K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 11 2021

mời bạn tham khảo:

Gió nhè nhẹ thổi, ánh nắng ửng hồng, mang theo sự ấm áp mỗi khi xuân về. Em bước ra vườn khoan khoái hít thở không khí trong lành của buổi sớm mai. Trên những chậu kiểng trước sân, những giọt sương long lanh như hạt kim cương đọng trên những chiếc lá xanh mướt. Mưa xuân như rắc bụi, cây cỏ hoa lá hân hoan rạo rực đón mừng. Nhìn lên ngọn đồi trước mặt, em thấy cỏ non tua tủa mọc lên, chồi non trong vườn hé mắt khoe màu xanh nõn. Hoa hồng, hoa mẫu đơn, hoa thược dược thi nhau khoe sắc thắm. Trên những luống hoa có nhiều bướm vàng và chuồn chuồn bay lượn chập chờn. Đâu đâu cũng ngửi thấy hương hoa, hương của đất trời, thơm đến xao xuyến lòng. Trên các dòng sông, dòng kênh, lòng máng, nước trong vắt, dâng đầy như cùng mùa xuân đem phù sa tưới tắm cho những cánh đồng thêm xanh. Lúa, ngô, khoai xanh một màu trải rộng đón tận chân trời. Trên bầu trời xanh, én bay lượn từng đàn như dệt nắng xuân hồng. Cuối chân trời xa, những dãy núi xanh thẳm nhô lên như bức tường thành trập trùng tiến bước. Thôn xóm đông vui như ngày hội, tiếng hát, tiếng hò của các cô thôn nữ vọng lên sau luỹ tre làng; ngọt ngào sắc xuân.

16 tháng 11 2021

TL 

tui còn 1 câu hỏi nữa ai rảnh làm  hộ k to 

* Bố cục

Cảnh khuya

- Phần 1 (hai câu đầu): Cảnh khuya tại chiến khu Việt Bắc

- Phần 2 (hai câu cuối): tâm trạng nhà thơ

Rằm tháng riêng

- Phần 1 (hai câu đầu): cảnh đêm trăng tròn

- Phần 2 (hai câu cuối): hoạt động cách mạng trong đêm trăng.

Câu 1 (trang 142 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Cảnh khuya và Rằm tháng giêng đều được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt

- Đặc điểm:

     + Mỗi dòng có 7 chữ

     + Mỗi bài thơ có 4 câu

     + Hiệp vần: Chữ cuối cùng của dòng 1- 2- 4

Ngắt nhịp: Câu 1: 3/4

Câu 2 và 3 ngắt nhịp 4/3

Câu 4 ngắt nhịp 2/5

Rằm tháng giêng: Toàn bài ngắt nhịp 4/3

Câu 2 (trang 142 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Hai câu thơ trong bài Cảnh khuya miêu tả cảnh trăng sáng

     + Tiếng suối so sánh giống như tiếng hát trong trẻo xa vọng trong đêm như tiếng hát: gợi sự ấm áp, gần gũi.

     + Hình ảnh đặc sắc trong câu thơ thứ hai gợi lên hình ảnh bức tranh với sự giao hòa của ánh trăng với cảnh vật

     + Với một từ “lồng” được sử dụng tới hai lần, nhấn mạnh vào sự hòa quyện giữa ánh trăng với dáng cây cổ thụ

→ Vẻ đẹp của núi rừng Tây Bắc huyền ảo, lung linh, vừa có hình ảnh lại có cả âm thanh êm ái, trong sáng.

Câu 3 (trang 142 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Hai câu thơ cuối bài: cái tình say đắm của tác giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên

- Người chưa ngủ vì cảnh thiên nhiên Tây Bắc tươi đẹp

- Câu thơ cuối cũng khắc họa hình ảnh vị lãnh tụ trăn trở, mất ngủ vì dân, vì nước của Bác

Câu 4 (trang 142 sgk ngữ văn 7 tập 1)

- Không gian được miêu tả trong bài thơ

     + Không gian rộng lớn của dòng sông và bầu trời, tràn ngập ánh sáng của trăng.

     + Hình ảnh ánh trăng: Tiêu đề của bài thơ đã nhấn mạnh tới vẻ đẹp của đêm trăng rằng, hơn nữa đây lại là mùa trăng đầu tiên trong năm chứa sự tinh khôi.

     + Sức sống mùa xuân: sông xuân, trời xuân, nước xuân

→ Cảnh đêm trăng được miêu tả vẫn phơi phới đẹp và đầy sức sống

- Cách miêu tả:

     + Không miêu tả chi tiết cụ thể

     + Đặc tả vào sự giao hòa giữa không gian trăng với cảnh vật

- Câu thơ thứ hai đặc biệt ở chỗ:

     + Ba chữ xuân nối tiếp: xuân giang, xuân thủy, xuân thiên

     + Thể hiện sự tràn đầy sức xuân và sắc xuân đang trỗi dậy, chuyển động lớn dần

Bài thơ Nguyên tiêu gợi nhớ đến những câu thơ trong bài Phong Kiều dạ bạc của Trương Kế

     + Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền

Trương Kế nói tới hình ảnh con thuyền trên sông nước.

