Hãy nêu hiểu biết của e về sự tuyệt chủng của khủng long
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
Thiên thạch, va chạm với trái đất ngoài khơi Mexico vào cuối kỷ Phấn trắng cách đây 66 triệu năm, từ lâu được cho là nguyên nhân gây ra sự tuyệt chủng của tất cả các loài khủng long. Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu cho rằng, hàng chục nghìn năm phun trào núi lửa có thể là nguyên nhân thực sự của sự kiện tuyệt chủng.
Mới đây, các nhà nghiên cứu từ Đại học Hoàng gia London, Đại học Bristol và Đại học London, Anh chỉ ra rằng, chỉ có tác động của thiên thạch mới có thể tạo ra những điều kiện khiến trái đất trở thành nơi không thể sinh sống được với loài khủng long.
Các nhà nghiên cứu cũng cho rằng, về mặt dài hạn, các núi lửa khổng lồ cũng có thể giúp sự sống hồi sinh sau vụ va chạm của thiên thạch.
Trưởng nhóm nghiên cứu - Tiến sĩ Alessandro Chiarenza - đã tiến hành nghiên cứu này khi đang học tiến sĩ tại Đại học Hoàng gia London cho hay: "Chúng tôi cho thấy rằng, thiên thạch là nguyên nhân gây ra mùa đông kéo dài nhiều thập kỷ và những tác động môi trường đó hủy hoại môi trường phù hợp với loài khủng long.
Ngược lại, ảnh hưởng của các vụ phun trào núi lửa dữ dội không đủ mạnh để phá vỡ đáng kể các hệ sinh thái toàn cầu".
"Nghiên cứu của chúng tôi xác nhận, lần đầu tiên về mặt định lượng, rằng lời giải thích hợp lý duy nhất cho sự tuyệt chủng là mùa đông tác động dẫn tới xóa sổ môi trường sống của khủng long trên toàn thế giới" - trưởng nhóm nghiên cứu nhấn mạnh.
Các nhà nghiên cứu gợi ra rằng, vụ va chạm của thiên thạch sẽ giải phóng các bụi khí vào bầu khí quyển, chặn ánh sáng mặt trời trong nhiều năm và gây ra mùa đông kéo dài.
Các vụ phun trào núi lửa cũng tạo ra các bụi khí và chặn ánh sáng mặt trời, đồng thời trong khoảng thời gian tuyệt chủng hàng loạt, các sự kiện phun trào đã xảy ra hàng chục nghìn năm ở khu vực Deccan Traps - Ấn Độ ngày nay.
Để xác định xem thiên thạch hay núi lửa có năng lực biến đổi khí hậu nhiều hơn, các nhà nghiên cứu thường sử dụng các dấu địa chất của khí hậu và các mô hình toán học. Trong nghiên cứu mới lần này, các nhà nghiên cứu đã kết hợp những phương pháp trên với thông tin về các yếu tố môi trường, như lượng mưa và nhiệt độ, mà các loài khủng long cần để phát triển.
Sau đó, các nhà nghiên cứu lập bản đồ để xác định nơi những điều kiện này vẫn còn tồn tại trên trái đất sau vụ va chạm thiên thạch hoặc tác động của núi lửa.
Kết quả cho thấy, chỉ có vụ va chạm của thiên thạch mới xóa sổ môi trường sống của khủng long. Trong khi đó, núi lửa phun trào để lại một số khu vực có thể sinh sống được ở quanh đường xích đạo, theo nghiên cứu xuất bản trên tạp chí khoa học PNAS của Mỹ.
Đồng tác giả nghiên cứu - Tiến sĩ Philip Mannion - Đại học London cho biết thêm: "Trong nghiên cứu này, chúng tôi bổ sung một phương pháp mô hình hóa cho dữ liệu địa chất và khí hậu quan trọng cho thấy tác động tàn phá của vụ va chạm thiên thạch đến môi trường sống toàn cầu. Về cơ bản, nó tạo ra một "màn hình xanh chết chóc" cho loài khủng long".
Thời gian: kỷ Phấn Trắng-Cổ Cận (66 triệu năm trước).
Nguyên nhân: Do thiên thạch va chạm với Trất Đất.
19Khủng long cỡ lớn thiếu thức ăn, thiếu chỗ tránh rét nên bị tiêu diệt hàng loạt khi môi trường sống trên tái đất thay đổi.
20Nghiên cứu thuần hóa những loài cá mới
1.Vào kỷ Tam Điệp(231,5 triệu năm trước), các châu lục ngày nay đều tập hợp thành một đại lục duy nhất (Pangea). Khí hậu lúc đó khô nóng, thích hợp cho các loài động vật bò sát phát triển.
