Cho ∆ABC vuông tại A,có góc ABC =60o.Vẽ AH\(\perp\) BC.Phân giác của góc HAC cắt BC tại M.MN\(\perp\)AC.Chứng minh:
a, ∆AHN là tam giác đều.
b,AM là đường trung trực của HN.
c, Đường thẳng HN cắt AB ở D.Chứng minh:AH là trung tuyến của ∆AND
Giải hộ mk bài này vs.Mk tik cho
Giải:
Xét tam giác vuông AHM và ANM có:
\(\Delta AHM\perpởH;\Delta ANM\perpởN\)
cạnh huyền AM chung
góc nhọn \(\widehat{A_1}=\widehat{A_2}\)
=> tam giác AHM = tam giác ANM ( cạnh huyền-góc nhọn)
=> AH=AN
=> Tam giác AHN cân tại A (1)
Tam giác ABH có \(\widehat{AHB}=90^o\): \(\widehat{B}+\widehat{BAH}+\widehat{AHB}=180^o\), mà \(\widehat{B}=60^o;\widehat{AHB}=90^o\)
\(\Rightarrow\widehat{BAH}=30^o\)
Mà: \(\widehat{BAC}=90^o\Rightarrow\widehat{HAN}=\widehat{BAC}-\widehat{BAH}=90^o-30^o=60^o\)(2)
Từ (1) và (2) => tam giác AHN đều
b, Gọi O là giao điểm của AM và HN
Xét tam giác AHO và ANO có:
AH=AN
\(\widehat{A_1}=\widehat{A_2}\)
AO chung
=> tam giác AHO = tam giác ANO (c.g.c)
=> HO=NO
=> O là trung điểm HN (1)
Ta có: tam giác AHO = tam giác ANO (chứng minh trên)
=>\(\widehat{AOH}=\widehat{AON}\), mà \(\widehat{AOH}+\widehat{AON}=180^o\)
\(\Rightarrow\widehat{AOH}=\widehat{AON}=90^ohayAO\perp HN\) (2)
Từ (1) và (2) => AO là đường trung trực của HN
=> AM là đường trung trực của HN
c, chưa ra
CM: a) Xét t/giác AHM và t/giác ANM
có : \(\widehat{AHM}=\widehat{ANM}=90^0\) (gt)
AM : chung
\(\widehat{A_1}=\widehat{A_2}\) (gt)
=> t/giác AHM = t/giác ANM (ch - gn)
=> AH = AN (2 cạnh t/ứng)
=> t/giác AHN cân tại A (1)
Xét t/giác ABC có \(\widehat{A}\) = 900 => \(\widehat{ABC}+\widehat{C}\)= 900
Xét t/giác AHC có \(\widehat{AHC}=90^0\) => \(\widehat{HAC}+\widehat{C}=90^0\)
=> \(\widehat{ABC}=\widehat{HAC}\)
Mà \(\widehat{ABC}=60^0\) => \(\widehat{HAC}=60^0\) (hay \(\widehat{HAN}=60^0\)) (2)
Từ (1) và (2) => t/giác AHN là t/giác đều
b) Ta có: t/giác AHM = t/giác ANM (cmt)
=> HM = MN (2 cạnh t/ứng)
=> M \(\in\)đường trung trực của HN
Ta lại có: AH = AN (cmt)
=> A \(\in\)đường trung trực của HN
mà A \(\ne\) M => AM là đường trung trực của HN
c) Do \(\widehat{DHA}\)là góc ngoài của t/giác AHN
=> \(\widehat{DHA}=\widehat{HAN}+\widehat{ANH}=2.60^0=120^0\) (t/giác AHN là t/giác đều => góc HAN = góc AHN = góc HNA = 600)
Ta có: \(\widehat{DAH}+\widehat{HAC}=90^0\) => \(\widehat{DAH}=90^0-\widehat{HAC}=90^0-60^0=30^0\) (3)
Xét t/giác AHD có : \(\widehat{ADH}+\widehat{AHD}+\widehat{DAH}=180^0\) (tổng 3 góc của 1 t/giác)
=> \(\widehat{HDA}=180^0-\widehat{DHA}-\widehat{DAH}=180^0-120^0-30^0=30\)(4)
Từ (3) và (4) => \(\widehat{HDA}=\widehat{DAH}=30^0\) => t/giác AHD cân tại H => DH = AH
mà AH = HN (vì t/giác AHN là t/giác đều)
=> DH = HN => AH là trung tuyến của t/giác AND