K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

xôi vàng là xôi j._.

7 tháng 4 2018

Mình nói về TP Hà Nội nhé:

1.Địa điểm du lịch:

 Hồ Hoàn Kiếm: Điểm đặc biệt của địa lý Hà Nội là trong lòng thành phố có rất nhiều hồ và bao quanh thành phố là những con sông lớn. Hồ Hoàn Kiếm nằm ngay giữa trung tâm thành phố với tháp Rùa cổ kính nằm trên một bán đảo nhỏ giữa hồ. Bên cạnh Hồ Hoàn Kiếm là những công trình kiến trúc đầy ấn tượng và là di sản đáng quý của thành phố: Tháp Bút, Đài Nghiên, cầu Thê Húc dẫn vào lầu Đắc Nguyệt hay đình Trấn Ba…trên lối dẫn vào đền Ngọc Sơn.

 Chùa Một Cột: Hà Nội là trung tâm đạo giáo và Phật giáo của Việt Nam vì thế trong nội thành có rất nhiều đền chùa với hàng trăm năm tuổi. Nổi tiếng nhất là ngôi chùa Một Cột có kiến trúc hình bông sen có thể nói là độc đáo nhất Việt Nam, cũng là điểm tham qua không thể bỏ qua khi du lịch Hà Nội. Ngoài ra còn có chùa Trấn Quốc, ngôi chùa cổ kính lâu đời được xây dựng từ thời vua Lý Nam Đế (thế kỷ 6).

Văn Miếu – Quốc Tử Giám: là nơi thờ Khổng Tử, đặt bia tiến sĩ và cũng là trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Ngày nay, Văn Miếu – Quốc Tử giám trở thành điểm đến phổ biến của du lịch Hà Nội, là nơi trao bằng khen cho những học sinh sinh viên có thành tích xuất sắc. Các sĩ tử trước mỗi kỳ thi thường đến đây để cầu may.

Quảng trường Ba Đình – Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh: du lịch Hà Nội thì không thể bỏ qua trung tâm chính trị của Việt Nam với nhà Quốc hội, Phủ Chủ tịch, Quảng trường Ba Đình lịch sử nơi Bác Hồ đã đọc tuyên ngôn độc lập. Lăng Bác hay còn gọi là Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là nơi đặt và lưu giữ thi hài của Người. Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh mở cửa 5 ngày một tuần, vào các buổi sáng thứ Ba, thứ Tư, thứ Năm, thứ Bảy và Chủ nhật. Khách viếng thăm buộc phải tuân theo những yêu cầu như ăn mặc chỉnh tề, không đem các thiết bị điện tử ghi hình và giữ trật tự trong lăng.

Hồ Tây: nằm không xa trung tâm thành phố, Hồ Tây là hồ có diện tích lớn nhất Hà Nội. Bạn có thể thuê xe đạp nước hoặc đi du thuyền quanh Hồ Tây. Thời điểm thích hợp nhất để bạn đến nơi đây là lúc hoàng hôn ngắm mặt trời lặn. Bên cạnh Hồ Tây là ngôi làng cổ Nghi Tàm, nơi đây còn lưu giữ lại được những thú chơi tao nhã của con người Hà Nội xưa đó là thú chơi cá cảnh, bon sai. Nghi Tàm còn đường mệnh danh là làng hoa, cứ mỗi dịp tết đến xuân về là ngôi làng này sẽ tràn ngập trong sắc hoa tươi thắm. Gần khu vực Hồ Tây còn có làng Ngũ Xã với truyền thống đúc đồng, làng Yên Phụ với nghề làm nhang, đều là những địa điểm nên ghé thăm khi du lịch Hà Nội.

  Khu phố cổ: Điểm nhấn của du lịch Hà Nội. Hà Nội 36 phố phường với những ngôi nhà cổ và những con phố vẫn lưu giữ lại được dáng vẻ của chúng từ thế kỷ 19. Bạn có thể lang thang cả ngày trên những con phố cổ, khám phá những nơi yên bình và giản dị vốn có của Hà Nội. Đi tới nơi đây bạn mới cảm nhận được nét đẹp của con người Hà Nội, gần gũi và thân quen.

