Ở ĐÂY CÓ AI Ở BẮC NINH THI LÍ, SINH, ĐỊA LỚP 6 CHO MÌNH XIN ĐỀ NHA.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1. (3,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi dưới đây:
“Tôi chẳng tìm thấy ở tôi một năng khiếu gì. Và không hiểu vì sao tôi không thể thân với Mèo như trước kia được nữa. Chỉ cần một lỗi nhỏ ở nó là tôi gắt um lên.”
(Bức tranh của em gái tôi – Tạ Duy Anh)
a) Lời kể trong đoạn văn trên là của nhân vật nào trong truyện? Kể về sự việc gì? Vì sao nhân vật “tôi” lại không thể thân với em gái như trước kia được nữa?
b) Nêu ý nghĩa của truyện “Bức tranh của em gái tôi” (Tạ Duy Anh)?
Câu 2. (2,0 điểm)
a) Hai câu thơ sau sử dụng phép tu từ gì? Nêu tác dụng của phép tu từ đó?
“Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm”
(Minh Huệ)
b) Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong những câu sau:
b.1. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng.
(Tô Hoài)
b.2. Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập.
(Đoàn Giỏi)
Câu 3. (5,0 điểm)
Em hãy viết bài văn tả người thân yêu và gần gũi nhất với em trong gia đình (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em,...).
A/ TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
I/ Khoanh tròn vào một chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Hiện tượng nào sau đây xảy ra khi nung nóng một vật rắn.
a. Khối lượng của vật tăng
b. Khối lượng của vật giảm
c. Khối lượng riêng của vật giảm
d. Khối lượng riêng của vật tăng
Câu 2: Nhiệt kế nào dưới đây dùng để đo nhiệt độ cơ thể?
a. Nhiệt kế rượu
b. Nhiệt kế thủy ngân.
c. Nhiệt kế y tế.
d. Cả ba nhiệt kế trên đều không dùng được.
Câu 3: Trong thời gian vật đang nóng chảy, nhiệt độ của vật như thế nào?
a. Luôn tăng
b. Luôn giảm
c. Không đổi
d. Lúc đầu tăng sau đó giảm.
Câu 4: Trường hợp nào dưới đây không xảy ra sự nóng chảy:
a. Đốt một ngọn đèn dầu.
b. Đốt một ngọn nến.
c. Bỏ một cục nước đá vào một cốc nước.
d. Đúc một cái chuông đồng.
Câu 5: Hiện tượng nào sau đây không phải là sự ngưng tụ:
a. Sương đọng trên lá cây.
b. Sự tạo thành sương mù.
c. Sự tạo thành hơi nước.
d. Sự tạo thành mây.
Câu 6: Những quá trình chuyển thể nào của đồng được vận dụng trong việc đúc đồng?
a. Sự nóng chảy và sự đông đặc.
b. Sự nóng chảy và sự bay hơi.
c. Sự bay hơi và sự ngưng tụ.
d. Sự bay hơi và sự đông đặc.
Câu 7: Nước đựng trong cốc bay hơi càng nhanh khi:
a. Nước trong cốc càng ít.
b. Nước trong cốc càng nhiều.
c. Nước trong cốc càng nóng.
d. Nước trong cốc càng lạnh.
Câu 8: Trong các câu so sánh nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc của nước dưới đây, câu nào đúng?
a. Nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhiệt độ đông đặc.
b. Nhiệt độ nóng chảy thấp hơn nhiệt độ đông dặc.
c. Nhiệt độ nóng chảy có thể cao hơn, cũng có thấp hơn nhiệt độ đông đặc.
d. Nhiệt độ nóng chảy bằng nhiệt độ đông đặc.
II/ Điền từ (cụm từ) thích hợp vào ô trống trong các câu sau:
Câu 9: Băng kép khi bị .................................... hay ................................... đều bị cong lại.
Câu 10: Nước sôi ở nhiệt độ ......................... Nhiệt độ này gọi là ......................... của nước.
III/ Điền chữ “Đ” nếu nhận định đúng, chữ “S” nếu nhận định sai vào các câu sau:
Câu 11: Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
Câu 12: Trong thời gian sôi nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi.
Câu 13: Để đo nhiệt độ của hơi nước đang sôi dùng nhiệt kế rượu.
Câu 14: Sự ngưng tụ là sự chuyển thể từ thể lỏng sang thể hơi.
B. TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm):
a. Nêu các kết luận về sự nở vì nhiệt của chất rắn.
b. Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào mấy yếu tố? Kể tên những yếu tố đó?
Câu 2. (1,0 điểm): Tại sao người ta làm đường bê tông không đổ liền thành một dải mà đổ thành các tấm tách biệt với nhau bằng những khe để trống?
