái ấm gia đình. Có lẽ cũng chính bởi vậy, mỗi người trong chúng ta cần biết nâng niu và trân trọng mái ấm gia đình của chính mình.
Tiếng ru à ơi à hỡi cùng tiếng đưa nôi cót két và làn gió nhè nhẹ trong những buổi trưa hè . Ôi ! Làm sao tôi có thể quên đi hình ảnh đó .
Mẹ tôi có mái tóc đen bóng , dài đến giữa lưng . Đôi mắt đen láy , hốc mắt hơi thâm . Bàn tay , bàn chân nứt nẻ . Thể hiện rõ hình ảnh một người phụ nữ miền quê . Dáng mẹ tôi hơi cao . Nhưng gầy . Dù tuổi chưa cao nhưng khuôn mặt đầy vết nhăn .Nhưng điểm tôi thích nhất ở mẹ đó là nự cười của mẹ . Mỗi khi mẹ cười , lòng tôi như lại , tôi có cảm giác thật thoải mái và yên tâm khi được mẹ chở che . Nự cười rạng rỡ như ánh nắng mặt trời giữa đông . Nó có thể làm tan băng , đốt cháy cả nước . Khi thấy mẹ cười , tôi cảm thấy rất tự hào vì mình đã làm được một việc tốt .
Đã bao lần tôi nhìn thấy mẹ trên biển lúa . Hai cánh tay mẹ thoăn thoắt , cần chiếc liềm cắt những bông lúa vàng hoe . Lưng mẹ cồng xuống . Dường như chỉ có thể nhìn thấy chiếc nón cũ mà mẹ đội trên đầu . Những vết nẻ ứa máu dường như đã xâm chiếm cả chân mẹ . Thi thoảng mẹ tôi lại ngốc dậy , cầm chiếc quạt phe phẩy . Hai bên gòng má nhỏ ra những giọt mồ hôi . Tôi lại thấy mình thật vô dụng khi chẳng giúp gì được cho mẹ .
Mẹ ơi ! Con thật tự hao khi được làm con của mẹ . Trong trái tim con , mẹ là người phụ nữ tuyệt vời nhât . Con chỉ mong con lớn thật nhanh để giúp đỡ cho mẹ . Con yuee mẹ nhiều .
( TQD ~ LTP )
Chúc bạn học tốt
=))
bn tham khảo ^^
Nền tảng gia đình đối với mỗi người vô cùng quan trọng, chúng ta học được những bài học đầu tiên từ chính gia đình. Ba mẹ chính là những người thầy, người cô tập đánh vần chữ “o”, “ô”…cho con trẻ. Những bước chân chập chững đầu đời với vô vàn vết xước do ngã ở chân. Chỉ có gia đình,chỉ có người thân mới có thể bao bọc, yêu thương bạn một cách vô điều kiện và trọn vẹn nhất. Họ có thể sẵn sàng hi sinh rất nhiều thứ, tuổi thanh xuân, những nhọc nhằn vì sự khôn lớn, vì bữa cơm, giấc ngủ của những người con. Gia đình chính là nơi tuyệt vời nhất mà chúng ta có thể trao đi yêu thương không hề toan tính, đắn đo.
Có một mái ấm gia đình hạnh phúc, ấm êm, có bàn tay mẹ nấu từng bữa cơm mỗi ngày; có nụ cười thật hiền lành, ấm áp của ba sau một ngày làm việc mệt nhọc. Có những giây phút quây quần bên nhau kể cho nhau nghe những điều hay, ý đẹp.
Để xây dựng một mái ấm gia đình hạnh phúc, không chỉ là sự nỗ lực, cố gắng của ba mẹ mà còn là của những đứa con. Không thể một người xây và một người phá, như thế sẽ không thể tạo nên sự bền vững trong tình yêu thương. Những vết rạn nứt luôn hiện hữu quanh đây và có thể sụp đổ bất cứ lúc nào không hay.
Chúng ta cùng chung sống dưới một mái nhà, chung một yêu thương và chung một nhịp đập vì sự trọn vẹn, hạnh phúc của gia đình. Những đứa con có sự bảo ban, răn dạy nghiêm khắc nhưng chan chứa nghĩa tình của ba mẹ là điều tuyệt vời nhất.
Mái ấm gia đình chính là nơi nhiều mong ngóng và đợi chờ, nơi trở về sau những năm tháng bôn ba nơi phương trời xa. Đó chính là nhà, là nơi dù có bất cứ chuyện gì xảy ra thì cũng bao dung và rộng lượng đón nhận và sẵn sàng tha thứ.