Sự khác nhau:

     + “Người khách” ghé thăm tác giả là tiếng chuông chùa (Hàn Sơn)

     + “Người khách” trong bài Rằm Tháng Giêng là ánh trăng bát ngát, mênh mông, đượm tình

Câu 6 (trang 142 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Ra đời trong hoàn cảnh khó khăn khi vận mệnh đất nước đang trong tình thế hiểm nguy nhưng bài thơ Rằm tháng giêng vẫn tái hiện được phong thái ung dung của Bác

     + Phong thái ung dung khi thưởng thức vẻ đẹp của tự nhiên trong mọi hoàn cảnh

     + Hình ảnh trong cả hai bài thơ có vẻ cổ điển: con thuyền, ánh trăng, giọng thơ khỏe khoắn, trẻ trung

Cả hai bài thơ đều khắc họa hình ảnh người chiến sĩ Cộng sản yêu nước, hết lòng vì dân vì nước

Câu 7 (trang 142 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Cả hai bài thơ đều viết về trăng ở chiến khu Việt Bắc, nhưng ở mỗi bài vẻ đẹp của trăng có nét riêng biệt khác nhau

     + Trong bài cảnh khuya vẻ đẹp ánh trăng đã được nhân hóa, trăng lồng vào bóng cây cổ thụ để in hình trên mặt đất.

     + Tiếng suối trong đêm trong trẻo, vang vọng như càng làm cho trăng trở nên thơ mộng hơn.

- Rằm tháng giêng miêu tả hình ảnh trăng xuân, mang không khí và sư vị của mùa xuân

     + Cảnh dòng sông trăng, con thuyền nhỏ trong sương khói

     + Sự đặc biệt phải nói tới chính là sự chan hòa của hình ảnh ánh trăng như đong đầy trên cả con thuyền.

Luyện tập

Một số câu thơ của Bác Hồ viết về trăng hoặc cảnh thiên nhiên

Ngắm trăng

     Trong tù không rượu cũng không hoa

     Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ

     Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

     Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ

Tin thắng trận

     Trăng vào cửa sổ đòi thơ

     Việc quân đang bận xin chờ hôm sau

     Chuông lầu chợt tỉnh giấc thu

     Ấy tin thắng trận liên khu báo về

Thư Trung thu 1951

     Trung thu trăng sáng như gương

     Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng

     Sau đây Bác viết mấy dòng

     Gửi cho các cháu tỏ lòng nhớ nhung...

3 tháng 11 2019

Vietjack and Loigiaihay xin hân hạnh tài trợ câu hỏi này!

#Choi_Tổng's

18 tháng 1 2021

Câu 1: Kể tóm tắt đoạn trích và cho biết:

- Dế Mèn là một thanh niên cường tráng, khỏe mạnh nhưng kiêu căng, tự phụ về vẻ đẹp và sức mạnh của mình.  

- Đặc biệt, Dế Mèn rất hay xem thường và bắt nạt mọi người.

- Dế Mèn bày trò trêu chị Cốc nhưng chị Cốc lại nhầm tưởng là Dế Choắt.

– Cuối cùng, chị Cốc mổ cho Dế Choắt vài cái làm cho Dế Choắt bị chết.

- Cái chết của Choắt làm cho Dế Mèn rất ân hận, ăn năn về thói hung hăng không nghĩ đến hậu quả của mình.

a. Truyện được kể bằng nhân vật Dế Mèn.

b. Bài văn có thể chia làm hai đoàn:

- Đoạn 1: Từ đầu đến “sắp đứng đầu thiên hạ rồi” : miêu tả vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn.

- Đoạn 2: Còn lại: câu chuyện bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.

Câu 2:

   Bảng đưa ra những chi tiết miêu tả hình dáng, hành động, tính cách của Dế Mèn. Các tính từ được in nghiêng trong bảng.

Ngoại hình

Hành động

Tính cách

+ Ưa nhìn : cường tráng, càng mẫm bóng(mập mạp), vuốt cứng và nhọn hoắt, thân hình bóng mỡ (đậm) và ưa nhìn, cánh dài kín.

+ Dữ tợn : Đầu... to và nổi từng tảng, răng đen nhánh, râu dài và uốn cong.

+ Co cẳng, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ, dáng điệu tỏ vẻ con nhà võ.

+ Cà khịa với bà con trong xóm.

+ bướng, hùng dũng, hãnh diện, trịnh trọng, khoan thai, oai vệ, tợn(bạo), giỏi, xốc nổi(bốc đồng), ghê gớm...

 

a. Kết hợp miêu tả ngoại hình với hành động làm bộc lộ nét tính cách của Mèn.

b. Các từ đồng nghĩa nếu thay thế vào đoạn văn sẽ không biểu hiện được ý nghĩa chính xác, tinh tế như những từ được tác giả sử dụng.

c. Tính cách Dế Mèn : điệu đàng, kiêu căng, xốc nổi, hung hăng, thích ra oai.

Câu 3:

   Thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt : coi thường, trịch thượng.

   - Lời lẽ, giọng điệu bề trên, xưng hô “chú mày”.

   - Cư xử : ích kỷ, không thông cảm, bận tâm gì về việc giúp đỡ Choắt.

Câu 4:

   Tâm lí và thái độ Dế Mèn trong việc trêu Cốc :

   Từ thái độ hung hăng, coi thường, sau khi chứng kiến cảnh chị Cốc đánh Choắt, Mèn đã thấy sợ hãi, khiếp đảm.

   Bài học : “ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.”

Câu 5:

   Hình ảnh những con vật được miêu tả trong truyện với thực tế khá giống nhau. Bởi tác giả đã miêu tả chúng qua mắt nhìn hiện thực. Tô Hoài đã sử dụng những đặc điểm của con người để gán cho chúng như : biết suy nghĩ, đi đứng, nói năng, … đây chính là biện pháp nghệ thuật nhân hóa.

   Những tác phẩm viết về loài vật tương tự : Khỉ và rùa, Cây khế...

18 tháng 1 2021

nó ngắn nhất trong những trang mình thấy đó

29 tháng 10 2017

Soạn văn bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật

I. Đọc – hiểu văn bản

Câu 1.   a. Điểm khác biệt trong nhan đề bài thơ:

- Nhan đề dài, tạo sự độc đáo.

- Nhan đề làm nổi bật hình ảnh những chiếc xe không có kính. Đó là một phát hiện thú vị của tác giả, thể hiện sự gắn bó am hiểu hiện thực khốc liệt của chiến tranh trên tuyến đường Trường Sơn.

