K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 8 2019

Truyện Kiều”(Đoạn trường tân thanh) được viết từ cảm hứng nhân văn sâu sắc và mãnh liệt của đại thi hào Nguyễn Du. Tinh thần nhân văn chủ nghĩa xuyên thấm trong tác phẩm chưa bao giờ nhàm cũ bởi bản thân nó là những giá trị vượt thời gian. Chỉ qua tìm hiểu một vài biểu hiện ở đoạn giới thiệu nhân vật chị em Thúy Kiều, ta sẽ thấy rõ hơn cả tài và tâm trong bút lực siêu phàm của cụ Nguyễn.
Cảm hứng là động lực bên trong thúc đẩy sáng tạo. Cảm hứng nhân văn trong tác phẩm văn học là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, tình cảm quý trọng các giá trị cao đẹp của con người đã chuyển hóa thành những cảm xúc mạnh mẽ trong quá trình sáng tạo của nhà văn. Những liên tưởng được gợi mở từ thế giới nghệ thuật của “Kim Vân Kiều truyện”, những điều trông thấy và trải nghiệm, những yêu thương trăn trở nung nấu về số phận con người đã gặp gỡ trong trái tim nghệ sĩ, khiến khát vọng sáng tạo trào dâng rồi tuôn chảy thành thiên tuyệt bút “Đoạn trường tân thanh”. Ở trích đoạn “Chị em Thúy Kiều”, cảm hứng nhân văn Nguyễn Du biểu hiện tinh tế, độc đáo, tài hoa trên nhiều khía cạnh - từ kết cấu, bút pháp đến ngôn từ, giọng điệu.
Cảm hứng nhân văn đã tác động, chi phối triệt để ý thức sáng tạo của tác giả trong thao tác xử lý các tình tiết, chi tiết cho truyện thơ của mình. Ở đoạn trích này, Nguyễn Du lựa chọn nhiều chi tiết khác với nguyên văn cuốn tiểu thuyết chương hồi. Trong phần đầu “Kim Vân Kiều truyện”, Thanh Tâm Tài Nhân giới thiệu: “...chị tên Thúy Kiều, em tên Thúy Vân, tuổi đều đang độ thanh xuân. Cả hai chị em đều thạo thơ phú. Riêng Thúy Kiều vẻ người tha thướt phong lưu, tính chuộng hào hoa, lại thích âm luật, rất thạo ngón hồ cầm. Thúy Vân dáng yêu kiều, hiền dịu, thấy Thúy Kiều thạo hồ cầm, thường nhân lúc rảnh, can ngăn chị: - Âm nhạc không phải là công việc khuê phòng, e người ngoài nghe biết, không được nhã! Thúy Kiều nghe em can, nhưng không cho thế là phải, thường soạn bài ca bạc mệnh, phả vào hồ cầm, trăm vần thê lương, khiến người nghe đều chau mày rơi lệ…”. Sau mấy trang, khi nhân vật Kim Trọng xuất hiện, ông lại viết tiếp: “Kim Trọng chắp tay cúi lễ rồi lui ra thì thấy: Thúy Kiều mày nhỏ mà dài, mắt trong mà sáng, mạo như trăng thu, sắc tựa hoa đào, còn Thúy Vân thì tinh thần tĩnh chính, dung mạo đoan trang, có một phong thái riêng, khó mô tả…” (Kim Vân Kiều truyện, NXB ĐHQGHN, 1999). Hai đoạn văn - một văn kể, một văn tả - không có quan hệ liền kề, liền mạch. Vậy nhưng, đến với Nguyễn Du, nó được kết nối, tái tạo. Và, trong “Truyện Kiều”, khi trích riêng 24 câu tả hai chị em từ trong 32 câu về gia cảnh họ Vương vẫn có được một đoạn thơ với hình hài cân xứng, chặt chẽ: giới thiệu chung (Đầu lòng hai ả tố nga), gợi tả em (Vân xem trang trọng khác vời…), đặc tả chị (Kiều càng sắc sảo mặn mà…), rồi nhận xét về cảnh sống (Phong lưu rất mực hồng quần…). Nguyễn Du đã rất tinh tế trong việc tạo nên kết cấu cân xứng ấy, với dụng ý rõ ràng: miêu tả để người đọc có được những hình dung trọn vẹn về các nhân vật, cả chân dung và số phận, đặc biệt là nhân vật Thúy Kiều. Không khó để nhận ra bên cạnh sự kế thừa, tác giả truyện thơ đã lược bỏ và bổ sung nhiều chi tiết, thay đổi trật tự miêu tả. Vì sao có những điểm khác ấy, ngẫu nhiên hay có chủ đích? Cần lưu ý rằng thành công của thể truyện được thể hiện ở nhiều khâu, đặc biệt là khâu tạo tình huống - ở “Truyện Kiều” là tình huống Kim, Kiều gặp gỡ rồi đính ước - nhưng trước khi tạo tình huống thì khâu giới thiệu về nhân vật sao cho ấn tượng cũng vô cùng quan trọng. Đặt trong mạch truyện, đây là đoạn giới thiệu nhân vật chính, cho nên mọi thao tác nghệ thuật của Nguyễn Du đều nhằm chuẩn bị cho sự xuất hiện của Thúy Kiều - chính vì “Đoạn trường tân thanh” là câu chuyện xoay quanh cuộc đời và số phận chìm nổi trôi dạt của nàng. Theo đuổi mục đích biểu đạt rõ nét và sâu sắc bức tranh của số phận con người, một cách rất tự nhiên, từ những dòng thơ đầu Nguyễn Du đã khởi tạo một thế giới nghệ thuật mới.