Tuy nhiên xã hội còn tồn tại rất nhiều mảnh đời khát khao mong muốn có một mái ấm gia đình bình dị như bao người khác nhưng không được. Những đứa trẻ mồ côi, lang thang đầu đường xó chợ kiếm ăn hằng ngày đôi mắt ngấn lệ khi nhìn vào một ngôi nhà có ánh điện sang trưng, có tiếng cười con trẻ, có giọng nói ấm áp mẹ cha. Điều ước nhỏ nhoi, giản dị ấy các em không bao giờ có được. Vì ba mẹ đã bỏ em mà đi,vì tình yêu thương đó vốn dĩ em không có phúc để hưởng.
Mặc dù có những nơi nhận nuôi trẻ mồ côi, lang thang nhưng nơi đó chưa thể là một mái ấm thực sự mà các em vẫn mong muốn. Song khi tình yêu thương của các bà, các mẹ ở mái ấm tình thương đó đủ sức khiến cho các em bớt mặc cảm tự ti thì các em sẽ nhận ra rằng mái ấm gia đình không chỉ có ba mẹ mới hạnh phúc. Những người dưng vẫn có thể mang lại hạnh phúc và sự bình yên đến cho nhau. Đó chính là lòng yêu thương, san sẻ và đồng lòng.
Xã hội cần có chính sách phù hợp nhất để có thể mang lại cho các em một mái ấm gia đình thực sự, để các em có thể thoát khỏi mặc cảm, tự ti, hòa nhập với cộng đồng cùng xây dựng tương lai bền vững nhất.
Chúng ta ai cũng cần yêu thương, cần san sẻ, đó là một truyền thống quý báu của dân tộc ta từ xưa đến nay.
Hãy mở lòng để tạo những mái ấm gia đình thực sự cho các em thiếu thốn tình yêu thương. Những gia đình đang có một nền tảng vững chắc thì nên chăm sóc, gìn giữ và phát triển hơn nữa.
Gia đình - hai từ rất đỗi thân thuộc với chúng ta, hai tiếng ấy sao thân thương mà ấm áp. Gia đình - nơi mà ta đã trải qua bao niềm vui, nỗi buồn, luôn cùng nhau cố gắng. Hẳn mỗi chúng ta có rất nhiều kỉ niệm với gia đình của mình, và tôi cũng vậy, có một kỉ niệm sâu sắc đã in hằn vào tâm trí tôi: đó là ngày mẹ tôi trở về nhà sau hai năm đi ra nước ngoài làm ăn về. Ngày mẹ trở về, với một cô bé học lớp Ba, cuộc sống của cô bé ấy như được bừng sáng lên hơn bao giờ hết.
Gia đình tôi có ba người: mẹ, chị gái và tôi. Bố tôi mất sớm do tai nạn giao thông. Gia đình tôi sống ở nông thôn, làm nghề nông chủ yếu, nên từ khi bố mất cuộc sống của cả gia đình từ cơm áo gạo tiền mọi thứ đổ dồn hết lên đôi vai gầy gò bé nhỏ của mẹ tôi. Mẹ - một người phụ nữ trải qua nỗi đau mất chồng khi còn trẻ, trong mình vẫn còn đang mang thai - đó là tôi, đã phải gồng mình lên mà sống, vì hai đứa con, vì cuộc sống sau này của chúng. Làm ăn ở quê vất vả, sau khi sinh tôi, và khi tôi được bốn tuổi, mẹ đã sang một tỉnh khác để làm đầu bếp cho một công ty. Nhưng mọi việc không được suôn sẻ, sau ba năm, mẹ lại trở về quê và quyết định tham gia vào xuất khẩu lao động ở nước ngoài.
Số phận của người phụ nữ ấy - mẹ tôi, thật trắc trở, ra nước ngoài làm ăn được một năm thì mẹ tôi phát bệnh, bà cố gắng, duy trì, uống thuốc điều trị bên đấy, nhưng vì chi phí đắt đỏ, và không làm thêm được nữa bà đã về nước.
