K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 8 2019

“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ Quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” Chứng Minh câu nói trên. Là một lời nói vô cùng có ý nghĩa, thể hiện lòng kiên trì chiến đấu của dân tộc ta. Đó chính là sức mạnh làm nên sự thành công.

 Lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dan tộc ta đã hình thành một truyền thống yêu nước quý báu. Truyền thống ấy đã thấm sâu vào trong mỗi người dân Việt Nam tạo nên một sức mạnh của dân tộc. như Bác Hồ đã nói : “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ Quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” .

Chúng ta cùng đi tìm hiểu để làm rõ hơn nhận định trên

Truyền thống yêu nước của nhân dân ta như thế nào? Trong công cuộc xây dựng đất nước. Từ bao đời nay, ông cha ta đã khai thiên ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Từ một đất nước nghèo nàn lạc hậu và đã dần dần trở thành một nước có nền kinh tế, chính trị vững mạnh. Một đất nước giàu mạnh về mọi lĩnh vực để cúng sánh vai với các cường quốc năm châu. Và đặc biệt trong công cuộc bảo vệ đất  nước. trải qua biết bao nhiêu cuộc kháng chiến, ông cha ta bao lớp người đi trước đã hi sinh không biết bao nhiêu xương máu để giữ vững bầu trời hòa bình cho dân tộc. từ khi mới độc lập thì đất nước phải đương đầu với giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm. Và có biết bao nhiêu thế lực thù địch đang chống phá đất nước nhưng chúng ta vẫn kiên quyết đề phòng đấu tranh chống các thế lực thù địch để giữ bầu trời hòa bình cho dân tộc.

Lịch sử đã chứng minh tinh thần chiến đấu và chiến thắng của bọn xâm lược.

Trong lịch sử phong kiến, lý thường kiệt đánh quân Tống trên sông như nguyệt. Trần hưng Đạo chiến thắng quân Mông Nguyên trên sông Bạch Đằng. Lê lợi kháng chiến chống quân Minh trong mười Năm khởi nghĩa Lam Sơn. Quang Trung đánh tan quân Thanh Xâm lược. Rồi trong cuộc kháng chiến chống Pháp thì toàn dân kháng chiến , đồng sức đồng lòng kháng chiến toàn diện. Và chiến Dịch Biên giới 1950,. Chiến dịch Hòa Bình 1952, chiến thắng Điện Biên Phủ 1954…..

Tiếp đến là cuộc kháng chiến chống Mỹ. Lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân Miền Nam: cuộc đồng khởi nghĩa vĩ đại, thành lập mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam năm 1960, cuộc tổng tiến công và nổi dậy năm mậu thân 1968…Tinh thần quyêt tâm kháng chiến của nhân dân miền Bắc. Chính nhờ tinh thần quyết tâm chống giặc bảo vệ Tổ quốc đã dẫn đến hết thắng lợi này đến thắng lợi khác  Và cuối cùng là chiến thắng mùa xuân 1975, thống nhất đất nước.

Tinh thầng yêu nước của nhân dân ta vô cùng to lớn, chính nhờ tình thần đoàn kết chung sức một lòng vì tổ quốc thân yêu đã giữ vũng nền độc lập dân tộc thống nhất đất nước, tinh thần đó vô cùng to lớn. Trong giai đoạn hiện nay, thì tinh thần yêu nước đấy vẫn được giữ vũng vừa là bảo vệ, vừa là xây dựng đất nước.

Bạn chọn lọc ra nhé!!!

#Châu's ngốc

Câu 1: (4,0 điểm)Cho đoạn văn:"Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quí báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước"a. Đoạn văn được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Nêu ý nghĩa của tác...
Đọc tiếp

Câu 1: (4,0 điểm)

Cho đoạn văn:

"Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quí báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước"

a. Đoạn văn được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Nêu ý nghĩa của tác phẩm đó? (1,0 điểm)

b. Tìm và phân loại trạng ngữ có trong đoạn văn trên. (0,5 điểm)

c. Trong đoạn trích sau đây những câu nào là câu đặc biệt: (0,5 điểm)

Mọi người lên xe đã đủ. Cuộc hành trình tiếp tục. Xe chạy giữa cánh đồng hiu quạnh. Và lắc. Và xóc.

d. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 - 7 câu), trong đó có dùng cụm C - V để mở rộng câu. (Gạch chân cụm C - V dùng để mở rộng câu và cho biết mở rộng thành phần gì) (2,0 điểm)

1
1 tháng 4 2022

A)-TRÍCH TỪ BÀI TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN TA

-TÁC GIẢ : HỒ CHÍ MINH

- Ý NGHĨA:Tình thần yêu nước của nhân dân ta là lòng yêu tha thiết quê hương, muốn sống với nhau khi đất nước yên bình . Điều đó đã làm trổi dậy một sức mạnh yêu nước quật cường, anh dũng chiến đấu bảo vệ tổ quốc không sợ hi sinh. Đây là một tính vốn quý báu của dân tộc ta, cần phát huy trong hôm nay và mai sau.

C) CÂU ĐẶC BIỆT LÀ:  Và lắc. Và xóc.

D)"Mẹ" tiếng gọi thiêng liêng mà ai trong mỗi chúng ta đều làm và muốn được mãi có trong cuộc đời.Với tôi tiếng gọi ấy không chỉ đơn thuần là tiếng phát ra từ cổ họng mà nó còn là tiếng gọi từ sâu thẳm lòng tôi,Khi nghe một ai đó gọi mẹ nó lại không khỏi làm lòng tôi xa xuyến. Mẹ đưa tôi đến vơi cuộc sống này.Bên tôi khi tôi cất tiếng khóc đầu tiên và cũng là người tôi mong gặp lại sau mỗi ngày học tập.Bước chân và xã hội bon chen vấp ngã nhiều lần cảm giác chán nản và tuyệt vọng luôn bao quanh tôi.Nhưng không mẹ luôn bên cạnh luôn an ủi và luôn là người cho tôi nghị lực.Mẹ như một điểm đích để lòng tôi vươn tới là cách nhìn khác về cuộc sống này.Bàn tay nhỏ nhắn ấy tuy đã trai sần theo thời gian nhưng nó lại trở nên mềm mại vô cùng xoa vào những cảm xúc nóng bỏng trong tôi.Mẹ-tôi may mắn khi được gọi nó vậy nên bạn cũng thế hay chân trọng và làm tât cả nhưng điều có thể để níu giữ nó bạn nhé!

BẠN THAM KHẢO NHA

 

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.Lịch sử đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.
Lịch sử đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,… Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.
(Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Ngữ văn 7, tập hai)

a: Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?
b: Nội dung đoạn trích trên là gì?
c : Trong câu: Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,… Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Cho biết tác dụng của biện pháp tu từ đó?
d: Từ nội dung văn bản trên nêu suy nghĩ của em về truyền thống yêu nước của dân tộc ta

1
25 tháng 3 2022

a. PTBĐ: nghị luận

b. ND chính: Lòng yêu nước của nhân dân ta.

c. BPTT liệt kê

=> Tác dụng: liệt kê những tấm gương yêu nước, thể hiện niềm sự hào, khẳng định truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

d. Suy nghĩ: cần phải có tinh thần yeeu nước, tự hào về truyền thống tốt đẹp của dân tộc; ra sức cố gắng học tập, rèn luyện để xứng đáng với sự hi sinh của ông cha...

 

19 tháng 3 2022

Nói về lòng yêu nước nồng nàn của dân ta

19 tháng 3 2022

Nhận định về lòng yêu nước và biểu hiện lòng yêu nước của nhân dân ta ngày xưa.

mik cần giúp câu mấy vậy ?

10 tháng 3 2022

câu 1, 2 với 3 ạ

 

Cho đoạn văn sau: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.”1. Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào? Do ai sáng tác? Phương thức biểu đạt chính của...
Đọc tiếp

Cho đoạn văn sau: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.”

1. Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào? Do ai sáng tác? Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì?

2. Bộ phận in đậm trong đoạn trích trên giữ vai trò ngữ pháp gì trong câu?

3. Cho luận điểm: Yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân ta. Dựa vào tác phẩm chứa đoạn trích trên, hãy viết đoạn văn khoảng 8 câu để làm sáng tỏ luận điểm đó. Đoạn văn sử dụng một câu đặc biệt, gạch chân dưới câu đặc biệt và chú thích đầy đủ.

0
Cho đoạn văn:          Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.                                                                                             (Ngữ văn...
Đọc tiếp

Cho đoạn văn:

          Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.                           