  Nhà thờ lớn Hà Nội: công trình kiến trúc tiêu biểu của Hà Nội. Quang cảnh thoáng đãng và dễ chịu khiến nơi đây là điểm đến thu hút của giới trẻ Hà Nội cũng như những người du lịch Hà Nội. Buổi sáng ngồi café vỉa hè đặc trưng khoan khoái hưởng thụ cái thời tiết se lạnh của tiết trời Hà Nội. Đến tối cùng tụ họp bạn bè chuyện phiếm bên ly trà chanh.

Vị trí, địa hình

    Nằm chếch về phía tây bắc của trung tâm vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, Hà Nội có vị trí từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02' độ kinh Đông, tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hà Nam, Hòa Bình phía Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên phía Đông, Hòa Bình cùng Phú Thọ phía Tây. Hà Nội cách thành phố cảng Hải Phòng 120 km, cách thành phố Nam Định 87 km tạo thành 3 cực chính của Đồng bằng sông Hồng. Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, thành phố có diện tích 3.324,92 km2, nằm ở cả hai bên bờ sông Hồng, nhưng tập trung chủ yếu bên hữu ngạn.

    Địa hình Hà Nội thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông với độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước biển. Nhờ phù sa bồi đắp, ba phần tư diện tích tự nhiên của Hà Nội là đồng bằng, nằm ở hữu ngạn sông Đà, hai bên sông Hồng và chi lưu các con sông khác. Phần diện tích đồi núi phần lớn thuộc các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức, với các đỉnh núi cao như Ba Vì (1.281 m), Gia Dê (707 m), Chân Chim (462 m), Thanh Lanh (427 m), Thiên Trù (378 m)... Khu vực nội thành có một số gò đồi thấp, như gò Đống Đa, núi Nùng.

    Thủ đô Hà Nội có bốn điểm cực là:

    Cực Bắc là xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn.

    Cực Tây là xã Thuần Mỹ, huyện Ba Vì.

    Cực Nam là xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức.

    Cực Đông là xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm.

    Diện tích tự nhiên:

    • Mở rộng địa giới hành chính Thủ đô  bao gồm: Thành phố Hà Nội, tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh - tỉnh Vĩnh Phúc và bốn xã thuộc huyện Lương Sơn - tỉnh Hòa Bình. Thủ đô Hà Nội sau khi được mở rộng có diện tích tự nhiên 334.470,02 ha, lớn gấp hơn 3 lần trước đây và đứng vào tốp 17 Thủ đô trên thế giới có diện tích rộng nhất; dân số tăng hơn gấp rưỡi, hơn 6,2 triệu người, hiện nay là hơn 7 triệu người; gồm 30 đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã, 577 xã, phường, thị trấn.
    • Hà Nội hiện nay vừa có núi, có đồi và địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông, trong đó đồng bằng chiếm tới ¾ diện tích tự nhiên của thành phố. Độ cao trung bình của Hà Nội từ 5 đến 20 mét so với mặt nước biển, các đồi núi cao đều tập trung ở phía Bắc và Tây. Các đỉnh cao nhất là Ba Vì 1.281 mét; Gia Dê 707 mét; Chân Chim 462 mét; Thanh Lanh 427 mét và Thiên Trù 378 mét…Khu vực nội đô có một số gò đồi thấp, như gò Đống Đa, núi Nùng.

     Diện tích đất phân bổ sử dụng (332889,0 ha)

            - Đất nông, lâm nghiệp, thủy sản    :    188601,1 ha 
            - Đất phi nông nghiệp                     :     134947,4 ha
            - Đất chưa sử dụng                          :    9340,5 ha      
      (Theo“Niên giám thống kê Hà Nội năm 2010” của Cục Thống kê thành phố Hà Nội).

