tưởng tượng những sự viêc tiếp theo xảy ra đối vs thủy sau khi về quê bà ngoại. hãy kể lại câu huyện đó
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài văn tự làm:
Vẫn là 1 ngày nắng oi ả như bao ngày khác, hôm nay tôi lại phải lên trường lần nữa cho dù nhà trường đã cho học sinh thi xong học kì 2 và chuẩn bị nghỉ hè, nhưng vẫn phải lên trường một vài ngày sau đó để thầy cô thông báo lịch lên trường để sinh hoạt hè. Ngày mai sẽ bắt đầu là ngày nghỉ chính thức của tôi. Khi đã tan trường, vẫn trên con đường thân quen hay đi cùng và trò chuyện với Thủy, đầu óc tôi liền nghĩ ngay tới em ấy. Về đến nhà, bố tôi đang chuẩn bị một vài thứ, tôi không biết bố đang làm gì nên băn khoăn hỏi. Bố nói rằng mai bố sẽ đưa tôi về quê ngoại vài ngày để thăm em và mẹ. Vừa nghe dứt khoát, tôi liền chạy ngay vào phòng của mình, úp mặt xuống gối, lòng thầm thì vui sướng biết bao vì sắp gặp lại được em gái.
Một ngày nữa lại trôi qua, hè đã thực sự đến trong lòng tôi, tôi háo hức chuẩn bị đồ, ôm ngay con Em Nhỏ và con Vệ Sĩ rồi chạy nhanh ra chỗ bố, bố tôi cười nói với tôi rằng: "Trông con có vẻ háo hức được về quê lắm nhỉ". "Vâng" Tôi nhanh nhẹn đáp. Bố tôi dắt tôi lên xe và chuẩn bị xuất phát. Trên đường về quê ngoại, tôi cứ ôm 2 con búp bê trong người, nhìn chúng lòng tôi cứ háo hức một cách lạ thường, chưa bao giờ mà tôi cảm thấy vui vẻ đến vậy. Đi một quãng đường dài, chiếc xe bỗng dừng lại, bố gọi tôi : "Đến nơi rồi đấy con trai à". Tôi vội mở cửa xe và chạy vào nhà ngoại, kêu một tiếng thật to: "Thủy ơi, mẹ ơi, ngoại ơi con về rồi đây." Mẹ tôi nhận ra tôi, chạy đến ôm tôi vào lòng "Mẹ nhớ con lắm đấy" mẹ bảo. Tôi đi khắp nhà, sau một hồi tôi hỏi mẹ, "Mẹ ơi, em Thủy đâu rồi ạ". Giọng mẹ dõng dạc: "Con muốn gặp em Thủy à." Mẹ nắm lấy tay tôi, dắt tôi đi một quãng đường rồi ngừng lại. Tôi băn khoăn không biết mẹ đã dắt tôi vào chợ làm gì. Tôi hỏi: "Mẹ dắt con đi đâu thế ạ." Mẹ lặng thinh, không nói nên lời. Đi thêm vài bước nữa, tôi thấy em Thủy đang bán hoa quả. Tôi chạy đến, thấy tôi, thấy 2 con Em Nhỏ và Vệ Sĩ trên tay tôi, em tôi bậc khóc, chạy vào ôm tôi, nước mắt tôi tự nhiên chảy như mưa bắt đầu đổ, tôi ôm chặt em vào lòng. "Em nhớ anh lắm, nhìn thấy anh vẫn còn giữ gìn 2 con búp bê này thì em vui lắm." Em tôi nói. Sau một hồi, em tôi đã bình tĩnh trở lại, tôi bảo với em là sẽ ở lại chơi vài ngày, em tôi mỉm cười rực rỡ. Dường như nhiều lần tôi đã thấy em cười, nhưng sao tôi cứ thấy nụ cười này của em bỗng khác biệt lạ thường, giống như nó chứa đựng cả niềm vui và nỗi buồn khắc sâu trong lòng em. Mẹ tôi bảo: "Lâu lâu Thành mới về quê thăm em mà nhỉ, vậy mẹ sẽ cho Thủy ngừng bán vài ngày để 2 anh em có thời gian ở với nhau." Tôi và em tôi chạy đến ôm mẹ. "Cảm ơn mẹ nhiều lắm" Hai anh em tôi đồng thanh.
Có trước rồi cũng sẽ có sau, thời gian như cơn gió, mới đây mà đã đến ngày về nhà rồi, tôi nhường 2 con Vệ sĩ và Em Nhỏ cho em và bảo: "Lúc trước anh đã giữ chúng rồi, giờ đến lượt em đấy, năm sau anh sẽ giữ chúng, cứ thay phiên nhau như vậy nhé." Em tôi cầm lấy 2 con búp bê. Chúng tôi chào hỏi nhau xong nói lời tạm biệt với nhau. Trên đường về, lòng tôi rất thanh thản như mặt nước gợn sóng. Tôi sẽ cố gắng học tiếp tục để cho em mình thấy những kết quả tốt đẹp, cho em thấy mình xứng đáng làm anh hai giỏi giang, chẳng sợ gì. Tôi sẽ không bao giờ quên được những kỉ niệm đẹp ấy.
Đừng chê ngắn, vì tôi mỏi cả tay rồi, liệt phím luôn rồi...
Gợi ý :
+ Thủy sống trong những ngày đau khổ khi phải xa anh
+ Một hôm, mẹ và Thủy bên ngoại quyết định qua thăm Thành
+ Gặp lại Thành, hai anh em ôm nhau khóc nức lên
+ Cuối cùng, thấy hai đứa vui vẻ khi được cạnh nhau, bố và mẹ Thủy đã ôm lấy nhau, hứa sẽ là đôi vợ chồng không để tình trạng xảy ra.
