K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1. Phó từ là gì? Có mấy loại phó từ? Kể ra?                                             Câu 2. So sánh là gì? Cho VD có sử dụng phép so sánh.                                Câu 3. Thế nào là nhân hóa? Cho VD minh họa.Câu 4. Ẩn dụ là gì? Cho VD minh họa.Câu 5. Hoán dụ là gì? Cho VD minh họa.Câu 6.Thành phần chính có vai trò gì trong câu?Câu 7.Vị ngữ là gì? Câu 8.Chủ ngữ là gì?Câu 9.Chủ ngữ có cấu tạo như...
Đọc tiếp

Câu 1. Phó từ là gì? Có mấy loại phó từ? Kể ra?                                             

Câu 2. So sánh là gì? Cho VD có sử dụng phép so sánh.                                

Câu 3. Thế nào là nhân hóa? Cho VD minh họa.

Câu 4. Ẩn dụ là gì? Cho VD minh họa.

Câu 5. Hoán dụ là gì? Cho VD minh họa.

Câu 6.Thành phần chính có vai trò gì trong câu?

Câu 7.Vị ngữ là gì? 

Câu 8.Chủ ngữ là gì?

Câu 9.Chủ ngữ có cấu tạo như thế nào?

Câu 10.Câu trần thuật đơn là gì? Cho ví dụ?

Câu 11.Thế nào là câu trần thuật đơn có từ là?

Câu 12. Nêu các kiểu câu trần thuật đơn có từ là, cho ví dụ?

Câu 13.Thế nào là câu trần thuật đơn không có từ là? Cho ví dụ?

Câu 14.Thế nào là câu miêu tả? Cho ví dụ?

Câu 15. Thế nào là câu tồn tại?

2
9 tháng 3 2018

Phó từ: gồm các từ ngữ thường đi kèm với các trạng từ, động từ, tính từ với mục đích bổ sung nghĩa cho các trạng từ, động từ và tính từ trong câu.

Dựa theo vị trí trong câu của phó từ với các động từ, tính từ mà chia làm 2 loại như sau:

– Phó từ đứng trước động từ, tính từ. Có tác dụng làm rõ nghĩa liên quan đến đặc điểm, hành động, trạng thái,…được nêu ở động – tính từ như thời gian, sự tiếp diễn, mức độ, phủ định, sự cầu khiến.

– Phó từ đứng sau động từ, tính từ. Thông thường nhiệm vụ phó từ sẽ bổ sung nghĩa như mức độ, khả năng, kết quả và hướng.

9 tháng 3 2018

So sánh là biện pháp tu từ sử dụng nhằm đối chiếu các sự vật, sự việc này với các sự vật, sự việc khác giống nhau trong một điểm nào đó với mục đích tăng gợi hình và gợi cảm khi diễn đạt.

Tác dụng: so sánh nhằm làm nổi bật khía cạnh nào đó của sự vật hoặc sự việc cụ thể trong từng trường hợp khác nhau.

Cách nhận biết: Trong câu sử dụng biện pháp tu từ so sánh có các dấu hiệu nhận biết đó là từ so sánh ví dụ như: như, là, giống như. Đồng thời qua nội dung bên trong đó là 2 sự vật, sự việc có điểm chung mang đi so sánh với nhau.

Cấu tạo

Một phép so sánh thông thường sẽ có vế A, vế B, từ so sánh và từ chỉ phương diện so sánh.

Ví dụ: Trẻ em như búp trên cành. “Trẻ em” là vế A, từ so sánh là “như”, vế B “như búp trên cành”.

2. Một số phép so sánh thường dùng

– So sánh sự vật này với sự vật khác.

Ví dụ: Cây gạo to lớn như một tháp đèn khổng lồ.

– So sánh sự vật với con người hoặc ngược lại.

Ví dụ: Trẻ em như búp trên cành.

– So sánh âm thanh với âm thanh

Ví dụ: Tiếng chim hót líu lo như tiếng sáo du dương.

– So sánh hoạt động với các hoạt động khác.

Ví dụ: Con trâu đen chân đi như đập đất

28 tháng 12 2021

- BPNT: So sánh

- Chăm sóc bố,...

16 tháng 1 2022

so sánh

chăm sóc,giúp đỡ bố,..

15 tháng 7 2018

Chọn đáp án: D

1. 2 câu thơ đầu:- Hãy tưởng tượng và miêu tả bức tranh thiên nhiên ( không gian, thời gian, âm thanh, cảnh vật, màu sắc,...) trong 2 câu thơ- Biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng trong câu thơ đầu? Phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ đó.- Câu thơ thứ 2 có gì đặc biệt về từ ngữ và đã gợi ra vẻ đẹp của cảnh trăng rừng như thế nào?- Từ vẻ đẹp của cảnh trăng rừng, em...
Đọc tiếp

1. 2 câu thơ đầu:

- Hãy tưởng tượng và miêu tả bức tranh thiên nhiên ( không gian, thời gian, âm thanh, cảnh vật, màu sắc,...) trong 2 câu thơ

- Biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng trong câu thơ đầu? Phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ đó.

