K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 4 2019
So với các con chó khôn ngoan khác: “Con chó xấu xí” của Kim Lân, Mumu của Tuốc-ghê-nhép, con Mai-Cơn, con Rếch... hay gẩn gũi hơn là Con chó nhỏ mang giỏ hoa hồng của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh thì với chú chó Bấc, có phải Giắc Lân-đơn chỉ đơn thuần nói về sự khôn ngoan của nó hay là có một triết lí sâu xa nào đó mà ta chưa khai thác? Triết lí ấy có thể ta chưa thấy, hoặc chưa nhìn nhận thấu đáo được ngay lúc này, khi mà những trải nghiệm còn quá ít ỏi nhưng chắc chắc trong chúng ta, ai cũng cảm nhận được tình cảm sâu sắc mà chú chó Bấc dành cho chủ nhân của mình. Tình cảm ấy được viết nên bởi một nhà văn trải qua thời thiếu niên vất vả, từng phải làm nhiều nghề để kiếm sống và sớm tiếp cận tư tưởng chủ nghĩa xã hội. Giắc Lân-đơn thường nhớ về đứa bé là mình lúc ấy “mơ tưởng đến một miếng thịt” và bản thân mình lúc ấy “như một con thú làm việc”. Ông tìm cách thoát khỏi trần ải lúc đó bằng hai con đường: một là văn học và hai là du ngoạn. Năm mười bảy tuổi, khi kiếm được một chiếc thuyền con và những khám phá từ chuyến du ngoạn biển cả đã giúp ông đoạt giải với thiên kí sự Bão biển Nhật Bản và là nguồn tư liệu quý báu để mười năm sau tiểu thuyết Bão biển ra đời. Năm 1897, ông lại lên đường theo cơn sốt tìm vàng. Tuy nhiên, ông không quan tâm đến vàng mà quan tâm đến công sức của con người và nhất là những điều họ đã trải qua. Cũng chính từ những trải nghiêm thực tế ấy và niềm say mê, tài năng văn học, Giắc Lân-đơn là một trong những nhà văn hào kiệt xuất sắc của thế giới, thường được so sánh với Mác-xim Go-rơ-ki của Nga. Tác phẩm của Giắc Lần-đơn dù viết theo thể loại nào cũng tập trung vào hai mảng lớn là mối quan hệ giữa con người với con người và mối quan hệ ; giữa con người với tự nhiên. Đằng sau các tác phẩm của ông là những giá trị nhân văn sâu sắc, là tình yêu cao cả và sự hòa mình của con người với môi trường tự nhiên. Văn bản Con chó Bấc trích từ tiểu thuyết Tiếng gọi nơi hoang dã cũng vậy. Tác phẩm kể về Bấc, một con chó bị bắt cóc đưa lên vùng Bắc Cực kéo xe trượt tuyết cho những người tìm vàng. Bấc đã trải qua cuộc sống ác mộng bên cạnh nhiều ông chủ độc ác. Chỉ riêng Giôn Thooc-tơn là người có lòng nhân từ đối với nó, cảm hóa được nó. Về sau khi Thooc-tơn chết, nó hoàn toàn dứt bỏ con người và đi theo tiếng gọi nơi hoang dã, trở thành một con chó hoang. Có lẽ, trong cuộc đời của Bấc, dù qua tay nhiều ông chủ nhưng người duy nhất cho nó tình thương và được nó coi như chủ nhân thực sự chỉ có một. Đó là Giôn Thooc-Tơn. Đoạn trích tập trung thể hiện tình cảm của Bấc dành cho vị chủ nhân này. Tình cảm ấy không tự nhiên mà có, nó xuất hiện từ chính tình yêu thương chân thành của Thooc-Tơn đã cảm hóa Bấc. chính vì thế, trước khi thể hiện tình cảm Bấc dành cho Thooc-Tơn, Giắc Lân-đơn tập trung miêu ; tả tình cảm Thooc-Tơn dành cho Bấc trong sự so sánh với những con người khác. Nếu như các ông chủ khác chăm sóc Bấc chỉ vì nghĩa vụ “đã nuôi thì phải chăm sóc” và vì lợi ích kinh doanh “kéo xe trượt tuyết để đi tìm vàng” thì ' Thooc-Tơn yêu thương và chăm sóc Bấc bằng cả trái tim. Ihooc-Tơn là ông chủ lí tưởng chăm sóc Bấc như thể “chúng là con cái của anh vậy”. Trong ý nghĩ, tình cảm dường như anh không xem Bấc là một con chó, mà là một người bạn cùng anh làm việc, cùng anh trải qua, nương tựa vào nhau vượt lên gian khổ trong cuộc sống, chính tình cảm ấy đã cảm hóa và bồi đắp tình cảm Bấc dành cho Thooc-Tơn. Con đường đến trái tim không có gì gần gũi và chân thật hơn là xuất phát từ trái tim. Và chỉ có một tình cảm mãnh liệt như thế mới đủ sức mạnh cảm hóa người khác. Bấc dành cho Thooc-Tơn tình cảm đặc biệt, đó là tình yêu thương nồng nàn, sôi nổi, nồng cháy, tôn thờ và cuồng nhiệt. Đó là “tình yêu thưc sự và nồng nàn lấn đầu tiên phát sinh ra bên trong nó”. Trước kia, khi sống tại nhà thẩm phán Mi-lơ, nó chưa hề xuất hiện một tình cảm nào giống vậy, đó chỉ là “chuyện làm ăn cùng hội cùng phường”. Đó là tình cảm ngang hàng chứ không ngưỡng vọng như trong tình cảm dành cho Thooc-Tơn. Với những đứa cháu nhỏ trong gia đình ông Mi-lơ, đó là “trách nhiệm ra oai hộ vệ”; còn đối với ngài thẩm phán, đó là “thứ tình bạn trịnh trọng và đường hoàng”. Sự so sánh, nhớ lại ấy là cách để Bấc chứng minh, thể hiện tình cảm của mình với Thooc-Tơn - vị chủ nhân đặc biệt và duy nhất. Tình cảm này ở Bấc cũng được biểu hiện rất đặc biệt trong việc tự so sánh với Ních và Xơ-kít. Nếu như Xơ-kít thể hiện tình cảm với Thooc-Tơn bằng sự nũng nịu vì vốn là một cô ả đơn giản và đơn điệu, có thói quen “thọc cái mũi của nó vào dưới bàn tay của Thooc-Tơn rồi hích, hích mãi cho đến khi được vỗ về. Mặc dù có phẩn mạnh mẽ hơn nhưng Ních cũng đơn giản, đơn điệu như Xơ-kít, lại có phần