- Từ “bài thơ” đặt ở đầu tiên đề nhằm tạo ấn tượng về chất thơ của hiện thực ấy. Cuộc chiến đấu khốc liệt là một bài thơ, cuộc đời người chiến sĩ cũng là một bài thơ.

b. Hình ảnh những chiếc xe không có kính là một sáng tạo độc đáo: Chiếc xe ô tô bình thường phải có kính chắn gió, chắn bụi: có mui che nắng, che mưa; có đèn để soi đường trong đêm tối. Những chiếc xe đưa vào trong thơ thì được “mỹ lệ hóa”. Vậy mà chiếc xe trong bài thơ là chiếc xe không bình thường. Nó là chiếc xe của thời chiến tranh. Nó không chỉ có một cái mà là cả tiểu đội xe không kính. Đó là một hình ảnh rất thực, rất trần trụi của những chiếc x era chiến trường: “khôn có kính”. Cách giải thích nguyên nhân không có kính cũng rất thực như một câu nói thường ngày:

Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi.

Chỉ vì bom giật bom rung mà chiếc xe không có kính rồi không có đèn, không có mui xe, thùng xe có nước. Chiến tranh ngày càng khốc liệt thì chiếc xe càng biến dạng trơ trụi. Nhưng thật lạ, những chiếc xe ấy vẫn bon bon vào chiến trường không gì ngăn cản nổi.

Câu 2. Hình ảnh người chiến sĩ lái xe.

a. Qua hình anh những chiếc xe không có kính đang bon bon trên đường ra trận, ta nhận thấy phẩm chất nổi bật ở người chiến sĩ lái xe là tư thê hiên ngang, tinh thần dũng cảm, coi thường gian khổ hiểm nguy. Trong bom đạn các anh vẫn ngẩng cao đầu:

Ung dung buồn lái ta ngồi

Nhìn đất nhìn trời nhìn thẳng.

Thái độ bất chấp khó khăn gian khổ, hiểm nguy đã trở thành một nét đẹp rất độc đáo của người lính thời chống Mỹ. Trong bài thơ cấu trúc lặp lại “không có”, “ừ thì” góp phần khắc tạc chân dung những con người đứng cao hơn hoàn cảnh, đứng trên bom đạn. Coi nguy hiểm là dịp để thử sức, để chứng tỏ bản lĩnh chiến sĩ:

“Không có kính, ừ thì có bụi

Bụi phun tóc trắng như người già

Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc

Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha

Không có kính, ừ thì ướt áo

Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời

Chưa cần thay lái trăm cây số nữa…”

b. Không phải chỉ có tư thế ung dung lạc quan, thái độ bất chấp khó khăn nguy hiểm mà người lính còn là những chàng trai trẻ, sôi nổi, vui nhộn, lạc quan. Trên con đường vào miền Nam chiến đấu chúng ta đã thấy biết bao gương mặt hồn nhiên của:

“Mấy chàng lính trẻ măng tơ

Nghêu ngao gõ bát hát chờ cơm sôi”

(Tố Hữu – Nước non ngàn dặm)

Hay những chàng trai, cô gái:

“Xôi nắm cơm đùm

Ríu rít theo nhau”

Trong thơ của Chính hữu. Nhưng hình ảnh người lính đầy chất lính và hết sức tinh nghịch thì phải tìm trong thơ Phạm Tiến Duật. Những nụ cười “ha ha”, những cái bắt tay vội vàng qua ô “cửa kinh vỡ”, những bữa cơm “chung bát đũa” giữa trời bom đạn đã gắn kết những người lính lại với nhau, tạo thành một gia đình lớn, gia đình chiến sĩ Trường Sơn thời chống mỹ. Cái gì đã tạo nên sức mạnh để người chiến sĩ coi thường gian khổ, bất chấp nguy nan. Đó chính là vì miền Nam yêu dấu. Khổ thơ cuối bài là linh hồn của bài thơ, nó thể hiện vẻ đẹp cao quý trong tâm hồn người chiến sĩ:

“Không có kính rồi xe không có đèn

Không có múi xe, thùng xe có nước”

Cuộc chiến ngày càng ác liệt, chiếc xe ngày càng bị tàn phá nhưng:

“Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước

Chỉ cần trong xe có một trái tim”.

Nhà thơ đã dùng những hình ảnh hoán dụ để miêu tả vẻ đẹp tâm hôn của người chiến sĩ lái xe. Lấy “trái tim” để nói tình cảm, tình yêu của người chiến sĩ. Tình yêu miền Nam, tình yêu tổ quốc có sức mạnh to lớn giúp họ vượt qua mọi khó khăn tiến về giải phóng miền Nam.

Câu 3. Ngôn ngữ giọng điệu của bài thơ đã góp phần quan trọng trong việc khắc họa hình ảnh người chiến sĩ lái xe Trường Sơn. Giọng thơ ngang tàng có cả chất nghịch ngợm phù hợp với đối tượng miêu tả là những chàng trai trong chiếc xe không có kính.

“Không có kính không phải vì xe không có kín

Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi”.

Giọng điệu ấy làm cho lời thơ gần với lời văn xuôi, lời đối thoại, rất tự nhiên nhưng vẫn rất thú vị, rất thơ.

Câu 4. Cảm nghĩ về thế hệ trẻ thời kháng chiến chống Mỹ.

- Khâm phục những con người hiên ngang dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm, luôn tiến lên phía trước vì mục đích và lý tưởng cao đẹp.

- Yêu mến tính sôi nôi, vui nhộn, tinh nghịch lạc quan, dễ gần, dễ mến, dễ gắn bó giữa những người lính trong chiến tranh.

