viết đoạn văn thuyết minh về cây kéo, ngắn gọi đủ ý nha mng, có sử dụng biện pháp so sánh, kể chuyện, tự thuật, hỏi - đáp theo lối nhân hóa, .............
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Trong cuộc sống của mỗi người, mỗi nhà, những công việc thường ngày trong gia đình đều cần đến chúng tôi, không những vậy, trong một số lĩnh vực như công nghiệp, thủ công nghiệp, y tế (so sánh)… chúng tôi là một vật dụng rất quen thuộc. Chắc hẳn các bạn đã đoán chúng tôi là ai rồi chứ, chúng tôi là họ hàng nhà kéo đấy.
Chúng tôi được sinh ra ở đâu và tự bao giờ thì vẫn còn là sự tranh cãi giữa mọi người trong dòng tộc. Xuất phát điểm cho sự phát triển của họ hàng nhà tôi dường như bắt đầu từ việc dùng đồng thời một cặp dao một lúc. Đó là hai lưỡi dao rời nhau. Trong khi một tay giữ lưỡi dao nằm dưới, tay kia thực hiện động tác cắt. Những di vật thuộc thế kỷ 2 – 3 sau Công nguyên (CN) tìm thấy ở khu vực La Mã - sông Ranh đã chứng minh cho điều đó . Nhưng có thể chúng tôi đã xuất hiện trước đó rất lâu.
Họ hàng nhà Kéo chúng tôi không hề ít người tí nào đâu nhé! Chúng tôi có nhiều loại tùy theo tính chất công việc từng loại kéo mà người ta sáng tạo ra các mẫu kéo phù hợp với công dụng như: kéo chốt đuôi, kéo kẹp, kéo bấm, kéo khớp…
Kéo được cấu tạo bằng hai thanh kim loại được mài sắc tạo thành lưỡi kéo, phần đuôi uốn cong tạo thành tay cầm. Lưỡi kéo có thể được làm bằng sắt hay một hợp chất sắt pha gang, phần tay cầm được bọc bởi một lớp nhựa dẻo hoặc nhựa cứng. Chúng tôi được sử dụng để cắt mỏng vật liệu khác nhau, chẳng hạn như giấy, bìa các tông, lá kim loại, nhựa mỏng, vải, sợi dây thừng và dây điện. Ngoài ra, Kéo cũng được sử dụng để cắt tóc và thực phẩm, hay dùng trong y tế khi phẫu thuật…
Tóm lại, họ hàng nhà Kéo chúng tôi là một vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống, tuy nhỏ nhưng kéo lại được sử dụng rộng rãi hàng ngày. Vì vậy, chúng tôi có rất có ích cho cuộc sống của con người, không có chúng tôi, mọi người sẽ rất vất vả khi xử lý một việc nào đó mà dùng dao hoặc sức bằng tay mà con người không thể làm tốt được. Họ nhà Kéo của tôi rất tuyệt vời phải không nào?
Tham khảo:
Nhân hóa: in đậm.
Xin chào mọi người ! Tôi là chú kiến đen có ngoại hình nhỏ con . Hôm nay tôi sẽ giới thiệu cho các bạn về tôi và các anh em khác trong dòng họ . Tôi là Kiến Gió. Tôi là một côn trùng thuộc bộ Cánh màng . Tôi có kích thước thay đổi từ 0,75 đến 52 milimét .Tôi có một cái đầu nhỏ và những chiếc chân bé lúc nào cũng nhanh nhẹn . Dòng họ tôi cũng có ngoại hình như tôi . Hàng ngày , tôi và các anh em trong nhà thường đi tha mồi về tổ . Chúng tôi luôn đoàn kết để đem những thức ăn về dự trữ mùa đông . Ngoài loài Kiến Gió ra , tôi còn có hơn 100 triệu loài kiến trên khắp thế giới . Tuy chưa được gặp các anh em nhưng lòng tôi luôn vui khi họ thường xuất hiện trên các trang mạng của loài người . Loài kiến chúng tôi rất có ích cho hệ sinh thái . Chúng tôi đóng góp khoảng 15 – 20% hoặc trung bình là 25% nếu ở vùng nhiệt đới . Các bạn thấy không ? Tôi và các anh em rất hữu ích cho loài người và hệ sinh thái phải không nào ?