đề 1:
"Sao anh lại đánh em thế này... đừng đánh em nữa anh ơi!"
Mới chiều hôm qua đây thôi, trên đường đi học về tôi gặp một cảnh tượng thật đau lòng, một người đàn ông đánh tới tấp vào mặt, lưng một người phụ nữ. Vừa cố chống chọi với cơn khát bạo hành của chồng, chị vừa khóc lóc van xin: "Sao anh lại đánh em thế này... đừng đánh em nữa anh ơi!". Tôi hơi sững người, nhưng cũng không lấy làm lạ vì đã từng chứng kiến cảnh như thế này nhiều lần. Ấy thế mà lâu nay tôi lại nghe người ta nói rằng: "Gia đình là nơi để yêu thương".
Đã trôi qua một khoảng thời gian khá dài tôi đã sống, đã làm, đã ra đi... và tìm tòi những minh chứng cho điều mình nghe thấy. Thế rồi, lại đắng lòng biết mấy, khi tôi chợt nhận ra thời gian càng quay nhanh thì tình người cũng dần tan biến. Cuộc sống vô tâm làm nguội lạnh tình cảm trong trái tim mỗi người. Xã hội đổi thay và lòng người cũng dần thay đổi, mọi tính toán thiệt hơn trong cuộc sống làm mất đi những vẻ đẹp tự nhiên vốn có, hạnh phúc thì ít nhưng đắng cay lại nhiều, bao nhiêu mảnh đời bất hạnh vì cuộc sống gia đình không hòa thuận, thậm chí tan vỡ, và những hiểm nguy luôn rình rập... Tôi cười gượng: “Đấy! Một thảm họa hay nghịch cảnh trần gian?” Quá xót xa, tôi căm ghét và lên án những hành động tàn ác này - bạo lực gia đình.
Ở cõi vô thường này mấy ai còn lạ lẫm với khái niệm “bạo lực gia đình”, nó đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ trong chính cuộc sống của mỗi người chúng ta. Bạo lực gia đình, một cụm từ ngắn gọn, chỉ cho những hành động độc ác, vô nhân tính, vô đạo đức, không còn nhân phẩm của một số người trong xã hội, hành vi đó xảy ra trong phạm vi gia đình, giữa các thành viên với nhau. Không những ở Việt Nam nói riêng mà nó bao gồm cả toàn thế giới, đặc biệt là các quốc gia thuộc Châu Phi. Hằng năm trên thế giới, số người chết và bị thương vì loại tệ nạn này không ngừng tăng lên. Thật đau đớn biết bao cho những điều chúng ta đã thấy. Và tôi nghĩ, có hay không? Ở đâu? Cho tôi xin hai chữ công bằng.
Gần đây, nổi cộm trên các sách báo, các phương tiện thông tin đại chúng là các vụ thương tâm về bạo hành trẻ nhỏ khiến người xem không ngừng suy nghĩ. Cách đây vài ngày, dư luận người Việt không khỏi xôn xao và cảm thương cho cháu bé 15 tháng tuổi ở TP.HCM bị chính cha mẹ mình đánh chấn thương sọ não. Một sự thật ngỡ ngàng khiến người xem bất bình khi thủ phạm lại quá thản nhiên cho rằng đó là “chuyện bình thường”. Tôi như nghẹn ứ lồng ngực khi nghe người mẹ trả lời câu hỏi của phóng viên nhà báo: “Nó bị té xe mà!”. Một lời nói lạnh lùng tới tận xương tủy, tôi tê buốt thân mình, đấy cũng gọi là mẹ sao? - người mang nặng chín tháng mười ngày, tôi tự hỏi. Hình như là tôi đang khóc, nhưng nước mắt tôi không rơi... là vì tôi đang lo cho số phận, cho tương lai mịt mù của đứa trẻ này.
Cùng trên tuyến đường chạy dọc vào miền Nam yêu quý, quanh năm ruộng đất tốt tươi, cò bay thẳng cánh, vẫn còn hiện lên trên nét mặt của mỗi người dân Hậu Giang thôn quê nghèo một nỗi bang hoàng như cắn xé tâm can khi được ai đó hỏi về chuyện cậu học sinh cấp 1, N.V.T bị cha và mẹ kế đánh gãy xương sườn, nhốt vào chuồng chó 3 ngày không cho ăn. Nói đến đây tôi không còn kìm lòng mình được nữa, sự chua chát phủ lên trong từng hơi thở của mình. Tôi tự hỏi tại sao lại thế? Những người làm cha mẹ đó liệu họ có cảm thấy đớn đau khi hành hạ con cái mình không? Hay vì do em lỡ mang số kiếp con riêng để “đến đây” làm người?
Chuyện của những thiên thần nhỏ chỉ là một nốt trầm trong bản nhạc bạo lực bay bổng, còn những nốt cao luôn vút lên với biết bao bi kịch. Hạnh phúc gia đình vỡ tan, con cái gặp nhiều bất hạnh... Sinh ra với thân phận phụ nữ ai không mong gặp được người chồng yêu thương mình. Cảnh cuộc sống hạnh phúc viên mãn luôn là niềm ước ao của bao cô gái trẻ. Khi tình yêu thăng hoa, niềm vui ấy sẽ dần lớn theo năm tháng nhưng có ngờ đâu nó lại trở thành địa ngục. Tình yêu trên đời vốn là ích kỉ, nhưng sự độc đoán, cổ hủ lại khiến con người ta trở nên vô cảm, một khi sự ghen tuông nổi dậy thì tình yêu đẹp đó dù được xây dựng trong bao nhiêu năm cũng trôi vào tro bụi. Đấy là tình cảnh chung của bao chị em phụ nữ đang phải gánh chịu.
