Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ " Cảnh khuya" của Hồ Chí Minh BÀI LÀM Từ thuở xa xưa, thiên nhiên luôn là bạn với con ngừơi và cũng là nguồn cảm hứng sáng tác ra những bài thơ tuyệt vời vô tận của các thi nhân. Thơ thừơng có tình yêu thiên nhiên, có cảnh trăng mây gió sông. Và thơ của Bác cũng thế, ngoài tiình yêu quê hương đất nứơc sâu nặng, tình yêu thương con ngừơi,...
Đọc tiếp
Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ " Cảnh khuya" của Hồ Chí Minh
BÀI LÀM
Từ thuở xa xưa, thiên nhiên luôn là bạn với con ngừơi và cũng là nguồn cảm hứng sáng tác ra những bài thơ tuyệt vời vô tận của các thi nhân. Thơ thừơng có tình yêu thiên nhiên, có cảnh trăng mây gió sông. Và thơ của Bác cũng thế, ngoài tiình yêu quê hương đất nứơc sâu nặng, tình yêu thương con ngừơi, Bác còn lồng ghép tâm hồn mình vào thiên nhiên. Tình cảm yêu thiên của Bác rất cao rộng và rất thơ mộng. Những điều đó đã thể hiện rất rõ qua bài" Cảnh khuya".
Bài thơ " cảnh khuya " được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt là một trong những bài thơ trữ tình, hiện đại nhưng mang đậm màu sắc cổ điển. Bài thơ là một bức tranh về đêm trăng đẹp nhất mà em từng được biết. Đó là một đóa hoa tuyệt đẹp mà Bác Hồ kính yêu đã kết tạo ra. Năm 1947, cuộc kháng chiến chống Pháp giai đoạn đầu tiên đã diễn ra, tại chiến khu Việt Bắc nơi Bác Hồ lánh nạn và Bác đã sáng tác một chùm thơ về đêm trăng huyền diệu.
" Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà."
. Đây là bức tranh vẽ một đêm trăng mang đầy vẻ đẹp huyền bí và làm xao động lòng người. Bài thơ được xây dựng nên từ những cảm xúc chân thật trong tâm hồn thi nhân của Bác. Qua bài thơ ta thấy được sự hoà hợp với thiên nhiên, lòng yêu nước sâu nặng, phong thái lạc quan ung dung của Bác.
." Tiếng suối trong như tiếng hát xa"
Bài thơ được kết hợp cùng với âm thanh, đường nét, màu sắc đã tạo nên những hình khối vô cùng đa dạng. Bác so sánh tiếng suối như tiếng hát vì đó là một thứ tiếng trong trẻo đầy sức sống gần gũi với con người. Nó còn thể hiện được sự thanh vắng của cảnh rừng khuya. Đó như một bản nhạc thiên nhiên đầy kì diệu. Nguyễn Trải từng viết: "Công sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai"
Tiếng suối ở Côn Sơn mang phong vị văn chương lãng mạng , còn tiếng suối trong cảnh khuya thì mang đậm chất dân dã, giản dị.
."Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa"
Nghệ thuật điệp từ " lồng" đã vẽ lên một bức tranh với nhiều tầng bậc: Ánh trăng chan hoà bao phủ khắp mọi nơi, bao phủ lên những cây cổ thụ già xưa, bóng của cây bao phủ lên muôn nghìn loài hoa khác tạo nên một bức tranh vô cùng thơ mộng.Với hình ảnh đó đã làm cho cảnh khuya càng lung linh, huyền ảo.
. Bức tranh thiên nhiên của núi rừng Việt Bắc vào đêm trăng được vẽ với những đường nét nên thơ, mĩ lệ. Đằng sau bức tranh này chắc chắn là một con người có tình yêu thiên nhiên sâu nặng và có những cảm xúc mãnh liệt trước vẻ đẹp của cuộc sống. Đó là vẻ đẹp của một tâm hồn nghệ sĩ chân chính.
."Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ"
Cảnh núi rừng Việt Bắc hiện lên như một bức tranh của một danh họa, đẹp lung linh mê hồn, huyền ảo. Giữa bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, vị lãnh tụ đã thả tâm hồn mình đi vào bức tranh bởi đêm nay Bác không ngủ được.
" Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà"
Câu này cho thấy hình ảnh nhà thơ, người chiến sĩ trong con người Bác đang phải lo nghĩ nhiều việc cho toàn bộ dân tộc thân yêu, cho hoà bình của mai sau. Lo về cuộc chiến tranh chống Pháp khốc liệt. Lo cho dân và quân ta phải đổ máu để bảo vệ đất nước thân yêu.
