Soạn bà Mẹ tôi
- Phương thức biểu đạt chính
-Thể loại
-Đại ý
-Tìm bố cục của văn bản , nội dung từng phần
-Trả lời câu hỏi trong phần đọc hiểu
Giúp mk soạn bài Mẹ tôi nhé
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Văn bản trên chia làm 3 phần và ranh giới các phần : - Phần 1 : câu mở bài - Phần 2 : từ « học trò theo ông » đến « cho vào thăm ». - Phần 3 : câu kết bài.
Phần 1 : phần mở bài, chỉ có 1 câu « Ông Chu Văn An đời Trần nổi tiếng là một thầy giáo giỏi, tính tình cứng cỏi, không màng danh lợi ». Giới thiệu nhân vật và nội dung câu chuyện sẽ kể. Phần 2 : phần thân bài kể diễn biến câu chuyện về ông Chu Văn An dạy học. Thái độ của ông đối với vua Dụ Tông, can ngăn không được, ông trả mũ áo từ quan. Học trò của ông từ người làm quan to đến thường đều nể sợ ông. Phần 3 : phần kết bài nêu hai câu nhận định, đánh giá về ông khi ông mất. « Khi ông mất mọi người đều thương tiếc. Ông được thờ tại Văn Miếu ở kinh đô Thăng Long ».
3 phần nhé
p1: từ đầu đến mây lướt ngang trên ngọn núi
n.dung: miêu tả tâm trạng của chú bé trên đường đến trường
Là buổi sớm đầy sương thu và gió lạnh chú bé cảm thấy mình trang trọng và đứng đắn trong chiếc áo vải dù đen dài – Lòng chú tưng bừng, rộn rã khi được mẹ âu yếm nắm tay dắt di trên con đường dài và hẹp – Cậu bé cảm thấy mình xúc động, bỡ ngỡ, lạ lùng – Chú suy nghĩ về sự thay đổi – Chú bâng khuâng thấy mình đã lớn
p2: tiếp đến Và ngày mai lại được nghỉ cả ngày nữa
n.dung: miêu tả tâm trạng của chú bé khi đứng trước sân trường
Ngạc nhiên, bỡ ngỡ, vì sân trường hôm nay thật khác lạ, đông vui quá – Nhớ lại trước đâythấy ngôi trường cao ráo sạch sẽ hơn các nhà trong làng. Nhưng lần này lại thấy ngôi trường vừa xinh xắn, oai nghiêm đĩnh đạc hơn – Chú lo sợ vẩn vơ, sợ hãi khép nép bên người thân – Chú cảm thấy trơ trọi, lúng túng, vụng về…. – Khi nghe ông đốc gọi tên, chú bé giật mình, lúng túng , tim như ngừng đập … oà khócnức nở.
p3: tiếp theo cho đến hết
n.dung: miêu tả tâm trạng của cậu bé khi dự buổi học đầu tieKhi vào lớp học, cảm xúc bâng khuâng, hồi hộp dâng lên man mác trong lòng cậu . Cậu cảm thấy một mùi hương lạ bay lên. Thấy gì trong lớp cũng lạ lạ hay hay rồi nhìn bàn ghế rồi lạm nhận đó là của mình.
1. biểu cảm
2. Nội dung chính: bày tỏ tình cảm, suy nghĩ, cảm nhận của tác giả về con người Sài Gòn và mảnh đất Sài Gòn cùng những ước mong Sài Gòn nhanh hết "bệnh Covid".
3. Từ ngữ: nhân hậu, mộc mạc hiền từ, thân thiết, bình yên, ấm áp, lặng lẽ, bao dung, nghĩa tình.
Hình ảnh: bà mẹ, tình người.
4. Mục đích nói: trần thuật.
Hành động nói: trình bày.
5. Gửi gắm những mong muốn: Sài Gòn mau hết dịch covid, trở về với điểm đến du lịch, đầu tàu kinh tế của cả nước, để người dân Sài Gòn trở về với cuộc sống thường nhật, hoạt động thương mại - dịch vụ - du lịch lại nhộn nhịp sôi động như trước.
Em sẽ làm: thực hiện chuẩn 5k, luôn cách xa người khác ít nhất 2m, luôn vệ sinh nhà cửa, luôn rửa tay, đeo khẩu trang thường xuyên và giúp đỡ quyên góp theo điều kiện gia đình.
Văn bản mẹ tôi được chia làm 3 phần
Vì nói lên hình ảnh của người mẹ đối với con
- Văn bản này được xếp vào nhóm văn bản nhật dụng (xem thêm trong bài Cổng trường mở ra của Lí Lan). Vấn đề trọng tâm trong đó là quyền trẻ em – một trong những nội dung cơ bản mà các văn bản nhật dụng trong Chương trình Ngữ văn 7 đề cập.