 

29 tháng 10 2017

Bài thơ có một nhan đề rất độc đáo: “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. Ngay từ đầu, nhan đề bài thơ đã dự báo một giọng điệu riêng của Phạm Tiến Duật: đề cập đến một đề tài hết sức đời thường, gần gũi với cuộc sống của người lính trên đường ra trận. Đó là chất thơ của hiện thực khắc nghiệt, chất lãng mạn của tuổi trẻ trước vận mệnh vinh qung: chiến đấu để giải phóng quê hương, chiến đấu vì độc lập tự do của Tổ quốc.

2. Nổi bật trong bài thơ là hình ảnh đoàn xe nối nhau ra trận. Vào cuộc chiến có nghĩa là mất đi rất nhiều, đến chiếc xe cũng phải mất mát, sẻ chia. Câu mở đầu bài thơ rất giản dị mà bất ngờ:

Không có kính không phải vì xe không có kính

Ba chữ “không” như thể giằng nhau trong một câu thơ, dù chỉ để thông tin về một sự thật “Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi”. Có vẻ như nhà thơ đang phân bua một cách nghịch ngợm, cho sự hiện diện không trọn vẹn của chiếc xe:

- Không có kính, rồi xe không có đèn,

- Không có mui xe, thùng xe có xước…

Nhưng không phải, bởi bù lại cái “sự thiếu hụt” đáng yêu ấy, người lính lại thoả thuê trong những cảm nhận trên đường:

Thấy sao trời và đột ngột cánh chim

Như sa, như ùa vào buồng lái.

…Gặp bạn bè suốt dọc đương đi tới

Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.

Đọc đến đây, dường như cảm giác xe “không có kính” bị chìm đi, nhường chỗ cho những thanh âm trong trẻo bình yên ùa vào trong khoảng lặng của cuộc chiến tranh khốc liệt. Cuộc sống của người lính bỗng trở nên thật đẹp. Tâm hồn lãng mạn của họ vẫn dạt dào thăng hoa trong bộn bề gian truân, mất mát. Sao trời vẫn sáng đường chiến dịch, những cánh chim vẫn bền bỉ, “đột ngột” mà không cô đơn. Từ “đột ngột” rất đắt dùng trong câu đảo thành phần này diễn tả một động thái đẹp của thiên nhiên, của cánh chim trời. Cánh chim được tính từ hoá để cuối cùng được người hoá qua hai động từ “ sa, ùa” hết sức tự nhiên. Tất cả những điều ấy đủ nói lên vẻ đẹp tâm hồn của người lính lái xe, thể hiện qua khát vọng sống cao cả và kiên cường. Mặc dù “Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi” nhưng đây là tư thế của họ:

Ung dung buồng lái ta ngồi

Nhìn đất, nhìn  trời, nhìn thẳng.

     Tư thế ung dung, lạc quan yêu đời trước hoàn cảnh gian nguy càng tôn thêm phẩm chất của người lính. Mặc kệ “ gió xoa vào mắt đắng”, mặc kệ “mưa tuân ma xối” người lính vẫn nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim, thấy sao trời và đột ngột cánh chim. Một loạt hình ảnh vụt hiện tạo ra những cảm giác, ấn tượng vừa quen, vừa lạ . Đẹp và hiên ngang. Gian khổ nhường ấy, nhưng tinh thần người lính vẫn vượt lên, vẫn yêu đời:

Không có kính, ừ thì có bụi,

Bụi phun tóc trắng như người già.

Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc

Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.

Những câu thơ đặ tả thực tế, kể cả những tiếng “ừ” rất đời thường và ngang tàng chất lính ấy như thể thách thức cùng gian khó:

Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi.

Con đường ra trận, trong thơ Phạm Tiến Duật thường có nhiều tiếng hát, từ Trường Sơn đông Trường Sơn tây đến Gửi em cô thanh niên xung phong, và trong bài thơ này,Bài thơ về tiểu đội xe không kính. Đó là con đường “chạy thẳng vào tim”. Trái tim ấy là miền Nam phía trước. Trái tim mang một hàm nghĩa thiêng liêng. Ngay kể cả khái niệm “gia đình” theo cách diễn đạt của Phạm Tiến Duật thể hiện trong bài thơ cũng mang một nét nghĩa rất mới:

- Những chiếc xe từ trong bom rơi

Đã về đây họp thành tiểu đội

Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới

- Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời

Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy

Võng mắc chông chênh đường xe chạy

Lại đi, lại đi trời xanh thêm

Mục tiêu cao cả là miền Nam phía trước, là giải phóng đất nước quê hương. Chính vì thế:

Không có kính rồi xe không có đèn

Không có mui xe, thùng xe có xước

Xe vẫn chạy vì Miền Nam phía trước:

Chỉ cần trong xe có một trái tim.

Trái tim ấy là trái tim người lính, là sứ mệnh vinh quang của tuổi trẻ thế hệ Hồ Chí Minh tiếp nối các thế hệ cha anh đang trên đường ra trận. Câu thơ cuối mang màu sắc triết lí – một triết lí thật đơn sơ nhưng rất đỗi chân thực và mang tầm thời đại. Bức chân dung của người lính lái xe trong bài thơ là bức chân dung tràn đầy sức sống, bức chân dung của niềm tin thắng lợi.

3. Cùng với Trường Sơn đông Trường Sơn tây, Gửi em cô thanh niên xung phong,Bài thơ về tiểu đội xe không kính góp phần thể hiện vị trí và khẳng định phong cách nghệ thuật của Phạm Tiến Duật trong thơ ca Việt Nam thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

II. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG

Đây là bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ Phạm Tiến Duật, đồng thời thể hiện nổi bật tinh thần tự tin, tươi trẻ của lớp lớp thanh niên Việt Nam trên tuyến đường Trường Sơn một thời oanh liệt. Khi đọc, cần chú ý:

- Tinh thần ung dung của người lính sẵn sàng ra trận, thể hiện trong tiết tấu các câu thơ:

 Ung dung buồng lái ta ngồi

Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.