.Trong hoàn cảnh chiến tranh Bác Hồ luôn giữ vững niềm tin về một ngày mai tương sáng, luôn giàu lòng yêu nước cho thấy Bác có phong thái ung dung, tinh thần nghị lực của Bác thật vững vàng.
"Cảnh khuya" là chùm thơ đẹp nhất mà em từng thấy trong thơ văn. Trong đó đã kết từng mảnh ghép cảm xúc dâng trào từ tận đáy lòng của Bác Hồ vào bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp này. Bác là ngường công dân yêu nước, vị lãnh tụ vĩ đại không vì khó khăn mà lùi bước. Đó là điều mà mỗi ý trong bài thơ đã thể hiện trên. Và mãi em sẽ không quên được tình yêu quê hương đất nước, tình yêu thiên nhiên tỏa sáng trong mỗi dòng thơ này.
Có thể nói hình nhiên luôn chiếm một vị trí danh dự trong thơ Bác. Ở hầu hết các bài thơ đều thắm đậm sắc màu của lá, hoa cây cỏ, núi, sông,… Bởi đối với Người được làm cách mạng và sống hòa hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, Người luôn dành cho thiên nhiên một tình yêu tha thiết, qua đó thể hiện tinh thần lạc quan và phong thái ung dung, tự tại của Người.
Thiên nhiên vốn là hình ảnh chủ đạo trong thơ cổ. Người xưa lấy cảnh ngụ tình, chuyển tải cái chiêm nghiệm ở đời qua sự vật và hình ảnh. Thiên nhiên trở thành chuẩn mực của cái đẹp, cái cao cả.
Thơ Bác cũng đầy ắp hình ảnh thiên nhiên. Thiên nhiên trong thơ Bác lúc nào cũng tươi đẹp, tràn đầy sức sống, có xu thế vươn lên ánh sáng. Sự vật được sắp xếp hài hòa trong mối tương quan vận động hợp lí. Ít lời mà nhiều ý, gợi ra được cái quy luật của vũ trụ nhân sinh. Người không chú trọng khắc họa chi tiết, Thơ Bác chú trọng đến sự vận đông bên trong của sự vật. Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” thể hiện sâu sắc quan điểm ấy:
“Sáng ra bờ suối, tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang”.
Trọn vẹn bài thơ không có màu sắc, không có âm thanh, chỉ là sự ghi nhận thực tại theo đúng trình tự của nó. Ấy thế mà, đọc xong bài thơ, trước mắt người đọc hiện ra một khung cảnh tươi xanh, thắm biếc của núi rừng Pác Bó. Chính hình ảnh bờ suối, rau măng gợi ra không gian của cây xanh, núi dốc, của rừng già, vực sâu. Bất chợt đâu đó vang lên tiếng chim kêu gọi bầy, tiếng vượn hú bên nguồn nước và tiếng gió đại ngàn vi vu thổi. cả không gian rộng lớn được giấu kín giờ hiển hiện, phô bày. Điều kì diệu đó chính là do thủ pháp điểm nhãn, lấy ý gợi hình, nắm bắt được cái thần thái của cảnh vật và quy luật tâm lí con người của Bác.
Với bài thơ “Đi đường”, hình ảnh thiên nhiên hiện ra với bao khó khăn, trắc trở. Đôi khi, thiên nhiên lại cản bước con người. Thế nhưng, đến khi vượt qua hết cách trở ấy sẽ nhận được phần thưởng vô giá mà thiên nhiên ban tặng: đó là cảnh vật vĩ đại nhìn từ trên đỉnh cao:
“Núi cao lên đến tận cùng
Thu vào tầm mắt muon trùng nước non”.
Người luôn có ý thức trân trọng thiên nhiên và xem thiên nhiên như một người bạn, đôi khi là người tri kỉ, sẻ chia tâm tình. Dù là khi còn tự do hay lúc bị giam cầm, thiên nhiên lúc nào cũng gần gũi thân tình, hữu ái. Bài thơ “Ngắm trăng” bộc lộ rõ ràng tình cảm ấy:
“Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”.
Mặc dù ở trong ngục tù, Người vẫn dành cho thiên nhiên một sự ưu ái lớn lao. Vầng trăng sáng trên cao là hình ảnh thiên nhiên tràn đầy sức sống, đang gọi mời, tâm tình tỏ bày với người bạn xưa. Trăng cũng có hồn, cũng biết ngắm nhìn và cảm thông. Còn người vượt lên trên nghịch cảnh, vươn tới ánh sáng. Ngục tối có thể giam hãm thân thể Người nhưng không thể nào giam hãm tinh thần Người. Qua đó, có thể thấy, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, lúc còn tự do hay khi bị giam hãm, người vẫn yêu mến thiên nhiên tha thiết với một tinh thần lạc quan, yêu đời đắm say. Không có gì có thể cản trở Người tìm đến và đắm mình trong thiên nhiên hiền hòa.