Chuyện chị H. ở Nghệ Tĩnh là một minh chứng nóng lên cho hành vi này. Vì quá ghen tuông theo kiểu mù quáng, người chồng hiền từ đức độ bao nhiêu năm chung sống đã không có cảm giác run sợ khi dùng dao xẻo thịt vợ. Một hành động man rợ đến kẻ điên cũng phải khiếp sợ. Tôi thường nghe mấy anh thi nhân vẫn hay ví von rằng “phụ nữ như đóa phù dung”. Nói đến phụ nữ ai cũng nghĩ ngay đến sự hiền lành, đức độ, mỏng manh và xinh đẹp, đòi hỏi ai có được cũng phải nâng niu và bảo trọng. Nhưng cuộc đời thì nào như tác phẩm văn học, còn lắm những đắng cay, tủi hờn mà biết bao “đóa phù dung” phải chịu.
Hôm qua tôi đọc báo, lang thang trên các dòng tin mạng, tôi thấy tái tê cõi lòng khi đọc tin một chị tên H. ở Nam Định bị chồng đánh đập, hành hạ dã man, dùng kim tiêm đâm vào vùng kín. Người đàn ông vũ phu ấy còn bắt vợ mình ăn phân lợn... bây giờ khuôn mặt chị đã biến dạng qua nhiều đòn tra tấn dã man của chồng. Trước cơ quan chức năng chị chỉ ngậm ngùi khóc trong đớn đau và tức tưởi: “Là vì con, nếu tôi ra đi con tôi ba đứa nheo nhóc làm sao qua cảnh cơ hàn...”. Lại thêm một mảnh đời bất hạnh. Cuộc sống nào cho chị hạnh phúc đây? Con đường nào sẽ mang lại tình yêu và tiếng cười cho chị và các con, vẫn là một ẩn số thật dài...
Tạm gác lại những câu chuyện bạo hành gia đình của nước mình, mới đây trên trang mạng xã hội Facebook có một người đàn ông nickname là Phi Nhi. Người đàn ông này đã đánh đập đứa con 2 tuổi rồi khoe trên trang cá nhân của mình. Sự hận thù người vợ lố lăng đã khiến ông trở nên tàn độc với mọi thứ, kể cả đứa con nhỏ bé. Ông đánh con mọi lúc, mọi nơi có thể. Nhìn cậu bé qua những bức hình với thân mình bầm tím, máu me đầy người... nhưng lại được chính bố mình đăng tải trên mạng mà lòng se xót.
Những vụ việc trên là minh chứng hết sức rõ ràng cho vấn nạn này, nó đem lại quá nhiều tác hại cho cuộc sống. Bạo lực gia đình ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần của con người, gây hoang mang và sợ hãi, nghiêm trọng hơn nó có thể dẫn đến cái chết hoặc gây nhiều thương tích.
Bên cạnh đó nó còn gây tổn hại về mặt kinh tế. Nhiều người vẫn thắc mắc, đặt ra câu hỏi tại sao lại xảy ra điều đó, tôi cũng chưa hiểu hết được những lí do đó, vì nó có quá nhiều và mỗi bản thân chúng ta phải tự rút ra cho mình một nhận xét. Nhưng dù có bao rộng thế nào thì rồi nó cũng xoay trong vòng xoáy của tình yêu, lòng hận thù, sự khốn khó của cuộc sống. Bởi vậy xin những ai đang sống và đang mắc trong vũng bùn lầy tội lỗi thì hãy bước ra khỏi, hãy quay trở lại, hãy xóa hết những lỗi lầm. gạt bỏ hết những đớn đau, hãy sống vị tha bằng tình yêu thương cao cả để xây dựng một cuộc sống mới đầy niềm vui và tiếng cười hạnh phúc.
Trong thâm tâm mình, tôi rất phẫn nộ và muốn lên án vấn nạn bạo lực gia đình. Tôi muốn tìm lại hai tiếng công bằng cho cuộc sống của những người đang bị hành hạ, ngược đãi. Tôi muốn xã hội hãy bắt giữ hết những tên tội phạm này và xét xử thật nghiêm khắc. Tôi muốn mình được là một ai đó, đem tiếng nói sức tài bé mọn của mình để chung tay với cộng đồng ngăn chặn và xóa bỏ tệ nạn này trong cuộc sống. Và điều cuối cùng tôi mong muốn là dù cho những người phạm tội đó đã từng là ai, họ đã từng gây ra tội lỗi gì thì khi quay trở lại với cuộc sống xin mọi người hãy đón nhận, để họ được sống trong tình yêu thương, để hoàn lương làm một người tốt.
Qua mỗi câu chuyện là một bài học kinh nghiệm, là nỗi khát khao cầu mong sự bình yên trong cuộc sống. Qua đây, tôi được trải lòng mình sau những thực hư ẩn trong nhiều bài báo, những chuyện được nghe. Còn bạn thì sao? Bạn đã hiểu và rút ra bài học gì chưa? Tôi chợt nhận ra rằng, từ nay mình cần bỏ đi những thói hư ích kỉ, những hờn giận nhỏ nhen. Hãy yêu thương nhiều hơn nữa để cho cuộc sống lại có thêm một màu sắc mới của tình thương và tình người.
Khép lại nỗi đau còn hằn trên thân xác của những nạn nhân bạo lực gia đình, gạt đi những dĩ vãng ngập những màu buồn của sự sợ hãi. Xin hãy chung tay thắp lên những ngọn lửa tin yêu trong lòng mọi người, để mỗi ngày qua đi là mỗi ngày hoan hỉ trong niềm vui, hạnh phúc, và vấn nạn bạo lực gia đình mãi chỉ còn đọng lại với thời gian, để niềm vui trở về bên bàn cơm nhỏ, để tương lai rực sáng trong đôi mắt trẻ thơ và để đạo lí mà cha ông ta đã dạy mãi được lưu truyền".
