K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 10 2019

Nhi ơi, cho mình đáp án câu 1 trong BTVN môn Văn đi

20 tháng 10 2019

cau 1 nao nhi

20 tháng 10 2019

ĐI MN ƠI

20 tháng 10 2019

búa thì mkko biét dùng

cung tên cũng ko biết bắn 

đần thì ko biết gẩy

nên chon niêu cơm vì ai cũng biết ăn cơm . em sẽ ư=ăn suốt cả cuộc đời hoặc cầm ra lớp thách bọn nó ăn hết niêu cơm.nếu đứa nào ko ăn hết thìnphải nộp cho em 50k để mua tà tua

háhá

( ĐừNg Ai ChỬi Mk NhE/ ViẾt ChO vUi ThÔi

23 tháng 2 2022

Các vũ khí:

+ Súng 

+ Dao

+ Kéo

+ Gậy

+ Đá

Tác hại : 
- Dao : tác hại nguy hiểm , người lớn cũng  từng nói " không nên dùng dao vì dao quá nguy hiểm , có thể cắt vào tay khi không để ý." Vậy bạn có thể hiểu sao nó không hề an toàn đối với những bạn nhỏ

- Súng : vật này lại càng không an toàn, thường thì chỉ nhưng Giang hồ hay dân chơi thường xử dụng đến súng, khi chúng ta bị súng bắn vào người có thể bị tử vong hoặc bị thương nặng.

- Kéo : Kéo thì sẽ không nguy hiểm hơn là Dao với Súng, vật này an toàn hơn , nhưng cũng có người bị kéo cắt vào tay.

- Gậy : cây gậy sẽ nguy hiểm khi người cầm dùng hết sức lực lên cây gậy để đánh chúng ta hay để trừng phạt.

- Đá : vật này vừa nặng vừa nguy hiểm , Đá mà ném vào đầu thì có thể bị chấn thương về đau của chúng ta.

=> Nói chung lại là không nên dùng những vật đó, dù là có những vật rất cần đến đời sống nhưng cũng nên Cẩn Thận là trên hết.

 

 

23 tháng 2 2022

Vd: chất độc màu da cam,bom,khí ga,thuốc súng,thốc nổ ,bom....

Tác hại của tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại:

- Gây chết người

- Ảnh hưởng đến sức khỏe

- Thiệt hại tài sản gia đình, cá nhân, xã hội

- Gây tàn phế

- Ô nhiễm môi trường

2 tháng 6 2023

a. Bạn Vũ đã bị lạc

b. Bạn Vũ có thể bị người lạ lừa, bắt cóc

c. Theo em, bạn Vũ nên tìm kiếm sự giúp đỡ của những người đáng tin cậy như bảo vệ, công an gần nhất và đứng yên chờ mẹ đến tìm 

31 tháng 8 2018

Tham khảo:

Hãy kể lại một câu chuyện mà em thích nhất – Bài số 1

Cây tre trăm đốt là một câu chuyện cổ tích rất hay và được nhiều người yêu thích. Trong đó có em.

Hồi còn nhỏ, em thường được bà nội kể nhiều truyện dân gian. "Cây tre trăm đốt" là một trong những truyện mà em rất thích. Vì hồi đó còn quá bé nên em xin kể lại như sau: Ngày xưa, ở một làng nọ có một anh trai cày mô côi cha mẹ từ bé. Anh được một lão nhà phú hộ thuê. Vốn hiền lành, chất phác nên lão bảo gì anh làm nấy. Một hôm, lão gọi anh đến dỗ ngon, dỗ ngọt: "Con ở nhà ta đã lâu, lại thấy con ngoan ngoãn, hiền lành nên ta định gả con gái cho con. Với điều kiện trong ba năm, con phải làm ăn đến nơi đến chốn". Thấy lão nói thế, anh mừng lắm, cứ tưởng thật nên anh càng làm việc hăng say hơn.