suồng sã trong hành động: “thường chồm lên tì cái đầu to tường của cu cậu lên đầu gối Thooc-Tơn”. Những nhận xét tỉ mỉ, tinh tế ấy không chỉ cho ta thấy nét riêng trong cách thể hiện tình cảm của từng con chó mà còn làm nổi bật nét khác biệt của Bấc. “Bấc chỉ tôn thờ ở xa xa một quãng”. Mặc dù nó cũng sung sướng đến cuồng lên mỗi khi Thooc-Tơn chạm vào nó hoặc nói chuyện với nó, những nó không săn đón những biểu hiện ấy. Dù vậy, khi Thooc-Tơn biểu hiện tình cảm với mình, Bấc thể hiện bằng những cách rất riêng. Bấc tỏ ra sung sướng, ngây ngất mỗi khi được chủ ôm đẩu rủ rỉ rủa yêu, mỗi lúc ấy, Bấc cảm thấy “như quả tim mình nhảy tung ra khỏi cơ thể’. Nó “bật vùng dậy trên hai chân, miệng cười, mắt long lanh, họng rung lên những âm thanh không thốt nên lời, và cứ như vậy trong tư thế đứng yên bất động” khoái cảm vô tận. Không chỉ thế, Bấc có tài “biểu lộ tình thương yêu gấn giống như làm đau người ta”. Nó thường “há miệng ra cắn lấy bàn tay Thooc-Tơn rồi ép răng mạnh đến nỗi vết răng hằn vào da thịt một lúc lâu”. Cách thể hiện tình yêu này cũng giống như tiếng rủa yêu của Thooc-Tơn là lời nói nựng, những cái cắn vờ ấy là cử chỉ vuốt ve của Bấc, mà nếu không đủ thân thiết và yêu thương, ta sẽ coi nó chẳng khác gì những vết cắn hằn học mà căm ghét, tức giận hay phẫn nộ với một chú chó. Tình cảm của Bấc còn thể hiện trong những cử chỉ quan tâm thầm lặng. Nó thường “nằm phục ở chân Thooc-Tơn hằng giờ, mắt háo hức, tỉnh táo, ngước nhìn lèn mặt anh, chăm chú xem xét, hết sức quan tâm theo dõi từng biểu hiện thoáng qua, mọi cử động hoặc đổi thay trên nét mặt”. Cũng có khi nó “nằm ra xa hơn, vê một bền hoặc đằng sau anh, quan sát hình dáng của anh và từng củ động, thân thể anh.” Bấc luôn dõi theo Thooc-Tơn bằng tình yêu và sự quan tâm, dù ở ngay gẩn dưới chân anh hay nằm xa hơn nữa, thậm chí là sau này khi trở về cuộc sống hoang dã, Bấc vẫn dành sự quan tâm đặc biệt ấy cho Thooc-Tơn, trở về nơi đã lấy đi tính mạng anh trong nỗi xót thương, niềm đau và sự căm giận hành động độc ác của con người. Cứ như thế, Bấc và Thooc-Tơn thể hiện tình cảm dành cho nhau bằng đôi mắt. Đôi mắt luôn hướng vể Thooc-Tơn của Bấc và đôi mắt giao cảm luôn ngoảnh lại nhìn Bấc, đôi mắt ánh tỏa “tình cảm tự đáy lòng” của Thooc-Tơn đáp lại “tình cảm của Bấc ngời ánh lên qua đôi mắt nó tỏa rạng ra ngoài”. Bấc dành cho chủ nhân của mình một tình cảm phong phú và đặc biệt sâu sắc, vừa thương yêu, vừa tôn thờ, vừa kính ngưỡng, biết ơn, thuần phục tuyệt đối. Bấc có một tâm hổn khác hẳn những con chó khác. Sự nhạy bén và nhạy cảm còn khiến Bấc lo lắng vê' tương lai. Việc thay đổi chủ liên tục để lại trong Bấc một nỗi ám ảnh, trong lòng nó “nảy sinh nỗi lo sỢ là không người chủ nào có thể gắn bó lâu dài”. Nên ngay cả đêm, “ngay trong các giấc mơ, nó cũng bị nỗi lo sỢ này ám ảnh. Những lúc ấy, nó vội vùng dậy không ngủ nữa, trườn qua lạnh giá đến tận mép lều, đứng đấy, lắng nghe tiếng thở đêu đêu của chủ”. Chỉ có tình yêu thương đích thực mới khiến nó lo lắng như vậy. Song củng chính nối lo lắng ấy lại khiến người ta trần trọng mỗi khoảnh khắc còn được gần bên và gắn bó với nhau hơn. Đối với Bấc và vị chủ nhân đích thực này có lẽ cũng vậy. Bấc đã yêu thương Thooc-Tơn bằng một tâm hồn phong phú. Nếu nhà thơ ngụ ngôn nước Pháp - La Phông-Ten để cho các loài vật của mình biết nói, cất lời như con người: “Con quái ác lại gầm lên: - Chính mày khuấy nước, ai quên đâu là/ Mày còn nói xấu ta năm ngoái” thì Giắc Lân-đơn ngược lại. Ông không nhân hóa Bấc như một con người mà miêu tả nó với tất cả những gì tự nhiên nhất của một con chó, nhưng qua đó vẫn bộc lộ được tình cảm của Bấc, cũng như tình yêu thương mà nhà văn dành cho loài động vật thông minh và trung thành này. Mặc dù Bấc không biết nói mà chỉ “hấu như biết nói”, nhưng Thooc-Tơn, hay chính Giắc Lân-đơn đã thấu hiểu được tâm hổn không nói được thành lời ấy. Trong tình yêu dành cho chủ nhân của mình, Bấc cũng biết suy nghĩ, biết vui mừng và lo sợ, Bấc cũng có những giấc mơ, đó là một đời sống tâm hồn nhạy cảm, phong phú đáng trân trọng.  Khắc họa điểu ấy, Giắc Lân-đơn đã dử dụng nghệ thuật miêu tả các chi tiết rất tinh tế và tỉ mỉ, kết hợp với miêu tả nội tâm của Bấc bằng trí tưởng tượng tuyệt vời và tình yêu thương loài vật sâu sắc. Những đặc sắc nghệ thuật này cùng với giá trị nội dung sâu sắc đã làm nên thành công của đoạn trích Con chó Bấc nói riêng, tiểu thuyết Tiếng gọi nơi hoang dã và những tác phẩm khác của ông nói chung. Khi gẫp trang sách lại, câu chuyện của Bấc vẫn vang vọng trong lòng ta những rung động rất đẹp về tình yêu nồng nàn, chân thực, vượt qua mọi rào cản vê' ngôn ngữ và giống loài. Đó cũng chính là sự cao cả của tình yêu khi vượt qua những dam mê vật chất, vượt qua chuyện làm ăn “cùng hội cùng phường”.
12 tháng 10 2018