Câu 3. (2,0 điểm): Hãy tính:
a. 20oC tương ứng với bao nhiêu oF
b. 256oF tương ứng với bao nhiêu oF
Câu 4. (1,0 điểm): Ở 0oC một thanh sắt có chiều dài là 100cm. Vào mùa hè nhiệt độ cao nhất là 40oC. Hỏi chiều dài của thanh sắt khi nhiệt độ môi trường ở 40oC? Biết rằng khi nhiệt độ tăng lên 10oC thì chiều dài thanh sắt tăng 0,00012 lần so với chiều dài ban đầu.
đề địa nha
trắc ngiệm câu 1 khí ôxi chiếm tỉ lệ bao chiêu trong thành phần không khí
câu 2 dụng cụ đo lượng mưa gọi là gì
câu 3 nêu khái niệm về hồ
tự luận câu 1 sông là gì? nguyên nhân sinh ra sóng? nguyên nhân sinh ra sóng thàn? con người làm gì để hạn chế thiệt hại sóng thần gây ra
câu 2 đất gồm những thành phần nào
câu 3 dựa vào bảng số liệu lượng mưa ở tp hcm
tháng | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
lượng mưa(mm) | 18 | 14 | 16 | 35 | 110 | 160 | 150 | 145 | 158 | 140 | 55 | 25 |
tính tổng lượng mưa cả năm và trung bình tháng
những tháng nào là mùa mưa, mùa khô
đề lí
trắc nghiệm câu 1 tìm trường hợp liên quan đến sự nóng chảy
câu 2so sánh nhiệt độ nóng chảy và đông đặc của nước
câu 3 nước đứng trong cốc càng bay hơi nhanh khi nào
câu 4vif sao nhiệt kế thường có thang nhiệt từ 35 đến 42
câu 5 chỗ thắt ở nhiệt kế y tế có tác dụng gì
câu 6 băng kép hoạt động dựa trên hiện tượng nào
tự luận câu 1 điền vào chỗ trống
khi thanh thép...vì nó gây ra...rất lớn
khi thanh thép co lại...nó cũng gây ra...rất lớn
câu 2 thế nào là nóng chảy, đông đặc và cho ví dụ
câu 3 nhiệt kế thường dùng dựa trên hiện tượng nào, nêu những nhiệt kế đã học
câu 4 hãy tính 20 và 37 độ c bằng bao nhiêu độ f
đề sinh
trắc nghiệm câu 1 nêu những cây 2 lá mầm
câu 2 nhóm thực vật đầu tiên sống trên cạn, có rễ giả, chưa có hoa, sinh sản bằng bào tử
câu 3 vai trò của chất hữu cơ do thực vật chế tạo
câu 4 trong bậc phân loại thực vật, bậc nào cao nhất
câu 5 thực vật giúp điều hòa khí hậu và giảm bớt thiên tai nhờ điều nào
tự luận câu 1 nguyên nhân j khiến đa dạng thực vật ở việt nam bị giảm sút
câu 2 nêu các biện pháp bảo vệ sự đa dạng của thực vật, e đã làm gì để bảo vệ sự đa dạng của thực vật
ĐỀ HUYRNJ TIÊN DU NHA
Có ai thi Địa Lí HKII (lớp 6) chưa ?
Cho mình xin đề, mình ôn
( Mình cần nhất là bài 22 và Bài 26 nha)
A. TRẮC NGHIỆM ( 3đ)
I.Chọn hai phương án trả lời đúng trong mỗi câu sau rồi ghi vào giấy thi:(ví dụ 1a,c; 2.c,d)( 1đ)
Câu 1: Đặc điểm nổi bật của khí hậu nhiệt đới gió mùa là:
A. Có thời kì khô hạn;
B. Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo mùa gió;
C.Thời tiết luôn diễn biến thất thường;
D.Nắng nóng, mưa nhiều quanh năm;
E.Mang tính chất trung gian giữa khí hậu đới nóng và khí hậu đới lạnh.
Câu2: Vấn đề cần quan tâm giải quyết ở đới lạnh đó là:
A. Thiếu nguồn nhân lực để phát triển kinh tế.;
B. Khoáng sản ngày càng cạn kiệt;
C. Ô nhiễm nguồn nước.
D. Nguy cơ tuyệt chủng một số loài động vật quý.
E. Ô nhiễm không khí.
II.Nối các mốc thời gian ở cột A với các sự kiện ở cột B sao cho đúng rồi ghi vào giấy thi:(ví dụ 1a; 2.c…)( 1đ)
III.Dựa vào kiến thức đã học hãy điền từ (hoặc cụm từ) vào ô trống (1đ)
Ở đới ôn hòa thiên nhiên phân hóa theo……(1)……..một năm có bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Các kiểu môi trường cũng thay đổi từ Bắc xuống Nam là do… (2)….,thay đổi từ Tây sang Đông do ảnh hưởng của……(3)…..và…..(4)……….