Tôi ngắm nhìn sân trường, giờ đã được lát bằng gạch đỏ, sạch sẽ; khác với ngày xưa chỉ là cái sân đất rất trơn bóng và lì. Trời mưa chẳng dám đi ra ngoài vì sự trơn trượt. Sân trường cũng đã xuất hiện thêm nhiều ghế đá, là nơi giờ ra chơi mà học sinh có thể tụm năm tụm bảy nói chuyện, đọc truyện với nhau.\
Ngày xưa có 4 dãy nhà cấp 4, chưa có nhà cao tầng cho học sinh học. Nhưng mười năm sau, đã có thêm hai dãy nhà hai tầng mọc lên và được sơn màu vàng nhìn rất đẹp mắt.
Tôi ghé thăm phòng học tin học ngày xưa và nhận ra nó đã có thêm rất nhiều máy mới, gian phòng cũng được mở rộng để cung cấp đầy đủ thiết bị cho các em có thể học tập.
Hôm ấy, chúng tôi ghé thăm lại trường vào sáng chủ nhật nên không có lớp nào học; sân trường vắng bóng, chỉ có những chú chim nhảy nhót trên cành cây. Dường như cảm xúc trong tôi lại ùa về dữ dội. Tôi nhớ, rất nhớ những năm được học dưới mái trường có nhiều kỉ niệm như thế này.
Văn phòng của các thầy cô giờ cũng đã được chuyển sang địa điểm khác sáng và sạch sẽ hơn. Trống cũng đã được thay lại mới tinh tươm, bàn ghế kê ngăn nắp, không còn là những chiếc bàn gỗ cũ kĩ được vẽ nhàu nát bởi bàn tay học trò nữa mà đã có những bộ bàn ghế có mặt bóng loáng, chân bằng sắt rất chắc chắn.
Tôi ghé lại lớp học ngày xưa tôi từng học, nhận ra có bao nhiêu điều đổi khác, nhưng có một điều dường như vẫn vẹn nguyên đó là hơi ấm, là sự thân quen.
Tôi vẫn còn nhận ra rằng mình có duyên với ngôi trường này, với những chỗ ngồi ngày xưa từng ngồi, với những người bạn cười nhăn nhở suốt ngày. Có lẽ đó là những tháng năm tươi đẹp gắn với ngôi trường này mà tôi còn giữ cho đến ngày hôm nay.
Có một điều dường như không khác khi tôi đặt chân thăm lại trường xưa sau 10 năm chính là những gốc cây cổ thụ. Theo năm tháng, chúng vẫn như thế, vẫn vẹn nguyên và tươi tốt. Có lẽ những thứ gì đó càng cũ càng bền, càng neo giữ lâu trong trái tim.
Mười năm, là một con số khá dài cho một chặng đường đã đi qua. Kỉ niệm thường ùa về khi cảm xúc chợt đến, nhất là trong khoảnh khắc như thế này.
Thế hệ đi trước chúng tôi nhìn nhau, tay bắt mặt mừng vì ngôi trường đã khang trang, thiết bị học tập tốt hơn cũng như có nhiều đổi thay tích cực. Nhìn lại chúng tôi đã trưởng thành hơn, trưởng thành từ những nền tảng này. Còn về những người đã trồng người, đã chỉ bảo hết mực cho chúng tôi giờ đây đều đã già cả rồi. Những gương mặt, những ánh mắt ngày đó theo thời gian đã không còn như lúc trước. Nhưng chúng tôi biết ơn họ, biết ơn vì những gì mà họ làm hành trang cho chúng tôi như hôm nay.
Mười năm, một chặng đường dài như vậy; về thăm lại trường cũ, cảm xúc trong rôi xốn xang và muốn vỡ tung ra. Tôi cứ để lòng mình chơi vơi như vậy, để nhớ về tháng năm đã qua.
cái này mik tự làm có j ko hay góp ý nha
Tôi là một nông dân nghèo ở làng Vũ Đại. Một lần nọ tôi qua nhà ông giáo mượn cái nồi nấu cháo tiếp khách.Ông giáo là người tri thức ,có học rộng hiểu sâu được mọi người trong làng quý trọng. Mượn được nồi, tôi cảm ơn gia đình ông giáo và đang định về ,thì nghe đâu tiếng hớt hải gọi ông giáo.Quay lại ,tôi nhìn thấy lão Hạc. Lão Hạc cách nhà tôi mấy căn , tuổi đã ngoài ngũ tuần,lão góa vợ và có một người con trai nhưng vì quá nghèo nên không thể lấy vợ cho người con mình.Song với tính lập dị, lão cố sống kham khổ ko chịu bán đất ,có tiền ko tiêu ,sống đói khát nên tôi và ko ít người ko ưa lão .Còn 1 điều quái dị nữa, đó là con chó của lão mà lão cưng nựng gọi là “cậu Vàng” như một bà hiếm hoi gọi đứa con cầu tự. Lão cho nó ăn cơm bằng một cái bát như 1 nhà giàu chốc chốc gắp thức ăn cho nó.Vừa thấy ông giáo bước ra chào, lão vôi nói :
- Cậu Vàng đi đời rồi ,ông giáo ạ !
Tôi giật mình sửng sốt .Con chó lão thương quý mà còn là kỉ vật của con trai lão sao tự dưng lại bán? Vốn có tính tò mò tôi cố nán lại nghe câu chuyện của lão.Ông giáo hỏi :
-Cụ bán rồi sao ?
Lão lặng yên một lúc ko chịu nói gì ,dường như lão muốn khóc thì phải? Nhưng rồi lão cố ra vẻ vui vẻ lão nói :
- Bán rồi ! họ vừa bán xong .
