Tóm tắt "Tôi đi học" bắng đoạn văn 5-7 câu
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tóm tắt
Câu chuyện là dòng hồi tưởng của nhân vật “tôi” về những kỉ niệm của buổi tựu trường đầu tiên. Cảm giác náo nức, hồi hộp, ngỡ ngàng với con đường, cảnh vật, trường học, bạn bè, thầy giáo.
Bố cục:
- Phần 1 (từ đầu ... trên ngọn núi): tâm trạng nhân vật “tôi” trên đường đến trường.
- Phần 2 (tiếp ... nghỉ cả ngày mà): diễn biến tâm trạng “tôi” khi đến trường.
- Phần 3 (còn lại): nhân vật “tôi” đón nhận giờ học.
Đọc hiểu văn bản
Câu 1 (trang 9 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
- Những điều gợi về buổi tựu trường đầu tiên: cuối thu lá rụng, mây bàng bạc, mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ.
- Những kỉ niệm diễn tả theo trình tự thời gian (hiện tại → quá khứ), không gian (trên đường đến trường → sân trường Mĩ Lí → trong lớp học) và trình tự diễn biến tâm trạng nhân vật.
Câu 2 (trang 9 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ:
- Trên đường cùng mẹ đến trường: thấy “lạ”, trong lòng “đang có sự thay đổi lớn”, cảm thấy trang trọng và đứng đắn; Nâng niu mấy quyển vở, muốn thử sức cầm bút.
- Mới đến trường: ngạc nhiên, cảm thấy nhỏ bé, lo sợ.
- Nghe gọi tên và rời tay mẹ: giật mình, lúng túng, sợ hãi như quả tim ngừng đập.
- Ngồi trong lớp: mùi hương lạ, thấy lạ với bức hình treo trên tường, lạm nhận bàn ghế, chỗ ngồi là của mình; không hề thấy xa lạ với người bạn mới ngồi bên; Nhìn theo cánh chim... một kỉ niệm cũ sống lại.
Câu 3 (trang 9 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Thái độ, cử chỉ những người lớn rất có trách nhiệm, tạo ấn tượng tốt với các em:
- Ông đốc: hiền từ, giọng nói căn dặn, động viên, tươi cười nhẫn nại.
- Thầy giáo: tươi cười chờ đón.
- Các phụ huynh: âu yếm, chuẩn bị chu đáo cho con, cùng hồi hộp với con.
Câu 4 (trang 9 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Các hình ảnh so sánh:
- “... những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng” → tình cảm đẹp đẽ, trong sáng của cậu bé lần đầu đi học.
- “Ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi” → tâm hồn mơ mộng của trẻ thơ không bận tâm quá nhiều điều gì.
- “Họ như con chim non đứng bên bờ tổ nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ” → sự non nớt, khát vọng của những cậu học sinh.
- “Hết co lên một chân, các cậu lại duỗi mạnh như đá một quả banh tưởng tượng”→ lòng người hồi hộp với tiếng trống.
- “trường Mĩ Lí trông vừa xinh xắn, vừa oai nghiêm như cái đình làng Hòa Ấp”→ cái nhìn đẹp đẽ của trẻ thơ về ngôi trường.
Câu 5 (trang 9 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
- Đặc sắc nghệ thuật của truyện:
+ Đan xen tự sự, miêu tả, bố cục chặt chẽ, thống nhất.
+ Mang chất thơ tinh tế, nhẹ nhàng.
- Chất cuốn hút của truyện: chủ đề trong sáng, lời kể tự nhiên giàu chất biểu cảm theo dòng hồi tưởng của tác giả.
Luyện tập
Câu 1 (trang 9 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” trong truyện thật tự nhiên, chân thật và hồn nhiên, khơi gợi kí ức mỗi người. Đó là cảm xúc bồi hồi, xúc động trước thiên nhiên, con người trong một ngày đặc biệt.