Giờ ra chơi, trường ồn như vỡ chợ. Vài nhóm nữ sinh tụ tập dưới tán lá mát rượi của cụ bàng; từng cặp từng cặp bạn nam chơi đá cầu với nhau, trên vai ai nấy đều ướt đẫm ánh nắng; một đám học sinh khác lại ùa đến căn-tin ăn quà vặt;... Cảnh vui tươi, nhộn nhịp đó khó có người học trò nào quên được. Bởi sau mỗi giờ ra chơi lại khiến chúng tôi thấy tinh thần sáng khoái hơn, tràn trề sức lực để học tập tốt hơn.
*lại: phó từ chỉ sự tiếp diễn tương tự.
*ồn như vỡ chợ: so sánh
*cụ bàng: nhân hóa kiểu dùng những từ vốn dùng để gọi người để gọi sự vật.
*ướt đẫm ánh nắng: ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. (thị->xúc)
*trường: hoán dụ kiểu lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.
iờ ra chơi, trường ồn như vỡ chợ. Vài nhóm nữ sinh tụ tập dưới tán lá mát rượi của cụ bàng; từng cặp từng cặp bạn nam chơi đá cầu với nhau, trên vai ai nấy đều ướt đẫm ánh nắng; một đám học sinh khác lại ùa đến căn-tin ăn quà vặt;... Cảnh vui tươi, nhộn nhịp đó khó có người học trò nào quên được. Bởi sau mỗi giờ ra chơi lại khiến chúng tôi thấy tinh thần sáng khoái hơn, tràn trề sức lực để học tập tốt hơn.
*lại: phó từ chỉ sự tiếp diễn tương tự.
*ồn như vỡ chợ: so sánh
*cụ bàng: nhân hóa kiểu dùng những từ vốn dùng để gọi người để gọi sự vật.
*ướt đẫm ánh nắng: ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. (thị->xúc)
*trường: hoán dụ kiểu lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.
Chọn trò chơi đua thuyền nhé!
Mở đoạn:
- Giới thiệu lễ hội đua thuyền.
+ Trò chơi đua thuyền có nguồn gốc từ rất lâu đời, có mặt trong văn hóa Hy Lạp cổ đại, nơi các cuộc đua thuyền được tổ chức. Từ đó, trò chơi đua thuyền lan rộng sang các quốc gia khác trên thế giới và trở thành một hoạt động thể thao giải trí phổ biến.
Thân đoạn:
- Giải thích cách chơi trò chơi này.
- Muốn chơi trò này cần bao nhiêu người, dùng những đồ gì?
+ cần ít nhất là 2 người chơi cùng trên một con thuyền hoặc đến 10 - 12 người. Chia thành 2 đội (hay nhiều đội) đua với nhau. (phương pháp thuyết minh dùng số liệu)
+ dùng thuyền nhỏ hoặc tàu nhựa, bè chèo hay máy chèo, và một vùng nước đủ rộng để diễn ra cuộc đua. (phương pháp thuyết minh liệt kê)
- Khung cảnh lúc trò chơi đua thuyền diễn ra như thế nào?. Con người khi đó ra sao?
+ Những chiếc thuyền cố gắng nhanh nhảu lướt trên mặt nước như chiến mã. (Nhân hóa)
+ Các đội đua sẽ xuất phát từ một điểm cố định và cố gắng đến đích nhanh nhất. Họ cần có sự khéo léo, sức mạnh và sự phối hợp đoàn kết tốt để điều khiển thuyền và vượt qua đội kia để về đích sớm nhất.