Chọn đáp án: B.

7 tháng 2 2021

Khi đang trên đường đến nhà bạn Lan để học nhóm, em thấy có năm ông thầy bói đang đánh, xô xát nhau. Nhìn kĩ lại em mới để ý cả năm ông thầy này đều bị mù. Em nói to:" Các thầy đừng đánh nhau nữa, có chuyện gì thế ạ?" Thế nhưng các ông vẫn giằng co nhau. Có mấy bác ở gần nghe em hỏi mới kể chuyện cho em nghe. Sau khi hiểu rõ câu chuyện, em bật cười vì cách nhận thức của 5 ông thầy bói này, em mới nói to lần nữa:" Các ông đang đánh nhau chuyện con voi đúng ko ạ? Để cháu nói cho nghe con voi nó như thế nào." Vừa nghe xong, năm ông thầy bói dừng tay lại ngay, hỏi lại em:" Thế hình thù con voi thế nào?" Em vội giảng giải cho các ông biết các ông đều nhận xét đúng các bộ phần mà mik đc sờ nhưng chưa đúng vs hình thù của voi do mỗi ông chỉ sờ mỗi bộ phận của nó, do vậy, cả năm ông đều nhận xét hình thù voi sai. Em cx khyên năm ông thầy bói này không nên chủ quan trong nhận thức, khi đưa ra ý kiến cần lắng nghe, và phải mềm mỏng khi đưa ra ý kiến. Đặc biệt khi nhận xét một sự vật cần xem xét vật một cách toàn diện. Năm ông thầy bói nghe xong liền im bặt, ko ai nói một câu nào. Và sau đó, em rời đi để đến nhà Lan. Qua câu chuyện của năm ông thầy bói, em cx rút ra đc bài hok cuộc sống cho bản thân.

( Tự làm, bn có thể tham khảo)

30 tháng 11 2017

 Trong cuộc sống của con người, gặp gỡ, giao tiếp chính là sợi dây gắn kết tình cảm giữa con người với con người. Trong cuộc sống hàng ngày, cả trong học tập và những hoạt động thường ngày thì em đã gặp gỡ với rất nhiều người, cũng từ đó là em có thêm nhiều bạn bè thân thiết  hơn. Trong tất cả các cuộc gặp gỡ, giao tiếp ấy, có lẽ đặc biệt nhất có lẽ chính là cuộc gặp gỡ với Thạch Sanh, đây không phải là một con người thông thường mà em gặp hàng ngày, Thạch Sanh là một người anh hùng bước ra từ câu chuyện cổ tích. Chính vì vậy mà cuộc gặp gỡ bất ngờ này đã tạo cho em một ấn tượng khó phai.