Việc đối chiếu trên đây còn cho thấy, về bút pháp, văn Thanh Tâm Tài Nhân chủ yếu kể còn thơ Nguyễn Du lại thiên về gợi tả nhân vật. Tác giả “Truyện Kiều” đã vận dụng tài tình bút pháp ước lệ cổ điển, từ việc tạo nên kết cấu cân xứng đến các thủ pháp miêu tả. Và, từ trong khuôn khổ tư tưởng nghệ thuật thời trung đại, ngòi bút Nguyễn Du còn khẳng định những giá trị mới mẻ, vượt thời gian. Đó chính là sự trân trọng sắc đẹp, tài năng, phẩm cách con người được biểu hiện một cách tinh tế, cụ thể và rất độc đáo. Tuy nhiên, cái tinh tế và độc đáo trong cảm hứng nhân văn Nguyễn Du không phải bao giờ cũng được nhìn nhận, đánh giá và lý giải thật thuyết phục. Nhìn vào đoạn thơ này, dễ thấy dung lượng và cách tả khác nhau: người tả ít, người tả nhiều; người được tả trước, người được tả sau; người được tập trung vào ngoại hình, người lại được tả thêm về tài năng;… Từ những đặc điểm đó, hầu như người dạy rồi người học ai cũng dễ dàng gật đầu thống nhất ở những nhận xét quen tai về hiệu quả nghệ thuật của các thủ pháp mà Nguyễn Du vận dụng. Một ví dụ điển hình, sự tinh tế của tác giả khi miêu tả nhân vật Thúy Kiều được nhấn mạnh ở chỗ: “…chân dung Thúy Vân được miêu tả trước để làm nền nổi bật lên chân dung Thúy Kiều. Có thể coi đây là thủ pháp nghệ thuật đòn bẩy. Nguyễn Du chỉ dành bốn câu thơ để gợi tả Vân, trong khi đó dành tới mười hai câu thơ để cực tả vẻ đẹp của Kiều. Vẻ đẹp của Vân chủ yếu là ngoại hình, còn vẻ đẹp của Kiều là cả nhan sắc, tài năng, tâm hồn.” (Ngữ văn 9, tập một, SGV). Thậm chí, có ý kiến mang màu sắc đối thoại, kiểu: “Thúy Vân được giới thiệu trước. Nếu giới thiệu sau thì mất thú, vì Vân kém Kiều. Giới thiệu Thúy Kiều thì nói sắc đẹp trước, vì tương phản với Vân…” (trích theo Tư liệu Ngữ văn 9). Các thủ pháp biểu hiện trong văn học luôn mang ý nghĩa tư tưởng. Bình tĩnh đọc lại, vừa đặt trong tổng thể mạch truyện vừa xem xét các chi tiết trong đoạn trích, chúng tôi thấy cần cân nhắc những ý kiến có phần còn hời hợt kể trên, bởi nếu không cẩn trọng thì sẽ cắt nghĩa thiếu căn cứ, hiểu không chính xác về tư tưởng nhân văn Nguyễn Du. Điều chúng tôi quan tâm là ở chỗ làm thế nào để cảm nhận được thái độ và cảm xúc thẩm mỹ của tác giả trong toàn bộ câu chuyện, đặc biệt là trong từng chi tiết, từng thao tác của việc sáng tạo với những biểu hiện cụ thể ở đoạn trích cụ thể này? Ngoài những hiểu biết cơ bản thống nhất khi đọc hiểu trích đoạn Chị em Thúy Kiều trước đến nay, chúng tôi muốn làm sáng tỏ thêm điểmtinh tế và độc đáo của cảm hứng nhân văn Nguyễn Du qua việc lý giải câu hỏi: Cần hiểu như thế nào về thái độcủa tác giả thể hiện qua trình tự miêu tả? Liệu Thúy Vân có phải “được miêu tả trước để làm nền” trong cái gọi là “thủ pháp nghệ thuật đòn bẩy”? Liệu có thể nói rằng Vân “kém Kiều” và “tương phản với Kiều”?