- Phương thức biểu đạt chủ yếu của văn bản là tự sự. Ngoài ba cuộc chia tay tạo thành ba yếu tố hạt nhân của văn bản, tác giả còn sử dụng phương thức biểu cảm qua cách kể chuyện đồng thời bộc lộ trực tiếp cảm xúc của nhân vật chính (cũng là người trong cuộc). Sự kết hợp khéo léo giữa hai phương thức này giúp cho văn bản có được giọng điệu truyền cảm, gợi lên nhiều nỗi xa xót trong tâm hồn bạn đọc.
- Bố cục: 3 phần:
+ Phần 1 (từ đầu đến “hiếu thảo như vậy”): Cảnh hai anh em chia đồ chơi
+ Phần 2 (tiếp đó đến “trùm lên cảnh vật”): Thủy chia tay lớp học
+ Phần 3 (còn lại): Cảnh hai anh em chia tay
- Tóm tắt:
Thành và Thủy là hai anh em hết mực yêu thương nhau nhưng lại phải chia tay nhau vì bố mẹ họ ly dị. Trước khi chia tay, hai anh em chia đồ chơi cho nhau. Thành nhường hết đồ chơi cho em. Thủy sợ anh lại gặp ác mộng, chia cho anh con búp bê Vệ Sĩ để nó canh giấc ngủ cho anh, còn em nhận lấy con Em nhỏ. Hai anh em còn đến trường để Thủy chia tay với cô giáo và bạn bè. Cô giáo tặng Thủy một quyển sổ và một chiếc bút máy nắp vàng nhưng em không dám nhận vì mẹ đã sắm cho em một thúng hoa quả để ra chợ ngồi bán. Trước khi chia tay, Thủy suy nghĩ lại, đã đưa luôn cho anh con búp bê Em Nhỏ, đề hai con búp bê không bao giờ phải xa nhau như Thành và Thủy.
Chúc bạn học tốt!
- Thể loại
- Văn bản nhật dụng viết theo kiểu văn bản tự sự.
- Đại ý
- Truyện viết về cuộc chia tay đầy nước mắt đau xót, buồn tủi của hai anh em Thành - Thủy (qua chuyện chia tay của những con búp bê)
- Khẳng định và ca ngợi những tình cảm tốt đẹp, trong sáng của tuổi thơ.
- Tóm tắt
- Thành và Thủy là hai anh em hết mực yêu thương nhau nhưng lại phải chia tay nhau vì bố mẹ họ ly dị. Trước khi chia tay, hai anh em chia đồ chơi cho nhau. Thành nhường hết đồ chơi cho em. Thủy sợ anh lại gặp ác mộng, chia cho anh con búp bê Vệ Sĩ để nó canh giấc ngủ cho anh, còn em nhận lấy con Em nhỏ. Hai anh em còn đến trường để Thủy chia tay với cô giáo và bạn bè. Cô giáo tặng Thủy một quyển sổ và một chiếc bút máy nắp vàng nhưng em không dám nhận vì mẹ đã sắm cho em một thúng hoa quả để ra chợ ngồi bán. Trước khi chia tay, Thủy suy nghĩ lại, đã đưa luôn cho anh con búp bê Em Nhỏ, đề hai con búp bê không bao giờ phải xa nhau như Thành và Thủy.
- Bố cục
- Đoạn 1. Từ đầu…”hiếu thảo như vậy”: Cảnh hai anh em chia đồ chơi.
- Đoạn 2. Tiếp…”trùm lên cảnh vật”: Thủy chia tay lớp học.
- Đoạn 3. Còn lại: Hai anh em chia tay nhau.
Soạn bài Mẹ tôi:
1. Văn bản là một thư của người bố gửi cho con, nhưng tại sao tác giả lại lấy nhan đề “Mẹ tôi”.
Trả lời:
- Hình thức của văn bản là bức thư của người bố gửi cho con nhưng nội dung mà bức thư đề cập đến lại là người mẹ. Người mẹ là nhân vật chính của câu chuyện.
- Người bố viết thư vì thái độ vô lệ của con đối với mẹ, mục đích giáo dục con cần phải lễ độ và kính yêu mẹ. Vì vậy nhan đề "Mẹ tôi" là hoàn toàn chính xác.
2. Thái độ của người bố đối với En-ri-cô qua bức thư là thái độ như thế nào? Dựa vào đâu mà em biết được? Lí do gì khiến ông có thái độ ấy?
