K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 7 2019

Bài giải

Hai vòi nước cùng chảy vào một bể thì sau 1 giờ 52 phút đầy bể.

=> Vòi một chảy 1 giờ 52 phút + Vòi hai chảy 1 giờ 52 phút thì đầy bể.( Ta gọi đây là lần 1)

Mở vòi một trong hai giờ thì khoá lại và mở tiếp vòi hai thì sau 1 giờ 45 phút nữa mới đầy bể.

=> Vòi một chảy 2 giờ + Vòi hai chảy 1 giờ 45 phút thì đầy bể. (Ta gọi đây là lần 2)

Ta so sánh lần 1 với lần 2: 

Vòi 1: Chảy nhiều hơn: 2 giờ - 1 giờ 52 phút = 8 phút

Vòi 2: Chảy  ít hơn: 1 giờ 52 phút - 1 giờ 45 phút = 7 phút

Vậy lượng nước vòi một chảy trong 8 phút bằng lượng nước vòi 2 chảy trong 7 phút.

Vòi một chảy trong 2 giờ(ở lần 2) và phải chảy thêm lượng nước mà vòi hai chảy trong 1 giờ 45 phút hết:

1 giờ 45 phút : 7 x 8 = 120 (phút)

Đổi 120 phút = 2 giờ

Vậy thời gian vòi một chảy riêng đầy bể là: 2 giờ + 2 giờ = 4 giờ

Vòi hai chảy trong 1 giờ 45 phút(ở lần 2) và phải chảy thêm lượng nước mà vòi một chảy trong 2 giờ hết:

2 giờ : 8 x 7 = 105 (phút)

Đổi 105 phút = 1 giờ 45 phút

Vậy thời gian vòi hai chảy riêng đầy bể là: 1 giờ 45 phút + 1 giờ 45 phút = 3 giờ 30 phút

Đ/s : Vòi một: 4 giờ   ;    Vòi hai: 3 giờ 30 phút

Bài toán này khó thật, mình giải mãi mới ra. Rất vui vì giúp được bạn. Vì mình giải dài quá nên hơi rối, những chỗ quân trọng mình tô đen nhé.

25 tháng 10 2023

Gọi thời gian chảy riêng một mình đầy bể của vòi 1 và vòi 2 lần lượt là a(giờ) và b(giờ)(ĐK: a>0 và b>0)

Trong 1h, vòi 1 chảy được \(\dfrac{1}{a}\)(bể)

Trong 1h, vòi 2 chảy được \(\dfrac{1}{b}\left(bể\right)\)

Trong 1h, hai vòi chảy được: \(\dfrac{1}{3}\left(bể\right)\)

Do đó, ta có: \(\dfrac{1}{a}+\dfrac{1}{b}=\dfrac{1}{3}\left(1\right)\)

Trong 30p thì vòi 1 chảy được: \(\dfrac{1}{2}\cdot\dfrac{1}{a}\left(bể\right)\)

Trong 10h30p thì vòi 2 chảy được \(\dfrac{1}{10,5}\cdot\dfrac{1}{b}=\dfrac{2}{21}\cdot\dfrac{1}{b}\left(bể\right)\)

Theo đề, ta có: \(\dfrac{1}{2}\cdot\dfrac{1}{a}+\dfrac{2}{21}\cdot\dfrac{1}{b}=1\)(2)

Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình:

\(\left\{{}\begin{matrix}\dfrac{1}{2}\cdot\dfrac{1}{a}+\dfrac{2}{21}\cdot\dfrac{1}{b}=1\\\dfrac{1}{a}+\dfrac{1}{b}=\dfrac{1}{3}\end{matrix}\right.\)

=>\(\left\{{}\begin{matrix}\dfrac{1}{2}\cdot\dfrac{1}{a}+\dfrac{2}{21}\cdot\dfrac{1}{b}=1\\\dfrac{1}{2}\cdot\dfrac{1}{a}+\dfrac{1}{2}\cdot\dfrac{1}{b}=\dfrac{1}{6}\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}-\dfrac{17}{42}b=\dfrac{5}{6}\\\dfrac{1}{a}+\dfrac{1}{b}=\dfrac{1}{3}\end{matrix}\right.\)

=>\(\left\{{}\begin{matrix}b=-\dfrac{35}{17}\left(loại\right)\\a=\dfrac{122}{51}\end{matrix}\right.\)

=>Đề sai rồi bạn

Gọi thời gian chảy một mình đầy bể của vòi 1 và vòi 2 lần lượt là a,b

Theo đề, ta có hệ:

1/a+1/b=1/1,5 và 1/4*1/a+1/3*1/b=1/5

=>a=15/4 và b=5/2

15 tháng 7 2017

Đổi: 30'=0,5 giờ

Sau 0,5h thì 2 vòi chảy được số phần bể là: \(\frac{0,5}{3}=\frac{1}{6}\)(bể)

Số phần bể còn lại là: \(1-\frac{1}{6}=\frac{5}{6}\)(bể)

Như vậy sau 10 giờ thì vòi 2 chảy được 5/6 bể

=> Thời gian để vòi 2 chảy đầy bể là: \(\frac{10x6}{5}=12\left(giờ\right)\)

=> Sau 3 giờ thì vòi 2 chảy được số phần bể là: \(\frac{3}{12}=\frac{1}{4}\left(bể\right)\)

=> Sau 3 giờ thì vòi 1 chảy được số phần bể là: \(1-\frac{1}{4}=\frac{3}{4}\left(bể\right)\)

=> Thời gian để vòi 1 chảy đầy bể là: \(\frac{3x4}{3}=4\left(giờ\right)\)

Đáp số: Vòi 1=4 giờ; Vòi 2=12 giờ

1 tháng 2 2018

Gọi thời gian mà vòi thứ nhất chảy riêng đầy bể là x (giờ), (x > 0)

Trong một giờ:

- Vòi thứ nhất chảy được 1/x (bể)

- Vòi thứ hai chảy được 1/(x+4) (bể)

- Vòi thứ ba chảy được 1/6 (bể)

Khi mở cả ba vòi thì vòi thứ nhất và vòi thứ hai chảy vào bể còn vòi thứ ba cho nước ở bể chảy ra nên ta có phương trình:

Vậy chỉ dùng vòi thứ nhất thì sau 8 giờ bể đầy nước

Đáp án: D