Về trình tự miêu tả, như đã nói, tác giả hướng tới điều cốt yếu: nhằm chuẩn bị cho sự xuất hiện ấn tượng và trọn vẹn của nhân vật trung tâm Thúy Kiều. Đó là điểm khác và mới của Nguyễn Du so với Thanh Tâm Tài Nhân. Đặt vào toàn bộ tác phẩm, chỉ nên nhìn nhận sáng tạo ấy ở góc độ thể loại, hay nói cách khác, là sáng tạo thuộc về kĩ thuật viết truyện. Không nên xem đó như thủ pháp nghệ thuật đòn bẩy để rồi cái nhìn của người đọc bị hút vào những quan hệ tương phản, đối chọi dẫn đến thao tác nhận xét đâu là phía làm nền/ phông nền, đâu là phía được tôn lên/ tôn vinh; rồi định vị chính - phụ, so sánh hơn - thua... Thái độ của Nguyễn Du không phải như thế. Cái nhìn so sánh tương phản không phải là ấn tượng tác giả muốn đem lại cho người đọc, cho dù Thúy Vân là nhân vật phụ trong hệ thống nhân vật của Truyện Kiều, cho dù Thúy Kiều là nhân vật được nhà thơ dành cho nhiều tình yêu thương nhất, gửi gắm nhiều tâm sự nhất. Nhìn từ góc độ đoạn trích, với tư cách một văn bản có tính chỉnh thể tương đối, quan hệ của hai đối tượng miêu tả trong đoạn càng không phải là quan hệ tương phản, hơn - kém. Chính xác đó là quan hệ khác biệt. Quan hệ ấy được thể hiện từ những câu thơ đầu: “Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân”, “Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”. Khác về ngôi thứ và đặc điểm. Ngay khi giới thiệu nhân vật, bằng những hình ảnh ước lệ, tác giả tả chung “Mai cốt cách, tuyết tinh thần”, và nhấn mạnh nét riêng không thể lẫn “mỗi người một vẻ” trong cái hoàn hảo của “tố nga” “mười phân vẹn mười”. Phác thảo thôi mà hình hài nhân vật đã thoáng hiện trong cảm nhận của người đọc, ấn tượng cả cái chung và cái/ vẻ riêng. Nhấn mạnh/ lưu tâm/ trân trọng cái riêng trong quan hệ với cái chung, nhất là khi đang nói về nhan sắc của những mỹ nhân, mỗi người đẹp theo mỗi “vẻ” khác nhau, chứng tỏ Nguyễn Du rất tài tình, rất tinh đời và hiểu đời. Tinh thần nhân văn chủ nghĩa là ở đó, xuất phát từ ý thức/ nhận thức về dấu ấn con người cá nhân (ý thức về cái riêng trong cái chung) của tác giả. Truyền cảm hứng ấy vào nhân vật, để nhân vật sống với muôn đời, Nguyễn Du đã ghi dấu tư tưởng mới mẻ, vượt thời gian từ hơn 200 năm trước!
Như vậy, kế thừa của Thanh Tâm Tài Nhân rồi đảo trật tự miêu tả, lược bỏ chi tiết “cả hai chị em đều thạo thơ phú”…, tác giả “Đoạn trường tân thanh” không chỉ tạo nên sự khác biệt như đã nói, mà đó còn là sự lựa chọn nhằm biểu đạt dụng ý nghệ thuật riêng, xuất phát từ cảm hứng sáng tạo mãnh liệt. Do vị trí vai trò khác nhau của nhân vật trong hệ thống cốt truyện nên tác giả tả Vân trước Kiều sau, tả Vân ít tả Kiều nhiều. Cho nên, nói “chân dung Thúy Vân được miêu tả trước để làm nền nổi bật lên chân dung Thúy Kiều”, “lấy Vân làm nền để tô đậm Kiều lên” là hiểu không chính xác về thái độ và cảm xúc của Nguyễn Du. Nói rằng Vân “kém Kiều” và “tương phản với Kiều” lại cũng hiểu không đúng tinh thần nhân văn cụ Nguyễn.
Khi tạo ra nhân vật, nhà văn thường nhằm khái quát tính cách của con người, và mỗi nhân vật khái quát những tính cách khác nhau, thuộc về những môi trường khác nhau của đời sống. Qua Thúy Kiều và Thúy Vân, Nguyễn Du không nhằm so sánh, không phân biệt ai làm nền cho ai nổi bật, mà chính là nhằm khắc họa hai hình tượng nhân vật với những đặc điểm tính cách và số phận riêng. Cả hai nhân vật Thúy Vân và Thúy Kiều hiện lên như những hình tượng lý tưởng, hoàn thiện hoàn mỹ, được miêu tả bằng bút pháp ước lệ, bằng các chất liệu so sánh cao đẹp mượn từ thiên nhiên. Tuy nhiên, đáng chú ý là khi miêu tả chân dung, bằng ngòi bút tài hoa của mình, Nguyễn Du làm nổi bật được thần thái của từng nhân vật. Thần thái gắn với tính cách, tính cách làm nổi lên dự cảm về số phận - những điều sẽ được tác giả miêu tả về sau. Đó là hai người phụ nữ, hai thân phận đàn bà vốn cùng xuất thân từ nơi “Êm đềm trướng rủ màn che” nhưng những biến cố gia đình rồi sẽ biến họ thành những số phận khác nhau. Đặt nhân vật trong sự soi chiếu từ tổng thể mạch truyện như thế, người đọc mới mong có thể đến gần hơn với tấm lòng cụ Nguyễn qua những câu “Kiều” trong từng trích đoạn.