Nhờ ba năm làm việc cực nhọc của anh, giờ đây lão đã tậu thêm được ruộng vườn, nhà cửa và nhiều thóc lúa. Trong ba năm đó, lão đã ngầm hứa gả con một lão buôn giàu có. Gần đến ngày lão nói với anh là gả con gái cho anh, lão bảo anh vào rừng tìm một cây tre trăm đốt làm của hồi môn. Anh liền vào rừng tìm cây tre trăm đốt. ở nhà, lão phú hộ nghĩ thầm: "Làm gì có tre trăm đốt mà tìm thể nào nó cũng bị rắn cắn, hổ vồ". Trong rừng anh đang cố gắng tìm được thứ lão phú hộ cần, nhưng nhiều lắm cũng chỉ có năm mươi đốt. Anh tìm đến hai ngày sau vẫn không thấy cây tre trăm đốt. Buồn quá, anh ngồi xuống cạnh một cái cây mà khóc. Thấy thế, Bụt hiện lên hỏi: "Tại sao con khóc". Anh trai cày kể lại đầu đuôi câu chuyện cho Bụt, Bụt bảo: "Chuyện đó khó gì, con hãy tìm cho ta một tram đốt tre và hô "khắc nhập, khắc nhập" thì các đốt tre sẽ liền lại thành một cây, còn hô "khắc xuất, khắc xuất" thì cây lại rời ra".  Anh định cảm ơn thì Bụt đã biến mất. Anh tìm đủ một trăm đốt tre rồi bó lại mang về. Đến nơi, anh thấy tiệc tùng linh đình trong nhà phú hộ. Anh tức lắm nhưng vẫn hô: Khắc nhập, khắc nhập, cây nhập liền lại vươn thẳng lên trời. Mọi người ngạc nhiên chạy ra xem. Lão phú hộ chen trong đám người bước ra với vẻ mặt ngạc nhiên. Anh liền đọc: "Khắc nhập, khắc nhập" thế là lão phú hộ dính chặt vào cây. Lão phú hộ van xin anh. Mãi sau anh mới khoan thai đọc: "Khắc xuất, khắc xuất" thế là lão phú hộ rời ra khỏi cây tre và phải gả con gái cho anh. Hai vợ chồng anh trai cày sống với nhau vui vẻ.

Hãy kể lại một câu chuyện mà em thích nhất – Bài số 2

Trong số các câu chuyện nói về các con vật thì em thích nhất câu chuyện: “Rùa và Thỏ”. Câu chuyện như sau:

Rùa là con vật chậm chạp nhưng rất chăm chỉ, sáng nào cũng tập chạy. Một hôm, đang chạy giữa đường thì gặp Thỏ. Vốn kiêu ngạo, Thỏ buông lời chế nhạo:

– Chậm rề rề như Rùa thì làm sao được.

Rùa thấy mình bị xúc phạm liền thách:

– Thì anh cứ thử chạy thi với tôi xem sao?

Thỏ nhận lời ngay và còn giễu cợt:

– Được, ta cho mày chạy trước nửa đường.

Rùa biết mình chậm chạp, cố sức chạy không nghỉ. Thỏ cậy mình chạy nhanh, cứ nhìn trời, nhìn mây, đôi lúc lại gặm vài ngọn cỏ, hái hoa bắt bướm. Trong bụng thầm nghĩ:

– Mình chỉ cần chạy một loáng là đến nơi.

Chính vì nghĩ như vậy, Thỏ tha hồ rong chơi hết chỗ này đến chỗ khác. Mãi cho đến lúc sực nhớ đến cuộc thi thì ngẩng đầu lên đã thấy Rùa gần tới đích. Thỏ ba chân bốn cẳng chạy bán sống bán chết. Nhưng không kịp nữa rồi. Rùa đã về đích trước. Thỏ thẹn thùng vì chạy thua Rùa nên chạy một mạch vào rừng trốn biệt.

Câu chuyện dạy em phải có tính kiên trì, chịu khó trong mọi công việc dù là việc nhỏ.