Trả lời:
Bài văn kể lại câu chuyện En-ri-cô đã lỡ thốt ra một lời thiếu lễ độ với mẹ lúc cô giáo đến thăm. Trong bức thư viết cho En-ri-cô, người bố tỏ thái độ hết sức buồn bã và tức giận trước sự việc đó. Thái độ đó được thể hiện rất rõ qua những lời lẽ trong thư:
- “… như một nhát dao dăm vào tim bố vậy ”
- “ bố không thể nén được cơn tức giận đối với con"
“Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó "
- "... cái dấu vết vong ân bội nghĩa trên trán con ”
- "... thà rằng bố không có con, còn hơn là thấy con bội bạc với mẹ ”
- "... bố sẽ không thể vui lòng đáp lại cái hôn của con được”
3. Trong truyện có những hình ảnh những chi tiết nào nói về người mẹ En-ri-cô qua đó em hiểu mẹ của En-ri-cô là người như thế nào?
Trả lời:
Trong truyện có một số hình ảnh, chi tiết nói về người mẹ của En-ri-cô:
- Mẹ thức suốt đêm chăm sóc, lo lắng khi con bị bệnh.
- Mẹ có thể hi sinh mọi thứ vì con, thậm chí hi sinh cả tính mạng của mình để cứu sống con.
Qua đó, em hiểu mẹ của En-ri-cô là người yêu thương con mình nhất trên đời.
4. Theo em điều gì đã khiến En-ri-cô xúc động khi đọc thư bố?
Trả lời:
Các lí do đã khiến En-ri-cô “xúc động vô cùng” khi đọc thư của bố:
- Vì bố gợi lại những kỉ niệm giữa mẹ và En-ri-cô.
- Vì những lời nói rất chân tình và sâu sắc của bố.
- Vì thái độ kiên quyết và nghiêm khắc của bố.
5. Theo em tại sao người bố không nói trực tiếp với En-ri-cô mà lại viết thư?
Trả lời:
Người bố không nói trực tiếp với En-ri-cô mà lại viết thư có thể có nhiều lí do:
- Những tình cảm, những điều kín đáo, tế nhị nhiều khi không nói trực tiếp được.
- Truớc những vấn đề như vậy, qua thư, người con đỡ bị tự ái, xấu hổ trước mặt cha mình
- Viết thư như vậy, người cha muốn con mình có dịp đọc đi đọc lại nhiều lần suy ngẫm kĩ và thấm thía những điều trong thư.
- Cũng có thể cha con ít có điều kiện về cơ hội và thời gian để gặp nhau nhiều.
Chúc bạn học tốt!
Câu 1
Nhan đề tác phẩm là Mẹ tôi gợi cho chúng ta hướng tiếp cận khác về tác phẩm
- Tác giả không trực tiếp trình bày những suy nghĩ của con về mẹ mà thể hiện dưới hình thức bức thư của bố viết co con khi con phạm lỗi
→ Điều này tạo nên tác động tâm lý, một hiệu quả thẩm mĩ lớn lao
Câu 2
- Câu chuyện kể về việc En-ri-cô đã phạm lỗi “lúc cô giáo đến thăm, khi nói với mẹ… nhỡ thốt ra một lời nói thiếu lễ độ”
- Người bố khi phát hiện ra điều đó ông đã hết sức buồn bã và tức giận, điều này thể hiện qua:
+ Sự hỗn láo của con như nhát dao đâm vào tim bố
+ Bố không thể nén cơn tức giận đối với con
+ Thà bố không có con còn hơn thấy con bội bạc với mẹ
+ Bố không thể vui lòng đáp lại cái hôn của con được
Câu 3
Người mẹ En-ri-cô hiện lên qua lời kể của người bố:
+ Thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi để trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại.
+ Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn
+ Người mẹ có thể ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con
⇒ Người mẹ En-ri-cô nhân hậu, hết lòng vì con, thậm chí có thể hi sinh cả tính mạng vì con
Câu 4
En-ri-cô xúc động vô cùng khi đọc thư của bố, vì:
a, Bố gợi lại những kỉ niệm giữa mẹ và En-ri-cô
c, Thái độ kiên quyết và nghiêm khắc của bố
d, Vì những lời nói chân tình và sâu sắc của bố
Ngoài ra, còn vì En-ri-cô hối hận, xấu hổ trước lỗi lầm của mình
Câu 5
Người bố không trực tiếp nói với đứa con mà chọn cách viết thư:
- Người bố En-ri-cô muốn con phải đọc kĩ, suy ngẫm, tự rút ra bài học cho bản thân
- Đây cũng là cách giữ thể diện cho người bị phê bình
- Thể hiện đây là người bố tinh tế, rất tâm lí và sâu sắc