Nguyễn Du tả Thúy Vân không chỉ tả ngoại hình, mà ngoại hình ấy gắn với phẩm chất. Vẻ đẹp của Thúy Vân là vẻ đẹp vượt lên nhan sắc, vừa hài hòa phúc hậu, vừa nền nã sang quý, khiến khắp đất trời ai ai cũng cảm mến, nể vì. Không còn là miêu tả khách quan nữa, cụ Nguyễn đã dành những lời đẹp nhất bộc lộ cảm xúc ngợi ca con người “khác vời” cả về nhan sắc và đức hạnh ấy: “Vân xem trang trọng khác vời/ Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang/ Hoa cười ngọc thốt đoan trang/ Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”! Chẳng phải tác giả thiên về tả ngoại hình Thúy Vân mà bỏ qua phẩm hạnh, mà phải thấy con người có nhan sắc khác thường và phẩm hạnh sang quý đến như vậy thì chẳng còn gì để bút mực phải nói thêm. Còn với Thúy Kiều thì khác. Vân đã đẹp, Kiều lại “càng” tuyệt mỹ: “Kiều càng sắc sảo mặn mà/ So bề tài sắc lại là phần hơn/ Làn thu thủy, nét xuân sơn/ Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh/ Một hai nghiêng nước nghiêng thành/ Sắc đành đòi một, tài đành họa hai…”. Nguyễn Du viết “lại là phần hơn” trong cái ngữ điệu thể hiện cái tâm thế vừa ngắm vẻ đẹp này lại được ngắm vẻ đẹp khác, bộc lộ cảm hứng ngợi ca/ tung hô sắc tài vượt ngưỡng của con người, chứ không phải có ý so sánh hơn - kém giữa hai nàng. Nhan sắc vượt ngưỡng, phẩm hạnh hơn người và đa tài thiên bẩm - tất cả đều “phát tiết ra ngoài”, những điều đó oái oăm thay lại gắn với kiếp “đoạn trường”, lại là cái cớ chuốc lấy những ghét ghen. Dự cảm về kiếp “đoạn trường” ấy đã được bộc lộ khi tác giả khắc họa tài sáng tạo âm nhạc của Kiều. Với nàng, nghệ thuật như là tiếng nói huyền bí của nội tâm: “Khúc nhà tay lựa nên chương/ Một thiên Bạc mệnh lại càng não nhân”. Bắt đầu tả chân dung Kiều là “Kiều càng…”, khép lại dòng thơ khắc họa chân dung nàng thì “…lại càng não nhân”! Cho nên, có thể thấy, cùng với giọng điệu tụng ca/ tung hô sắc tài của nhân vật, chữ nghĩa Nguyễn Du còn có gì đó như muốn đay đả “số mệnh” trong khi nói đến cái “ghen” cái “hờn” của liễu, của hoa. Ngợi ca Thúy Vân, Nguyễn Du ngợi ca một người con gái có số phận coi như “êm đềm” giữa đời thường. Ngợi ca Thúy Kiều, Nguyễn Du ngợi ca sắc tài phẩm hạnh trong một thân phận bị nhấm chìm dưới đáy xã hội, thân phận gái điếm; Nguyễn Du đứng về phía nước mắt, đứng về phía cái đẹp, cái thiện bị cuộc đời đối xử bất công, bị chà đạp bầm dập. Cả hai người con gái sắc nước hương trời, phẩm hạnh hơn người sinh trưởng từ cuộc sống yên bình khuôn phép đều xứng đáng hưởng hạnh phúc. Nhưng rồi, “phận đàn bà” hóa ra “Lời rằng bạc mệnh…”! Nguyễn Du dành sự trân trọng, yêu thương cho cả hai nhân vật như nhau, trong mọi hoàn cảnh, “có đâu thiên vị người nào”…
Trên đây là một số ý kiến bàn thêm những biểu hiện của cảm hứng nhân văn Nguyễn Du trong đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” trên tinh thần đi tìm “những sắc thái biểu hiện tinh tế, độc đáo, cụ thể trong thái độ và cảm xúc thẩm mỹ của tác giả đối với con người và cuộc sống”. Có thể thấy sự trân trọng tài năng, phẩm chất con người của Nguyễn Du ở đoạn trích không chỉ dừng lại ở cảm thông, thấu hiểu mà còn ngợi ca, khẳng định, thậm chí còn thể hiện cảm xúc đau đớn và thái độ bất bình, bênh vực những giá trị thuộc về con người. Đặc biệt, bằng cảm hứng sáng tạo mãnh liệt, tư tưởng nhân văn Nguyễn Du có những biểu hiện độc đáo, mới mẻ, vượt thời đại. Có lẽ, nhờ những sáng tạo như thế, Đoạn trường tân thanh mới là kiệt tác!

