K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 5 2019

Đội mũ bảo hiểm cho trẻ em là một việc làm hết sức cần thiết, song thời gian qua, bất chấp các quy định đã đưa ra về việc đội mũ bảo hiểm cho học sinh khi ngồi trên xe gắn máy, xe mô tô, xe đạp điện, khi chở trẻ đến trường, tan học, nhiều bậc phụ huynh vẫn xem nhẹ và phớt lờ để con mình đầu trần, vô tư phóng xe trên phố.

Thậm chí, một số phụ huynh dù có mang nón bảo hiểm theo nhưng chỉ treo trên xe chứ không đội cho con. Để biện hộ cho việc không tuân thủ quy định của pháp luật trong việc đội mũ cho trẻ, các vị phụ huynh thường đưa ra nhiều lý do khác nhau như: nhà gần, quên mũ bảo hiểm; mũ bảo hiểm không tốt cho con, trời nóng nực; không có nơi cất đặt, sợ mất...

Quan sát tại nhiều điểm trường tiểu học trong tỉnh trong giờ đi học hoặc tan học, nhiều phụ huynh chủ quan, không đội mũ bảo hiểm cho con khi đi xe mô tô, xe gắn máy. Nhiều học sinh đầu trần ngồi phía trước phương tiện, thậm chí có phụ huynh chở 2-3 cháu đều không đội mũ bảo hiểm. Điều này cho thấy, nhiều bậc phụ huynh chưa thực sự ý thức được tầm quan trọng của việc đội mũ bảo hiểm nên thực hiện chưa nghiêm túc. Trong khi đó, tại nạn giao thông có thể xảy ra mọi lúc, mọi nơi.

Việc đội mũ bảo hiểm cho trẻ em khi tham gia giao thông là rất cần thiết, không chỉ đảm bảo an toàn cho trẻ mà còn tạo nề nếp, ý thức chấp hành luật lệ giao thông nói riêng, chấp hành pháp luật nói chung ở các em. Tuy nhiên, để làm được điều này, vấn đề quan trọng là các bậc phụ huynh phải luôn làm gương cho con trong việc tự giác chấp hành nghiêm pháp luật về an toàn giao thông.

Mặt khác, cần thường xuyên thực hiện các hình thức tuyên truyền về văn hóa giao thông, nhất là đối tượng học sinh trong nhà trường để các em nhận thức được sự cần thiết của việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông và tự giác thực hiện.

Trong những năm gần đây, lưu lượng xe máy tham gia giao thông ngày càng phổ biến vì sự hữu dụng của nó đối với mọi địa hình, mọi hoàn cảnh của người dân. Song đó cũng là nguyên nhân tiềm ẩn xảy ra tai nạn giao thông (TNGT). Bởi lẽ, khi ngồi trên xe máy chỉ cần ngã đập đầu xuống đường thì cũng có nguy cơ tử vong cao.

Đội mũ bảo hiểm không đạt chuẩn không phải để đối phó với lực lượng cảnh sát giao thông mà quan trọng nhất là bảo vệ, hạn chế tối đa chấn thương đầu, nhất là chấn thương sọ não khi xảy ra tai nạn.

Theo quy định của pháp luật, hành vi điểu khiển xe không đội mũ bảo hiểm cho người đi xe mô tô, xe máy hoặc đội mũ cho người đi xe mô tô, xe máy không cài quay đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ bị phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng. Đối với hành vi buôn bán hàng giả (nón bảo hiểm giả) bị phạt tiền từ 500 ngàn đồng - 100 triệu đồng theo giá thị của loại hàng hóa tương đương với hàng thật và tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi buôn bán hàng giả.

Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, năm 2014 đã có gần 9.000 người chết do TNGT, trong đó có tới 1.900 trẻ em. Đặc biệt, có tới 50% trong số này bị chấn thương sọ não do không đội mũ bảo hiểm.

Con số thông kê trên quả thật đáng báo động cho thấy tình trạng thờ ơ của người lớn trước tính mạng của con em mình, cũng như cố tình vi phạm các quy định của pháp luật về TNGT.

Trẻ em là thế hệ tương lai của dân tộc, đất nước, là đối tượng luôn cần được ưu tiên chăm sóc và bảo vệ. An toàn của con cái chúng ta, hơn ai hết chính chúng ta phải vào cuộc quyết liệt, đừng để người khác nhắc nhở. Đã đến lúc người lớn phải biết ý thức, thay đổi suy nghĩ và hành động đúng đắn để ngăn chặn mối hiểm họa TNGT đối với trẻ em cũng như bảo vệ sức khỏe, thân thể và mạng sống của trẻ em khi tham gia giao thông. Xin đừng để xảy ra hậu quả đau lòng rồi mới
Cùng đội mũ bảo hiểm cho trẻ em khi tham gia giao thông!

link cho mình nha hihi

đấm chết cha chúng nó đê :)))

24 tháng 3 2020

Khuyên răn và nói lên tác hại nhá

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
6 tháng 10 2023

- Em chia sẻ những hoạt động lao động cùng gia đình: Trồng rau, tưới cây, dọn dẹp nhà cửa, dệt vải, nấu cơm, gặt lúa… Hoạt động thực hiện thường xuyên: Trồng rau, nấu cơm, quét nhà.

- Em đã hoạt động lao động tại gia đình sau giờ học/ đã hoàn thành bài tập.

- Em có xây dựng kế hoạch lao động cụ thể tại gia đình. Kế hoạch được xây dựng dựa trên thời gian rảnh rỗi và các công việc tại gia đình phù hợp với em.