+ Khán giả: ồn ào, náo nhịp đông đúc người tham dự xem rất hào hứng, ai ai cũng ăn mặc đẹp đẽ vô cùng.
+....
- Ý nghĩa của trò chơi đua thuyền là gì?
+ tạo ra một môi trường thú vị và kích thích cho người chơi, đồng thời thể hiện sự phối hợp và tinh thần đồng đội trong việc điều khiển thuyền.
+ hoạt động thể dục ngoài trời giúp cải thiện sức khỏe, tăng cường sự rèn luyện cơ bắp và sự kiên nhẫn. Ngoài ra, đua thuyền cũng có thể được tổ chức như một sự kiện thể thao hoặc gây quỹ từ thiện. (so sánh)
+ thể hiện sự đồng lòng, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau giữa mọi người với nhau.
+ thể hiện ý chí thi đua trong lao động.
+ ........
- Em có thích trò chơi đua thuyền này không? Vì sao?
+ Em rất thích đua thuyền. Vì nó mang lại cho em cảm giác thoải mái, vui vẻ cùng với mọi người.
Kết đoạn:
- Tổng kết lại vấn đề.
(Tham khảo thêm trên mạng để đầy đủ nha:")
Cây chuối ngự, theo các cụ kể ít ra đã có từ thời nhà Trần. Từ phủ Thiên Trường đến ngoại thành Nam Định, các làng xóm ở Hà Nam, nhiều vùng đất là quê hương, là thái ấp các vua quan nhà Trần. Những ông vua thương dân, đánh giặc giỏi, lại được dân quý trọng, trồng lên loại sản vật quý giá dâng vua: chuối ngự.
Trồng chuối cũng kỳ công, từ mùa xuân năm nay đến mùa xuân năm sau mới ra hoa kết trái. Khác với cây chuối ngự trâu, quả to, ăn nhạt, chuối ngự thóc (hay còn gọi là chuối ngự mít) là loại được chọn tiến vua. Qua mùa bão táp mưa sa, cây càng phải gìn giữ kỹ. Mỗi cây có một cột tre làm nơi nương tựa. Ngay đến chăm sóc, chuối ngự cũng cầu kỳ, "ăn" sạch các loại bùn ao, nước gạo, dầu lạc, chớ không ưa các loại phân uế tạp.
Chuối ngự đậu quả, không để chín cây mà phải giấm rất kỳ công. Lò giấm vách đất, chứa đựng mươi buồng, đủ nhiệt độ cho chuối chín mà không nẫu. Mùa chuối chín, hương thơm tỏa đầy ắp nhà. Quả chuối ngự xinh xinh, bụ bẫm, cuống thanh thanh. Các cụ ngày xưa ví như "búp tay cô gái" kéo sợi dệt vải quê đồng chiêm. Vỏ chuối vàng óng như lụa, bóc vỏ, ruột lộ ra liền. Quả chuối mềm nuột, mầu vàng nhạt, cắn một miếng, lộ ra ruột vàng sậm, thơm nức. Cái ngọt đậm đà đầu lưỡi.
Mùa chuối ngự, ở chợ Rồng, chợ Viềng, mầu vàng sáng rực chợ. Cái mầu vàng làm say lòng Nguyễn Tuân khi thăm chợ Rồng: "Tơ chín vàng, chuối chín vàng. Mầu hoa hòe nở rộ vào mỗi mùa nhập trường thi chữ Hán ngày xưa, cũng khó mà đọ được với vàng chuối, vàng tơ của chợ Rồng chói lọi. Cái màu vàng giãy nãy lên ấy, tưởng chỉ có được trong nghệ thuật và tranh mầu".
Tơ, lụa, chuối, theo Nguyễn Tuân, làm cả chợ rực sáng lên như nhuộm tắm trong một cái ráng trời óng lộng cuối mùa thu.