16 tháng 3 2021

Câu 1

/Quần thể di tích Cố đô Huế .../Phố cổ Hội An. .../Thánh địa Mỹ Sơn. .../Hoàng thành Thăng Long. .../Thành Nhà Hồ .../Nhã nhạc cung đình Huế .../Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. .../Dân ca Quan họ 
16 tháng 3 2021

Câu 2

Di sản văn hóa là di sản của các hiện vật vật thể và các thuộc tính phi vật thể của một nhóm hay xã hội được kế thừa từ các thế hệ trước, đã duy trì đến hiện nay và dành cho các thế hệ mai sau.

Câu 3   Di sản văn hóa bao gồm tài sản văn hóa (như các tòa nhà, cảnh quan, di tích, sách, tác phẩm nghệ thuật, và các hiện vật), văn hóa phi vật thể (như văn hóa dân gian, truyền thống, ngôn ngữ và kiến thức) và di sản tự nhiên (bao gồm cảnh quan có tính văn hóa quan trọng và đa dạng sinh học).

Câu 4

Phải giữ gìn, bảo vệ di sản văn hoá vì:

     - Các di sản văn hoá phi vật thể rất dễ bị mai một cùng với thế hệ già, nếu không được bảo tồn, lưu giữ, truyền lại thì sẽ bị lãng quên. Ví dụ: Một nghệ sĩ cao tuổi hát ca Huế, ca trù, tuồng...