Trông lão cố vui vẻ,giả bộ cười nhưng tôi nhìn lão thì lão như mếu và đôi mắt ầng ậng nước.Ông giáo cx ái ngại hỏi tiếp:
-Thế nó cho bắt à?
Lúc này đây quả thật lão hạc khóc những giọt nước mắt của một ông lão dạn dày trong vất vả ,lam lũ.Mặt lão co rúm lại những vết nhăn xô lại nhau ép cho nước mắt chảy ,còn miệng lão móm mém mếu như đứa trẻ .Lão hu hu khóc…Sau một lúc khóc lão nói :
-Khốn nạn …Ông giáo ơi!...Nó có biết j đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ra, vẫy đuôi mừng .Tôi cho nó ăn cơm…
Lão khóc nấc,rồi định thần đc 1 lúc lão tiếp:
-Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà tóm lấy 2 cẳng sau nó dốc ngược nó lên.Bấy giờ cu câu câu mới biết cu câu chết! Rồi nó nhìn tôi như trách rằng “ A! Lão già tệ quá ! Tôi ăn ở vs lão như thế mà đối xử vs tôi như vậy à?”Thế ra tôi bằng ấy tuổi rồi mà đi lừa một con chó .
Nghe những lời nói chua xót của lão tôi cảm thấy những định kiến của tôi vs lão bỗng dưng biến mất ,sự đáng ghét của lão lúc trước được thay thế bằng sự đáng thương.Bỗng dưng tôi như muốn cảm thông.Cả ông giáo cx vậy ,ông ấy cũng muốn cảm thông .Ông giáo ns:
-Cụ cứ khéo tưởng tượng chứ nó chả biết j đâu! Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt!Ta giết là hóa kiếp cho nó ,để cho nó làm kiếp khác.
Lão chua chát bảo :
-Ông giáo nói phải! Kiếp chó là kiếp khổ thì ta hóa kiếp cho nó để nó làm kiếp người ,may ra được sung sướng 1 chút …như kiếp tôi chẳng hạn!..
Thế rồi ông giáo mời ở lại uống trà và ăn mấy củ khoai luộc với hút thuốc lào .Chợt tôi nhớ nhà mình có khách ,muốn ở lại xem lão thế nào nhưng cx phải về .
Trên đường về tôi nghĩ đến lão Hạc. Một con người đầy tình thương và giàu lòng tự trọng .Một người mà đã mếu máo, khóc hu hu như trẻ con vì nỡ lừa một con chó. Một người đáng kính như vậy mà phải sống khổ, sống sở như vậy sao?Rồi câu nói của lão vs ông giáo hiện lên trong đầu tôi “kiếp chó là kiếp khổ thì ta hóa kiếp cho nó để nó làm kiếp người ,may ra được sung sướng 1 chút …như kiếp tôi chẳng hạn!”Những người nghèo khổ như chúng tôi, bị xã hội dồn đến đường cùng mà vẫn phải sống, vẫn phải tồn tại trên cái thế giới mục nát này.Vậy phải làm gì đây cho cuộc đời tươi sáng ,tốt đẹp và hạnh phúc hơn ?
Tham khảo:
Theo lời giao ước trước lúc chia tay ,Trọng Thuỷ đã theo dấu lông ngỗng đến bờ biển.Chàng vô cùng ngạc nhiên, đau khổ khi thấy xác Mị Châu bên vũng máu.Trọng Thuỷ mang Mị Châu về an táng ở Loa Thành và từ đấy chàng luôn cảm thấy ân hận, dằn vặt, thương nhớ vợ. Mấy hôm sau, khi soi mình xuống giếng, chàng tưởng chừng như hình bóng Mị Châu đang thấp thoáng trên mặt nước nên cũng lao đầu xuống mà chết. Nhưng lạ thay khi tỉnh lại, Trọng Thuỷ thấy một lối đi dài, chàng mạnh dạn bước qua lối đó và thấy bên kia là một thế giới rộng lớn: chung quanh toàn nước và những sinh vật tuyệt đẹp.
Chàng đi khắp nơi ,đi rất lâu ,rất lâu,đang bỡ ngỡ vì không biết đây là đâu thì bỗng nhiên có hai tên lính đến hỏi chàng là ai rồi bắt chàng đến trước một tảng đá lớn có rất nhiều hoa lá,san hô ,cá vàng và ngồi cạnh đó là một cô công chúa xinh đẹp mà lúc bây giờ chàng mới giật mình vì biết đó chính là Mị Châu và nơi chàng đang đứng là thuỷ cung .Thì ra vì biết Mị Châu vốn hiền lành nên Long Vương đã nhận nàng làm con gái nuôi. Mị Châu cũng vô cùng ngạc nhiên khi gặp lại Trọng Thuỷ.Nhìn vẻ đau khổ và uất hận còn đong đầy trong đôi mắt đẫm lệ của Mị Châu ,Trọng Thuỷ bật khóc,tiếng khóc nghẹn ngào ,thống thiết của chàng khiến sỏi đá cũng phải mủi lòng.Trọng Thuỷ quỳ xuống ,van xin Mị Châu tha thứ cho tội lỗi của mình :- Nàng ơi ! Khó khăn lắm ta mới gặp lại nàng .Mong nàng hãy tha lỗi cho ta,ta không thể nào làm khác được ,đó là lệnh của vua cha! Ta biết nàng tin yêu ta nên không giấu diếm điều gì , nhưng ta đã lợi dụng sự tin yêu đó ,phản bội nàng. Nhưng có lẽ Mị Châu vẫn còn giận Trọng Thuỷ rất nhiều ,nàng trách chồng: - Thiếp cũng vậy, thiếp cũng mong được gặp chàng, hằng ngày thiếp đều ra đây ngắm nhìn cảnh vật, nhìn những đoá hoa