- Chất giọng khí khái ngang tàng, bất chấp gian khổ, thể hiện trong các cấu trúc lặp lại:

Không có kính, ừ thì có bụi

                Không có kính, ừ thì ướt áo

Không có kính, rồi xe không có đèn.

16 tháng 12 2017

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Có thể hình dung bố cục của truyện thành ba phần:

- Phần đầu là hành trình trở về làng quê của nhân vật "tôi" (Tấn) – ngư­ời kể chuyện (từ đầu cho đến "đang làm ăn sinh sống").

- Phần giữa là những ngày "tôi" ở làng quê để từ biệt (từ "Tinh mơ sáng hôm sau" cho đến "xấu tốt đều mang đi sạch trơn như­ quét").

- Phần cuối là "tôi" và gia đình trên đường ra đi (từ "Thuyền chúng tôi thẳng tiến" cho đến hết).

2. Tác giả phản ánh từ đó phê phán sự sa sút của nông thôn phong kiến chủ yếu thông qua hai nhân vật Nhuận Thổ và Hai Dư­ơng. Niềm hi vọng đ­ợc gửi gắm vào hình tượng hai cháu bé Hoàng và Thuỷ Sinh. Câu chuyện về chuyến từ biệt làng quê được kể từ nhân vật Tấn -  x­ưng "tôi". Câu chuyện thấm đẫm những trạng thái cảm xúc buồn vui của "tôi", đồng thời thể hiện một quan điểm mới về cuộc sống qua những chiêm nghiệm, suy ngẫm giàu tính triết lí của nhân vật này.

Không phải khi gặp lại và chứng kiến những thay đổi của Nhuận Thổ nên Tấn mới buồn mà cái buồn đã bao trùm ngay từ đầu truyện, trong chặng đư­ờng trở về quê h­ương. Có vẻ buồn của một người trở về "vĩnh biệt ngôi nhà yêu dấu và từ giã làng cũ thân yêu, đem gia đình đến nơi đất khách", song nỗi buồn trĩu nặng tâm can là nỗi buồn tr­ớc cảnh làng quê: "thôn xóm tiêu điều, hoang vắng, nằm im lìm d­ưới vòm trời vàng úa". Khung cảnh ấy làm dấy lên nỗi nghi hoặc thầm dự cảm về những chuyện buồn rồi đây sẽ gặp ở quê h­ương: "hẳn làng cũ của mình vốn chỉ như­ thế kia thôi, tuy chư­a tiến bộ hơn x­ưa, như­ng cũng vị tất đến nỗi thê l­ương nh­ư mình t­ưởng. Chẳng qua là tâm mình đã đổi khác...". Sự t­ương phản giữa "tôi" xư­a và tôi "nay" trong cảm nhận còn xuyên suốt thiên truyện.

3. Có thể thấy sự thay đổi sa sút của quê hư­ơng "tôi" ở sự biến dạng của Nhuận Thổ. Tác giả tạo ra sự t­ương phản trong thời gian quá khứ và hiện tại để lột tả những thay đổi đáng buồn của Nhuận Thổ, ng­ười đã từng là bạn với Tấn từ thủa thiếu thời. Trong kí ức "tôi" sống dậy những hình ảnh tuyệt đẹp của quá khứ thần tiên hơn hai m­ươi năm tr­ước, trong đó nổi bật hình ảnh một Nhuận Thổ khoẻ khoắn, lanh lợi "cổ đeo vòng bạc, tay lăm lăm cầm chiếc đinh ba", "n­ước da bánh mật" với biết bao chuyện lạ, bao điều kì thú. Đối lập với một Nhuận Thổ hiện tại già nua, thô kệch, nặng nề, da dẻ "vàng xạm, lại có thêm những nếp nhăn sâu hoắm". Nhuận Thổ bây giờ sống trong một tình cảnh bi đát: "Con đông, mùa mất, thuế nặng, lính tráng, trộm c­ướp, quan lại, thân hào đày đoạ thân anh khiến anh trở thành đần độn, mụ mẫm đi!". Khi xưa, lúc hai ng­ời bạn phải chia tay: "Lòng tôi xốn xang, tôi khóc to lên", Nhuận Thổ "cũng khóc mà không chịu về". Bây giờ gặp lại bạn cũ Nhuận Thổ "Bẩm ông!" khiến Tấn điếng ng­ời và cảm thấy đã có "một bức t­ường khá dày ngăn cách". Bức t­ường ngăn cách ấy khiến ngư­ời khổ không thể giãi bày, ng­ời sư­ớng hơn không thể chia sẻ. Cuộc sống buồn thảm, con ngư­ời buồn thảm, tình bạn cũng buồn thảm!

4. Duy chỉ có vẻ chân thật trong Nhuận Thổ là thoát đ­ược sự sa sút, biến dạng: "Ngày đông tháng giá, chẳng có gì. Đây chỉ là ít đậu xanh của nhà phơi khô, xin ông...". Giá như­ không có cái điệu bộ khúm núm, không có những sáo ngữ thưa gửi thì đã không đáng buồn đến thế.