B. TỰ LUẬN( 7đ)
Câu 1:(2,0đ) Nêu vị trí và đặc điểm môi trường nhiệt đới? Nước ta thuộc kiểu môi trường nào?
Câu 2:(1,5đ) Trình bày đặc điểm về hình dạng, địa hình và khoáng sản của châu Phi?
Câu 3:(2,0đ) Nêu những nguyên nhân và hậu quả của ô nhiễm nước ở đới ôn hòa? Liên hệ ở địa phương về tình trạng này?
Câu 4:(1,5đ) Qua bảng số liệu dưới đây(về nhiệt độ, lượng mưa trung bình tháng), em hãy xác định địa điểm này thuộc môi trường địa lí nào trên Trái Đất? Giải thích?
Đáp án Đề thi học kì 1 lớp 7 môn Địa Lý năm 2014 Trường THCS Trần Cao Vân
A. TRẮC NGHIỆM:(3 điểm)
I. Chọn hai phương án trả lời đúng trong mỗi câu sau rồi ghi vào giấy thi:
Câu1:.B,C (0,5đ).
Câu2:.A,D.( 0,5đ)
*Lưu ý: HS chọn được 2 ý, mỗi ý đúng thì được 0,25đ, nếu chọn 1,3,4,5 ý thì không cho điểm dù có 2 ý đúng.
II.Nối các mốc thời gian ở cột A với các sự kiện ở cột B sao cho đúng rồi ghi vào giấy thi : (mỗi câu trả lời đúng 0,25đ)
Đáp án: 1-E, 2-C, 3-A, 4-B
III.Điền vào ô trống những nội dung kiến thức cho phù hợp:(mỗi ý trả lời đúng 0,25đ)
(1): thời gian; (2) vĩ độ;
(3) dòng biển; (4) gió tây ôn đới.
B. TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1: HS trả lời được các ý sau
* Môi trường nhiệt đới: -Vị trí: Nằm ở khoảng 50B và 50N đến chí tuyến ở 2 bán cầu.(0,5đ)
- Đặc điểm:+ Nóng quanh năm, có thời kì khô hạn, càng gần chí tuyến thời kì khô hạn càng kéo dài, biên độ nhiệt trong năm càng lớn.(0,5đ)
+Lượng mưa và thảm thực vật thay đổi từ xích đạo về chí tuyến.(0,5đ)
* Nước ta thuộc kiểu môi trường nhiệt đới gió mùa.(0,5đ)
Câu 2: HS trả lời được các ý sau
- Hình dạng: châu Phi có dạng hình khối(0,25đ), đường bờ biển ít bị chia cắt, rất ít vịnh biển, bán đảo, đảo.(0,25đ)
- Địa hình: tương đối đơn giản(0,25đ), có thể coi toàn bộ châu lục là khối sơn nguyên lớn.(0,25đ)
-Khoáng sản: nguồn khoáng sản phong phú(0,25đ), nhiều kim loại quý, hiếm ( vàng, kim cương, u-ra-ni-um…)(0,25đ)
Câu 3: HS trả lời được các ý sau
*Nguyên nhân: + Ô nhiễm biển là do váng dầu, các chất độc hại bị đưa ra biển. (0,25đ)
+Ô nhiễm nước sông, hồ và nước ngầm là do hoá chất thải ra từ các nhà máy, lượng phân hoá học và thuốc trừ sâu dư thừa trên đồng ruộng, cùng các chất thải nông nghiệp. (0,25đ)
*Hậu quả: +Làm chết ngạt các sinh vật sống trong nước.(0,25đ)
+Thiếu nước sạch cho đời sống và sản xuất.(0,25đ)
* Liên hệ: được chất thải, rác thải ra sông, suối… nông dân phun thuốc trừ sâu trên đồng ruộng…(1đ)
Câu 4:- HS nhận dạng đúng môi trường xích đạo ẩm. (0,5đ)
- Giải thích: vì nhiệt độ trung bình năm 250C, biên độ nhiệt năm thấp 30C, mưa quanh năm, lượng mưa trung bình năm trên 1500mm.(1đ)
chúc cậu học tốt!!!!!!!!!!!!!!!
ĐỀ THI HK II ĐÓ, Ở THÀNH PHỐ BẮC NINH THÌ CÀNG TỐT.
MÌNH ĐANG CẦN GẤP !