em hãy nêu cảm nhận của mình về khổ thơ 3 của bài Ê-mi-li con
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em đã học và đọc nhiều bài thơ bốn chữ và năm chữ nhưng em đặc biệt ấn tượng và yêu thích bài thơ “Bóc lịch” của Bế Kiến Quốc.Tác phẩm “Bóc lịch” ghi lại cuộc trò chuyện đáng yêu của một em bé trong cuộc đối thoại với người bố khi em lật dở tờ lịch và hỏi bố “Ngày hôm qua đâu rồi?”.
Câu trả lời của người bố dành cho em thật nhẹ nhàng và sâu sắc.Người bố đã chìu mến nói với con “Ngày hôm qua ở lại” trên cành hoa,nụ hồng nở tỏa hương;trong hạt lúa mẹ trồng,chín vàng màu ước mơ;trong vở hồng,trong điểm 10,những kiến thức con tích lũy được.
Bởi vậy,có thể nói:”Ngày hôm qua”tuy đã qua đi nhưng để lại đó những kiến thức,thành quả mà ngày hôm qua ta đã tích lũy được. Bài thơ còn nói đến giá trị của thời gian sẽ ở lại mãi với chúng ta biết tận dụng thời gian làm những việc tốt. Với kết cấu bài thơ nhỏ nhắn,xinh xắn của nhà thơ Bế Kiến Quốc cho thiếu nhi gây cảm tình với bạn đọc bởi cách thể hiện sáng tạo,bởi thể thơ năm chữ ngắn gọn,nhẹ nhàng,dung dị,bởi bài thơ giàu hình ảnh và sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ đặc sắc.
Người yêu thơ sẽ còn mãi nhớ thơ “Bóc lịch” bởi thông điệp nhẹ nhàng,tinh tế mang tính giáo dục cao của người bố trong câu trả lời dành cho đứa con nhỏ của mình.
Tham khảo
Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớMàu nước xanh, cá bạc, chiếc thuyền vôiThoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơiTôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá
Bốn câu thơ cuối bài cho thấy nỗi nhớ quê hương da diết của tác giả. Nếu không có mấy câu thơ này, có lẽ ta không biết nhà thơ đang xa quê. ta thấy được một khung cảnh vô cùng sống động trước mắt chúng ta, vậy mà nó lại được viết ra từ tâm tưởng một cậu học trò. Trong xa cách, nhà thơ “luôn tưởng nhớ” tới quê hương. Niềm thương nỗi nhớ quê hương luôn canh cánh trong lòng. Quê hương luôn hiện lên bằng hình ảnh những con thuyền đánh cá “rẽ sóng chạy ra khơi” với “chiếc buồm vôi”, chiếc buồm đã trải qua bao gian lao mưa nắng, như những người dân chài, bằng ấn tượng “màu nước xanh” của biển, màu “bạc” của những con cá. Nối nhớ quê hương thiết tha bật ra thành những lời nói vô cùng giản dị: “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”. Tế Hanh yêu nhất những hương vị đặc trưng quê hương đầy sức quyến rũ và ngọt ngào. Chất thơ của Tế Hanh bình dị như con người ông, bình dị như những người dân quê ông, khoẻ khoắn và sâu lắng. Từ đó toát lên bức tranh thiên nhiên tươi sáng, thơ mộng và hùng tráng từ đời sống lao động hàng ngày của người dân.
Tham khảo
Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc thuyền vôi
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá
Nếu không có mấy câu thơ này, có lẽ ta không biết nhà thơ đang xa quê. ta thấy được một khung cảnh vô cùng sống động trước mắt chúng ta, vậy mà nó lại được viết ra từ tâm tưởng một cậu học trò. từ đó ta có thể nhận ra rằng quê hương luôn nằm trong tiềm thức nhà thơ, quê hương luôn hiện hình trong từng suy nghĩ, từng dòng cảm xúc. Nối nhớ quê hương thiết tha bật ra thành những lời nói vô cùng giản dị: “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”. Quê hương là mùi biển mặn nồng, quê hương là con nước xanh, là màu cá bạc, là cánh buồm vôi. Màu của quê hương là những màu tươi sáng nhất, gần gũi nhất. Tế Hanh yêu nhất những hương vị đặc trưng quê hương đầy sức quyến rũ và ngọt ngào. Chất thơ của Tế Hanh bình dị như con người ông, bình dị như những người dân quê ông, khoẻ khoắn và sâu lắng. Từ đó toát lên bức tranh thiên nhiên tươi sáng, thơ mộng và hùng tráng từ đời sống lao động hàng ngày của người dân.