     - Các di sản văn hoá vật thể bị xuống cấp trầm trọng, hư hỏng do thời gian chiến tranh, do thiên nhiên, do ý thức của con người.

     - Những cổ vật quý hiếm của quốc gia bị đánh tráo, mất cắp.

Câu 5

-  Phải trông nom, giữ gìn cẩn thận 

- Thường xuyên di tu bảo dưỡng, tôn tạo và nâng cấp 

- Mỗi người, mỗi tổ chức cần phải có ý thức, trách nhiệm và tôn trọng di mọi di sản văn hóa kể cả vật thể hay phi vật thể.

- Như vậy ta mới có thể gìn giữ những di sản văn hóa từ đời này sang đời khác và luôn giữ được vẻ đẹp cùng với sự vững bền mãi với thời gian.

 

11 tháng 9 2023

Trả lời:

- Buổi ban mai: đất rừng yên tĩnh

- Nắng và gió: Nắng bắt đầu lên, gió bắt đầu thổi rao rao theo với khối mặt trời tròn đang tuôn ánh sáng vàng rực xuống mặt đất. Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Gió đưa mùi hương ngọt lan ra, phảng phất khắp rừng.

- Các loài vật: Đa dạng, nhiều hoạt động, sinh động và rất đẹp.

- Cây cối: Đa dạng, biết bao nhiêu cây.

5 tháng 5 2021

giúp đi mai thi r.. 

18 tháng 11 2021

Tham khảo 

https://www.google.com/url?sa=t&source=web&rct=j&url=https://hoc24.vn/hoi-dap/tim-kiem%3Fid%3D454383%26q%3DVi%25E1%25BA%25BFt%2520%25C4%2591o%25E1%25BA%25A1n%2520v%25C4%2583n%2520n%25C3%25AAu%2520c%25C4%2583m%2520nh%25E1%25BA%25ADn%2520c%25E1%25BB%25A7a%2520em%2520v%25E1%25BB%2581%2520%25C4%2591oan%2520tr%25C3%25ADch%2520%2522%2520m%25E1%25BA%25B9%2520t%25C3%25B4i%2520l%25E1%25BA%25A5y%2520v%25E1%25BA%25A1t%2520%25C3%25A1o%2520...%2520Th%25C6%25A1m%2520tho%2520l%25E1%25BA%25A1%2520th%25C6%25B0%25E1%25BB%259Dng%2520%2522%2520trong%2520v%25C4%2583n%2520b%25E1%25BA%25A3n%2520trong%2520l%25C3%25B2ng%2520m%25E1%25BA%25B9%2520c%25E1%25BB%25A7a%2520nh%25C3%25A0%2520v%25C4%2583n%2520nguy%25C3%25AAn%2520h%25E1%25BB%2593ng%2520.&ved=2ahUKEwiyi_nNoqL0AhVIsVYBHeIUD2EQFnoECAUQAQ&usg=AOvVaw2n2dEPtKw1_9bigtNoxlsQ

8 tháng 7 2021

Tham khảo nha em:

Nguồn: Hoidap247

Vị lãnh tụ vĩ đại Lê-nin đã từng nói rằng " học , học nữa , học mãi". Qua đó ta đã thấy rõ tầm quan trọng của việc học đối với mỗi người chúng ta . Vậy học được hiểu như thế nào ? Học được hiểu là một quá trình tích lũy . Là một quá trình học hỏi những kinh nghiệm từ những người đi trước. Học tập vốn là một quá trình khó khăn , đầy chông gai, mỗi học sinh cần vượt qua nó.  Học tập ở đây không phải là sự ép buộc từ gia đình . Mà nó phải là dự đam mê , sự chân thành khi học tập . Chỉ có như vây học mới thành công . Khi học ta phải biết cách tìm tòi và khám phá ra những phương pháp mới mẻ để tránh trường hợp chán nản và học vẹt. Vậy học có vai trò quan trọng như thế nào ? Chính việc học sẽ khiến ta tự tin bước lên cơn đường thành công mà ít bị vấp ngã . Trong một xã hội phát triển thì học sẽ khiến ta không bị lạc hậu và không thụt lùi so với người khác . Học tập khiến ta trở thành người trí thức và là một nhân tài cho đất nước .Giúp cho đất nước ngày càng một văn mình và phát triển . Qua đó , ta thấy học tập có vai trò rất quan trọng đối với mỗi người cũng như toàn xã hội . Là một người học sinh, tôi cảm thấy học tập và một phương pháp rất đúng đắn để đi lên con đường thành công . Qua đó , tôi sẽ phát huy tinh thần học tập bằng cách : tích cực và chủ động trong học tập, không học vẹt , lắng nghe bài giảng , tìm ra phương pháp học phù hợp với bản thân,...

