Một cái cốc hình trụ, chứa một lượng nước và một lượng thuỷ ngân. Độ cao tổng cộng của chất lỏng trong cốc là H=44 cm. Khối lượng riêng của nước là 1g/cm3 và thuỷ ngân là 13,6 g/cm3. Tính khối lượng của chất lỏng trong cốc khi:
a, Thể tích thuỷ ngân và thể tích nước trong ống bằng nhau
b, Khối lượng thuỷ ngân và khối lượng nước trong ống bằng nhau
a) Gọi V, h là đại lượng của thủy ngân; V', h' là đại lượng của nước; S là tiết diện đáy cốc (đề thiếu S nha bạn)
Theo đề bài, ta có:
V = V'
Hay S.h = S. h'
=> h = h' = 44 / 2 = 22 (cm)
Thể tích nước và thủy ngân là:
V = V' = 22S (l)
Khối lượng thủy ngân là:
m = D. V = 13,6. 22S = 299,2S (g)
Khối lượng nước là:
m' = D'. V' = 1. 22S = 22S (g)
b)
Theo đề bài ta có:
m = m'
Hay D. S. h= D'. S. h' (1)
<=> 13,6h = h'
Mà h + h' = 44 nên:
13,6h + h = 44
<=> h ~ 3,01 (cm) (2)
=> h' = 13,6.3,01 = 40,936 (cm) (3)
Thế (2), (3) vào (1) ta được khối lượng của thủy ngân và nước là:
m = m' = 40,936S (g)
Vậy...