Làng Đại Hoàng, đất của chuối ngự, cũng chính là làng quê của nhà văn Nam Cao. Nghe kể, thời đi dạy học đi viết văn ở Hà thành, Nam Cao rất nhớ món chuối ngự làng mình. Ông đi chợ, gặp chuối ngự là mua về, để thơm nức mới thưởng thức, như nhớ về rặng tre, vườn chuối thân thương.
Khu vườn nhà ông nội em trồng rất nhiều cây nho. Những giàn nho mọc đều tăm tắp với hàng nghìn chùm mọng nước, treo lủng lẳng. Gốc nho to bằng miệng chiếc chén nhỏ, có màu nâu đen. Những cành nho có thể dài tới ba, bốn chục mét, cây này đan vào cây kia như một gia đình đoàn kết. Lá nho to hơn bàn tay xoè, màu xanh ngát. Quả nho mọc thành chùm dài, quả nào quả nấy cứ tròn xoe, mọng nước. Khi chín, vỏ nho chuyển dần sang màu màu đỏ, bên ngoài được phủ một lớp bột sáp. Hương vị của quả nho rất tuyệt. Chúng có vị ngọt sắc, rất giòn và thơm ngon. Em rất thích ăn quả nho.
Trong cuộc sống, chúng ta ai cũng đều rất quen thuộc với chiếc bút bi, đã từng và đang sở hữu những cây bút bi đầy sắc màu.Bút bi là phương tiện rất hữu ích và tiện dụng. Bút bi gúp cho việc học tập, viết lách, làm việc trở nên hiệu quả và nhanh chóng hơn. Các nghệ nhân, họa sĩ có thể sử dụng bút bi để sáng tạo nghệ thuật như vẽ chân dung, cảnh vật hay xăm hình nghệ thuật. Bút bi còn là món quà ý nghĩa cho người thân, bạn bè,... Không những thế, bút bi còn đc dùng quảng bá thương hiệu doanh nghiệp, giới thiệu sản phẩm với giá cả hợp lý. Do vỏ bút bi có rất nhiều màu sắc: xanh, hồng, vàng, thậm chí là màu trong suốt, và màu mực bút cũng rất đặc sắc như đen, xanh, đỏ, tím,..., bút nhỏ gọn, nhẹ và bền, nhiều hình dáng kiểu loại khác nhau nên bút bi rất thông dụng, nhất là đối với HS, GV, hoặc nghề nghiệp viết lách, ...v.v
I. MỞ BẢI
Dẫn dắt và giới thiệu về đối tượng cần thuyết minh: cây kéo
II. THÂN BÀI
Nguồn gốc cây kéo: được phát minh khoảng năm 1500 trước công nguyên tại Ai Cập, xuất hiện sớm nhất ở đồng bằng Lưỡng Hà
Đặc điểm và hình dáng của cây kéo
Lưỡi kéo: một cặp kim loại( sắt) cạnh sắc xoay xung quanh một trục cố định
Thân kéo: được bọc một lớp nhựa hoặc đồng chất kim loại với lưỡi. là nơi có trục xoay lưỡi kéo. Con người cầm vào đuôi kéo uốn cong để sử dụng kéo
Cách sử dụng và công dụng:
Cách sử dụng:
Kéo được sử dụng dựa trên nguyên lí đòn bẩy
Sửa dụng lực hướng vào trong ở hai ngón tay khi cầm lên thân kéo để cắt một vật (vật mỏng)
Công dụng:
Cắt đồ mỏng như giấy, lá kim loại, nhựa mỏng, cai su , vải, sợi dây thừng, dây điện,..
Phân loại kéo
III. KẾT BÀI
Khẳng định lại vai trò của kéo trong đời sống
Với sự thông minh, sáng tạo, cần mẫn của nhân loại, chúng ta đã tạo ra vô vàn công cụ lao động từ xa xưa để phục vụ công việc trong quá trình lao động sản xuất. Một trong những đồ vật được ra đời từ rất lâu rồi đó chính là cây kéo- một công cụ rất quen thuộc ngày nay
Theo sử sách ghi lại, kéo được phát minh từ năm 1500 trước công nguyên tại Ai Cập Cổ Đại, cây kéo đầu tiên xuất hiện tại đồng bằng Lưỡng Hà vào khoảng 3000 đến 4000 năm trước. Và sau đó được sử dụng ở Châu Âu cho đến thế kỉ 16 rồi được người La Mã cải tiến thành chiếc kéo hiện đại như bây giờ, thuận tiện và dễ sử dụng hơn rất nhiều.