Câu 2 (trang 9 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Đoạn văn tham khảo:
Buổi khai giảng đầu tiên của tôi, ông chở tôi trên chiếc xe đạp cũ tới trường, đường phố cảnh vật rực rỡ, cổng trường màu sắc rung rinh những lá cờ xanh, đỏ, vàng chào đón. Tôi ngỡ ngàng trước cái cổng cao lớn mà ngày nào tôi cũng đi qua, đến hôm nay tôi mới thấy nó đẹp đến thế. Chúng bạn hàng ngày tôi vẫn cùng bắn bi, bắt ve sầu nay cũng tươm tất áo mũ như tôi đến trường mới. Ngày khai trường đầu tiên của tôi. Ôi sao tôi quên được ngày lễ trọng đại ấy. Tôi đã trở thành cậu bé lớp Một. Ông bế tôi xuống chiếc xe đạp, tươi cười cặp mắt nhăn nhúm khẽ động đậy. Cháu nhìn xem, trường của cháu đấy. Ông từ từ dắt tay tôi vào sân trường mà những tà áo dài thướt tha đi lại. Cô giáo tôi, người gầy gầy, xếp chúng tôi thành một hàng dọc, chỉn chu từng đứa trẻ đứng thẳng hàng. Ông tôi đứng đằng xa kia, cười hiền hậu, tôi muốn khóc quá, chưa bao giờ tôi đứng một mình giữa những người bạn mới mà không có ông hay mẹ bên cạnh... Những cảm xúc ấy, có lẽ, chẳng bao giờ tôi quên được.
Hok tốt!
Tham khảo:
Tác giả Thanh Tịnh vẫn còn nhớ như in ngày đầu tiên đến trường. Đó là một buổi sáng mùa thu, lá rụng nhiều, tiết trời se lạnh. Con đường đến trường đối với chú bé ấy vốn đỗi quen thuộc bỗng dưng trở nên lạ lẫm. Trong khoảnh khắc vui sướng pha lẫn hồi hộp, e dè, chú bé có những ý nghĩ thật non nớt và ngây thơ: "Chắc chỉ có người thạo mới cầm nổi bút thước". Trong bộ quần áo mới, tác giả Thanh Tịnh càng "thấy mình trang trọng và đứng đắn" hơn, những suy nghĩ nhẹ nhàng lướt qua như làn mây trắng xốp bồng bềnh. Lúc tới trường, nghe ba hồi trống, lòng chú bé lo sợ vẩn vơ, sợ những điều mới lạ và khó khăn trước mắt. Những lời nói của ông đốc ấm áp vang lên, khuyến khích những chú chim non vào lớp. Nhân vật tôi trong phút chốc đã òa khóc, nhưng người mẹ đã nhẹ nhàng giúp con vào lớp. Chú bé nhìn bàn ghế, người bạn ngồi kế bên và cảm thấy thân quen dẫu chưa bao giờ gặp gỡ. Rồi quàng tay lên bàn, ngoan ngoãn đánh vần dòng chữ thầy giáo viết: "Tôi đi học"
Thời Hùng Vương thứ sáu có cặp vợ chồng làm ăn chăm chỉ hiền lành, trong một lần nọ người vợ thấy có dấu chân to liền ướm thử sau đó mang thai, mười hai tháng sau sinh ra một đứa bé trai. Nhưng đến ba tuổi cậu bé chưa biết nói chuyện chỉ đến khi nghe tiếng sứ giả tìm người đánh giặc, cậu bé ấy mới cất tiếng nói đầu tiên. Sau hôm gặp sứ giả cậu bé lớn nhanh như thổi chẳng mấy chốc là trở thành tráng sĩ cầm roi sắt đánh tan giặc Ân. Giặc vỡ, Thánh Gióng về trời và được người đời nhớ ân đặt cho tên "Phù Đổng Thiên Vương"
Tác giả Thanh TỊnh vẫn còn nhớ như in ngày đầu tiên đến trường. Đó là một buổi sáng mùa thu, lá rụng nhiều, tiết trời se lạnh. Con đường đến trường đối với chú bé ấy vỗn đỗi quen thuộc bỗng dưng trở nên lạ lẫm. Trong khoảnh khắc vui sướng pha lẫn hồi hộp, e dè, chú bé có những ý nghĩ thật non nớt và ngây thơ: "Chắc chỉ có người thạo mới cầm nổi bút thước". Trong bộ quần áo mới, tác giả Thanh Tịnh càng "thấy mình trang trọng và đứng đắn" hơn, những suy nghĩ nhẹ nhàng lướt qua như làn mây trắng xốp bồng bềnh. Lúc tới trường, nghe ba hồi trống, lòng chú bé lo sợ vẩn vơ, sợ những điều mới lạ và khó khăn trước mắt. Những lời nói của ông đốc ấm áp vang lên, khuyến khích những chú chim non vào lớp. Nhân vật tôi trong phút chốc đã òa khóc, nhưng người mẹ đã nhẹ nhàng giúp con vào lớp. Chú bé nhìn bàn ghế, người bạn ngồi kế bên và cảm thấy thân quen dẫu chưa bao giờ gặp gỡ. Rồi quàng tay lên bàn, ngoan ngoãn đánh vần dòng chữ thầy giáo viết: "Tôi đi học"...