2.Khủng long phân nhánh từ tổ tiên của chúng archosaur cách nay khoảng 230 triệu năm trong khoảng thời gian Kỷ Trias giữa đến muộn, gần 20 triệu năm sau sự kiện tuyệt chủng Permi–Trias đã quét sạch khoảng 95% tất cả các loài trên Trái Đất.
3 Một thiên thạch lớn đã rơi xuống Chicxulub, Mexico, khoảng 65 triệu năm trước, giải phóng ra một lượng cát bụi và khí độc lớn vào không khí, che phủ cả mặt trời, khiến trái đất trở nên lạnh giá, hủy diệt khủng long và đầu độc các sinh vật biển. Vụ va chạm cũng có thể gây ra hiện tượng núi lửa hoạt động, động đất và sóng thần.
Vụ va chạm cách đây 160 triệu năm giữa hai tiểu hành tinh quay quanh quỹ đạo giữa sao Hỏa và sao Mộc đã bắn ra nhiều khối thiên thạch lớn hướng về phía Trái đất, trong đó có một khối đã gây ra sự tuyệt chủng của loài khủng long. Đó là kết luận của nhóm các nhà khoa học đưa ra ngày hôm qua. Theo họ, nguyên nhân của một trong những sự kiện trọng yếu nhất trong lịch sử sự sống trên Trái đất: đó là một khối thiên thạch rộng 10km đã lao xuống bán đảo Yucatan của Mexico 65 triệu năm trước.
Thảm họa đó đã xóa sổ loài khủng long, tồn tại “hưng thịnh” trong suốt khoảng 165 triệu năm, và nhiều dạng sống khác, dọn đường cho loài động vật có vú thống trị trái đất, rồi sau đó là sự xuất hiện của loài người. Được biết cuộc va chạm đã gây ra tai biến về khí hậu trên khắp trái đất, bắn tung một lượng đất đá, bụi bặm khổng lồ vào không trung, gây ra những trận sóng thần khủng khiếp, nhấn chìm cả địa cầu trong biển lửa, và khiến Trái đất bị bao phủ trong bóng đêm nhiều năm.
Các nhà nghiên cứu người Mỹ và Séc đã dùng máy tính tính toán rằng có tới 90% khả năng vụ va chạm giữa hai tiểu hành tinh đã gây ra thảm họa trái đất trên. Theo báo cáo của các nhà khoa học được đăng tải trên tạp chí Nature thì vụ va chạm xảy ra ở vành đai của tiểu hành tinh, nơi có các khối đá loại nhỏ và lớn quay quanh Mặt trời, nằm cách Trái đất khoảng 170 triệu km. Những thiên thạch do vụ va chạm tạo ra đã thoát ra ngoài vành đai của tiểu hành tinh, cuốn vào trong hệ mặt trời và lao vào Trái đất cùng mặt trăng của Trái đất, và có thể là Sao Mộc và sao Vệ nữ. Philippe Claeys thuộc trường Đại học Brussel ở Bỉ nhận xét phát hiện trên “là bằng chứng rõ ràng cho thấy hệ mặt trời là một môi trường khắc nghiệt, và các vụ va chạm xảy ra ở vành đai tiểu hành tinh có thể có những tác động lớn trở lại cho sự tiến hóa của cuộc sống trên Trái đất”. Còn một nhà nghiên cứu khác nhấn mạnh: “Khủng long đã tồn tại trên trái đất trong một thời gian rất dài. Vì vậy có khả năng chúng vẫn tồn tại nếu không có sự kiện như thế xảy ra.”
mk đâu có giỏi Magic Kid, mà bn hỏi toán trong nâng cao phát triển trang mấy
tôi đã ra tính hiệu éc ô éc nhưng ko ai giúp tui :(
mình nói về thông tin"cuộc sống trong ngôi nhà băng của người I-nuc"nha:
-cuộc sông trong ngôi ngà băng không đc thuận tiện nhưng con người vẫn phải sống cho qua mùa đông giá lạnh từ -30oC\(\rightarrow\) -40oC.nhà băng là nơi cư trú tốt nhất cho người I-nuc,các chú chó và lương thực của họ.nhờ có ngọn đèn mỡ hải cẩu thắp liên tục,nhiệt độ trong nhà luôn duy trì từ 0oC\(\rightarrow\) 2oC.vào nhà người ta phải cởi bỏ bộ quần áo khoác ngoài bằng da và lông thú đã lạnh cứng lại,để tránh băng tan làm ướt người.cơ thể cần luôn khô ráo để chống lại cái lạnh.đối với những người ở đây,điều đáng sợ nhất trong ngôi nhà là sự hỗn tạp của hơi người.trên trần chỉ có 1 lỗ thông hơi nhỏ cho cả ngôi nhà đông đúc,lối ra vào đã bị đống quần áo che kín lại.