- Câu thơ thứ 2 có gì đặc biệt về từ ngữ và đã gợi ra vẻ đẹp của cảnh trăng rừng như thế nào?

- Từ vẻ đẹp của cảnh trăng rừng, em nghĩ gì về tình cảm của tác giả đối với thiên nhiên?

2. 2 câu thơ cuối:

- 2 câu thơ này cho thấy vẻ đẹp và chiều sâu tâm hồn của tác giả như thế nào ?

- Tại sao nói điệp ngữ " chưa ngủ" đặt ở cuối câu thứ 3 và đầu câu thứ 4 như là 1 bản lề mở ra 2 phía của tâm trạng trong cùng 1 con người?

3. Từ hoàn cảnh sáng tác bài cảnh khuya, em hiểu thêm gì về con người Hồ Chí Minh?

4. Bài thơ có những nét đặc sắc gì về nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật tả cảnh, tả tình?

3
27 tháng 11 2016

1. - Tiếng suối chảy trong đêm yên tĩnh nghe trong trẻo như tiếng hát xa. Trăng sáng lồng bóng cây cổ thụ, rồi xuyên qua từng khe lá rải xuống mặt đất như hoa. Cảnh trong hai câu thơ đầy thơ mộng, trong trẻo, dịu dàng và ấm áp.

- BPNT : So sánh
+ Động tả tĩnh.
+ Tả cảnh khuya núi rừng chiến khu Việt Bắc.
+ Tiếng suối trong trẻo rì rầm vọng đến như tiếng hát xa.
+ gợi tả núi rừng đêm chiến khu mang sức sống hơi ấm con người.

_ NT: Tiểu đối,
Điệp từ, nhân hoá.
Hiện lên cảnh trăng chiến khu với cảnh vật hoà quyện, ấm áp, quấn quýt.

- Từ vẻ đẹp của cảnh trăng rừng, em nghĩ gì về tình cảm của tác giả đối với thiên nhiên? vẻ đẹp tâm hồn, tình cảm với đất nước, lo cho vận mệnh của đất nước , lòng yêu nước sâu sắc.
=> Tình yêu thiên nhiên + đất nước = chất thi sĩ + chất chiến sĩ; truyền thống - hiện đại, .

2. 2 câu thơ cuối:

- 2 câu thơ này cho thấy vẻ đẹp và chiều sâu tâm hồn của tác giả như thế nào ? Hai câu thơ cuối của bài thơ là cái tình say đắm của tác giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Có thể nói một trong những lí do khiến "người chưa ngủ" ấy chính là vì cảnh thiên nhiên quá đẹp. Người vì say đắm trước vẻ đẹp thiên nhiên mà không nỡ ngủ.

- Tại sao nói điệp ngữ " chưa ngủ" đặt ở cuối câu thứ 3 và đầu câu thứ 4 như là 1 bản lề mở ra 2 phía của tâm trạng trong cùng 1 con người?Bác "chưa ngủ" không chỉ bởi thiên nhiên quá đẹp và quá ư quyến rũ mà còn bởi "Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà". Cụm từ "chưa ngủ" được nhắc lại hai lần gắn với nỗi băn khoăn về vận nước, điều đó đủ cho thấy tấm lòng thiết tha vì dân vì nước của Bác Hồ.

3. Từ hoàn cảnh sáng tác bài cảnh khuya, em hiểu thêm gì về con người Hồ Chí Minh?

Mặc dù ra đời trong hoàn cảnh hết sức khó khăn của đất nước, vận mệnh dân tộc đang nghìn cân treo sợi tóc, nhưng hai bài thơ vẫn thể hiện được phong thái ung dung, tình thần lạc quan của Bác, cụ thể là: >

  • Tâm hồn chan hòa thiên nhiên, say đắm thưởng ngoạn vẻ đẹp của thiên nhiên trong mọi hoàn cảnh.

  • Hình ảnh trong hai bài thơ mang đậm vẻ đẹp cổ điển, những hình ảnh quen thuộc của thơ ca cổ phương Đông: con thuyền, dòng sông, ánh trăng, giọng thơ khỏe khoắn, trẻ trung.

4. Bài thơ có những nét đặc sắc gì về nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật tả cảnh, tả tình?

_ Sử dụng hiệu quả biện pháp tu từ so sánh, điệp từ.
Ngôn từ bình dị, gợi cảm.
Vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại.

27 tháng 11 2016

+) Cách so sánh của nhà thơ khiến ta cảm thấy thật tài tình xiết bao. Âm thanh của tiến người hát cũng không rõ là từ đâu vọng lại hay đó chính là một tưởng tượng của tác giả để làm tô đậm cho cái trong trẻo của tiến suối.