Kéo với thiết kế nhỏ gọn với hai phần lưỡi kéo và thân kéo. Lưỡi kéo chính là hai miếng kim loại được mài sắc nhọn khớp vào nhau cùng xoay quanh một trục cố định. Phần thân kéo được bọc bằng một lớp nhựa dẻo nơi tay cầm hoặc đồng chất kim loại với lưỡi kéo nhưng không sắc nhọn mà được đúc trơn khiến con người có thể chạm vào mà không bị thương. Đó là nơi đặt trục cố định lưỡi kéo, có hình tròn như một cái chốt và có tay cầm là hai hình vòng cung tương xứng, nó là nơi con người đặt tay và điều khiển cây kéo theo ý muốn của họ. Và trục xoay luỡi kéo phụ thuộc vào sự di chuyển của tay con người. Kéo là một vật dụng đơn giản nên sử dụng nó cũng rất dễ dàng. Kéo được chế tạo và sử dụng dựa trên nguyên lí đòn bẩy. Sửa dụng lực hướng vào trong ở hai ngón tay khi cầm lên thân kéo để cắt một vật nào đó. Tuy kéo sắc nhọn nhưng nó cũng có những hạn chế nhất định, kéo không cắt được những vật thô , to và cứng như kim loại, đá,.... Kéo chỉ được dùng để cắt những đồ vật mỏng nhẹ như giấy, lá kim loại, nhựa mỏng, cao su , vải, sợi dây thừng, dây điện,..
Kéo được phát minh và ngày càng cải tiến. Kéo được chế tạo ra nhiều loại khác nhau như kéo kẹp, kéo chốt đuôi và kéo khớp. Kéo chốt đuôi là loại kéo khó sử dụng nhất , nó được cấu tạo nên từ hai phần đó là lưỡi kéo và phần đuôi liên kết với nhau bởi một cái chốt tạo thành khớp nối. Kéo kẹp có hình chữ U, nằm ngang dễ sử dụng bằng một tay, có thể tử mở ra và đóng vào dựa trên sự đàn hồi của kim loại Loại kéo kẹp khá phổ biến ở Châu âu vào những năm thế kỉ 17. Và cuối cùng đó chính là kéo khớp , tổ tiên của loại kéo hiện đại bây giờ mà người ta hay dùng. Nó ra đời vào khoảng năm 300 trước công nguyên, người ta sử dụng nó như một loại kéo chuyên dụng trong đời sống vậy.
Hiện nay ở Việt Nam, kéo được sử dụng phổ biến và rộng rãi. Nó được sử dụng trong mỗi hộ gia đình, trong công xưởng nhà máy may mặc, trong công ti và những văn phòng. Không những thế kéo còn được các nhà buôn sản xuất với một số lượng lớn những mẫu mã đa dạng, màu sắc phong phú để phục vụ nhu cầu cho con người đồng thời thu lại lợn nhuận kinh tế từ việc chế tạo và sản xuất những cây kéo chất lượng.
Như vậy , kéo là một công cụ không thể thiếu trong đời sống của con người. Nó là một phát minh vĩ đại của nhân loại trong suốt chiều dài lịch sử phát triển của con người. Khi sử dụng chúng, ta cần biết giữ gìn và bảo vệ chúng để những cây kéo không bị sứt cùn và kém bền.
Kéo có nhiều loại khác nhau thường phân theo công dụng, ví dụ đây là 1 loại kéo cắt giấy, ngoài ra cũng có thể cắt được một số thứ khác