a)Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không...
b) Thể thơ: Lục bát
Vị trí: Khổ 1 của bài thơ
c) Hoàn cảnh: Khi Tố Hữu bị bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ.
d) Cảm nhận:
+ Đó là một mùa hè rộn rã âm thanh, rực rỡ màu sắc, tràn đầy hương vị và bầu trời khoáng đạt tự do.
Đêm nay Bác ngồi đó
Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh.
Lẽ thường tình nghĩa là điều hiển nhiên, bình thường, ở đây nói việc việc Bác thức khuya suy nghĩ về việc nước là chuyện bình thường
Vì Bác Hồ là một người lo cho dân, cho nước, khuya trằn trọc, thao thức suy nghĩ về việc nước, nên việc thức suốt đêm là chuyện thường tình chứ không riêng gì đêm nay.
1. Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Câu hỏi như một lời chào mời, như một tiếng nhẹ nhàng trách móc: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”. Cảnh Vĩ Dạ tràn đầy sức xuân, sắc xuân của “vườn ai”? Câu thứ 4 có bóng người xuất hiện thấp thoáng sau hàng trúc: “gương mặt chữ điền”. Nét vẽ “lá trúc che ngang” là một nét vẽ thần tình gợi tả vẻ kín đáo, duyên dáng của người con gái thôn Vĩ. Và cho biết “vườn ai”, ấy là vườn xuân thiếu nữ. Cau, nắng, màu xanh như ngọc của vườn ai, lá trúc và gương mặt chữ điền - 5 nét vẽ, nét nào cũng tinh tế, tao nhã, gợi nhiều thương mến bâng khuâng.
2. Thuyền ai đậu bến sông trăng đó/ Có chở trăng về kịp tối nay?
Khổ 2, nói đến “bến sông trăng”, bến đò trong hoài niệm. Vầng trăng của thương nhớ đợi chờ. “Thuyền ai” có lẽ là con thuyền thiếu nữ? Vần thơ trăng đẹp nhất trong thơ Hàn Mặc Tử. Có bến sông trăng, có con thuyền trăng. Thật thơ mộng, tình tứ:
“Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?”
Câu thơ của Hàn Mặc Tử về bến sông trăng và thuyền ai gợi nhớ đến vần ca dao thuyền nhớ bến… bến đợi thuyền. Và vì thế nó gợi lên một mối tình thương nhớ, đợi chờ man mác, mơ hồ, bâng khuâng.
3. Ai biết tình ai có đậm đà?
Một chữ “mơ” đầy tình tứ trong câu thơ có nhạc điệu chơi vơi: “Mơ khách đường xa, khách đường xa”. Du khách hay thôn nữ Vĩ Dạ? Chắc lại là giai nhân mà thi nhân từng mơ ước: “Áo em trắng quá nhìn không ra”. Vừa thực vừa mông. Con người của thực tại hay con người trong hoài niệm? Sương khói của bến sông trăng hay miệt vườn Vĩ Dạ đã làm mờ nhân ảnh của giai nhân? Trong cảnh có tình. Trong tình có màn sương khói, một thứ tình yêu kín đáo, e dè, thiết tha:
“Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?”
Toàn bài thơ có 4 từ “ai” đại từ phiếm chỉ cùng xuất hiện trong các câu hỏi tu từ, không chỉ góp phần tạo nên âm điệu lâng lâng, ngỡ ngàng mà còn dẫn hồn người đọc nhớ về một miền dân ca Huế man mác sâu lắng, bồi hồi, thiết tha:
“Núi Truối ai đắp mà cao,
Sông Hương ai bới, ai đào mà sâu?
Nong tằm ao cá nương dâu
Đò xưa bến cũ nhớ câu hẹn hò…”
Tham khảo!