24 tháng 3 2019

Đội mũ bảo hiểm là rất cần thiết đối với mọi lứa tuổi đặc biệt là lứa tuổi học sinh tiểu học như chúng em bởi khi Phương tiện của mình đang lưu thông trên đường kể cả khi đã quan sát và đi một cách thật cẩn trọng thì những tình huống nguy hiểm bất đắc dĩ vẫn có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Mũ bảo hiểm đóng vai trò Vô cùng quan trọng trong tình thế này . Nó giúp chúng ta giảm chấn thương ở phần đầu và bảo vệ tính mạng .
Để khuyến khích các bạn cùng lớp thực hiện tốt việc này thì em đã tuyên truyền Về lợi ích khi đội mũ bảo hiểm và phân tích tác hại khi không đội mũ bảo hiểm tới các bạn,Khuyên các bạn nên đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện để chấp hành tốt luật giao thông và cũng để bảo vệ mình.,Nhắc nhở các bạn thực hiện tốt.vàTuyên truyền về an toàn giao thông trong các buổi sinh hoạt.

Khi đi xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện chúng ta cần phải đội mũ bảo hiểm. Đã có rất nhiều vụ tai nạn đã xảy ra, hầu hết là do mọi người chủ quan không chấp hành đúng luật giao thông. Nếu chúng ta đội mũ bảo hiểm khi tha gia giao thông mà không may gặp tai nạn thì sẽ giúp chúng ta giảm bớt chấn thương ở vùng đầu và bảo vệ tính mạng của chúng ta.

Vì vậy em muốn gửi đến cho mọi người một thông diệp rằng: " hãy đội mũ bảo vệ khi tham gia giao thông"

24 tháng 3 2019

gởi đơn lên công an giao thông kêu mấy chú đó phạt 1 triệu khi ko đội nón bảo hiểm

24 tháng 3 2019

nhắc nhở

19 tháng 3 2019

em sẽ nhắc nhở bn phải đội mũ bảo hiểm nếu ko nghe thì thôi kệ nó chết thì kệ vì bảo có chịu nghe đâu

25 tháng 1 2016

Không riêng gì người lớn, trẻ em lúc đang ngồi cùng bố mẹ trên xe cũng cần phải đội nón bảo hiểm để bảo vệ an toàn cho bản thân. Tuy nhiên cũng lắm khi các bậc phụ huynh quên mất việc nhắc nhở con mình mang theo, thậm chí ngay cả lúc đi một mình. Đã xuất hiện nhiều vụ tai nạn thương tâm mà trong khi đó trẻ em chẳng được đội mũ bảo hiểm, do đó hãy lưu tâm đến chuyện này thường xuyên. Vậy Chọn nón bảo hiểm cho con như thế nào là chính xác?

Đầu tiên hãy tạo lập thói quen đội mũ bảo hiểm cho bé lúc đi ra ngoài. Chỉ cần bé ngồi trên xe máy hay xe đạp điện, ngay lập tức các ông bố bà mẹ mang ra và cài dây thật chắc chắn. Hãy giải thích dần dần tầm quan trọng của vấn đề này tác động đến tâm trí, thường xuyên cho bé xem các tranh ảnh bằng các bài học tuyên truyền trong sách giáo khoa hay ti vi. Bởi lẽ độ tuổi này rất dễ bắt chước hành vi mọi người xung quanh, phụ huynh có thể dẫn bé đi chơi ở gần công viên và chỉ cho thấy người ta đang lái xe với mũ bảo hiểm nhiều cỡ nào.

Như đã nói, trẻ em rất dễ ảnh hưởng từ người lớn. Trước tiên, họ cần phải làm gương, ví dụ như lái xe máy hay xe đạp điện rồi sau đó chỉ rõ từng hành động lấy cho đến lúc ra khỏi nhà. Ngược lại, nếu bạn không thường xuyên đội mũ bảo hiểm ra ngoài, trẻ sẽ học theo và tiềm thức nhận định rằng chẳng quan trọng cần thiết làm vậy. Điều này thực sự không tốt cho độ tuổi này.

Chính sự bắt chước hành vi từ người khác của trẻ nhỏ, bạn hãy đội mũ bảo hiểm thường xuyên để trẻ cũng “muốn” giống như bạn. Sau khi đã tạo lập thói quen đó, bạn nên chỉ ra những tác dụng “thần kỳ” ấy về chuyện bảo vệ đầu con người, bộ phận quan trọng nhất cơ thể người. Ví dụ như các chấn thương rất dễ làm đau đầu, khiến đầu bị chảy máu, mất trí thông minh chẳng thể tiếp tục học hành. Nói chung các bà mẹ chỉ cần dẫn chứng mũ bảo hiểm trẻ em sao cho nhẹ nhàng nhưng đủ sâu sắc là được.

Nhất là môi trường giáo dục như những trường học, các thầy cô nên chỉ dạy về an toàn giao thông ở tiết học chính khóa. Bởi lẽ độ tuổi này chưa thể nhận thức hết mức độ nguy hiểm về tai nạn đang thường xuyên xảy ra hàng ngày; bằng cách lồng ghép bài học trẻ em sẽ biết được mình nên làm gì để luôn tự bảo vệ an toàn cho mình. Quan trọng hơn, người lớn luôn phải tác động đến suy nghĩ và hành động trẻ em khi sử dụng mũ bảo hiểm.

22 tháng 1 2016

vì hiện nay 70% vụ gây thương tích đều liên quan đến xe máy và trong số đó có đến 20 % là trẻ em

leuleu