Sau khi được học câu chuyện cổ tích Thạch Sanh trên lớp và nghe cô giáo giảng bài về nhân vật cổ tích này thì em đã vô cùng ngưỡng mộ, chàng là một hình mẫu anh hùng điển hình, không chỉ là một người nghĩa sĩ sẵn sàng ra tay diệt trừ cái ác, bảo vệ cuộc sống cho dân lành, mà Thạch Sanh còn là một người anh hùng dân tộc trong cuộc chiến chống giặc ngoại xâm. Ngỡ tưởng hình tượng nhân vật Thạch Sanh chỉ là sự hư cấu của các tác giả dân gian, nhằm thể hiện khát vọng về cái thiện, lẽ công bằng và chính nghĩa ở đời. Em luôn nghĩ rằng nếu Thạch Sanh là một con người trần mắt thịt thì nhất định em sẽ tìm gặp, thể hiện sự ngưỡng mộ của em với Thạch Sanh.

Thật ngoài sức tưởng tượng, khi em đang ngồi học bài về nhà, em mang sách ra học bài cũ, em ngồi ngâm nga câu thơ trong sách giáo khoa ngữ văn tập một: “Đàn kêu tích tịch tình tang/ Ai mang công chúa dưới hang trở về”

Vừa ngâm nga những câu thơ, em vừa hình dung, mường tượng ra dáng vẻ của Thạch Sanh khi ngồi ôm đàn và hát lên những lời ca đầy tha thiết ấy, thì bỗng dưng bùm một tiếng, xuất hiện trước mặt em là hình ảnh của một chàng trai cao lớn, khuôn mặt khôi ngô, tuấn tú. Trang phục của người này cũng rất lạ mắt, đó là một bộ quần áo vải giống như trong các bộ phim kiếm hiệp của Trung Quốc vậy, mái tóc của người này cũng rất khác với bình thường, không phải kiểu tóc ngắn giống những người con trai ngày nay vẫn cắt mà mái tóc của người này rất dài, được buộc gọn gàng ở trên đầu.

Bình thường em vốn rất nhát gan, lại vô cùng sợ những câu chuyện ma quái, đột nhiên trong phòng em xuất hiện một người đàn ông lạ mặt, theo lẽ thường em phải hét lên và cầu cứu bố mẹ mới đúng. Nhưng thật kì lạ, sự xuất hiện của người đàn ông này chỉ làm em bất ngờ, bất ngờ đến mức đôi mắt mở lớn tròn xoe, nhìn chằm chằm vào người ấy, miệng thì há to ra trông rất tức cười. Có lẽ cũng vì khuôn mặt của người đàn ông ấy khá là hiền lành, phúc hậu nên em cũng không phản ứng như bình thường. Đang chìm vào sự bất ngờ, những suy nghĩ của mình thì người đàn ông lạ mặt đó đã chủ động đến giới thiệu mình, cũng là cách thức hiệu quả nhất để em trở về từ cõi mộng.

Người đàn ông ấy dùng giọng nói trầm ấm, đầy thiết tha mà giới thiệu mình: “Ta là Thạch Sanh, là người đã hát câu hát mà cháu vừa ngâm nga”. Nghe thấy vậy tôi càng thêm bất ngờ, không dám tin vào những điều mình đang chứng kiến là thật nữa, mọi thứ như trong giấc mơ vậy, tại sao một người ở trong chuyện có thể bước ra ngoài như vậy được chứ. Thấy em ngây ngốc như vậy, Thạch Sanh đã đến ngày và véo nhẹ vào má em, miệng thì cười nhẹ đầy hiền lành: “Cháu đã tin ta là thật chưa”. Lúc ấy tôi vẫn chưa thể nói được như bình thường, mà chỉ biết dùng hành động để ra hiệu cho Thạch Sanh biết là mình có nghe và đã tin, tôi gật đầu lia lịa làm Thạch Sanh cũng phải phá lên cười đầy thích thú.

Sau khi đã bình tĩnh lại thì em và Thạch Sanh đã có một cuộc nói chuyện đầy thú vị, em đã rất tò mò và yêu cầu Thạch Sanh kể lại chi tiết hơn các câu chuyện diệt yêu quái, chằn tinh, đại bàng như thế nào. Thạch Sanh đã rất thân thiện và gần gũi khi tiếp xúc với em, dù em là một người xa lạ, và những yêu cầu cũng rất trẻ con nhưng Thạch Sanh đều rất nhiệt tình giải đáp cho em từng vấn đề một. Câu chuyện của Thạch Sanh hấp dẫn hơn nhiều so với đoạn trích trong sách giáo khoa, bởi không chỉ câu chuyện diệt chằn tinh mà quá trình ấy diễn ra như thế nào, Thạch Sanh đã gặp phải những khó khăn gì trong quá trình tiêu diệt cái ác ấy, đều được kể một cách chân thực và vô cùng sinh động.

Qua đó em cũng nhận thấy được việc tiêu diệt chằn tinh, đại bàng của Thạch Sanh vô cùng đáng khen ngợi, đáng cảm phục; nhưng em cũng thấy được sự cố gắng, nỗ lực của Thạch Sanh lớn như thế nào mới có thể tiêu diệt được bọn xấu xa, độc ác ấy. Bởi suy cho cùng, dù Thạch Sanh là thái tử nhà trời được phái xuống, nhưng khi đã đầu thai vào kiếp người thì cũng không còn những phép thần thông nữa, mọi việc giải quyết đều phải dựa vào sức mạnh, ý chí mà niềm tin của chính bản thân chàng. Vì vậy mà tấm gương người tốt việc tốt của Thạch Sanh càng đáng ngưỡng mộ, đáng trân trọng.