Hãy kể lại một câu chuyện mà em thích nhất – Bài số 3

Tôi đã được nghe rất nhiều câu chuyện cổ tích. Mỗi câu chuyện là một bài học ý nghĩa sâu sắc. Trong các câu chuyện đó, tôi  thích nhất là câu chuyện Cây Khế. Tôi xin được kể lại câu chuyện theo lời của người em như sau:

Gia đình tôi tương đối khá giả, cha mẹ tôi sinh được hai người con trai. Anh cả tôi đã có vợ, còn tôi vẫn sống độc thân. Sau khi anh cả mất, anh cả đứng ra phân chia tài sản. Anh chiếm hết ruộng nương nhà cửa, chỉ cho tôi một cây khế ngọt ở góc vườn và một túp lều nhỏ. Hàng ngày tôi chăm sóc và mang khế ra chợ bán lấy tiền sống qua ngày.

Đến mùa, khế chín đầy cây. Hương thơm lan tỏa khắp vườn, bay cả vào trong nhà. Một buổi sáng, bỗng từ đâu có một con chim phượng hoàng bay đến đậu trên cành cây cao nhất. Tôi tưởng chim chỉ đến đậu thôi. Ai ngờ đâu, chim mổ hết trái này đến trái khác. Gia sản chỉ có từng, quá đau lòng tôi than: “Chim ơi, chim ăn hết khế rồi  thì tôi lấy gì mà kiếm sống?” Bỗng nhiên, phượng hoàng nói tiếng người: “Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng!” Tôi mừng thầm và nghĩ rằng nếu phượng hoàng nói thật thì cuộc đời tôi sẽ thay đổi.

Đêm hôm ấy, theo lời phượng hoàng, tôi thức để may chiếc túi ba gang. Đúng hẹn, sáng hôm sau, phượng hoàng đậu cạnh gốc khế rồi bảo tôi trèo lên lưng. Chim chở tôi vượt qua đại dương đến một hòn đảo đầy vàng bạc châu báu. Dưới ánh mặt trời, vàng bạc c, hâu báu sáng lấp lánh, hoa cả mắt. Nhớ lời chim dặn tôi chỉ lấy đầy túi ba gang, rồi leo lên chim, trở về nhà. Tôi chỉ giữ lại cho mình một ít để làm nhà, mua ruộng. Còn bao nhiêu tôi đem chia đều cho bà con nghèo khổ trong vùng.

Biết chuyện tôi giàu có, anh cả tìm sang hỏi lí do. Vốn thật thà, tôi kể cho anh nghe đầu đuôi câu chuyện mà chẳng giấu gì cả. Vừa nghe xong, anh đã năn nỉ đổi tất cả để lấy cây khế. Chiều ý anh, tôi bằng lòng.

Đến mùa khế năm sau, cây khếra quả lúc lỉu, chim phượng hoàng lại bay đến ăn. Anh tôi nhớ lời tôi nói, cũng quỳ xuống gốc cây khế mà van xin. Chim cũng trả lời rằng: ” Ăn một quả, trả một cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng!” Anh cả rất mừng, bảo vợ may hẳn chiếc túi mười hai gang.

Giữ lời hứa, phượng hoàng chở anh ra đảo. Vừa tới đảo, anh đã vội vàng nhét đầy túi, rồi lại nhét thêm vào túi áo, túi quần,…Rất lâu sau, anh mới đến bên phượng hoàng trở về nhà. Khó khăn lắm, phượng hoàng mới cất cánh được. Đến giữa biển, người anh ta quá nặng, chim bảo anh ta vứt bớt vàng xuống biển. Nhưng anh không nghe mà còn hối chim bay nhanh. Phía dưới, biển nổi sóng dữ dội. Phượng hoàng mệt quá, đôi cánh chao đảo. Anh cả cùng túi vàng rơi tõm xuống biển sâu.

Thế đấy các bạn ạ! Phải chăng câu chuyện trên đã ứng với câu: “Ở hiền gặp lành, ở ác gặp dữ.” Vây nên, hãy sống hiền lành các bạn nhé.