Thực trạng thê thảm của làng quê còn đ­ược tác giả phơi bày khi ông xây dựng nhân vật Hai Dư­ơng. Thái độ của ng­ười kể chuyện lộ rõ sự châm biếm khi nói về con ng­ười này. Đó là một ng­ười đàn bà "trên dư­ới năm m­ươi tuổi, l­ưỡng quyền nhô ra, môi mỏng dính", với bộ dạng "hai tay chống nạnh, không buộc thắt l­ưng, chân đứng chạng ra, giống hệt cái com-pa trong bộ đồ vẽ, có hai chân bé tí". Người đàn bà đã từng đ­ược mệnh danh là "nàng Tây Thi đậu phụ" này lộ rõ tính cách hợm hĩnh, l­ưu manh khi bịa đặt kể công bế ẵm Tấn và chỉ chực dòm ngó chôm chỉa đồ đạc. Và còn những con ngư­ời khác của cái làng quê ấy cũng thật đáng buồn: "Kẻ đến đư­a chân, ngư­ời đến lấy đồ đạc. Có kẻ vừa đư­a chân, vừa lấy đồ đạc.". Tất cả đ­ược bày ra như­ biểu thị sự tha hoá của con ngư­ời.

Cho nên, ta mới hiểu tại sao kẻ từ biệt quê h­ương ra đi mà lòng lại không chút l­ưu luyến nh­ư thế. Làng quê x­a đẹp đẽ là vậy, những con người khi x­a đáng yêu là vậy mà hiện tại chỉ còn là những hình ảnh biến dạng, sa sút. Ng­ười ra đi chỉ còn thấy lẻ loi, ngột ngạt trong bốn bức t­ường vô hình, cao vọi. Ấn t­ượng đẹp đẽ về quê hư­ơng đã tan vỡ, hình ảnh ngư­ời bạn "oai hùng, cổ đeo vòng bạc" vốn rõ nét là thế mà trong thời khắc từ biệt đã trở nên mờ nhạt, ảo não.

Nh­ưng đó không phải là những hình ảnh khép lại thiên truyện. Những triết lí sâu sắc về hi vọng trong cuộc sống con ngư­ời vốn đã đ­ợc ­ươm mầm từ khi tác giả xây dựng hình tượng hai bé Hoàng và Thuỷ Sinh. Khi Tấn sống với dòng hồi ức tuổi thơ, anh đã nhận ra: "Tôi cảm thấy tựa hồ tôi đã tìm ra được quê h­ương tôi đẹp ở chỗ nào rồi.". Quê h­ương đẹp ở những kỉ niệm của thời niên thiếu oai hùng, thần tiên. Bây giờ, Hoàng và Thuỷ Sinh thấy khoan khoái khi ở bên nhau, chúng thân thiết với nhau, không "cách bức" nh­ư Tấn và Nhuận Thổ. Cuộc sống mới phải đư­ợc bắt đầu từ những tấm lòng trẻ trong trắng, hoà đồng. Tấn nghĩ đến cuộc sống t­ương lai và khẳng định: "Chúng nó cần phải sống một cuộc đời mới, một cuộc đời mà chúng tôi ch­a từng đ­ược sống". Thực tại còn u ám, thê l­ương. Nhuận Thổ xin chiếc lư­ hư­ơng và đôi đèn nến để thờ cúng, cũng là để cầu nguyện cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Còn "tôi" cũng đang hi vọng và mong ­ước những điều đẹp đẽ cho tương lai thế hệ trẻ. Những câu văn kết thúc thiên truyện chợt trở nên thâm trầm, triết lí: "đã gọi là hi vọng thì không thể nói đâu là thực, đâu là hư­. Cũng như­ những con đường trên mặt đất; kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đư­ờng. Ng­ười ta đi mãi thì thành đư­ờng thôi."

5. Cái hi vọng là cái chư­a có, không ai hi vọng cái đang có bao giờ! Cái hi vọng cũng không là cái đã từng có, ngư­ời ta phải hư­ớng tới những cái mới, tốt đẹp hơn. Cảnh tượng đẹp đẽ có phần giống những hình ảnh trong hồi ức tuổi thơ của Tấn với Nhuận Thổ hiện ra khi anh đang mơ màng là thực. Trong cuộc đời mới của thế hệ Hoàng - Thuỷ Sinh ngay cả vẻ đẹp ấy cũng sẽ khác. Cuộc đời mới ấy còn ở phía tr­ước, có thể là xa vời, nh­ưng con người cứ mong ư­ớc, mongư­ớc mãi để có đư­ợc nó. Rồi cuộc sống mới ấy cũng sẽ đến, đúng nh­ư chân lí về sự hình thành của những con đư­ờng trên mặt đất vậy.

II. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG

Đọc bài văn, chú ý giọng đọc thích hợp ntrong từng trường hợp tác giả thể hiện xen kẽ giữa các phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm, lập luận.

gôi f��b`& P+ khó. Điều cần lưu ý là việc nhận diện lời của người kể chuyện “giấu mặt” - người kể trong hình thức kể theo ngôi thứ ba, khi chủ thể này xuất hiện và phát ngôn; trong nhiều trường hợp, lời của người kể chuyện dạng này có sự hoà phối nhất định với giọng, lời của nhân vật. Ví dụ: Cô nhìn thẳng vào mắt anh - những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy; thì không chỉ là lời của người kể mà có sự nhập thân ở một mức độ nhất định giữa người kể và nhân vật anh thanh niên, lời ở đây vừa như cụ thể (của nhân vật) vừa như khái quát, vang lên từ một nhân vật vô hình nào đó.

16 tháng 12 2017

Câu 1: Có thể hình dung bố cục của truyện thành ba phần:

- Phần đầu là hành trình trở về làng quê của nhân vật "tôi" (Tấn) – người kể chuyện (từ đầu cho đến "đang làm ăn sinh sống").

- Phần giữa là những ngày "tôi" ở làng quê để từ biệt (từ "Tinh mơ sáng hôm sau" cho đến "xấu tốt đều mang đi sạch trơn như quét").

- Phần cuối là "tôi" và gia đình trên đường ra đi (từ "Thuyền chúng tôi thẳng tiến" cho đến hết).