Trợ từ+ câu ghép: In đậm nghiêng

13 tháng 7 2021

Cảm ơn bạn :))

 

23 tháng 11 2021

Ccccccccccccccc

Ccccccccccccccc

Ccccccccccccccc

23 tháng 11 2021

??

30 tháng 3 2022

Thời đại công nghệ thông tin đang ngày càng phát triển, tuổi thơ hôm nay đã dần xa rời các trò chơi dân gian quen thuộc và bổ ích như nhảy dây, nhảy lò cò, bịt mắt bắt dê, ô ăn quan, … mà thay vào đó là việc chơi các trò chơi điện tử trên máy vi tính và các trò chơi trực tuyến trên mạng internet. Có nhiều bạn ham mê những trò chơi này đến nỗi từ một học sinh giỏi, chăm ngoan mà nay lại sa đàm sao nhãng việc học. Vậy game là gì mà lại mang đến những hậu quả ghê gớm đến vậy?Trước hết, chúng ta cần tìm hiểu game là một loại trò chơi được lập trình sẵn trên máy vi tính, chúng ta chỉ cần một ít thao tác nhỏ là cỏ thể tham gia vào được. Game được tạo ra là để phục vụ cho việc giải trí của con người nhưng hiện nay, do ý thức của một số bạn trẻ không được tốt mà game đã mang lại nhiều hậu quả hơn là chỉ để giải trí đơn thuần. Nhiều người ham mê chơi game mà dần dần đã trở nên sa đà, đắm chìm vào thế giới ảo dẫn đến việc làm cho chính bản thân họ trở thành “nghiện game”. “Nghiện game” hiện tại đã trở thành một “căn bệnh” nghiêm trọng, một vấn nạn của toàn xã hội. Một khi chúng ta đã “nghiện” thì ta sẽ sẵn sàng đốt cháy cả tiền bạc, thời gian vào những trò chơi đó. Thật đáng sợ thay, những người chịu ảnh hưởng nặng nhất của “căn bệnh” này lại chính là bản thân các bạn học sinh chúng ta – những người đang còn ngồi trên ghế nhà trường. Các bạn sẵn sàng bỏ một, hay giờ đồng hồ hoặc thậm chí là … cả một ngày để “luyện game” ở các quán net, trong khi với số thời gian đó các bạn có thể làm được rất nhiều bài toán khó, rất nhiều bài văn hay. Hâm mê chơi game còn có thể làm cho tiền bạc tiêu tán một cách nhanh chóng. Tiền tiết kiệm của bạn ư ? Tiền ăn sáng mà bố mẹ đưa cho bạn ư ? Tất cả sẽ nhanh chóng bốc hơi hết chỉ trong vài ba giờ đồng hồ “tu luyện” của các “cao thủ quán net”.Ngoài việc làm hao tốn thời gian và tiền bạc thì nghiện game còn có thể dẫn đến những hậu quả rất khôn lường. Game có thể khiến một bạn học sinh chăm ngoan học giỏi , đạo đức tốt thành một “con nghiện” , suốt ngày chỉ biết cắm đầu vào máy tính dẫn đến việc sức khỏe sa sút, học hành yếu kém. Mê game cũng sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe của người chơi. Tháng 11 năm 2007, báo chí Trung Quốc đã đưa tin: một học sinh Trung Quốc đã đột quỵ ngay tại bàn vi tính sau gần hai ngày chơi game liên tục không ngừng nghỉ. Thật đáng ghê sợ! Rồi còn biết bao nhiêu chuyện lừa lọc, cướp của, giết người do chính những bạn học sinh tuổi đời còn rất trẻ gây ra chỉ với mục đích là lấy tiền để thỏa mãn ước mơ trở thành “cao 1 thủ”. Ban đầu các bạn chỉ là xin tiền bố mẹ nhưng dần dần đã chuyển sang nói dối, lừa bịp bố mẹ để lấy được số tiền nhiều hơn. Rồi cũng chính từ việc thiếu tiền chơi game mà đã dẫn đến nhiều vụ cướp của giết người rất dã man. Mới đây thôi, bao chí đã đăng tin : một vụ giết người cướp của đã xảy ra mà hung thủ chỉ mới là … một học sinh lớp tám. Chỉ vì thiếu tiền chơi game mà cậu học sinh ấy đã đột nhập vào nhà của một chị gái hàng xóm để ăn cắp tiền, đến khi bị phát giác thì cậu đã liên tiếp dùng rìu đánh vào đầu nạn nhân đến tử vong. Thật đáng kinh hãi!Chơi game khiến cho đầu óc chúng ta trở nên mụ mị, lẫn lộn giữa cuộc sống thực và ảo, làm chúng ta hao tốn tiền bạc và thời gian, khiến sức khỏe sa sút, làm thay đổi cả nhân cách và đạo đức của con người, … Vậy làm thế nào để chúng ta có thể tránh xa những tác hại ghê gớm ấy? Đối với các bạn học sinh – những nạn nhân bị ảnh hưởng nặng nhất của căn bệnh này – thì từ bây giờ phải biết chăm chỉ học tập, tu dưỡng đạo đức cho thật tốt để sau này trở thành công dân có ích cho xã hội, tránh sa đà vào các trò chơi điện tử vô bổ, tốn thời gian để không phải nhận lấy những hậu quả không tránh khỏi.Chơi game không hẳn đã là xấu, chỉ là chúng ta chưa biết cách để sử dụng chúng như một trò chơi để giải trí thực sự. Tất cả chúng ta hãy biết cách chơi game sao cho thật lành mạnh, không sa đà và cần phải chú tâm hơn nữa vào việc học và phát triển đạo đức, nhân cách để mỗi chúng ta đều có thể trở thành con ngoan của bố mẹ, trò giỏi của thầy cô và mai này là trở thành một công dân có ích cho Tổ quốc, góp phần đưa đất nước chúng ta phát triển vững bền.