                                                                  (Ngữ văn 7, tập hai)

a) Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì?

b) Đoạn văn trên viết về nội dung gì? Chỉ ra hình ảnh so sánh trong đoạn văn trên và nêu tác dụng.

1

a,đoạn văn trên được trích từ văn bản "tinh thần yêu nước của nhân dân ta. tác giả là "Hồ Chí Minh ". phương thức biểu đạt chính là nghị luận.

b, đoạn văn trên viết về nội dung là : tinh thần yêu nước của nhân dân ta. 

lòng nồng nàn yêu nước được so sánh với làn sóng vô cùng mạnh mẽ ,to lớn....cướp nước. 

câu so sánh trên muốn nói rằng tình yêu nước của nhân dân chúng ta hơn cả làn sóng vô cùng mạnh mẽ. vì lòng yêu nước nhân dân chúng ta có thể chiến thắng tất cả mọi thứ mặc dù khó khăn đến đâu nhân dân ta vẫn luôn đứng dậy bảo vệ tổ quốc thân yêu của chúng ta.

chúc bạn học tốt

8 tháng 7 2021

PTBĐ chính của đoạn văn là nghị luận

BPTT so sánh 

b) theo mình luận điểm chính của đoạn văn này là nói về lòng yêu nước nồng nàn của dân tộc , người dân VN

c) nội dung chính của đoạn văn trên là : nhận định về lòng yêu nước và biểu hiện của lòng yêu nước trong quá khứ

d) BN Tham khảo bài này

 

Trải qua hơn 4000 năm văn hiến, lịch sử, đất nước ta đã trải qua biết bao thăng trầm, hưng thịnh từ thời Văn Lang u Lạc, thuở sơ khai dựng nước, cho đến cả ngàn năm bị vó ngựa phương Bắc đô hộ, giày xéo. Nhưng con dân Việt Nam ta, đặc biệt là thế hệ trẻ, có bao giờ khuất phục, công cuộc dựng nước và giữ nước chẳng bao giờ thiếu bóng dáng của những người thanh niên kiêu hùng, không phân biệt nam nữ. Vì thế mà nước ta mới giành lại được độc lập sau hơn ngàn năm khuất nhục, lập lại một kỷ nguyên mới cho đất nước dân tộc. Cho đến gần đây nhất, đó là sự xâm lược, đàn áp nặng nề đến từ các nước đế quốc Pháp và Mỹ, trải qua gần 120 năm tranh đấu quyết liệt, lại một lần nữa nhân dân ta giành lại độc lập, khiến kẻ thù phải khiếp sợ, mà một phần lớn là nhờ công của các thể hệ thanh niên tiếp bước ra sa trường.

Nếu hỏi dũng khí nào, động lực nào đã thúc đẩy thế hệ thanh niên ra sức vì đất nước đến vậy thì câu trả lời duy nhất và hợp lý nhất đó là lòng yêu nước sâu sắc, vốn đã ăn sâu vào máu thịt, trở thành một truyền thống quý báu của nhân dân Việt Nam ta. Có thể nói, chính lòng yêu nước là tiền đề cho những phẩm chất quý giá khác ra đời đó là lòng tự tôn dân tộc, tinh thần hy sinh, kiên cường bất khuất, lòng căm thù quân giặc đến tột cùng, và nhiều phẩm chất khác. Vì tấm lòng cao đẹp, một lòng vì Tổ quốc ấy mà biết bao người chồng, người cha, người anh, người con nối gót nhau bước ra tiền tuyến, xông pha trận mạc. Có ai biết đâu những năm đầu kháng chiến, quân đội ta gian khổ đến chừng nào, Chính Hữu viết trong Đồng Chí như sau: "Áo anh rách vai quần tôi có vài mảnh vá miệng cười buốt giá chân không giày,...". Nghe những câu thơ đó, ta hình dung ra hình ảnh những người thanh niên trai tráng vốn đang yên vị nơi đồng quê, ngày ngày cày cuốc ruộng vườn, thế nhưng vì tấm lòng yêu nước, không muốn Tổ quốc chịu sự chà đạp, nhân dân chịu sự áp bức mà họ sẵn sàng để lại sau lưng gia đình, vườn tược làng xóm, để bước ra chiến trường, cầm súng giết giặc. Rồi những đêm hành quân không ngừng nghỉ đến mức sức lực kiệt quệ, giấc ngủ cũng vội vàng, "Anh bạn giãi dầu không bước nữa.Gục trên súng mũ bỏ quên đời", Quang Dũng đã viết một cách dí dỏm mà cũng chân thực nhất về hình tượng người lính chiến khi xưa trong bài Tây Tiến như thế. Lại nghĩ đến những cơn sốt rét hành hạ đến vàng vọt cả người, nhớ đến những lúc thiếu lương thực, những chàng trai sức dài vai rộng cũng phải lả đi vì đói rét, nhưng chưa bao giờ tấm lòng yêu nước bị phai mờ, mà chỉ càng thêm sâu sắc và thắm đượm hơn trong tâm hồn người lính chiến.