tươi thắm kia mà nhớ đến những bó hoa mà chàng đã tặng cho thiếp, nhìn những đàn cá tung tăng bơi lội nhảy múa mà nhớ đến những ngày chúng ta vui vẻ bên nhau. Ôi! Nhưng thật trớ trêu , thiếp nay đã mang danh tội đồ của đất nước, thiếp không thể chung sống với kẻ thù của dân tộc mình. Sao chàng lại nhẫn tâm lừa dối thiếp khiến thiếp đau khổ? Thiếp thật ngơ dại, ngây ngất vì tình yêu mà nghe theo chàng! Trọng Thuỷ càng đau khổ,ân hận hơn khi nghe những lời vợ nói,chàng giải bày hết nỗi lòng của mình : - Qủa là lúc đầu ,ta rắp tâm lừa dối cha con nàng ,nhưng sau một thời gian chung sống ,ta thực sự yêu nàng .Tình yêu của ta thần linh có thể chứng giám. Tình yêu của ta, mọi thần dân ta đều biết. Ta thật ân hận khi nghe theo lời vua cha nhưng nàng hãy hiểu cho ta, tha thứ cho ta, phải lừa dối nàng,lòng ta vô cùng bối rối, trong lúc tâm trí hỗn loạn, ta đã có một quyết định sai lầm.Nàng có biết ta đã chịu dày vò, dằn vặt như thế nào không ? Lúc ta nhận ra sự nghiệt ngã của chiến tranh phi nghĩa thì đã quá muộn màng .Ta đã chọn cái chết để tạ tội .Mị châu ơi!Ta cầu xin nàng rộng lòng tha thứ! Cảnh vật xung quanh nhu xao động, dòng nước chảy nhẹ nhàng hơn, những đoá hoa ngừng đung đưa lay động. Mị Châu mắt ướt lệ, giọng nghen ngào: -Thiếp tin vào tình yêu cảu chàng, tin rằng những tình cảm trước kia chàng dành cho thiếp là chân thật không giả dối. Thiếp biết một đấng nam nhi phải lấy sự nghiệp, giang sơn của mình làm trọng.Thiếp cũng biết cả hai chúng ta đều không có lỗi ,tất cả đều do cuộc chiến tranh phi nghĩa này. Mị Châu vừa ngưng lời ,hai vợ chồng ôm nhau khóc.Mị Châu đến xin phép Long Vương cho hai người được sống lại để xây dựng cuộc sống đầm ấm.Long Vương cũng cảm động trước tình yêu của hai người : - Tuy hai con đã có tội lỗi, nhưng đã biết hối cải. Ta cũng động lòng trước tình cảm của hai con. Nhưng nếu sau này hai con còn mắc lỗi,phản bội nhau ta sẽ cho hai con mãi mãi không bao giờ gặp nhau nữa.Trọng Thuỷ và Mị Châu rất vui mừng ,cảm tạ ân điểm của Long Vương rồi cùng nhau trở lại trần gian.Nhưng họ không ở nước Âu Lạc nữa mà đến một vùng đất thật xa,nơi chỉ có những người dân hiền lành ,cần cù ,có hoa lá ,không khí mát mẻ,trong lành .Hai người tổ chức đám cưới và cùng nhau làm lụng ,họ sinh một trai ,một gái rồi cùng nhau sống hạnh phúc đến suốt đời.Các bạn có biết vì sao nhân dân ta tự xưng là con Rồng cháu Tiên hay không? Điều đó có liên quan đến câu chuyện sau đây:
“Ngày xưa, ngày xửa từ lâu lắm rồi, ở vùng đất Lạc Việt, nay là Bắc Bộ nước ta có một vị thần. Thần là con của Thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng sức khỏe vô địch, thường sống ở dưới nước. Thần giúp dân giệt trừ yêu quái như Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh… Thần còn dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và dạy dân cách ăn ở sao cho đúng nghĩa.. Khi làm xong thần trở về Thủy cung sống với mẹ lúc có việc cần mới hiện lên.
Bấy giờ, ở vùng núi cao phương Bắc, có vị tiên xinh đẹp tuyệt trần là con gái Thần Nông tên là Âu Cơ. Nàng nghe nói ở vùng Lạc Việt có nhiều hoa thơm cỏ lạ bèn tìm đến thăm. Lạc Long Quân và Âu Cơ gặp nhau đem lòng yêu nhau rồi trở thành vợ chồng chung sống ở Long Trang. Chung sống với nhau được chừng một năm, Âu Cơ mang thai. Đến kì sinh nở, Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng, trăm trứng nở ra một trăm đứa con da dẻ hồng hào. Không cần bú mớm mà vẫn lớn nhanh như thổi mặt mũi khôi ngô tuấn tú, đẹp đẽ như thần. Cuộc sống hai vợ chồng đã hạnh phúc lại càng hạnh phúc hơn.
Một hôm, Lạc Long Quân chợt nghĩ mình là dòng giống nòi rồng sống ở vùng nước thẳm không thể sống trên cạn mãi được. Chàng bèn từ giã vợ và và con về vùng nước thẳm. Âu Cơ ở lại chờ mong Lạc Long Quân trở về, tháng ngày chờ đợi mỏi mòn, buồn bã. Nàng bèn tìm ra bờ biển, cất tiếng gọi:
- Chàng ơi hãy trở về với thiếp.
Lập tức, Lạc Long Quân hiện ra. Âu cơ than thở:
- Sao chàng bỏ thiếp mà đi, không ở lại cùng thiếp nuôi dạy các con nên người?