21 tháng 2 2016

Đã qua những ngày Tết cổ truyền, con lại bước chân lên tàu, và đi, đi đến một miền đất xa xôi mà con đã chọn để học tập. Con đi xa mẹ, xa gia đình, xa bạn bè và xa quê hương. Ôi! Hai tiếng quê hương! Nhớ quê! Con chỉ biết khóc, con thấy đâu đây vị ngọt, ngọt ngài của nước mắt, chính quê hương đã ban cho con những giọt nước mắt ngọt ngào đó. Ngày mai, con sẽ xa nơi này, đến phương trời kia, không phải là phương trời quen thuộc như mỗi lần con nằm dưới bãi cỏ và ngắm nhìn. Đi! Đi thật xa! Gặp những con người mới của xứ lạ.Con sẽ nhớ... . ấy Dưới bầu trời xa lạ ấy , quê hương con nằm ở đây, trong tim này của con. 

Câu đặc biệt gạch

 Câu rút gọn màu trắng

Câu trạng ngữ màu tráng không nghiêng

2 tháng 3 2016

Xuân! Xuân đến thật rồi.  Trong vườn, cây cối bỏ đi cái áo khoác mà đã mang suốt mùa đông lạnh lẽo để thay vào đó là bộ quần áo mới mang màu xanh, màu êm dịu. Hoa khoe sắc, lộng lẫy. Xuân nhẹ nhàng gói mưa vào trong nắng, chập chờn những cơn mưa vội vã ban chiều, không mỏng manh. Xuân ôm từng hạt nắng trong từng bông cúc vàng, nhuộm sắc những cơn mưa phùn nhỏ còn đọng sương. Cơn mưa phùn vô tình đã làm mùa xuân rét ngọt, một cái rét tượng trưng. Những luồng gió nồm cứ thổi, thổi mãi thành cái đẹp của mùa xuân. Ôi ! thật là đẹp.

Câu đặc biệt :  Xuân !

Câu rút gọn : Ôi ! thật là đẹp