Câu 2:

- Các nhân vật trong truyện: người mẹ, nhân vật tôi, cháu Hoàng, Nhuận Thổ, thím Hai Phương, Thủy Sinh

- Nhân vật chính: nhân vật tôi và Nhuận Thổ

- Nhân vật trung tâm: nhân vật Nhuận Thổ, bởi vì thông qua nhân vật này nhà văn thể hiện mọi sự thay đổi của làng quê.

Câu 3:

a. Những biện pháp nghệ thuật làm nổi bật sự thay đổi ở nhân vật Nhuận Thổ:

Hai biện pháp nghệ thuật chính được sử dụng làm hồi ức và đối chiếu. Hai biện pháp đó kết hợp nhuần nhuyễn để làm nổi bật sự thay đổi của con người và cảnh vật đặc biệt là ở nhân vật Nhuận Thổ

Trong sự thay đổi của con người và cảnh vật hai mươi năm về trước Nhuận Thổ là một đứa bé có "Khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật, đầu đội mũ lông chiên bé tí tẹo, cổ đeo vòng bạc sáng loáng…". Vậy mà hai mươi năm sau "Tuy mình nhận ran gay là Nhuận Thổ nhưng không phải là Nhuận Thổ trong ký ức mình. Anh khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật trước kia nay đổi thành vàng sạm, lại có những nếp nhăn sâu hóm, cặp mắt giống hệt cặp mắt bố anh ngày trươc, mi mắt đỏ húp mọng lên… Anh đội một cái mũ lông chiêm rách tươm, mặt một chiếc áo bông mỏng dính, người co ro cúm rúm, tay cầm một bọc giấy và một tẩu thuốc lá dài. Bàn tay anh cũng không phải là bàn tay mình còn nhớ, hồng hào, lanh lẹn, mập mạp, cứng cáp mà vừa thô kệch vừa nặng nề, nứt nẻ như vỏ cây thông.

b. Ngoài sự thay đổi của Nhuận Thổ tác giả còn nói đến sự sa sút về kinh tế, tình cảnh đói nghèo của nhân dân do nạn áp bức tham nhũng nặng nề chủ yếu vẫn là sự thay đổi về diện mạo tinh thần thể hiện qua tính cách của con người như thím Hai Dương, tính cách của những người khách mượn cớ tiện mẹ con "Mình" để "lấy đồ đạc" đặc biệt là tính cách của Nhuận Thổ. Điều làm tác giả đau xót nhất, đau xót đến "điếng người đi" là mối quan hệ giữa Nhuận Thổ và "Mình".

Câu 4:

a. Đoạn này chủ yếu dùng phương thức tự sự kết hợp với biểu cảm làm nổi bật quan hệ gắn bó giữa hai người bạn thời thơ ấu (Cũng có nghĩa là để làm nổi bật sự thay đổi trong thái độ của Nhuận Thổ đối với "Mình" hiện nay).

b. Đoạn này chủ yêu dùng biện pháp miêu tả kết hợp với hồi ức và đối chiếu làm nổi bật sự thay đổi về mặt ngoại hình của Nhuận Thổ qua đó thấy được tình cảnh sống điêu đứng của Nhuận Thổ và nông dân miền biển nói chung.

c. Đoạn này chủ yếu dùng phương thức lập luận.

14 tháng 2 2019

- Bài thơ kể và tả về Lượm bằng lời của người chú

    + Về chuyện gặp gỡ của hai chú cháu ở thành phố Huế trong “ngày Huế đổ máu”

    + Sự hi sinh anh dũng của Lượm khi đang trên đường làm nhiệm vụ và hình ảnh của Lượm còn sống mãi.

- Bố cục:

    + Phần 1 ( 5 khổ thơ đầu): Cuộc gặp gỡ của hai chú cháu tại Huế

    + Phần 2 (7 khổ thơ tiếp) Sự hi sinh của Lượm trên đường làm nhiệm vụ

    + Phần 3 (còn lại): Hình ảnh Lượm sống mãi với đất nước.

Câu 2 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Hình ảnh nhân vật Lượm (khổ 2 tới khổ 5):

- Về mặt hình dáng: loắt choắt, chân thoăn thoắt

- Trang phục: xắc xinh xinh, ca lô đội lệch

- Hoạt động: đầu nghênh nghênh, mồm huýt sáo vang, nhảy trên đường

- Lời nói tự nhiên, chân thật, lễ phép: cháu đi liên lạc/ vui lắm chú à, ở đồn Mang Cá/ thích hơn ở nhà.

- Biện pháp nghệ thuật: từ láy, so sánh, nhịp điệu nhanh, vui nhộn

→ Hình ảnh Lượm là chú bé thông minh, nhanh nhẹn, hồn nhiên. Công việc khó khăn, nguy hiểm nhưng Lượm vẫn rất dũng cảm, không hề quan tâm tới hiểm nguy.

Câu 3 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Nhà thơ hình dung chuyến đi công tác cuối cùng của Lượm rất nguy hiểm: đạn bay vèo vèo, nhiệm vụ cấp bách

- Nhiệm vụ của Lượm quan trọng, khẩn cấp: thư đề thượng khẩn

- Tâm thế: Lượm bình tĩnh, gan dạ ( sợ chi hiểm nghèo)

- Hình ảnh Lượm anh dũng hi sinh, ngã xuống như một phần của đất mẹ:

    + Nằm trên lúa

    + Lúa thơm mùi sữa

    + Hồn bay giữa đồng

→ Hình ảnh Lượm ngã xuống khiến ta khâm phục, xúc động.

Khổ thơ đặc biệt: “Ra thế/ Lượm ơi!...” diễn tả niềm thương xót, ngậm ngùi trước sự hi sinh đột ngột của Lượm.

Câu 4 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Từ ngữ xưng hô của tác giả gọi Lượm: cháu, chú bé, Lượm, chú đồng chí nhỏ

→ Thể hiện quan hệ nhiều chiều: vừa là chú cháu, vừa là đồng chí.