      Thủy văn:

      • Hà Nội được hình thành từ châu thổ sông Hồng, nét đặc trưng của vùng địa lí thành phố Hà Nội là “Thành phố sông hồ” hay “Thành phố trong sông”. Nhờ các con sông lớn nhỏ đã chảy miệt mài hàng vạn năm đem phù sa về bồi đắp nên vùng châu thổ phì nhiêu này. Hiện nay, có 7 sông chảy qua Hà Nội: sông Hồng, sông Đuống, sông Đà, sông Nhuệ, sông Cầu, sông Đáy, sông Cà Lồ. Trong đó, đoạn sông Hồng chảy qua Hà Nội dài tới 163km (chiếm 1/3 chiều dài của con sông này chảy qua lãnh thổ Việt nam). Trong nội đô ngoài 2 con sông Tô Lịch và sông Kim ngưu còn có hệ thống hồ đầm là những đường tiêu thoát nước thải của Hà Nội.
      • Ở thế kỉ trước có trên 100 hồ lớn nhỏ, phần nhiều là hồ đầm tự nhiên, là vết tích của những khúc sông chết để lại một số hồ nhân tạo, cải tạo các cánh đồng lầy thụt thành hồ. Hiện nay, dù phần lớn đã bị san lấp lấy mặt bằng xây dựng, đến nay vẫn còn tới hàng trăm hồ đầm lớn nhỏ được phân bổ ở khắp các phường, xã của thủ đô Hà Nội. Nổi tiếng nhất là các hồ Hoàn Kiếm, Hồ Tây, Quảng Bá,Trúc Bạch, Thiền Quang, Bảy Mẫu, Thanh Nhàn, Linh Đàm, Yên Sở, Giảng Võ, Đồng Mô, Suối Hai…
      • Những hồ đầm này của Hà Nội không những là một kho nước lớn mà còn là hệ thống điều hòa nhiệt độ tự nhiên làm cho vùng đô thị nội thành giảm bớt sức hút nhiệt tỏa nóng của khối bê tông, sắt thép, nhựa đường và các hoạt động của các nhà máy… Hồ đầm của Hà Nội không những tạo ra cho thành phố khí hậu mát lành -  tiểu khí hậu đô thị mà còn là những danh lam thắng cảnh, những vùng văn hóa đặc sắc của Thăng Long -  Hà Nội.

      Khí hậu - Thời tiết:

      • Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu Hà Nội có đặc trưng nổi bật là gió mùa ẩm, nóng và mưa nhiều về mùa hè, lạnh và ít mưa về mùa đông; được chia thành bốn mùa rõ rệt trong năm: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Mùa xuân bắt đầu vào tháng 2 (hay tháng giêng âm lịch) kéo dài đến tháng 4. Mùa hạ bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 8, nóng bức nhưng lại mưa nhiều. Mùa thu bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 10, trời dịu mát, lá vàng rơi. Mùa đông bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau, thời tiết giá lạnh, khô hanh. Ranh giới phân chia bốn mùa chỉ có tính chất tương đối, vì Hà Nội có năm rét sớm, có năm rét muộn, có năm nóng kéo dài, nhiệt độ lên tới 40°C, có năm nhiệt độ xuống thấp dưới 5°C.
      • Hà Nội quanh năm tiếp nhận được lượng bức xạ mặt trời khá dồi dào. Tổng lượng bức xạ trung bình hàng năm khoảng 120 kcal/cm², nhiệt độ trung bình năm 24,9°C, độ ẩm trung bình 80 - 82%. Lượng mưa trung bình trên 1700mm/năm (khoảng 114 ngày mưa/năm).
      • (Sưu tầm trên mạng,nếu hay thì ủng hộ ch mình nhé!)
      29 tháng 3 2022

      á đù,điên à

      What, rùi là bạn bắt mik phải đếm từ để viết cho đủ 150 từ á?

