K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 1 2020

Vai trò của ngành hàng dệt may trong nền kinh tế thế giới

Công nghệ dệt may thường được gắn với giai đoạn phát triển ban đầu của nền kinh tế và đóng vai trò chủ đạo trong quá trình công nghiệp hoá ở nhiều nước. Ngành công nghệ dệt may có khả năng tạo nhiều việc làm cho người lao động, tăng thu lợi nhuận để tích luỹ làm tiền đề phát triển cho các ngành công nghiệp khác, góp phần nâng cao mức sống và ổn định tình hình chính trị xã hội.

Công nghệ dệt may có liên quan chặt chẽ tới sự phát triển của các ngành công nghiệp khác. Khi dệt may là ngành công nghiệp hàng đầu của nền kinh tế, nó sẽ cần một khối lượng lớn nguyên liệu là sản phẩm của các lĩnh vực khác và vì thế tạo điều kiện để đầu tư và phát triển các ngành kinh tế này. Ngược lại, công nghiệp dệt lớn mạnh sẽ là động lực để công nghiệp may và các ngành khác sử dụng sản phẩm dệt làm nguyên liệu phát triển theo.

Vai trò của ngành dệt may đặc biệt to lớn đối với kinh tế của nhiều quốc gia trong điều kiện buôn bán hàng hoá quốc tế. Xuất khẩu hàng dệt may đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn để mua máy móc thiết bị, hiện đại hoá sản xuất, làm cơ sở cho nền kinh tế cất cánh. Điều này đặc biệt thể hiện rõ trong lịch sử phát triển kinh tế của các nước như Anh, Nhật, NICs, Trung Quốc, Nam á và Đông Nam á.

ở các nước đang phát triển hiện nay, công nghệ dệt may đang góp phần phát triển nông nghiệp và nông thôn thông qua tăng trưởng sản xuất bông, đay, tơ tằm và là phương tiện để chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp. ở các nước công nghiệp phát triển, công nghệ dệt may đã phát triển đến trình độ cao hơn, sản xuất những sản phẩm cao cấp có giá trị gia tăng cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao, đa dạng của người tiêu dùng.

3 tháng 10 2017

Nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm: nông - lâm - ngư nghiệp có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế và đời sống xã hội, thể hiện 1 việc:

- Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người.

- Đảm bảo nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.

- Sản xuất ra những mặt hàng có giá trị xuất khẩu, tăng thêm nguồn thu ngoại tệ.

2 tháng 4 2017

- Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người.
Đảm bảo nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.
- Sản xuất ra những mặt hàng có giá trị xuất khẩu, tăng thêm nguồn thu ngoại tệ.

2 tháng 4 2017

- Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người.
Đảm bảo nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.
- Sản xuất ra những mặt hàng có giá trị xuất khẩu, tăng thêm nguồn thu ngoại tệ.

6 tháng 8 2023

Tham khảo:

1. LB Nga từng là trụ cột của Liên bang Xô viết

- Năm 1917 Liên bang Xô viết được thành lập.

- LB Nga là một thành viên và đóng vai trò chính trong việc tạo dựng Liên Xô trở thành cường quốc. Nhiều sản phẩm công - nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao trong Liên Xô.

2. Thời kì đầy khó khăn, biến động (thập niên 90 của thế kỉ XX)

- Vào cuối những năm 80 của thế kỉ XX, nền kinh tế Liên Xô ngày càng bộc lộ nhiều yếu kém.

- Đầu những năm 1990, Liên Xô tan rã, Liên bang Nga độc lập nhưng gặp nhiều khó khăn:
+ Tốc độ tăng trưởng GDP âm.
+ Sản lượng các ngành kinh tế giảm.
+ Đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, tình hình chính trị, xã hội bất ổn.
+ Vị trí, vai trò của LB Nga trên trường quốc tế suy giảm.
3. Nền kinh tế Nga đang khôi phục lại vị trí cường quốc

a) Chiến lược kinh tế mới

Từ năm 2000, LB Nga bước vào thời kì mới với chiến lược :

+ Đưa nền kinh tế từng bước thoát khỏi khủng hoảng.

+ Tiếp tục xây dựng nền kinh tế thị trường.

+ Mở rộng ngoại giao, coi trọng châu Á.

+ Nâng cao đời sống nhân dân.

-> Khôi phục lại vị trí cường quốc.

b) Những thành tựu đạt được sau năm 2000

- Sản lượng kinh tế tăng.
- Dự trữ ngoại tệ lớn thứ 4 thế giới.
- Trả xong các khoản nợ nước ngoài.
- Xuất siêu.
- Đời sống nhân dân được cải thiện.
- Vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế.
- Nằm trong nhóm nước có nền công nghiệp hàng đầu thế giới ( G8).