- Đoạn thơ sau cùng, tác giả gọi Lượm là “chú bé” vì lúc này Lượm không còn là của riêng tác giả

- Lượm trở thành người anh hùng trong lòng mọi người, mọi nhà, Lượm là chiến sĩ nhỏ hi sinh vì quê hương, đất nước.

Câu 5 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Câu thơ: “Lượm ơi, còn không?” được đặt ở gần cuối bài thơ để bộc lộ cảm xúc và khẳng định.

    + Bộc lộ cảm xúc: Tiếc thương, đau xót trước sự hi sinh của Lượm.

    + Câu hỏi còn bộc lộ sự ngỡ ngàng như chưa kịp tin vào sự thật Lượm đã hi sinh.

- Sau câu thơ đặc biệt “Lượm ơi, còn không?” hình ảnh Lượm ở đầu khổ thơ được lặp lại nhằm khẳng định hình ảnh của em còn mãi về quê hương, đất nước và trong lòng mọi người.

LUYỆN TẬP

Bài 1 (trang 77 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Học thuộc lòng thơ từ Một hôm nào đó đến hết bài thơ.

Bài 2 (trang 77 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Trong bài thơ Lượm, hình ảnh chú bé liên lạc nhanh nhẹn, thông minh, gan dạ để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Lượm làm nhiệm vụ giao liên, hằng ngày phải đối mặt với mưa bom bão đạn nhưng với trí thông minh, tinh thần gan dạ “sợ chi hiểm nghèo”. Trong một lần đưa thư “thượng khẩn” cũng như bao ngày, sau khi bỏ thư vào bao, Lượm băng qua những mặt trận “đạn bay vèo vèo” nguy hiểm, ác liệt. Bỗng đạn nổ “một dòng máu tươi”… Lượm ngã xuống trong tay vẫn nắm chặt bông lúa. Lượm hi sinh giữa cánh đồng lúa chín, hóa thân vào dáng hình xứ sở.

nguồn: internet

14 tháng 2 2019

Câu 1 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Bài thơ kể và tả về Lượm bằng lời của người chú

    + Về chuyện gặp gỡ của hai chú cháu ở thành phố Huế trong “ngày Huế đổ máu”

    + Sự hi sinh anh dũng của Lượm khi đang trên đường làm nhiệm vụ và hình ảnh của Lượm còn sống mãi.

- Bố cục:

    + Phần 1 ( 5 khổ thơ đầu): Cuộc gặp gỡ của hai chú cháu tại Huế

    + Phần 2 (7 khổ thơ tiếp) Sự hi sinh của Lượm trên đường làm nhiệm vụ

    + Phần 3 (còn lại): Hình ảnh Lượm sống mãi với đất nước.

Câu 2 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Hình ảnh nhân vật Lượm (khổ 2 tới khổ 5):

- Về mặt hình dáng: loắt choắt, chân thoăn thoắt

- Trang phục: xắc xinh xinh, ca lô đội lệch

- Hoạt động: đầu nghênh nghênh, mồm huýt sáo vang, nhảy trên đường

- Lời nói tự nhiên, chân thật, lễ phép: cháu đi liên lạc/ vui lắm chú à, ở đồn Mang Cá/ thích hơn ở nhà.

- Biện pháp nghệ thuật: từ láy, so sánh, nhịp điệu nhanh, vui nhộn

→ Hình ảnh Lượm là chú bé thông minh, nhanh nhẹn, hồn nhiên. Công việc khó khăn, nguy hiểm nhưng Lượm vẫn rất dũng cảm, không hề quan tâm tới hiểm nguy.

Câu 3 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Nhà thơ hình dung chuyến đi công tác cuối cùng của Lượm rất nguy hiểm: đạn bay vèo vèo, nhiệm vụ cấp bách

- Nhiệm vụ của Lượm quan trọng, khẩn cấp: thư đề thượng khẩn

- Tâm thế: Lượm bình tĩnh, gan dạ ( sợ chi hiểm nghèo)

- Hình ảnh Lượm anh dũng hi sinh, ngã xuống như một phần của đất mẹ:

    + Nằm trên lúa

    + Lúa thơm mùi sữa

    + Hồn bay giữa đồng

→ Hình ảnh Lượm ngã xuống khiến ta khâm phục, xúc động.

Khổ thơ đặc biệt: “Ra thế/ Lượm ơi!...” diễn tả niềm thương xót, ngậm ngùi trước sự hi sinh đột ngột của Lượm.

Câu 4 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Từ ngữ xưng hô của tác giả gọi Lượm: cháu, chú bé, Lượm, chú đồng chí nhỏ

→ Thể hiện quan hệ nhiều chiều: vừa là chú cháu, vừa là đồng chí.

- Đoạn thơ sau cùng, tác giả gọi Lượm là “chú bé” vì lúc này Lượm không còn là của riêng tác giả

- Lượm trở thành người anh hùng trong lòng mọi người, mọi nhà, Lượm là chiến sĩ nhỏ hi sinh vì quê hương, đất nước.

Câu 5 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Câu thơ: “Lượm ơi, còn không?” được đặt ở gần cuối bài thơ để bộc lộ cảm xúc và khẳng định.

    + Bộc lộ cảm xúc: Tiếc thương, đau xót trước sự hi sinh của Lượm.

    + Câu hỏi còn bộc lộ sự ngỡ ngàng như chưa kịp tin vào sự thật Lượm đã hi sinh.

- Sau câu thơ đặc biệt “Lượm ơi, còn không?” hình ảnh Lượm ở đầu khổ thơ được lặp lại nhằm khẳng định hình ảnh của em còn mãi về quê hương, đất nước và trong lòng mọi người.

nhớ k!