Không chỉ có thế, thơ Người còn thể hiện một phong thái ung dung, tự tại giữa cuộc đời bão tố. Trong khung cảnh núi rừng Tây Bắc hùng vĩ, Người hiện lên như một vị tiên ông, ung dung, tự tại, điềm tĩnh vô cùng:
“Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang'”.
Dù cuộc đời cách mạng với bao hiểm nguy, khó khăn vất vả thế nhưng Bác vẫn không hề quá lo lắng. Bởi Người luôn nuôi dưỡng khát vọng giải phóng dân tộc. Dù có bao nhiêu vất vả thì Người vẫn không hề than vãn, kêu ca. Trọn cuộc đời Người sống vì nhân dân, vì đất nước. Phong thái ung dung, tự tại không phải là thờ ơ trước cuộc đời mà đó là ý chí sắt đá của người chiến sĩ kiên trung, vượt lên trên khó khăn thử thách, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ.
Đường dẫu xa, núi dẫu cao, Người vẫn ung dung bước tới. Và khi đã lên đến tận cùng thì cảnh vật bao la hiện ra trước mắt, đem lại cho Người cảm giác hạnh phúc vô biên của người chiến thắng.
Với thiên nhiên, Bác luôn chân thành và nồng nhiệt, thiết ha. Tinh thần ấy được khẳng định mạnh mẽ hơn trong bài thơ “Ngắm trăng”, được viết lúc người bị giam cầm trong nhà tù Tưởng Giới Thạch. Không một bản án dành cho Người, không thời hạn để chờ đợi, tin tưởng. Thế nhưng, trước cảnh đẹp đêm nay đã khiến Người “khó hững hờ”. Người tù từ trong bóng tối nhìn ra vầng trăng sáng, còn vầng trăng từ bên ngoài tìm đến nơi người tù. Người và cảnh giao hòa trong trạng thái thanh cao, đẹp đẽ vô cùng:
“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”.
Hiện lên trong bức tranh tĩnh lặng ấy hình ảnh người tù, người chiến sĩ ung dung, đĩnh đạc mắt hướng về trăng sáng. Bóng tối của ngục tù và sựu lãnh lẽo của buồng giam dường như tan biến mất, chỉ còn đây một tiên nhân đang trong cuộc thưởng du cái đẹp của đất trời.Một đời Bác đã hi sinh vì nước vì dân. Chưa bao giờ Người nghĩ đến riêng mình. Với thiên nhiên, Người là một người bạn chân tình, thủy chung. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào Người vẫn dành cho thiên nhiên một tình yêu tha thiết, với tinh thần lạc quan yêu đời và phong thái ung dung tự tại, điềm tĩnh rất đáng kính phục.
Trăng vốn là người bạn tâm tình, là nguồn cảm hứng dạt dào, bất tận của thi sĩ muôn đời. Trong thơ đông tây kim cổ đã có biết bao nhiêu bài thơ hay viết về trăng và để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc. Một trong những tác giả viết nhiều về trăng là Hồ Chí Minh. Suốt cuộc đời cách mạng gian truân và vẻ vang của mình, Bác luôn coi trăng là người bạn tri ân, tri kỉ. Bài thơ Ngắm Trăng – Vọng nguyệt là một trong những bài thơ đặc sắc của Người được lấy nguồn cảm hứng từ trăng.
“Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,
Đối thử lương tiêu nại nhược hà?
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,
Nguyệt tòng song khích khán thi gia.”