- Hai văn bản Tôi đi học và Trong lòng mẹ đều là hai văn bản tự sự không chứa nhiều sự kiện, nhân vật và xung đột xã hội.
- Các tác giả viết về dòng hồi kí của mình, nên chủ yếu là miêu tả nội tâm nhân vật nên đậm chất trữ tình. Có thể tóm tắt như sau:
+ Tôi đi học: Truyện kể về dòng hồi tưởng của nhân vật “tôi” về những kỉ niệm của buổi tựu trường đầu tiên. Đó là cảm giác náo nức, hồi hộp, ngỡ ngàng với con đường, trường lớp, bạn mới. Cảm giác vừa xa lạ vừa gần gũi với mọi vật, vừa ngỡ ngàng tự tin vừa nghiêm trang xúc động bước vào giờ học đầu tiên.
- Trong lòng mẹ: Gần đến ngày giỗ đầu của cha nhưng người mẹ đi “tha hương cầu thực” vẫn chưa về. Người cô trong cuộc nói chuyện luôn xoáy sâu vào nỗi đau của bé Hồng bằng những lời cay độc và gương mặt cười rất kịch. Cuối cùng Hồng vẫn được gặp lại mẹ. Cậu nghẹn ngào trong sung sướng lăn vào lòng mẹ và cảm nhận hạnh phúc ngọt ngào của tình mẫu tử.
Tham khảo:
Được bà lão hàng xóm cho vay chút gạo, chị Dậu liền nấu cháo cho anh Dậu ăn. Chị vừa múc bát cháo bưng lên cho chồng, anh Dậu còn chưa kịp ăn thì tên cai lệ và người nhà lí trưởng xông vào đòi bắt trói. Ban đầu, chị Dậu vừa lo lắng cho chồng, vừa sợ hãi trước hành động cử chỉ của đám tay sai đã rất thiết tha van nài các “ông” tha cho chồng “cháu”. Nhưng lũ đầu trâu mặt ngựa vẫn hung hăng lao vào bắt trói anh Dậu. Nỗi tức tối đã chiến thắng nỗi sợ hãi, chị Dậu cãi lí: chồng tôi đau ốm các ông không được bắt. Những tưởng lí do rất chính đáng đó có thể ngăn cản hành vi mất hết nhân tính của bọn cai lệ và người nhà lí trưởng nhưng vô hiệu. Bị bọn chúng đánh lại, chị Dậu uất ức vùng lên thách thức: “Mày trói chồng bà, bà cho mày xem” và quật ngã cả hai tên tay sai.
Hai văn bản "Tôi đi học" và "Trong lòng mẹ" dù cho có những sự việc và hành động của nhân vật nhưng nhà văn đã dồn vào việc miêu tả các suy nghĩ của nhân vật, các thời gian trong văn bản liên tục thay đổi theo mạch hồi ức của nhân vật, các sự việc của hiện tại và quá khứ đan xen vào nhau, hoán đổi trật tự nên rất khó sắp xếp nên hai văn bản này rất khó tóm tắt.
Đúng vì bài " tôi đi học và trong lòng mẹ" là 2 văn bản có nội dung chính rất nhiều và nó diễn đạt ý của quá khứ và hiện tại chúng đều kết hợp trộn vào với nhau.
1. Tóm tắt văn bản tôi đi học mẫu 1
Hằng năm cứ vào cuối thu, tác giả lại nhớ về kỉ niệm ngày đầu tiên đi học. Đó là một buổi sáng mùa thu, tác giả được mẹ dắt tay đi học. Nhân vật tôi đến trường trong cảm xúc: Hôm nay tôi đi học khác với thường ngày. Cậu đến trường xếp hàng, điểm danh, vào lớp trong tâm thế hồi hộp lo âu. Và bài học đầu tiên mà hôm đó thầy giáo viết lên bảng đó là bài tập viết: Tôi đi học!