Đây là một cuộc gặp gỡ đầy thú vị giữa em và một nhân vật thần kì mà trước đó em cho rằng, người này chỉ có thể xuất hiện trong những câu chuyện cổ tích, trong thế giới của những tưởng tượng. Nhưng, khi em đã được gặp Thạch Sanh thì em hoàn toàn tin tưởng vào sự thần kì ấy. Cũng qua cuộc gặp gỡ bất ngờ này, em cũng đã được lắng nghe rất nhiều những câu chuyện thú vị mà người kể chính là nhân vật em hàng ngưỡng mộ, thần tượng. Cuộc gặp gỡ này vô cùng tuyệt vời, thú vị, là một kỉ niệm mà em không bao giờ quên.

k cho mk nha

30 tháng 11 2017

Đề 1 : 

Chẳng bao giờ em làm được một việc tốt đáng kể hay chỉ ít là làm người khác thấy vui, chỉ trừ có một lần khi em còn học lớp 2. Lần đó em đã nhặt được của rơi và trả lại cho người mất.

Chiều hôm ấy, em trực nhật nên phải ở lại lớp một lúc để đổ rác. Lúc em đang đi trên sân trường thì bỗng em giẫm phải một vật gì cưng cứng. Em cúi xuống nhặt lên thì thấy: ồ! hoá ra là một cuốn tiểu thuyết khổ 18x7cm của nhà sách Trí Tuệ cuốn đầu giáo sư Powel của tác giả A.R Belger. Cuốn sách này được bọc ngoài bằng nilon trong nên có lẽ người mất mới mua về chưa đọc. Em cũng chưa đọc nó nhưng đã biết ít nhiều về nó qua lời nói của bố mẹ. Hình như nó là một cuốn tiểu thuyết rất hay. Em lật xem bìa sau của cuốn sách thì thấy một đoạn văn ngắn kể lại tóm tắt nội dung cuốn sách. Nó càng làm em chắc chắc về suy nghĩ của mình. Trong đầu em hiện lên ý nghĩ lấy luôn cuốn sách này. Thế là, em ngó xung quanh xem có ai không. Thôi chết! Còn bác bảo vệ. Em chờ bác bảo vệ để ý đi chỗ khác rồi nhanh tay đút luôn cuốn sách vào cặp tung tăng chạy ra khỏi cổng trường. Trên đường, em không thôi nghĩ về nhưng tình tiết hấp dẫn, li kì của cuốn sách. Ôi! thú vị biết bao! Nhưng cái đầu em không chỉ nghĩ đến một chuyện nó lái sang một chuyện khác. Chuyện về người bị mất. Vì có cái đầu ham nghĩ nên em không biết phải phân xử ra sao, mang về đọc và giữ của riêng hay trả lại cho người bị mất đây! Hai phương án cứ đánh nhau, xáo trộn trong đầu em. Vừa lúc đó, em về dến nhà. Em chào bố mẹ rồi đặt mình lên chiếc giường ở phòng riêng. Em lại tiếp tục suy nghĩ. Mà phải rồi! Mẹ là người có kinh nghiệm trong cuộc sống, mình nên hỏi mẹ xem sao! Em nghĩ, thế là em chạy xuống tầng 1, đưa cuốn sách cho mẹ và kể đầu đuôi câu chuyện cho mẹ nghe. Nghe xong, mẹ cười và bảo:

– Bây giờ, con hãy đặt mình vào tình huống như người mất mà xem. Chắc chắn con sẽ rất buồn và lo lắng vì bố mẹ sẽ mắng khi làm mất cuốn sách khá đắt: 25.000đ cơ mà! Đấy, con hãy tự nghĩ và quyết định đi.

– Quả thật nếu em là người mất thì cũng sẽ có những cảm giác như mẹ nói. Mà nếu các bạn biết thì lòng tin của các bạn đối với em sẽ chẳng ra gì nữa! Em quyết định sẽ trả lại. Sáng hôm sau, em mang cuốn sách đưa cho cô Tổng phụ trách. Vừa lúc đó, có một chị lớp Năm hớt hơ hớt hải chạy đến. Khi cô Tổng phụ trách đưa chị cuốn sách và giới thiệu em với chị thì chị ấy cảm ơn em rối rít. Lúc em về lớp, các bạn xô đến quanh em và khen em.

Khi đó em thực sự là rất vui. Bây giờ em mới biết giá trị của những việc làm tốt. Nó vô hình nhưng nó lại có thể mang niềm vui cho tất cả mọi người

4 tháng 10 2018

Cô bé nhặt tay nải lên - Miệng túi để lộ ra nhiều vàng bạc. Nhìn lên, cô chợt thấy phía trước có bóng một bà cụ lưng còng đang đi chầm chậm. Cô bé đoán chiếc tay nải của bà cụ đánh rơi, bèn chạy đuổi theo bà cụ, vừa đi vừa gọi.

- Bà ơi, bà. Bà đánh rơi tay nải rồi !

Nghe tiếng gọi, bà cụ bèn dừng lại. Cô bé tới nơi hổn hển nói.

-Bà ơi, có phải bà làm rơi tay nải ở đằng kia không ạ ?

Bà lão cười hiền hậu :

Khen cho con đã hiếu thảo lại thật thà. Ta chính là tiên thử lòng con đấy thôi. Con thật đáng được giúp đỡ. Hãy đưa ta về nhà chữa bệnh cho mẹ con.

12 tháng 12 2016

Đề 1:

MB: Giới thiệu về giấc mơ đó (nguyên nhân, thời gian, địa điểm). Đặc biệt là nói sơ qua về nhân vật cổ tích mà em đc học.

