Tính đến nay Việt Nam là thành viên của tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc Hiệp hội các nước Đông Nam Á Asean tổ chức y tế thế giới về các chương trình phát triển Liên Hợp Quốc unis DB tổ chức lương thực và nông nghiệp liên hợp quốc FA tổ chức giáo dục văn hóa và khoa học Liên Hợp Quốc gia Unesco quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc Unicef thông tin sự kiện đều gặp phải vấn đề gì Là học sinh em làm gì để bảo tổ chức càng lớn mạnh sự kiện này có ý nghĩa như thế nào để bảo vệ hòa bình chúng ta cần làm gì
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
- Một số mục tiêu chính được nêu trong Hiến chương ASEAN là:
+ Duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định, hướng tới hòa bình trong khu vực. Duy trì khu vực không có vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí huỷ diệt hàng loạt khác.
+ Nâng cao năng lực tự cường khu vực thông qua việc đẩy mạnh hợp tác chính trị, an ninh, kinh tế, văn hóa - xã hội.
+ Giảm nghèo và thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN thông qua hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau; nâng cao phúc lợi và đời sống của người dân khu vực.
+ Thúc đẩy phát triển bền vững nhằm bảo vệ môi trường khu vực, tài nguyên, di sản văn hóa,...
+ Hướng tới một ASEAN hòa bình, an ninh, ổn định dài lâu, kinh tế phát triển bền vững, thịnh vượng và tiến bộ xã hội.
- Hoạt động của ASEAN tuân theo các nguyên tắc được quy định trong Hiến chương ASEAN và thông qua các hoạt động của các cơ quan ASEAN, các hợp tác, các chương trình, các hiệp ước,...
- Hoạt động hợp tác:
+ Các nước ASEAN đã đẩy mạnh hợp tác toàn diện kinh tế thông qua các hiệp định, xây dựng các khu vực thương mại, đầu tư,...
+ ASEAN ngày càng có nhiều hoạt động mở rộng hợp tác trong lĩnh vực văn hoá như: giáo dục, y tế, thể thao, thanh thiếu niên, lao động....
- Ngày 28/7/1995, Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN. Việt Nam đã có nhiều đóng góp quan trọng trong sự phát triển của ASEAN và đã khẳng định được vai trò của mình trong hiệp hội.
- Thành tựu của ASEAN:
+ Kinh tế: trở thành một khu vực kinh tế năng động và có tốc độ phát triển cao trên thế giới; hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu; thông qua nhiều thỏa thuận và Hiệp định quan kinh tế chưa trọng, đặc biệt là Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện khu vực (RCEP).
+ Văn hóa, xã hội : đời sống nhân dân được cải thiện; chất lượng, thể lực lao động ngày càng tăng; phát triển cơ sở hạ tầng và những phong cách sống tích cực; chỉ số phát triển con người được cải thiện.
+ An ninh, chính trị: tạo dựng được một môi trường hòa bình, ổn định An ninh, trong khu vực; hợp tác quốc phòng được đẩy mạnh, hợp tác đảm bảo an ninh biển.
- Thách thức mà ASEAN phải đối mặt:
+ Kinh tế: trình độ triển còn chênh lệch, liên kết kinh tế chưa cao.
+ Văn hóa, xã hội: vẫn còn tình trạng đói nghèo; các vấn đề: tôn giáo, dân tộc, ô nhiễm môi trường,…
+ An ninh, chính trị: các diễn biến phức tạp trên Biển Đông.
Đáp án D
Ngày 8 - 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập với sự tham gia của năm nước: In-đô-nê-xi-a, Ma-lay-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan và Phi-líp-pin. Trong đó, Thái Lan là nước duy nhất thuộc khu vực Đông Nam Á lục địa
Đáp án C
- Đáp án A:
+ ASEAN: thể chế chính trị các nước khác nhau.
+ EU: thể chế chính trị cơ bản giống nhau và không chênh lệch nhau nhiều về trình độ phát triển.