Hãy kể lại một câu chuyện mà em thích nhất – Bài số 4

Ngày xưa, có hai vợ chồng một lão nông nghèo đi ở cho nhà một phú ông. Họ hiền lành, chăm chỉ nhưng đã ngoài năm mươi tuổi mà chưa có lấy một mụn con.

Một hôm, người vợ vào rừng lấy củi. Trời nắng to, khát nước quá, thấy cái sọ dừa bên gốc cây to đựng đầy nước mưa, bà bèn bưng lên uống. Thế rồi, về nhà, bà có mang. Ít lâu sau, người chồng mất. Bà sinh ra một đứa con không có chân tay, mình mẩy, cứ tròn lông lốc như một quả dừa. Bà buồn, toan vứt nó đi thì đứa bé lên tiếng bảo.

– Mẹ ơi! Con là người đấy! Mẹ đừng vứt con mà tội nghiệp. Bà lão thương tình để lại nuôi rồi đặt tên cho cậu là Sọ Dừa. Lớn lên, Sọ Dừa vẫn thế, cứ lăn lông lốc chẳng làm được việc gì. Bà mẹ lấy làm phiền lòng lắm. Sọ Dừa biết vậy bèn xin mẹ đến chăn bò cho nhà phú ông.

Nghe nói đến Sọ Dừa, phú ông ngần ngại. Nhưng nghĩ: nuôi nó thì ít tốn cơm, công sá lại chẳng đáng là bao, phú ông đồng ý. Chẳng ngờ cậu chăn bò rất giỏi. Ngày ngày, cậu lăn sau đàn bò ra đồng, tối đến lại lăn sau đàn bò về nhà. Cả đàn bò, con nào con nấy cứ no căng. Phú ông lấy làm mừng lắm!

Vào ngày mùa, tôi tớ ra đồng làm hết cả, phú ông bèn sai ba cô con gái thay phiên nhau đem cơm cho Sọ Dừa. Trong những lần như thế, hai cô chị kiêu kì, ác nghiệt thường hắt hủi Sọ Dừa, chỉ có cô em vốn tính thương người là đối đãi với Sọ Dừa tử tế.

Một hôm đến phiên cô út mang cơm cho Sọ Dừa. Mới đến chân núi, cô bỗng nghe thấy tiếng sáo véo von. Rón rén bước lên cô nhìn thấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú đang ngồi trên chiếc võng đào thổi sáo cho đàn bò gặm cỏ. Thế nhưng vừa mới đứng lên, tất cả đã biến mất tăm, chỉ thấy Sọ Dừa nằm lăn lóc ở đấy. Nhiều lần như vậy, cô út biết Sọ Dừa không phải người thường, bèn đem lòng yêu quý.

Đến cuối mùa ở thuê, Sọ Dừa về nhà giục mẹ đến hỏi con gái phú ông về làm vợ. Bà lão thấy vậy tỏ ra vô cùng sửng sốt, nhưng thấy con năn nỉ mãi, bà cũng chiều lòng.

Thấy mẹ Sọ Dừa mang cau đến dạm, phú ông cười mỉa mai:

– Muốn hỏi con gái ta, hãy về sắm đủ một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm đem sang đây. Bà lão đành ra về, nghĩ là phải thôi hẳn việc lấy vợ cho con. Chẳng ngờ, đúng ngày hẹn, bỗng dưng trong nhà có đầy đủ mọi sính lễ, lại có cả gia nhân ở dưới nhà chạy lên khiêng lễ vật sang nhà của phú ông. Phú ông hoa cả mắt lúng túng gọi ba cô con gái ra hỏi ý. Hai cô chị bĩu môi chê bai Sọ Dừa xấu xí rồi ngúng nguẩy đi vào, chỉ có cô út là cúi đầu e lệ tỏ ý bằng lòng.

