1/ Có ý kiến cho rằng bi kịch của những người phụ nữ như Vũ Nương không chỉ xuất hiện trong thời phong kiến mà vẫn còn trong thời đại ngày nay. Quan điểm của em về vấn đề này như thế nào?
2/ Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về phần kết thúc của văn bản Chuyện người con gái Nam Xương. Trong đoạn văn có sử dụng cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp
Tham khảo:
Kết thúc truyện ngắn Chuyện người con gái Nam Xương, khi Trương Sinh lập đàn giải oan bên bến sông Hoàng Giang, Vũ Nương đã trở về ngồi trên chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, lúc ẩn, lúc hiện và nói lời tạ từ với Trương Sinh: “Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa”. Sự trở về “uy nghi, rực rỡ” nhưng chỉ trong chốc lát ấy đã giúp Vũ Nương giải oan, tạo nên kết thúc phần nào có hậu cho tác phẩm, thể hiện ước muốn ngàn đời của nhân dân ta về sự công bằng, “ở hiền gặp lành”. Tuy nhiên tính bi kịch của tác phẩm không vì thế mà giảm đi. Lời nói của Vũ Nương rằng chẳng thể trở về nhân gian được nữa thể hiện sự tuyệt vọng, bất lực trước thực tại. Lời nói của nàng có ý nghĩa tố cáo xã hội phong kiến xã hội bất công, không có chỗ cho những người phụ nữ như nàng, không thể mang lại hạnh phúc cho nàng. Vũ Nương mãi mãi chẳng thể trở về, bé Đản mãi mãi là một em bé mồ côi. Nỗi oan dù đã được hóa giải nhưng hạnh phúc gia đình thì không thể làm lại. Hành động dứt áo ra đi của Vũ Nương biểu hiện thái độ phủ định cõi trần thế với những bất công mà ở đó người phụ nữ không có hạnh phúc. Tính bi kịch của truyện vẫn tiềm ẩn ở ngay trong cái kết lung linh kỳ ảo này
Dẫn trực tiếp: “Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa”.
Dẫn gián tiếp: Lời nói của Vũ Nương rằng chẳng thể trở về nhân gian được nữa…
2/
Kết thúc truyện ngắn Chuyện người con gái Nam Xương, khi Trương Sinh lập đàn giải oan bên bến sông Hoàng Giang, Vũ Nương đã trở về ngồi trên chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, lúc ẩn, lúc hiện và nói lời tạ từ với Trương Sinh: “Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa”. Sự trở về “uy nghi, rực rỡ” nhưng chỉ trong chốc lát ấy đã giúp Vũ Nương giải oan, tạo nên kết thúc phần nào có hậu cho tác phẩm, thể hiện ước muốn ngàn đời của nhân dân ta về sự công bằng, “ở hiền gặp lành”. Tuy nhiên tính bi kịch của tác phẩm không vì thế mà giảm đi. Lời nói của Vũ Nương rằng chẳng thể trở về nhân gian được nữa thể hiện sự tuyệt vọng, bất lực trước thực tại. Lời nói của nàng có ý nghĩa tố cáo xã hội phong kiến xã hội bất công, không có chỗ cho những người phụ nữ như nàng, không thể mang lại hạnh phúc cho nàng. Vũ Nương mãi mãi chẳng thể trở về, bé Đản mãi mãi là một em bé mồ côi. Nỗi oan dù đã được hóa giải nhưng hạnh phúc gia đình thì không thể làm lại. Hành động dứt áo ra đi của Vũ Nương biểu hiện thái độ phủ định cõi trần thế với những bất công mà ở đó người phụ nữ không có hạnh phúc. Tính bi kịch của truyện vẫn tiềm ẩn ở ngay trong cái kết lung linh kỳ ảo này
Dẫn trực tiếp: “Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa”.
Dẫn gián tiếp: Lời nói của Vũ Nương rằng chẳng thể trở về nhân gian được nữa…
#Walker