động vật đới lạnh có nguy cơ tuyệt chủng:
-báo Amur(báo Mãn Châu) sống trong những khu rừng tuyết ở vùng Viễn Đông Nga.chỉ còn khoảng 40 con.
-hổ Siberia(chúa tể rừng taiga)sống ở vùng băng tuyết nước Nga.hiện nay chỉ có khoảng 400 con.
-báo tuyết(panthera uncia)cư trú ở dãy núi Trung Á.còn khoảng 4000\(\rightarrow\) 4500 con.
- ngoài ra còn cá tuyết Đại Tây Dương , gấu trắng Bắc Cực(giảm 40%),chim cánh cụt(giảm 19%),...vv...vv..
- còn nhìu lắm mà mìk mới trả lời có nhiu đây àk!!~~good luck to you~~
- Một số loài động vật lớn trên thực tế hầu như đã bị diệt vong: tê giác hai sừng, heo vòi, vượn tay trắng, cầy nước.
- Một số loài còn số lượng quá ít, có thể bị tuyệt chủng: hổ, tê giác một sừng, bò xám, bò rừng, bò tót, hươu vàng, vooc, hươu cà tong, hươu xạ, hạc cổ trắng, gà lôi lam mào đen, gà lôi tí, công, trĩ, rùa.
Nhiệt độ trái đất tăng khoảng 17 độ C chỉ trong khoảng thời gian ngắn. Khói bụi dày đặc rơi xuống bề mặt trái đất sau khi nguội đi nhẹ bay lơ lửng ở tầng bình lưu khiến nhiệt độ trái đất đột ngột giảm xuống. Sự thay đổi khí hậu nghiêm trọng này cuối cùng đã dẫn đến sự tuyệt chủng của loài khủng long
Đáp án A
Khí hậu Trái đất lúc đó đang nóng bỗng trở nên lạnh đột ngột, thiên thạch va vào Trái đất, cùng với thiên tai như: núi lửa, khói bụi che phủ bầu trời Trái đất trong nhiều năm → quang hợp thực vật bị ảnh hưởng → thiếu thức ăn, chỗ trú để tránh rét khủng long có kích cỡ lớn bị tiêu diệt hàng loạt
Việc khám phá rằng chim là một loại khủng long cho thấy khủng long nói chung chưa tuyệt chủng như thường được nói.[77] Tuy nhiên, tất cả khủng long phi chim và nhiều nhóm chim đã tuyệt chủng cách đây 66 triệu năm. Nhiều nhóm động vật khác cũng tuyệt chủng vào thời gian này, gồm cúc đá (thân mềm giống ốc anh vũ), mosasauridae, plesiosauria, pterosauria, và nhiều nhóm động vật có vú.[8] Côn trùng hầu như không chịu sự ảnh hưởng nào, chúng trở thành thức ăn cho các loài còn sống sót. Sự kiện tuyệt chủng này được gọi là sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen. Bản chất của sự kiện gây tuyệt chủng hàng loạt này đã được nghiên cứu từ những năm 1970; tới nay, nhiều giả thuyết được các nhà cổ sinh vật học hỗ trợ. Mặc dù hầu hết hưởng ứng rằng sự kiện va chạm tiểu hành tinh (hay thiên thạch) là nguyên nhân chính, vài nhà khoa học chỉ ra các nguyên nhân khác, hay ủng hộ ý kiến rằng có nhiều yếu tố cho sự biến mất đột ngột của khủng long.[78][79][80]
Vào Đại Trung Sinh, không có mũ băng địa cực, và mực nước biển được cho là cao hơn ngày nay từ 100 tới 250 mét (300 tới 800 ft). Nhiệt độ hành tinh cũng đồng bộ hơn, nhiệt độ tại xích đạo chỉ cách tại địa cực 25 °C (45 °F). Trung bình, nhiệt độ không khí cao hơn; tại địa cực, nhiệt độ cao hơn ngày hôm nay 50 °C (90 °F).[81][82]
Cấu tạo khí quyển Đại Trung Sinh là vấn đề tranh luận. Vài lý thuyết cho rằng nồng độ oxy cao hơn ngày nay, số khác cho rằng sự thích nghi sinh học ở chim và khủng long cho thấy hệ thống hô hấp phát triển xa hơn cần thiết nếu nồng độ oxy đạt mức cao.[83] Vào cuối kỷ Phấn Trắng, môi trường là thay đổi đáng kể. Hoạt động núi lửa giảm, dẫn đến xu hướng cacbon dioxit giảm (do núi lửa phun nhiều chất này). Nồng độ oxy trong khí quyển cũng bắt đầu dao động và cuối cùng giảm xuống. Một số nhà khoa học đưa ra giả thuyết rằng biến đổi khí hậu, kết hợp với nồng độ oxy thấp, có thể trực tiếp dẫn đến sự tuyệt chủng của nhiều loài.[84]