Lạc Long Quân bèn giải thích:
- Ta vốn dĩ rất yêu nàng và các con nhưng ta là giống nòi Rồng, đứng đầu các loài dưới nước còn nàng là giống tiên ở chốn non cao. Tuy âm dương khí tụ mà sinh con nhưng không sao đoàn tụ được vì hai giống tương khắc như nước với lửa. Nay đành phải chia lìa. Ta đem năm mươi người con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Khi có việc cần phải giúp đỡ lẫn nhau, đừng bao giờ quên lời hẹn này.
Rồi Lạc Long Quân đưa năm mươi người con xuống nước còn Âu Cơ đưa năm mươi người con lên núi.
Người con trai trưởng đi theo Âu Cơ sau này được tôn lên làm vua và đặt tên nước là Văn Lang, niên hiệu là Hùng Vương. Mỗi khi vua chết truyền ngôi cho con trai trưởng. Cứ cha truyền cho con tới mười mấy đời đều lấy niên hiệu là Hùng Vương.”
Do vậy, cứ mỗi lần nhắc đến nguồn gốc của mình Người Việt chúng ta thường tự xưng là con Rồng cháu Tiên và thân mật gọi nhau là đồng bào vì ai cũng nghĩ mình là cùng một bọc sinh ra cho nên người trong một nước phải thương yêu nhau như vậy. Câu chuyện còn suy tôn nguồn gốc cao quý thiêng liêng của cộng đồng người Việt và tự hào về nguồn gốc của dân tộc mình.
Ấy thế mà thời gian đã thấm thót trôi nhanh nhỉ? Những ngày nô đùa bên bạn bè và học tập cùng thầy cô nay đã trở thành những kỉ niệm không thể nào quên trong tâm trí em. Từ một cô học trò nhí nhảnh mà bây giờ đã trở thành một sinh viên tuổi teen rồi. Giờ đây em đã hai mươi tuổi, cũng như bao người khác đang học trong đại học. Nhân ngày nhà giáo Viêt Nam, những người bạn thời thơ ấu đã mời tất cả mọi người ghé thăm trường Hoàng Văn Thụ - ngôi trường của tuổi thơ học trò.
Trước mắt em hiện ra một ngôi trường với nhiều kỉ niệm quen thuộc xen kẽ một chút lạ lẫm. Cổng trường năm xưa giờ đã được thay thế bằng chiếc cổng xây kín đáo và phía trên ghi rõ hàng chữ " Trường THCS Hoàng Văn Thụ". Em vẫn còn nhớ rõ ngày ấy, mỗi lần đi học đến trường , bác cổng dang tay ra chào đón các bạn học sinh , các thầy cô giáo với niềm hân hoan vô cùng. Bước vào sân trường sự thay đổi kì diệu đã xuất hiện. Dãy lớp em học năm xưa giờ được thay thế bằng một nhà cao tầng khang trang, sáng sủa. Lớp học cũ không còn nhưng đâu đây là hình ảnh của đám học trò vui vẻ nô đùa với nhau. Cái Lan chỉ cho mọi người gốc cây bàng cổ thụ năm xưa , nhưng sao giờ nó lại già hơn nhiều nhỉ? Những dòng chữ khắc ngộ nghĩnh của mấy đứa nghịch ngợm trong tụi bây giờ đã mờ dần đi chắc vì thời gian. Bước tới khu tiền sảnh, ai cũng nhìn thấy những bức tranh đạt giải nhất qua từng năm học nào là tôi yêu quê hương, con sông Sài Gòn , cánh diều tuổi thơ,... được trưng bày rất đẹp mắt. Đang mải mê với các bức tranh, em chợt nghe thấy tiếng giảng bài âm vang, trầm bỗng trong những lớp học. Nỗi nhớ thầy cô tràn về, tất cả nhớ lại khoảnh khắc chia tay mọi người với tâm trạng buồn bã riêng em thì nhớ đến cô Trang dạy văn . Ngày ấy cô rất nghiêm khắc , không ít lần đã mắng vì không ai chịu nghe giảng nên một số bạn đã tỏ ý không bằng lòng . Nhưng sau này, các bạn ấy đã tâm sự rằng :
- Khi xa cô rồi giờ mình mới thấm thía những lời cô dạy.
Thực ra ngày đó do ai cũng chỉ thích chơi nên không bao giờ nghe cô giảng. Giờ đây lớn khôn, em chỉ mong sẽ gặp lại cô để nói hết nỗi niềm của mình. Không ngờ cô Trang nhìn thấy cả lớp đi đến nói:
- Các con có phải là lớp 64 không năm xưa không?
Mọi người ngỡ ngàng vì tầm mấy năm trời mà cô vẫn nhớ rõ . Em thay mặt cả lớp trò chuyện với cô:
- Cảm ơn cô vì vẫn còn nhớ mọi người . Chuyện năm xưa cho chúng em xin lỗi vì chưa hiểu hết tấm lòng dạy dỗ của cô dành cho cả lớp .
Cô xúc động vuốt tóc em mỉm cười, một nụ cười vô cùng đôn hậu :
- Cô chỉ mong các con sau này khôn lớn , trở thành những có ích cho xã hội có dịp về ghé thăm là cô vui rồi.
Trống vào lớp vang lên nên cả lớp phải chia tay cô. Lúc này chẳng ai muốn rời xa cô, em nghĩ tết năm nay sẽ họp lớp ghé thăm mái trường này và thầy cô giáo chủ nhiệm.
Chào tạm biệt tuổi thơ yêu dấu và mái trường kính yêu. Nơi được gọi là ngôi nhà thứ hai đã chắp cánh cho em bao ước mơ hy vọng. Dù đi đâu hay về đâu chăng nữa, em sẽ luôn nhớ về một thời cắp sách tới trường của mình.