** Nhân vật cổ tích đó có thể là một nhân vật là 1 hình mẫu lí tưởng, đại diện cho sự công bằng và tốt đẹp trong xã hội. Đó còn là một nhân vật thể hiện đc những điều mà em đang mong muốn.

** Hoặc có thể đó là 1 con người địa diện cho tầng lớp xấu xa trong truyện.
TB:
- Tâm trạng của em trc khi có đc giấc mơ.
- Thơi gian? địa điểm? <nói cụ thể hơn>
- Nhân vật mà em được gặp:
+ Hình dáng bên ngoài: là một nhân vật như trong truyện cổ tích nên em có thể nói là nhân vật đó có hình dáng bên ngoài giống như trong truyện và chính yếu tố hình dáng tương tự như trong truyện làm em biết đó là nhân vật ở trong câu chuyện nào.
+ Giọng nói, nụ cười, ... <hiền hay ác, ...>
+ Đó là nhân vật đại diện cho mong ước hiền lành hay là một người xấu xa trong truyện.
- Em lúc đó ntn?
+ Tâm trạng của em: buồn, vui hay sợ hãi?
+ Em đã làm gì: đứng yên, ôm chầm lấy nhân vật đó, hay ...?
- Những việc sau đó diễn ra, giữa em với nhân vật đó.
+ Nếu là 1 nhân vật địa diện cho cái thiện thì 2 người có thể ngồi nói chuyện,tâm sự với nhau, em bày tỏ những ước mơ của mình và nhân vật đó thì khuyên bảo em nhiều điều.
+ Nếu là 1 nhân vật đại diện cho cái xấu xa, tàn bạo trong truyện thì em có thể đấu tranh mãnh liệt với người đó, có thể là bằng lời nói hoặc trực tiếp bằng hành động.
- Kết hợp với miêu tả khung cảnh xung quanh, có thể là mờ ảo hay có nhiều ánh sáng?
- Kết thúc giấc mơ:
+ Hình ảnh cuối cùng của nhân vật.
+ Em tỉnh dậy và tâm trạng lúc đó.

Kb: Suy nghĩ của em sau giấc mơ đó.

20 tháng 12 2016

ĐỀ 3

 

Một đêm, đang mơ màng ngủ bỗng tôi nghe thấy tiếng động từ phía nhà xe. Tiếng động mỗi lúc một lớn dần. Tò mò không hiểu chuyện gì đang xảy rạ, tôi lặng lẽ bước xuống giường. Đứng ngoài cửa, tôi ngạc nhiên khi thấy ba anh xe đạp, xe máy, ô tô đang cãi nhau, so bì hơn thua rất kịch liệt.

Khu nhà nỏ bé phía sau là nơi cư trú của mấy chiếc xe nhà tôi, xe máy cũ của bố, xe đạp đi học của tôi. Đã mấy năm nay chúng luôn sống với nhau rất hoà thuận. Niềm vui hay nỗi buồn đều chia sẻ và giúp đỡ nhau. Nhưng từ khi chiếc ô tô mới về ở chung thì giữa các xe xuất hiện mâu thuẫn. Chúng ngấm ngầm chê bai nhau, so bì thiệt hơn qua từng việc nhỏ. Tôi biết điều đó nhưng không nghĩ rằng chúng lại cãi nhau kịch liệt đến vậy. Dường như bao nhiêu khó chịu trong lòng được chúng bộc bạch hết. Đêm nay, tôi mới tận mắt chứng kiến chúng cãi nhaụ. Ba xe, xe nào cũng cho ý kiến của mình đúng, đang cố tranh luận phản bác ý kiến nhau.

Đầu tiên là chiếc ô tô: “Các anh làm sao so bì được với tôi. Tôi hiện đại nhất, đẹp nhất và có nhiều tác dụng nhất. Tôi có đầy đủ tiện nghi trong người như một căn nhà di động, nào ti vi, đài phát thanh, máy điều hoà... Gia đình ông chủ lại có bốn người, đi đâu chơi mà dùng tôi thì tiện lợi quá rồi. Các anh liệu có làm được như thế không?”. Ô tô nói với giọng đầy kiêu hãnh, tự hào. Nghe vậy, xe máy liền lên tiếng: Dù anh có hiện đại đến đâu thì cũng không thể tiện lợi bằng tôi được. Tôi tuy không sang trọng như anh nhưng tôi chạy rất nhanh, những chỗ đông người hay ùn tắc anh chịu chết nhưng tôi vẫn có thể vượt qua dễ dàng. Anh cồng kềnh đi đâu cũng chiếm nhiều diện tích. Còn tôi, khiêm tốn và giản dị nên được mọi người sử dụng nhiều hơn. Mà bây giờ họ hàng nhà tôi được sản xuất ngày càng đa dạng, chất lượng cũng tốt hơn với nhiều kiểu dáng, màu sắc, không thua kém gì anh đâu nhé. Quan trọng, tôi đã gắn bó với ông chủ nhà suốt bao năm nay. Trải qua bao vất vả của những ngày nắng gắt, mưa giông tôi đều tận tình phục vụ ông chủ. Từ ngày chưa có anh, gia đình nhà chủ đều rất quí tôi, coi tôi là số một. Đã nhiều năm rồi nên tôi mới cũ đi và xấu xí như thế này đây. Chắc ông chủ không còn yêu tôi nữa...”. Nói đến đây, xe máy bật khóc nức nở. Có lẽ nó đang xúc động lắm khi nhớ về một thời đã xa. Không biết lúc này ô tô suy nghĩ gì. Im lặng một lát, cuối cùng, chiếc xe đạp cũ của tôi mới nhỏ nhẹ lên tiếng: “Các anh ai cũng cho mình đúng,mình tiện lợi nhất, tốt nhất nhưng không ai biết rằng trong chúng ta xe đạp tôi là người có mặt sớm nhất. Từ lâu lắm rồi, tôi được con người sáng tạo ra thay thế cho nhiều phương tiện khác. Lúc đó, ai có một chiếc xe đạp để đi thì thật hạnh phuc. Tôi gọn nhẹ nhất, đi lại dễ dàng, còn giúp con người tập thể dục khi sử dụng tôi nữa. Mà các anh ai cũng cần phải có “thức ăn” mới chịu chạy, nếu không thì đành đứng xó. Còn tôi, chẳng cần xăng dầu vẫn bon bon. Tôi cũng là người gắn bó lâu nhất với gia đình chủ, từ ngày họ còn khó khăn. Tôi cùng ông chủ đi làm, cùng ông đưa đón cậu chủ mỗi ngày, cùng bà chủ đi chợ hay đi đâu xa.... Cứ thế đã bao năm rồi...” Mỗi xe, xe nào cũng đưa ra những lí lẽ rất thuyết phục. Nhưng cả ba xe không ai chịu ai vẫn khăng khăng cho rằng mình tốt nhất, được gia đình chủ yêu nhất và xứng đáng là người được sử dụng nhều nhất