Trong ngày cưới, Sọ Dừa cho bày cỗ thật linh đình, gia nhân chạy ra chạy vào tấp nập. Lúc rước dâu, chẳng ai thấy Sọ Dừa trọc lốc, xấu xí đâu chỉ thấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú đứng bên cô út. Mọi người thấy vậy đều cảm thấy sửng sốt và mừng rỡ, còn hai cô chị thì vừa tiếc lại vừa ghen tức.

Từ ngày ấy, hai vợ chồng Sọ Dừa sống với nhau rất hạnh phúc. Không những thế, Sọ Dừa còn tỏ ra rất thông minh. Chàng ngày đêm miệt mài đèn sách và quả nhiên năm ấy, Sọ Dừa đỗ trạng nguyên. Thế nhưng cũng lại chẳng bao lâu sau, Sọ Dừa được vua sai đi sứ. Trước khi đi, chàng đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà nói là để hộ thân.

Ganh tị với cô em, hai cô chị sinh lòng ghen ghét rắp tâm hại em để thay làm bà trạng. Nhân quan trạng đi vắng, hai chị sang rủ cô út chèo thuyền ra biển rồi cứ thế lừa đẩy cô em xuống nước. Cô út bị cá kình nuốt chửng, nhưng may có con dao mà thoát chết. Cô dạt vào một hòn đảo, lấy dao khoét bụng cá chui ra, đánh đá lấy lửa nướng thịt cá ăn. Sống được ít ngày trên đảo, cặp gà cũng kịp nở thành một đôi gà đẹp để làm bạn cùng cô út.

Một hôm có chiếc thuyền đi qua đảo, con gà trống nhìn thấy bèn gáy to:
ò… ó… o

Phải thuyền quan trạng rước cô tôi về.

Quan cho thuyền vào xem, chẳng ngờ đó chính là vợ mình. Hai vợ chồng gặp nhau, mừng mừng tủi tủi. Đưa vợ về nhà, quan trạng mở tiệc mừng mời bà con đến chia vui, nhưng lại giấu vợ trong nhà không cho ai biết. Hai cô chị thấy thế khấp khởi mừng thầm, tranh nhau kể chuyện cô em rủi ro ra chiều thương tiếc lắm. Quan trạng không nói gì, tiệc xong mới cho gọi vợ ra. Hai cô chị nhìn thấy cô em thì xấu hổ quá, lén bỏ ra về rồi từ đó bỏ đi biệt xứ.

27 tháng 9 2020

Bài làm:

Để chinh phục được công chúa Mị Nương xinh đẹp- con gái của vua nước Văn Lang, cả Sơn Tinh và Thủy Tinh đã cùng đến cầu hôn nàng, sau một thời gian đối đầu ác liệt thì phần thắng đã thuộc về người xứng đáng. Sơn Tinh một người tài năng, có vẻ ngoài cường tráng oai hùng đã đánh thắng Thủy Tinh.

Thủy Tinh vừa kịp đến thì nghe được tin Sơn Tinh đã đưa Mị Nương trở về núi Tản Viên bằng máy bay trực thăng. Ngay lập tức, Thủy Tinh đã dùng điện thoại di động gọi điện cho các đệ tử ở nhà chuẩn bị binh lính dưới Thủy cung, các tàu chiến, hàng loạt binh thủy được trang bị vũ khí kĩ càng. Đồng thời, Thủy Tinh tung lên các trang Facebook, Twiter, Zalo… nhằm nghênh chiến, đưa ra lời thách thức Sơn Tinh; hô mưa gọi gió, làm thành giông bão, gió thổi cuồn cuộn làm rung động cả đất trời.

Nhận được ngay tin từ thần báo, Sơn Tinh ở núi Tản Viên cũng đã chuẩn bị lực lượng khá chu đáo và đầy đủ. Nhằm đảm bảo sự an nguy cho nhân dân, Thần Núi huy động toàn bộ máy xúc và máy cẩu để đắp đê ngăn lụt. Trước đó, thần cũng đã có chính sách phòng chống trước nên các bộ phận để điều được nhân dân đắp khá chắc và vững. Các con đê làm từ xi măng cốt thép được Sơn Tinh xây dựng kiên cố. Ngay lúc này đây, Thần Biển đã hô mưa gọi gió, nước dâng nhanh đến thành Phong Châu cùng với hàng nghìn lính chiến, tàu thủy.