Thật vậy, một trong những thú vui tao nhã của giới văn nhân, tài tử xưa là uống rượu, đánh cờ, xem hoa nở, ngắm trăng bên cạnh bạn hiền. Trăng chỉ xuất hiện ban đêm, khi mọi bận rộn mưu sinh thường nhật được tạm nghỉ ngơi, con người có chút phút giây thảnh thơi cho riêng mình. Con người thường ngắm trăng lúc nhàn nhã, thảnh thơi, tâm hồn không quá lo lắng và không quá đau khổ. Vậy mà, Hồ Chí Minh lại ngắm trăng trong một hoàn cảnh hết sức đặc biệt, có một không hai: Tháng 8 – 1942, Bác từ Pác Bó bí mật sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ quốc tế cho cách mạng Việt Nam. Khi đến thị trấn Túc Vinh thì người bị chính quyền địa phương bắt giữ, rồi bị giải tới giải lui gần 30 nhà giam của 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây, bị đày đọa cực khổ hơn một năm trời. Trong những ngày đó Người đã viết tập thơ Nhật kí trong tù bằng thơ chữ Hán, để ghi lại những ngày gian khổ đó. Bài thơ Ngắm Trăng – Vọng nguyệt nằm trong tập Nhật kí trong tù. Bài thơ cho chúng ta biết Bác Hồ ngắm trăng, thưởng trăng trong hoàn cảnh bị tù đày gian khổ trong nhà lao Tưởng Giới Thạch. Trong bốn bức tường của phòng giam với những xiềng xích đớn đau, Bác Hồ vẫn ung dung ngắm trăng:
“Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,
Đối thử lương tiêu nại nhược hà?”
Trăng soi vào nhà tù làm cho khung cảnh trở nên đẹp đẽ, người tù trở nên bồi hồi, xao xuyến và phân vân vì cảnh đẹp thế, trăng đẹp thế thì “biết làm thế nào”. Lẽ dĩ nhiên, cuộc sống trong tù rất khổ cực và thiếu thốn, lấy đâu ra hoa, và rượu cho thi nhân thưởng trăng. Hai từ “vô” điệp lại khẳng định được sự thiếu thốn đó. Thế nhưng, trước cảnh đêm trăng sáng đang mời chào, thưởng thức người chiến sĩ cách mạng ao ước rằng một lần có rượu và có hoa để đối đãi với trăng thật đủ đầy. Đây chính là một nỗi băn khoăn, một ước ao đầy thơ mộng của thi nhân. Bởi đây là một người tù đặc biệt, một tâm hồn thanh cao, khát khao hòa hợp với thiên nhiên trời đất. Bởi chỉ có con người với tâm hồn nghệ sĩ và một tình yêu thiên nhiên bao la, bát ngát mới có được những niềm xúc động và khát khao hết sức lãng mạn ấy. Niềm băn khoăn, trăn trở của thi nhân cũng thể hiện một bản lĩnh vững vàng của con người bất chấp gian khổ của cuộc đời sống ngục tù để giữ nguyên vẹn một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, luôn biết yêu và rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên, của cuộc đời.
Thi nhân, người chiến sĩ cách mạng ở trong tù, ngưỡng vọng ra ngắm trăng. Và, cũng thật tài tình, ở bên ngoài, ánh trăng sáng vằng vặc cũng đang “nhòm khe cửa” để “ngắm nhà thơ”:
“Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,
Nguyệt tòng song khích khán thi gia.”
Câu thơ tuyệt hay với nghệ thuật đăng đối. Hai đầu của hai câu là người và trăng (nhân – nguyệt, nguyệt – thi gia) và giữa hai câu, giữa người và trăng là các song sắt chắn giữa thật thô bạo. Người và trăng bị chắn bởi song sắt của nhà tù. Thế nhưng không hề bị cách biệt. Mà ngược lại, giao hòa, giao cảm với nhau. Tầm mắt con người vượt qua song sắt ghê tởm để thưởng thức vẻ đẹp của tự nhiên của đất trời, của tự do. Còn trăng, ánh trăng xuyên thấu nhà tù để nhìn lại, sẻ chia với người tù. Với biện pháp nhân hóa, nhà thơ đã khắc họa ánh trăng đâu còn là một vật vô tri, vô giác mà là như gương mặt của một con người, có tâm hồn, có niềm đồng cảm. Trăng trở thành người bạn tâm giao, tri ân, tri kỷ với thi nhân. Trăng nhìn người, người nhìn trăng. Phút giây đó thật đẹp biết bao. Dường như mọi đau thương, khổ đau, khó khăn của nhà tù Tưởng Giới Thạch đã không còn nữa. Thay vào đó là những giây phút lãng mạn, thăng hoa của người tù cách mạng, của trăng. Không còn tù ngục, không còn xiềng xích, chỉ còn “trăng sáng” và “nhà thơ”: tri kỉ.
Qua bài thơ, người đọc cảm thấy người tù cách mạng dường như bất chấp cả song sắt cản ngăn, không chút bận tâm về những cùm xích, đói rét, muỗi rệp, ghẻ lở,… của chế độ nhà tù khủng khiếp để tâm hồn bay bổng tìm đến vầng trăng thân thiết. Để làm được điều đó, người chiến sĩ cách mạng phải là một người có tình yêu thiên nhiên tha thiết, sâu đậm