2. Tóm tắt văn bản Tôi đi học mẫu 2
Hằng năm cứ vào cuối thu, khung ảnh thiên nhiên lại làm cho tác giả nhớ đến những kỉ niệm về ngày đầu tiên đi học. Nhân vật tôi được mẹ đưa đến trường trong lòng tràn ngập cảm giác mới lạ: Hôm nay tôi đi. Cậu tự nhiên thấy muốn tự mình cầm bút thước, thấy những trò quậy phá rong ruổi với đám bạn đã xa tít tắt. Khi tới trường, quan sát những học sinh cậu thấy họ như những con chim non còn bỡ ngỡ trong những cử chỉ hành động gần như trở nên thừa thãi. Khi thầy Đốc trưởng Mĩ Lí điểm danh cho học sinh xếp hàng vào lớp, ai cũng hồi hộp, lo âu, không biết phải làm gì nhưng sau câu nói của thầy mọi chuyện đều ổn. Lớp học bắt đầu với dòng chữ đầu tiên thầy viết lên bảng đó là bài tập viết: Tôi đi học!
3. Tóm tắt truyện Tôi đi học mẫu 3
Tác giả Thanh Tịnh vẫn còn nhớ như in ngày đầu tiên đến trường. Đó là một buổi sáng mùa thu, lá rụng nhiều, tiết trời se lạnh. Con đường đến trường đối với chú bé ấy vốn đỗi quen thuộc bỗng dưng trở nên lạ lẫm. Trong khoảnh khắc vui sướng pha lẫn hồi hộp, e dè, chú bé có những ý nghĩ thật non nớt và ngây thơ: "Chắc chỉ có người thạo mới cầm nổi bút thước". Trong bộ quần áo mới, tác giả Thanh Tịnh càng "thấy mình trang trọng và đứng đắn" hơn, những suy nghĩ nhẹ nhàng lướt qua như làn mây trắng xốp bồng bềnh. Lúc tới trường, nghe ba hồi trống, lòng chú bé lo sợ vẩn vơ, sợ những điều mới lạ và khó khăn trước mắt. Những lời nói của ông đốc ấm áp vang lên, khuyến khích những chú chim non vào lớp. Nhân vật tôi trong phút chốc đã òa khóc, nhưng người mẹ đã nhẹ nhàng giúp con vào lớp. Chú bé nhìn bàn ghế, người bạn ngồi kế bên và cảm thấy thân quen dẫu chưa bao giờ gặp gỡ. Rồi quàng tay lên bàn, ngoan ngoãn đánh vần dòng chữ thầy giáo viết: "Tôi đi học"…
4. Tóm tắt văn bản tôi đi học mẫu 4
Tôi vẫn còn nhớ như in ngày đầu tiên đến trường. Đó là một buổi sáng mùa thu, lá rụng nhiều, tiết trời se lạnh. Con đường đến trường đối với tôi vốn đỗi quen thuộc bỗng dưng trở nên lạ lẫm. Trong khoảnh khắc vui sướng pha lẫn hồi hộp, e dè, tôi có những ý nghĩ thật non nớt và ngây thơ: "Chắc chỉ có người thạo mới cầm nổi bút thước". Trong bộ quần áo mới, tôi càng "thấy mình trang trọng và đứng đắn" hơn. Lúc tới trường, nghe ba hồi trống, lòng tôi lo sợ vẩn vơ, sợ những điều mới lạ và khó khăn trước mắt. Những lời nói của ông đốc ấm áp vang lên, khuyến khích những chú chim non vào lớp. Chúng tôi trong phút chốc đã òa khóc, nhưng người mẹ đã nhẹ nhàng giúp chúng tôi vào lớp. Tôi nhìn bàn ghế, người bạn ngồi kế bên và cảm thấy thân quen dẫu chưa bao giờ gặp gỡ. Rồi quàng tay lên bàn, ngoan ngoãn đánh vần dòng chữ thầy giáo viết: "Tôi đi học"…
Bạn ơi ở đây ngt toàn có mạng ko à
Mk khuyên bn là lên internet mà tìm
P/S: ở đây ai chả cóp mạng (ko ai rảnh mà ghi đâu , hiếm lắm)