Tuy nhiên, Sơn Tinh đã sử dụng các máy ủi, máy xúc càn quét hàng loạt binh lính. Cuộc chiến cân sức cân tài, ai cũng mạnh, ai cũng không khẳng định được sức mạnh vô địch của mình. Dữ dội, mãnh liệt là thế nhưng cuối cùng thì Thần Nước cũng phải chịu thua, thất bại trước Thần Núi. Câu chuyện không chỉ nói về cuộc chiến cưới vợ của hai thần mà còn thể hiện ước mơ được chinh phục, làm chủ thiên nhiên của nhân dân ta. Thần Núi là đại diện cho sự yên bình, sóng yên biển lặng và sức mạnh, trí thông minh của người lao động. Tác giả dân gian đã ngụ ý nghiêng phần thắng về phía Sơn Tinh ngay từ đầu tác phẩm.

Thủy Tinh thất bại hoàn toàn, tuy nhiên vẫn còn ấm ức Sơn Tinh vì không cưới được Mị Nương về mà hằng năm thần vẫn hô mưa gọi gió để đánh Sơn Tinh, mưa lũ ồ ạt đến phá hoại mùa màng của nhân dân. Chính vì thế từ trước đến nay nhắc đến Sơn Tinh người dân luôn cho đó là biểu tượng cho những gì xấu xa, không may mắn. “Ở hiền gặp lành” câu ngạn ngữ của dân gian luôn đúng, nhân dân vào các vụ mùa muốn bội thu thường làm lễ tế thần sông, thần núi cho họ được thỏa ước muốn.

27 tháng 9 2020

Đã bốn ngàn năm trôi qua nhưng cuộc chiến của Sơn Tinh và Thủy Tinh vẫn chưa chấm dứt. Vẫn mang theo mối hận thù đầy ích kỉ từ bốn ngàn năm về trước, cứ vào một khoảng thời gian nhất định trong năm Thủy Tinh sẽ một vài lần tấn công bất ngờ đối với Sơn Tinh, nhằm báo thù cướp vợ mà toan tính cướp nàng Mị Nương trở về. Nhưng dù đã bốn ngàn năm qua, trải qua hàng chục ngàn cuộc giao tranh ác liệt, dù được tôi rèn kĩ lưỡng, mức độ, quy mô tấn công nhưng chưa có lấy một lần Thủy Tinh giành thắng lợi trước Sơn Tinh, không chỉ vì mục đích gây chiến phi lí, độ hủy diệt tàn nhẫn đối với dân chúng mà còn bởi sức mạnh chính nghĩa của Sơn Tinh có sự đồng lòng ủng hộ của dân chúng khắp mọi miền của Tổ Quốc.

Cuộc chiến đầu tiên của Sơn Tinh và Thủy Tinh là từ bốn ngàn năm về trước, đó là vào thời đại của vua Hùng Vương thứ mười tám. Tương truyền vua Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái đẹp tên là Mị Nương, đến tuổi dựng vợ gả chồng vua Hùng đã thông báo khắp thiên hạ tuyển chọn phò mã nhằm tìm cho con gái một người chồng tốt nhất. Năm ấy đã có rất nhiều chàng trai ưu tú khắp nơi trên đất nước đã trở về kinh đô ứng tuyển phò mã, nhưng xuất sắc đi đến vòng cuối cùng của cuộc tuyển chọn chỉ có hai người, một là Sơn Tinh, người cai quản của đỉnh núi Tản Viên, có khả năng dời núi, chuyển đất, người còn lại là Thủy Tinh, đúng như tên gọi, hắn ta là chủ nhân của vùng sông nước, có thể điều khiển binh cua, tướng cá, dâng nước nhấn chìm mọi thứ.