      28 tháng 9 2016

      (x thuộc N/ x có dạng 3k+1)

      28 tháng 9 2016

      mỗi số cách nhau 3 đơn vị

      Mọi người ơi Giúp em làm bài này với nhớ là ko dc cop trên mạng mà phải tự viết nhé em cho dàn bài rồi làm theo nhé! Cảm ơn!(phần in đậm là dàn bài nhé)1.     Viết đoạn văn  cảm nhận của mình về tình bạn.   + Câu mở đoạn:  Giới thiệu được tình bạn trong cuộc sống mà em đang hiện cóVD: Học xong bài bạn đến chơi nha em thấy tình bạn có vai trò rraars quan trọng trong cuôc sống của mỗi chúng ta.  + Các câu thân...
      Đọc tiếp

      Mọi người ơi 

      Giúp em làm bài này với nhớ là ko dc cop trên mạng mà phải tự viết nhé em cho dàn bài rồi làm theo nhé! Cảm ơn!(phần in đậm là dàn bài nhé)

      1.     Viết đoạn văn  cảm nhận của mình về tình bạn.

         + Câu mở đoạn:  Giới thiệu được tình bạn trong cuộc sống mà em đang hiện có

      VD: Học xong bài bạn đến chơi nha em thấy tình bạn có vai trò rraars quan trọng trong cuôc sống của mỗi chúng ta.

        + Các câu thân đoạn : Nêu cảm nhận :

           Chia sẻ thông cảm, quan tâm , đoàn kết,  giúp đỡ nhau trong mọi việc vượt qua khó khan .Luôn động viên khích lệ, chân thành không vụ lợi…..

         + Câu kết đoạn: Phải biết yêu thương, trân trọng những điều tốt đẹp và tha thứ rộng lượng bỏ qua những lỗi lầm cho nhau thì tình bạn mới vững bền.

      2.     Viết đoạn văn cảm nhận về tình bà cháu.

       + MĐ :Giới thiệu được người bà luôn yêu thương quan tâm đến em

       + TĐ: Nêu cảm nhận :

         - Bà lo lắng; Bảo ban nhắc nhở em trong mọi việc

         - Luôn động viên khích lệ em; Chỉ bảo em những điều hay lẽ phải

       +  KĐ: Tình cảm của em dành cho bà của mình ( yêu thương , kính trọng , biết ơn , mong bà luôn sống vui sống khỏe ..)

      Cảm ơn

      0
      18 tháng 9 2016

      Nhân vật Vũ Nương (Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ) là một phụ nữ đẹp người, đẹp nết, luôn khát khao được sống êm ấm, hạnh phúc nhưng rồi số phận lại kết cục hết sức bi thương. Cái chết của nhân vật này có một ý nghĩa phê phán rất sâu sắc, nhằm vào các đối tượng chiến tranh phong kiến,chế độ nam nữ bất bình đẳng của xã hội cũ cùn với xự ghen tuông mù quáng của người đời (cụ thể là Trương Sinh).
       

      18 tháng 9 2016

      cảm ơn đã cho mk câu trả lời nhưng mình cần đoạn văn chi tiết và cụ thể hơn ạ

       

      7 tháng 3 2022

      1 + Lợn Móng Cái.

      + Lợn ỉ

      + Lợn mán.

      + Lợn sóc.

      + Lợn cỏ

      2 Đặc điểm của lợn Móng Cái 

      + Có đầu đen

      + Giữa nếp nhăn to và ngắn ở miệng

      + Cổ to và ngắn, ngực nở và sâu

      + Lưng dài và hơi võng, bụng hơi xệ

      + Mông rộng và xuôi

      + Bốn chân tương đối cao thẳng

      + Mỏng xoè.

      Nguồn gốc lợn Móng Cái :

      + Giống lợn có nguồn gốc từ khu vực thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. Do có các đặc tính ưu việt hơn lợn ỉ nên giống lợn này nhanh chóng phát triển ra các vùng lân cận.

      Công dụng của Lợn Móng Cái :

      + Do có các đặc tính ưu việt hơn lợn ỉ nên giống lợn này nhanh chóng phát triển ra các vùng lân cận. Ở miền Bắc Việt Nam, hiện lợn Móng Cái dùng làm nái nền chủ yếu để lai với lợn đực ngoại như Đại Bạch, Yorkshire cho sản phẩm con lai dùng để nuôi lấy thịt.

      ( còn nữa nhưng dài quá)