+)Cách so sánh tài tình ấy làm tiếng suối không còn trở nên lắng đọng vô hồn mà bỗng trở nên sôi động trẻ trung và khiến cảnh rừng im ắng trở nên có âm thanh có hồn người ở trong đó.

+)Câu thơ làm ta thấy được tính nhân văn thường thấy trong thơ Bác, cảnh vật luôn được gắn liền với con người không thể tách rời khỏi con người. Trong đêm khuya thanh vắng đang mải mê với công việc thì một phút lơ là bác cảm nhận được âm thanh trong trẻo của tiếng suối để rồi cảnh rừng Việt Bắc lại tiếp tục làm cho Bác đắm.

2 câu thơ cuối

+) Từ “lồng” được tác giả đặt trong cùng một câu thơ gợi cho chúng ta rất nhiều suy nghĩ. Nhắc đên từ “lồng” ta nghĩ đến hai vật nào đó lồng vào nhau đan vào nhau để tao thành một vật thể thống nhất.

+) Ở đây ánh trăng soi rọi vào bóng cây cổ thụ ngay trước cửa phòng Bác rồi bóng cây cổ thụ ấy lại tiếp tục phủ mình lên những bông hoa. Dường như đối với Bác hình ảnh ấy đã tạo thành một chỉnh thể thống nhất tự nhiên . Cảnh vật lúc này như được hòa quyện hòa nhập vào nhau khiến cho con người xốn xang dao động

+) Trăng – cây cổ thụ – hoa, ba vật thể cách nhau ngàn trùng, cao thấp, lớn bé cũng rất khác nhau nhưng lại đan cài, ôm ấp, nâng đỡ, soi sáng, tôn lên vẻ đẹp của nhau tạo nên một bức tranh nên thơ, sống động, có hồn. Điệp từ “lồng” được nhắc đi, nhắc lại hai lần thật đắt, thật hay bởi nó đã tạo nên âm hưởng ngọt ngào cho câu thơ. Cảnh này có hình vật có ánh sáng và có âm thanh. Trên nền cảnh núi rừng Việt Bắc vắng vẻ huyền ảo bởi ánh trăng lồng cổ thụ tiếng suối trong xanh như nhạc điệu êm hát mãi không ngừng. Câu thơ của Bác thật giàu giá trị tạo hình như một bức tranh phong cảnh đẹp có tầng lớp

26 tháng 3 2017

Lớp nghĩa tường minh của bài thơ nói về sóng biển

- Hàm ý: nói về người con gái khi yêu

- Sóng là tín hiệu thẩm mĩ, từ ngữ nói về sóng có lớp nghĩa thứ hai nói về tình yêu lứa đôi

    + Các lớp nghĩa hòa quyện với nhau trong suốt bài thơ, tác phẩm văn học dùng cách thể hiện hàm ý thì sẽ nổi bật đặc trưng tính hình tượng, giàu hàm súc, ý nghĩa

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
18 tháng 12 2023

- Tư tưởng: quy luật bĩ, thái của trời đất, suy vong, hưng thịnh của mỗi quốc gia

- Khát vọng: xây dựng, phát triển đất nước độc lập, giàu mạnh

5 tháng 8 2016

(*Bạn tự mở bài nhé)đây mik làm dàn ý phần thân bài.              Trong bài thơ đêm nay bác ko ngủ,hình ảnh này có rất nhiều ý nghĩa. Trc hết, đó là h/ả thực rất đẹp, là ngọn lửa tự tay Bác đốt lên tỏa sáng, tỏa ấm giữa rừng khuya giá lạnh.                                  H/ả ngọn lửa xuất hiện ở cả phần cuối và đầu bài thơ mag nhiều ý nghĩa sâu xa. Ngọn lửa soi sang bức chân dung Bác- vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc với những nét thật gần gũi , giản dị.    H/ả ngọn lửa soi tỏ cả tấm lòng Bác với các chiến sĩ, với nhân dân như tình cảm người cha dành cho những đứa con yêu(bác ko ngủ , đốt lửa sưởi ấm, đi dém chăn cho các anh,...). Nhờ thế, h/ả của Bác hiện ra thật thiêng liêng mà cũng thật gần gũi.                                                      Nhà thơ còn dùng h/ả ngọn lửa để so sánh: (bn tự trích 2 câu thơ cuối đó ra)                                          H/ả ngọn lửa ở đây gợi tả 1 sự lớn lao bao trùm cả ko gian, ngang tầm vs trời đất, tôn vinh sự vĩ đại của Bác và ngợi ca tình yêu thương người dành cho các chiến sĩ.

5 tháng 8 2016

bài vừa nãy mk đăng nhầm, thông cảm nha