Hai người này cân tài cân sức làm vua Hùng vô cùng đắn đo không biết chọn ai, bởi ai cũng xứng đáng trở thành con rể của người. Cuối cùng, vua Hùng đã ra một đề thi rằng sáng sớm ngày mai nếu ai mang theo được những lễ vật yêu cầu đến sớm nhất thì có thể rước Mị Nương về làm vợ, sau này cũng rất có thể trở thành người kế vị của người. Lễ vật người đưa ra bao gồm voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao. Đây đều là những món lễ vật quý giá trong nhân gian vô cùng khó tìm, khó thấy. Nhưng đối với năng lực của Sơn Tinh và Thủy Tinh thì đều có thể thực hiện được, quan trọng là chỉ cói người mang đến đầu tiên mới có thể lấy Mị Nương làm vợ.

Sáng ngày hôm sau đó, Sơn Tinh là người đến trước nên rước được Mị Nương về núi Tản Viên, Thủy Tinh đến sau không lấy được vợ đã đùng đùng nổi giận mang theo binh lính đi đánh Sơn Tinh, cướp lại Mị Nương. TRước sự tấn công của Thủy Tinh, Sơn Tinh đã không chút nao núng mà đáp trả những đòn tấn công hiểm ác của Thủy Tinh. Đó là một cuộc chiến vô cùng khốc liệt, kéo dài ròng rã không phân thắng bại suốt nhiều tháng liền. Thủy Tinh dâng nước lên cao bao nhiêu thì Sơn Tinh bốc từng quả núi, nâng cao đất đai lên cao bấy nhiêu.

Cuối cùng, sức lực hao kiệt, Thủy Tinh đành rút quân về, nhưng mối thù cướp vợ trong hắn ta lại không hề phai nhạt, mỗi năm khi thời cơ đến, Thủy Tinh lại dâng nước tấn công Sơn Tinh để báo thù. Nhưng đã bốn ngàn năm trôi qua, Thủy Tinh đều phải rút quân trong cay đắng vì thất bại, đây là kết quả tất yếu dành cho kẻ có dã tâm đen tối cùng mục đích hủy diệt nhẫn tâm, vô lí.

Bốn ngàn năm sau, quy mô và mức độ của cuộc tấn công ngày càng được nâng cao, cùng với đó chính là sự thiệt hại nặng nề của những người dân vô tội, đặc biệt là người dân nằm trong trung tâm của cuộc tấn công của Thủy Tinh, đó là vùng ven sông, ven biển, nơi sức mạnh của Thủy Tinh trở nên khủng khiếp nhất. Các cuộc tấn công này đã cuốn theo nhà của, của cải thậm chí cả tính mạng của nhiều người dân nên bao đời nay, Thủy Tinh đã trở thành đối tượng của lòng căm phẫn của bao thế hệ người Âu Lạc xưa và người Việt Nam nay.

Tuy nhiên, trải qua hàng ngàn cuộc đồng hành cùng Sơn Tinh trong cuộc chiến ác liệt với Thủy Tinh nên người dân đã có rất nhiều những kinh nghiệm đối mặt với những cơn lũ lụt bất ngờ do Thủy Tinh gây ra. Đồng thời, do sự hướng dẫn của Sơn Tinh người dân Việt Nam ngày nay đã biết đắp đê ngăn lũ, giảm thiểu được sức tấn công điên cuồng của dòng nước, mùa màng hoa màu cũng được thu hoạch trước mùa lũ để không bị mất trắng trước dòng nước lũ. Mặt khác, những người dân vùng ven sông, ven biển cũng nắm rõ được khoảng thời gian lũ tràn về mà chủ động di dời nhà cửa, tài sản.