- Đáp án B: là đặc điểm của ASEAN. Ba trụ cột đó là:
+ Cộng đồng Chính trị - an ninh ASEAN (APSC).
+ Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC).
+ Cộng đồng Văn hóa - Xã hội (ASCC).
- Đáp án C: là điểm tương đồng. Bất cứ sự thay đổi nào của tình hình khu vực và thế giới đều được các nước ASEAN và EU điều chỉnh sao cho phù hợp nhằm đáp ứng hiệu quả hợp tác giữa các nước.
- Đáp án D:
+ ASEAN: Các nước thành viên ASEAN rất khác nhau về lịch sử, nguồn gốc dân tộc và sắc tộc, về văn hóa, ngôn ngữ, tôn giáo, thể chế chính trị và trình độ phát triển kinh tế.
+ EU: các nước tuy có có bản sắc phong phú và đa dạng về nhiều mặt, song lại khá gần gũi về mặt sắc tộc, lịch sử, tôn giáo và văn hóa.
Thứ tự | Tên tổ chức kinh tế | Số thành viên | Tên viết tắt |
---|---|---|---|
1 | Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương. | 21 | APEC |
2 | Thị trường chung Nam Mĩ. | 5 | MERCOSUR |
3 | Hiệp hội các nước Đông Nam Á. | 10 | ASEAN |
4 | Liên minh Châu Âu. | 27 | EU |
5 | Hiệp ước Tự do Thương mại Bắc Mĩ. | 3 | NAFTA |
* Hoàn cảnh ra đời :
- Sau khi giành độc lập, bước vào thời kỳ phát triển kinh tế, các nước Đông Nam Á thấy cần có sự hợp tác để cùng phát triển và hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài.
- Những tổ chức hợp tác mang tính khu vực trên thế giới xuất hiện ngày càng nhiều và những thành công của Khối thị trường chung châu Âu đã cổ vũ các nước Đông Nam Á liên kết với nhau.
- Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á được thành lập gồm 5 nước Indonesia, Malaixia, Philippin, Xingapo và Thái Lan
* Mục tiêu :
Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.
*Quá trình phát triển :
- Giai đoạn đầu ( 1967-1975), ASEAN là một tổ chức còn non trẻ, sự hợp tác trong khu vực còn lỏng lèo, chưa có vị thế trên trường quốc tế.
- Tháng 2/1976, Hiệp ước Bali được kí kết, mở ra bước phát triển mới của các quốc gia Đông Nam Á.
- Từ năm 1984-1999, các nước Brunay, Việt Nam, Lào, Mianma, Campuchia gia nhập ASEAN.
- Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á đã phát triển thành 10 nước, đẩy mạnh hợp tác kinh tế, xây dựng thành khu vực hòa bình, ổn định, cùng phát triển nâng cao vị thế của khu vực và tổ chức trên trường quốc tế.
* Với Việt Nam
- Tháng 7/1995, Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN. Khi gia nhập ASEAN, Việt Nam có cơ hội để hợp tác , phát triển kinh tế và văn hóa nhưng cũng đặt ra những thách thức như giữ gìn bản sắc văn hóa, cạnh tranh kinh tế.
Câu 25. Biên đổi quan trọng của các nước Đông Nam Á từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay là :
A. thành lập tổ chức của khu vực ASEAN.
B. có tốc độ phát triển kinh tế năng động trên thế giới.
C. các quốc gia Đông Nam Á giành được độc lập.
D. tạo môi trường hòa bình ổn định cho công cuộc hợp tác phát triển
Đáp án B
Ngày 8 - 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập với sự tham gia của 5 nước: In-đô-nê-xi-a, Ma-lay-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan và Phi-líp-pin.
Năm 1984, Bru-nây gia nhập ASEAN, trở thành thành viên thứ 6. Tháng 7 - 1995, Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN. Tiếp đó, nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á đã gia nhập vào ASEAN như Lào và Mian-ma (năm 1997) và Cam-pu-chia (năm 1999).
=> Như vậy, đến năm 1992, số nước thành viên của ASEAN là 6 nước