(Có vài chỗ mình làm không hay cho lắm nên bạn có thể sửa đổi lại một chút)
Khi lìa xa vòng tay mẹ, tôi thấy hoang mang và hơi sợ hãi trong cánh rừng hoang vu này. Tôi bay theo làn gió rồi hạ cánh xuống thảm thực vật ấm áp của rừng già. “Tạm biệt mẹ! Con yêu mẹ!” tôi tự nói và tự nhủ với lòng mình như vậy. Thế rồi tôi chìm vào giấc ngủ đông như bao đời tổ tiên của tôi.
Và tôi mơ … dường như có chú nai vàng ngơ ngác nào đó đạp lên thảm lá khô của rừng già, vô tình làm cho tôi lún sâu vào lòng đất. Những cơn mưa của mùa đông làm thân thể tôi ướt sũng, lớp vỏ cứng cáp của tôi bắt đầu mềm nhũn, tôi cảm thấy cái lạnh thấu xương len lỏi vào thân thể. Tôi không thể chịu nổi và bất chợt tôi rùng mình làm cho lớp vỏ của tôi nức nẻ, một cái rễ nhọn hoắc của tôi nhô ra đâm mạnh vào đất. Những mao mạch bắt đầu hoạt động vận chuyển dưỡng chất vào cơ thể tôi. Tôi thấy mình thật khoẻ mạnh, tôi vươn vai đứng dậy lớp vỏ bỗng bật ra hoàn toàn, hai lá mầm non xanh mềm mại vươn lên. Tôi hé mắt nhìn mọi vật xung quanh toàn những gốc cổ thụ xù xì cất tiếng:
- Chào bé!
- Dạ chào ông! Tôi lí nhí.
Phía xa kia cũng có một bạn như tôi vừa mới nhú lên đang ngơ ngác lạ lẫm trước khung cảnh mới thấy này. Từ đâu đó, phía chân trời loé lên một tia sáng mạnh mẽ xuyên ta từng kẽ lá chiếu thẳng vào tôi.
Và tôi chợt tỉnh giấc, chao ôi! Sao tôi thay đổi quá nhiều vậy? Tôi không còn là hạt dẻ gai bé bỏng nữa mà giờ đã trở thành một cây dẻ gai con mơn mởn. Những rễ của tôi bám chặt vào lòng đất, hai lá mầm của tôi xanh ngắt đang tận hưởng ánh nắng ấm áp lạ thường. Chao ôi! Đây không phải là mơ, mà sự thật là tôi đã lớn lên rồi.
Mùa xuân đã đến và tôi là một cây dẻ gai non đang đón mùa xuân đầu tiên trong cuộc đời. Hoà chung với không khí đón xuân của rừng già, những chú chim lạ hoắc lần đầu tôi được thấy đủ màu, đủ sắc sặc sỡ đang thi nhau ca hát. Và mẹ dẻ gai của tôi từ xa đang vương những cành lá sum suê chào đón tôi. Tôi vui mừng và gọi:
- Mẹ ơi! Con đã lớn rồi mẹ ơi!
Mẹ tôi khẽ xao động, cất tiếng cười mãn nguyện:
- Chúc con của mẹ mỗi ngày một mạnh khoẻ, mẹ yêu con!
- Con yêu mẹ! Tôi hét lên vang dậy cả khu rừng. Tôi nhảy múa tung tăng, đón ánh nắng mai ấm áp, và tận hưởng cuộc sống tươi đẹp trong cánh rừng yên bình này.
Ngày tháng trôi qua, xuân tàn hè đến. Những cái nắng gay gắt của mùa hè làm cho thân thể tôi như khô cứng lại, làn da mềm mại, mịn màng ngày nào giờ bỗng trở nên cứng cáp sẫm màu hơn. Những cành và lá xanh cũng rắn rỏi hơn nhờ sự quang hợp không ngừng nghỉ của tôi. Rồi mùa hè khắc nghiệt cũng qua... Mùa thu đến, những làn gió mát rượi xua tan đi cái nóng rát của mùa hè, những cơn mưa bất chợt tưới mát thân thể tôi. Tôi đã cao lớn lên nhiều. Rồi mùa đông đến, những cơn gió mang hơi lạnh phả vào mặt làm tôi co ro, nép mình vào những gốc cổ thụ. Rồi gió bão đến, mưa tầm tã, mưa nghiêng ngả, mưa xối xả, gió rít từng hồi, một số cây cổ thụ gãy cành rơi ầm ầm xuống bên cạnh tôi. Tôi lấy hết sức nương mình theo gió, thân thể tôi giãn ra, cành lá căng ra,… Mẹ tôi phía xa cũng đang gồng gánh đàn em còn chưa tượng hình nhưng cũng gắng hết sức nhắn nhủ tôi:
- Con hãy cố lên! Mẹ biết con làm được, cố lên con nhé!
Rồi bão cũng qua đi, mùa xuân lại về, khu rừng già lại tưng bừng như chưa từng có cơn bão nhiệt đới khủng khiếp xảy ra.
Trải qua nhiều năm, giờ đây tôi đã là một cây dẻ gai thực thụ. Một cây dẻ gai cường tráng, sum suê cành lá. Cảm ơn mẹ đã cho con cuộc sống, cảm ơn mẹ đã dạy con nên thân. Giờ đây con đã trưởng thành và mẹ cũng sắp có cháu rồi. Chúc mẹ luôn mạnh khoẻ, trường thọ. Con yêu mẹ!
Gợi ý :
+ Thủy sống trong những ngày đau khổ khi phải xa anh
+ Một hôm, mẹ và Thủy bên ngoại quyết định qua thăm Thành
+ Gặp lại Thành, hai anh em ôm nhau khóc nức lên
+ Cuối cùng, thấy hai đứa vui vẻ khi được cạnh nhau, bố và mẹ Thủy đã ôm lấy nhau, hứa sẽ là đôi vợ chồng không để tình trạng xảy ra.