- Tuy vậy, trong quá trình phát triển kinh tế, LB Nga còn gặp nhiều khó khăn như sự phân hóa giàu nghèo, nạn chảy máu chất xám.

3 tháng 2 2023

Vai trò của ngành nông nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam:

   Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, mọi lĩnh vực đều bị tác động nặng nề bởi đại dịch, nhưng ngành Nông nghiệp vẫn giữ được vai trò là “trụ đỡ” quan trọng cho nền kinh tế, với việc an ninh lương thực bảo đảm, tốc độ tăng trưởng của ngành đạt 2,74% và đóng góp 23,54% vào mức tăng chung của toàn nền kinh tế.

   Số liệu năm 2021:

+ Sản lượng lúa đạt khoảng 43,52 triệu tấn, tăng 1,7% so với năm 2020; sản lượng thịt hơi các loại đạt khoảng 5,67 triệu tấn, tăng 5,3%; sản lượng thủy sản đạt khoảng 8,6 triệu tấn, tăng 2,4%. 

+ Các mặt hàng nông, lâm, thủy sản tăng cả về số lượng và giá trị xuất khẩu. 9 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 35,5 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm 2020.

=> Trong mọi biến cố của nền kinh tế, thì nông nghiệp đều phát huy vai trò “trụ đỡ”, bởi nhu cầu ăn uống, tiêu dùng sản phẩm nông nghiệp thì bối cảnh nào cũng cần. Sự thay đổi của ngành ảnh hưởng lớn đến việc làm, thu nhập, nâng cao mức sống về mọi mặt của hàng chục triệu nông dân và bộ mặt nông thôn.

27 tháng 4 2019

Nông nghiệp có những vai trò sau:

   - Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người.

   - Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất hàng tiêu dung và công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.

   - Là mặt hàng xuất khẩu có giá trị, tăng nguồn thu ngoại tệ.

   - Tận dụng tự nhiên và nguồn lao động

   - Nông nghiệp luôn có vai trò quan trọng trong sự phét triển của xã hội loài người( không có ngành nào thay thế được)

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
1 tháng 9 2023

Vai trò của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản:

- Khai thác hiệu quả nguồn lực phát triển kinh tế.

- Cung cấp sản phẩm của ngành cho tiêu dùng và sản xuất.

- Thị trường tiêu thụ của các ngành kinh tế khác, kích thích các ngành kinh tế khác phát triển.

- Sản xuất ra các mặt hàng có giá trị, tăng nguồn thu ngoại tệ.

- Vai trò quan trọng trong giữ cân bằng sinh thái và bảo vệ môi trường.

29 tháng 12 2022

Mình nghĩ là A

29 tháng 12 2022

chắc ko

 

30 tháng 7 2016

Công nghiệp năng lượng bao gồm 2 phân ngành: khai thác nguyên, nhiên liệu (than, dầu khí, kim loại phóng xạ) và sản xuất điện.

a/ Thế mạnh lâu dài: nguồn nhiên liệu phong phú:

– Than antraxít tập trung ở Quảng Ninh với trữ lượng hơn 3 tỷ tấn, ngoài ra còn có than nâu, than mỡ, than bùn…

– Dầu khí vớitrữ lượng vài tỷ tấn dầu, hàng trăm tỷ m3 khí.

– Thủy năng có tiềm năng rất lớn, khoảng 30 triệu KW, tập trung ở hệ thống sông Hồng (37%) và sông Đồng Nai (19%)

+ Các nguồn năng lượng khác: gió, thuỷ triều, năng lượng mặt trời…

– Thị trường tiêu thụ rộng lớn, đáp ứng nhu cầu cho sản xuất và sinh hoạt của người dân.

phong điện Tuy Phong (Bình Thuận) hòa vào lưới điện quốc gia

PHONG ĐIỆN Ở TUY PHONG (BÌNH THUẬN) ĐÃ HÒA VÀO LƯỚI ĐIỆN QUỐC GIA.

Phong điện ờ Trường Sa.

PHONG ĐIỆN Ờ ĐẢO SONG TỬ TÂY, TRƯỜNG SA.

 

b/ Mang lại hiệu quả cao:

– Đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế, phục vụ công cuộc CNH, HĐH. Than, dầu thô còn có xuất khẩu.

– Nâng cao đời sống nhất là đồng bào ở vùng sâu, vùng xa.

– Giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

c/ Tác động đến các ngành kinh tế khác:

–       Phát triển năng lượng đi trước một bước nhằm tạo thuận lợi thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển về quy mô, công nghệ, chất lượng sản phẩm…phục vụ nhu cầu CNH, HĐH.