Trong các cuộc giao chiến ác liệt, người dân Việt Nam vẫn luôn đồng hành cùng với thần núi Sơn Tinh, bởi người luôn đứng về phía nhân dân, dùng toàn bộ sức mạnh của mình để ngăn chặn những cuộc tấn công mang tính chất hủy diệt của Thủy Tinh, ngăn chặn không cho sự điên cuồng của Thủy Tinh làm ảnh hưởng đến cuộc sống yên bình của người dân. Ngày nay, dù Thủy Tinh có tiếp tục khiêu chiến, tấn công thì cũng không còn đáng sợ nữa, bởi người dân Việt Nam luôn đồng lòng, đoàn kết với nhau cùng với vị thần vĩ đại Sơn Tinh đẩy lùi mọi tội ác, âm mưu thâm độc ấy.

20 tháng 10 2019

các vũ khí là

+bộ cung tên vàng:đem vào viện bảo tàng,...

+cây đàn thần:tập luyện đánh đàn hoặc giúp đỡ người khác như là người bị HIV,...

+niêu cơm thần : giúp đỡ người nghèo

25 tháng 10 2019

+) Khi em có cây cung thần: Em sẽ đem đến các khu trưng bày bảo vật hoặc đồ vật quý hiếm hay đến viện bào tàng,...

+) Khi em có cây đàn thần: Em sẽ cố gắng luyện tập, chơi đàn thật giỏi để đi bảo vệ và giúp đỡ những người có các chứng bệnh, các tật nguyền và giúp những người thiếu may mắn trong cuộc sống,...

+) Khi em có niêu cơm thần: Em sẽ đi giúp đỡ những người nghèo khó, không có cơm ăn, áo mặc,...

17 tháng 3 2022

Những điều em cần làm để phòng ngừa tai nạ vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại:

- Khi phát hiện vũ khí cháy nổ cần báo ngay với chính quyền

- Không buôn bán, tàng trữ vũ khí và các chất độc hại trái phép.

- Không tiếp tay cho người buôn bán vũ khí

- Tuyên truyền, vẽ tranh,.. về đề tài phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy nổ và các chất độc hại

- Khi thấy hành vi sai phạm cần tố cáo

- Tham gia tích cực vào các hoạt động phòng ngừa

-....

_________________________________________________________

Khi thấy các bạn thường xuyên ăn quà nơi cổng trường, em sẽ:

- Khuyên các bạn không nên ăn đồ ở cổng trường

- Mặc dù nhìn, mùi vị, ăn rất ngon những cách người ta chế biến và bán trông rất mất vệ sinh

- Những nơi này thường là nơi chưa có giấy phép kinh doanh hay giấy chứng nhận đảm bảo an toàn thực phẩm.

- Khi ăn vào có thể bị đau bụng, ngộ độc,…

-…..

`=>` Qua những ý trên ta có thể kết luận rằng đồ ăn nơi cổng trường là đồ ăn không đảm bảo an toàn, vệ sinh. Nhiều trường họp ăn vào bị đau bụng, ngộ độc. Nên chúng ta không nên ăn đồ ăn cổng trường.

 

 

 

 

1. 

-Không tàng trữ chất cháy nổ

-Không để các chất dễ cháy, nổ như xăng dầu,..ở những nơi nắng nóng, dễ bắt lửa

-Không sử dụng , nghịch ngợm các chất , vật dụng dễ gây cháy như diêm, bật lửa,...

.................

 

2. Em sẽ khuyên các bạn không nên ăn quá nhiều, ăn nhiều sẽ làm ảnh hưởng tới sức khoẻ. Khi ăn cũng nên bỏ rác vào thùng để tránh làm ô nhiễm môi trường,.....

10 tháng 6 2019

Theo em sẽ rất nguy hiểm đe doạ đến tính mạng bản thân, của mọi người và ảnh hưởng xấu đến môi trường xã hội, xã hội sẽ bất ổn, nếu:

- Ai cũng có quyền được sử dụng vũ khí;

- Chở thuốc pháo, thuôc nổ... trên ô tô;

- Được tự do tàng trữ, vận chuyển, buôn bán vũ khí và các chất độc hại