Chúng mải mê cãi cọ mà không biết tôi đứng nghe từ bao giờ. Tôi bước vào khi chúng vẫn còn tranh luận. Nhìn thấy tôi, chúng ngạc nhiên, sửng sốt. Nhìn một lượt những chiếc xe trong gia đình, tôi thấy những điều chúng nói đều có lí. Nhũng chiếc xe này đã giúp gia đình tôi thật nhiều. Không chỉ vậy, chúng còn gắn bó cùng gia đình tôi với bao kỉ niệm từ thuở còn khó khăn. Tôi lại gần từng chiếc xe, vỗ về và âu yếm chúng. Chúng nằm yên ngoan ngoãn dõi theo tôi. “Các bạn xe ạ! Tôi đã nghe hết những điều các bạn nói. Ai cũng có ý kiến của mình và đều đúng cả. Các anh đều có ích với gia đình tôi. Thử hỏi, nếu thiếu các bạn thì không chỉ gia đình tôi mà bao nhiêu gia đình khác sẽ thế nào. Vì thế, các anh hãy bình tĩnh lại và lắng nghe nhau nói xem sao. Các anh sẽ hiểu nhau và thông cảm với nhau hơn đấy. Từ nay, gia đình tôi sẽ sử dụng đều tất cả các anh. Khi có dịp đi đâu xa, cả nhà tôi nhờ anh ô tô nhé. Còn anh xe máy, anh vẫn ngày ngày giúp bố đến cơ quan, anh xe đạp giúp tôi đến trường. Như thế ai cũng có việc riêng và vẫn phát huy được những chức năng của mình. Các anh hãy nhớ, không ai là người thừa cả và cũng không ai hơn thua ai vì mỗi người đều có sức mạnh riêng của mình... Những chiếc xe im lặng gật gù vẻ tán đồng. Chúng nhìn nhau thân thiện như để giảng hoà...

Cuộc cãi vã giữa những chiếc xe kết thúc từ đó. Ai cũng chăm chỉ làm công việc của mình. Chúng lại sống vui vẻ, hoà thuận bên nhau. Và cũng từ đó, để thể hiện lòng biết ơn với những người bạn nhỏ, gia đình tôi luôn chú ý giữ gìn và chăm sóc chúng tốt hơn.


 

3 tháng 6 2016

Đường quanh co ở giữa hai bên rừng núi phần nhiều là hẹp và xấu lắm, chúng tôi phải cho ngựa dàn hàng một tiến lên.

Ở Pakha, chỗ nghỉ sau cùng tới đây, từ mười hai giờ trưa đến bây giờ gần sáu giờ chiều, mà chỉ đi được chừng ba mươi cây số. Hồi ấy vào trung tuần tháng 2. Trời về tiết xuân, nhưng gặp được lúc ấy cùng ấm áp dễ chịu.

Chúng tôi dừng ngựa lại trước một cái nhà lều rộng lớn, làm trên một khoảng đất san phẳng, lấn vào khu rừng phía tay trái độ bốn năm sào. Lều dựng theo lối ta, mái lợp tranh, ba phía vách bằng phên nứa hãy còn xanh tươi; cửa cũng bằng phên, nhưng đan chưa xong, còn đặt dưới đất. Chỗ này dựng lên để cho những người đi xa nghỉ chân và nhân thể cho bọn người Thổ săn bắn ở vùng này làm nơi tạm trú. Cái lều cao rộng hơn nhà ta ở nhiều lắm, nhưng trống hơn, không có bầy biện gì. ở mặt đất giữa lều, chỉ thấy một đống củi gỗ dấm, một tia khói đưa lên thong thả, với năm ba chiếc ghế thấp vứt bỏ chung quanh. áp theo cả chiều dài bức vách trong cùng và bức vách phía trái, còn có một thứ tầng cũng đan bằng nứa, rộng ngót một thước tây, cao lên tới ngực, buộc vào những cột chống là mấy khúc cây nhỏ mới đẵn về. Thấy có hai người Thổ đang thõng chân nằm ngủ ở trên, tôi đoán đó là một thứ chõng hay một thứ giường phên mới ứng chế.