Phải khẳng định rằng lòng yêu nước luôn đi kèm với tấm lòng hy sinh cao cả, quên mình vì Tổ quốc, cũng trong Tây Tiến, Quang Dũng viết "Rải rác biên cương mồ viễn xứ/Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh". Phải vậy, những lớp thanh niên nối bước nhau lên đường chiến đấu, đều mang một tấm lòng tự nguyện, quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. Họ ra đi đầu không ngoảnh lại, vẫn biết mai sau có lẽ là da ngựa bọc thây hay nằm xuống nơi vắng vẻ, không người thân thích. Nhưng chính sự quyết tâm, sự hi sinh cao cả đó là bằng chứng đanh thép nhất để chứng minh cho tấm lòng yêu nước nồng nàn của thế hệ trẻ trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Thực sự tôi rất biết ơn và cảm phục tinh thần hy sinh của thế hệ cha anh đi trước, nhờ những nỗ lực, can trường, sự dũng cảm quên mình ấy mà chúng ta mới có được nền độc lập như ngày hôm nay. Được ăn học, được sống hạnh phúc trong vòng tay gia đình nhà trường và xã hội, được có tự do, bình đẳng, có quyền sống quyền được mưu cầu hạnh phúc. Tất cả đều là được đổi từ máu xương và nước mắt của những thế hệ thanh niên đi trước, nhờ vào tấm lòng yêu nước, lòng tự tôn dân tộc sâu sắc của cha ông mà ta mới có ngày hôm nay đây.

Vậy, thế hệ trẻ ngày hôm nay phải có trách nhiệm như thế nào với Tổ quốc để thể hiện tinh thần yêu nước vốn là truyền thống quý báu của dân tộc từ bao đời nay? Hiện nay, đất nước ta tuy đã hưởng trọn nền độc lập, nhưng các bạn trẻ vẫn phải luôn có ý thức về trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc, sẵn lòng hi sinh cho Tổ quốc khi đất nước gọi tên, không được phép trốn tránh hay sợ hãi. Phải luôn luôn cảnh giác và đề phòng với các thế lực thù địch có ý đồ chống phá Đảng và nhà nước ta, phải giữ lập trường tư tưởng chính trị đúng đắn, tránh nghe những lời dụ dỗ kích động mà phản bội lại niềm tin của xã hội, nhà nước. Chiến tranh đã qua đi nhiều năm, việc cấp bách hiện tại là xây dựng đất nước ngày một vững mạnh để sánh vai cùng với các cường quốc năm châu như lời Bác đã căn dặn. Lực lượng thanh niên chính là lực lượng nòng cốt trong công cuộc xây dựng đất nước, với lứa tuổi học sinh việc đầu tiên cần làm là phải chăm ngoan học hành, tu dưỡng và rèn luyện đạo đức để tương lai trở thành những cá nhân ưu tú đóng góp vào sự phát triển của đất nước. Thêm vào đó, cần hằng ngày nhắc nhở bản thân phải ghi nhớ công lao của các thế hệ cha anh đi trước, luôn bồi dưỡng và củng cố tấm lòng yêu nước, lòng yêu hòa bình. Tham gia vào các công tác phòng chống tệ nạn xã hội, bạo lực học đường, đặc biệt là nuôi dưỡng tâm hồn một cách tích cực, hướng thiện, luôn bao dung và giúp đỡ người khác, mà đầu tiên chính là gia đình, bạn bè, thầy cô,... Có như thế mới có thể hoàn thành trách nhiệm của thế hệ trẻ chúng ta trong thời đại mới, thời đại hội nhập và phát triển.