Đứa trẻ như tôi, từ bé đã xa mẹ, khi biết tin mẹ được về nước, lòng tôi vui xiết khôn tả. Tôi và chị gái ở nhà với ông bà nội, được ông bà chăm sóc tận tình. Những ngày biết mẹ sắp về rồi mà tôi thấy sao thời gian trôi lâu quá vậy, con bé cứ đếm từng ngày từng giờ trông ngóng, nó thật muốn có mẹ ở bên như bao người khác. Và rồi ngày ấy cũng đến, đi học buổi sáng về, lòng tôi nôn nao. Đến cổng, thấy xe máy, xe đạp đầy sân, tôi đoán mẹ đã về đến nhà. Tôi chạy đua với từng giây, tôi mong ngóng ngày này lâu lắm rồi, tôi vui lắm, tôi đã nghĩ sẽ chào mẹ thật to, cười thật tươi hỏi mẹ thật nhiều. Nhưng không, đứa trẻ ấy chạy sà vào ngay lòng mẹ, không chào hỏi bất kì ai. Nó khóc, nó khóc to, nó ôm mẹ nó khóc. Lúc đó tôi thấy hơi ấm của mẹ thật tuyệt, nó ấm áp, không còn khiến cho tôi thấy trống vắng nữa. Tôi cũng sợ mẹ đi xa nữa, nên tôi cứ ôm mẹ mãi mà sụt sùi. Mẹ ôm tôi thật lâu, tôi biết mẹ thương tôi nhiều lắm, bởi nó gầy gò, đen đen, sức khỏe yếu (do khi mang thai tôi mẹ lại phải chịu cú sốc mất chồng, sức khỏe không được tốt nên từ bé đến lớn tôi vẫn gầy vậy). Niềm vui của tôi, mẹ và chị gái như hòa làm một, tình cảm ruột thịt mẹ con bao ngày xa cách. Tôi thật thích cái ôm của mẹ, cái vuốt tóc, xoa lưng vỗ về. Với tôi cả thế giới lúc đó là mẹ.
Vì ở nông thôn, người thân anh em họ hàng biết tin mẹ về, mọi người đến chơi, hỏi thăm mẹ. Mẹ vui lắm, bởi mẹ cũng nhớ tất cả mọi người. Nụ cười trên gương mặt người mẹ gầy gầy xương xương khiến tôi vừa thương, vừa yêu mẹ nhiều hơn. Tôi và mẹ đã trò chuyện rất nhiều trong buổi trưa đó, tôi líu lo không ngừng. Mẹ hỏi han sức khỏe, tình hình học tập, ở nhà với ông bà có ngoan không. Rồi mẹ kể những câu chuyện khi mẹ sống ở nước ngoài. Giọng mẹ ấm áp, thủ thỉ, ngọt ngào. Tôi có thể cảm nhận ánh mắt của mẹ yêu thương đến nhường nào. Cả ngày hôm đó tôi cứ dính mẹ không ngừng. Tôi nhớ lắm lúc mẹ nấu cơm, mẹ nấu món ăn mà tôi thích nhất - món thịt kho tàu. Nhìn từng cử chỉ, cách mẹ nấu, mẹ nói cho tôi biết làm thế nào để cô đường cho đẹp, cho gia vị ra sao. Mẹ chọc cho tôi cười, bởi tôi biết mẹ chỉ cần chị em tôi vui, khỏe mạnh và hạnh phúc thì lòng mẹ cũng vui, hạnh phúc. Tối đến, hai chị em nằm cạnh mẹ, được mẹ kể chuyện cổ tích cho nghe, rồi mẹ hát ru cho ngủ. Cảm giác sau hai năm, giọng hát ấy vẫn ngọt ngào, êm nhẹ, dễ đưa vào giấc ngủ. Đó là một ngày hạnh phúc biết bao!
Ngày mẹ về nhà sau hai năm đã cho tôi một nguồn động lực rất lớn. Tôi an tâm hơn, tôi tự tin hơn khi có mẹ ở bên. Tôi sẽ luôn có mẹ đi họp phụ huynh, được mẹ đưa đi tham gia cuộc thi lớn như các bạn khác. Mẹ đã dành cả cuộc đời dành cả thanh xuân của mình để chăm lo cho hai người con mà không một lời than vãn. Mẹ chỉ cần các con khỏe mạnh làm, người tốt là mẹ vui. Tôi cũng vậy, sẽ học tập thật tốt, và làm một đứa con ngoan của mẹ, sẽ luôn làm cho mẹ vui, không để mẹ lo lắng. Tôi yêu mẹ nhiều lắm, và tôi luôn thủ thỉ với mẹ một câu rằng: "Mẹ ơi! Con yêu mẹ".