Lòng yêu nước vốn là một truyền thống quý báu của dân tộc ta đã có từ bao đời nay. Thế hệ trẻ chính là thế hệ cốt lõi của một dân tộc, một đất nước quyết định sự tồn vong hưng thịnh, chính vì vậy, việc ý thức được tinh thần yêu nước, tự tôn dân tộc và trách nhiệm của mình với Tổ quốc là vô cùng cần thiết. Đó là giá trị cơ bản, là những tiền đề quan trọng nhất để đưa đất nước ngày càng phát triển vững mạnh, đi lên. Hy vọng rằng các bạn trẻ, không phân biệt nam nữ, dân tộc, tôn giáo đều đồng lòng tiếp thu những giá trị tốt đẹp ấy và hoàn thành nghĩa vụ cao cả của mình với nhân dân với đất nước.

8 tháng 7 2021

a, PTBD: Nghị luận

BPTT: So sánh và liệt kê

So sánh:  ''Đó là một truyền thống quý báu của ta. ''

Liệt kê: ''Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.”

Tác dụng: Cho thấy sức mạnh của tình yêu nươc nồng nàn của nhân dân ta, nó có thể giúp ta tạo nên một sức mạnh vô địch để chiến thắng kẻ thù

b, Câu văn thể hiện rõ luận điểm của đoạn văn là: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước

c, NDC: Nói lên truyền thống yêu nước từ bao đời nay của nhân dân tad, 

Tham khảo nha em:

Từ thuở xa xưa thanh niên Việt Nam đã ý thức được vai trò và trách nhiệm của mình đối với đất nước. Trong thời chiến họ luôn là lực lượng tiên phong trong các phong trào đánh giặc cứu nước, luôn là lực lượng nòng cốt của cách mạng, xả thân vì tổ quốc mà không tiếc thời tuổi trẻ. Vậy chúng ta những thanh niên may mắn được sinh ra trong thời bình, chúng là phải có trách nhiệm như thế nào để gìn giữ và bảo vệ tổ quốc, bảo vệ thành quả cách mạng đã được đổi bằng xương máu của biết bao thế hệ đi trước, phải làm gì để xứng đáng hưởng được những thành quả ngày hôm nay. Mỗi chúng ta phải xác định cho mình một lí tưởng sống cao đẹp, phải có ước mơ và hoạch định ra cho mình một kế hoạch cụ thể, phải rèn đức luyện tài, phải hiểu được vai trò đất nước đối với chúng ta, có như vậy chúng ta mới xác định được đúng đắn nhiệm vụ của mình đối với đất nước. Chúng ta ra sức học tập cũng là đang thực hiện nhiệm của của mình với đất nước, nó không phải là một cái gì đó sâu xa như các bạn nghĩ nó chỉ đơn giản là làm tốt bổn phận của mình để phấn đấu trở thành một công dân tốt góp phần xây dựng một đất nước giàu đẹp vững mạnh. Như vậy trách nhiệm của thanh niên ở thời chiến hay thời bình đều do ý thức mỗi con người tuy nhiên nó lại được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau.

Câu 3: Cho đoạn văn sau: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. Lịch sử đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ...
Đọc tiếp

Câu 3: Cho đoạn văn sau: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. Lịch sử đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,... Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.” a: Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? b: Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào? c: Câu văn " Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước." là loại câu gì? d: Nội dung đoạn trích trên là gì?

2
27 tháng 3 2022

Câu 3: 

a) - Đoạn văn trên được trích từ văn bản: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

    - Tác giả là Hồ Chí Minh

b) -  Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt là nghị luận

c) - Là loại câu chủ động

d) - Nội dung đoạn trích trên là:  nêu nhận định về lòng yêu nước của nhân dân ta và tinh thần yêu nước mạnh liệt và sôi nổi trong quá khứ

27 tháng 3 2022

a, đoạn văn trên trích từ văn bản " tinh thần yêu nước của nhân dân ta "
tác giả là Hồ Chí Minh 
b, đoạn văn viết theo PTBĐ : nghị luận chứng minh
c, là câu chủ động
d, nội dung của đoạn trích

- Khẳng định tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

- Chính tinh thần yêu nước đã giúp nhân dân ta chiến thắng mọi kẻ thù.