Gởi người buộc ngựa rồi, chúng tôi vào lều giở bánh tây, cơm nắm, lạp sường và giò chả ra ăn với nhau. Trong lều không có đèn, chúng tôi ngồi quây lấy đống củi bấy giờ đã thổi cháy to lên cho sáng. Những chuyện Mán Thổ núi rừng tất nhiên được dịp đem ra nói. Người thì khoe những cảnh lạ, những điều kỳ quái ghê sợ mà mình đã trải qua; người thì thuật những phen thập tử nhất sinh ở chốn ma thiếng nước độc; nhưng đậm đà nhất là chuyện trăng gió đường rừng, những chuyện hát đúm ở các chợ phiên. Mỗi người đều có một chuyện "tìm hoa" trong làng để nhắc lại.

Nhân đó một người bạn kể cho tôi nghe những bước phiêu lưu của một người đàn ông mà thỉnh thoảng tôi được gặp trong cái thì giờ đứng uống bát nước ở một hàng quán. Ông này là người Kinh, nhưng nét mặt với tiếng nói thì y như người Thổ; vóc trông đẫy đà lực lưỡng, bao giờ cũng mặc một bộ quần áo bằng vải ka-ki. Ông ta rất táo tợn; trong bọn đi rừng đến cả người Thổ cũng phục ông ta là người thạo và xông pha nhất. Họ gọi ông là Ba-đi-ghệt nhưng cái sính đi ghệt ông ta đã bỏ, chỉ còn lưu lại cái tên hiệu thôi - Ông Ba chẳng ở lâu được một chỗ nào; gặp việc gì ở đâu cũng nhận làm ngay, thấy cái gì cũng buôn: gỗ, vải vóc, thuốc phiện lậu, xương hùm, nấm hương, nhung hươu, đủ mọi thứ. Có một điều ai cũng chú ý nhất mà ông vẫn đem khoe với bất kỳ người nào muốn nghe chuyện, là đến đâu, ở đâu ông ta cũng tìm được một người con gái kết duyên hờ với mình. ở với nhau được ít ngày rồi một hôm, người con gái Thổ thấy ông ta đi không bao giờ trở về nữa. Tôi chưa ngồi nói chuyện với ông Ba-đi-ghệt bao giờ nên không biết rõ tâm địa của người đàn ông ấy. Nhưng tôi xem ra thì không mấy người ưa. Họ bảo rằng ông ta bạo dạn thì không ai hơn, nhưng mà giảo quyệt nham hiểm cũng không ai bằng nữa.

Ăn uống xong, tôi để các bạn ngồi đó, rải áo khoác lên chiếc chõng bên cạnh một cái cửa sổ mắt cáo rồi nhẩy lên ngả lưng. Tôi duỗi thẳng chân ra nằm, vươn vai mà thở một hơi thực dài đuổi hết những cái mệt nhọc nặng nề từ trước. Không gì khoái bằng được nghỉ ngơi sau một cuộc treo non lội suối đường trường.

Hai người Thổ vẫn ngủ say, tiếng ngáy rờn rợn. Các bạn đi đường thì bàn nhau vào ngủ trong làng, nhân tiện để tìm mấy đoá hoa rừng. Hôm ấy có cuộc hát thi, vì gặp ngày làng mở hội.

Tôi lẳng lặng nhắm mắt không trả lời ai hết, vì tôi không muốn theo họ và để phí mất lúc khoan khoái dễ chịu bấy giờ. Tâm hồn tôi thấy bâng khuâng như nằm ở trên mây, trí tưởng tượng chập chờn... rồi giấc ngủ dịu dàng dần tới.

Tôi mở mắt ra thì trăng xuyên qua khung cửa sổ mắt cáo đã đặt trên mình tôi những mảng sáng vuông nhỏ. Bấy giờ có lẽ đã nửa đêm, hai người Thổ không còn ngủ gần tôi, mà các bạn người Kinh cũng đi cả.

Tôi không muốn ngồi dậy, cứ để nguyên giầy mà nằm yên đó, hai mắt lim dim.

Nhưng tôi không buồn ngủ thêm nữa.

Trong mình thấy tỉnh táo vui lắm. Huyết mạch lưu thông như gió thổi; tôi tưởng chừng có thứ thuốc tiên trong thân thể, khiến cho người tôi bỗng chốc thành khinh khoái như bay...

Tôi lắng tai nghe, một dải suối róc rách ở gần, tiếng sóng như thuỷ tinh reo vào trong thứ giọng rù rì tối tăm của những côn trùng dưới cỏ. Sau lều thì khu rừng cây yên lặng như ngủ kỹ, nhưng ở trong đưa những tiếng bí mật, khiến cho mình cảm thấy được cái sinh hoạt của nó trong lúc đêm khuya. Một con hươu đang ngẩn ngơ nhìn cái lều vắng không. Những tiếng rất nhẹ của con sóc chạy trên cành; những tiếng lá cựa dưới mình một con vật đang nằm, một tiếng vỗ cánh nặng nề của con chim lớn. Từng trận gió thổi qua, một loạt lá rơi rào rạt, rồi tát cả lại im lặng như ngóng đợi, như nín hơi. Xa xa, rõ thực xa, giọng thác ào ào, để ý thì mỗi lúc thấy gần thêm, rồi lại xa dần, rồi lại như biến mất. Có khi nghe như tiếng muôn nghìn người ồn ào đưa từ đâu tới; phảng phất trong trí não tôi hình dung ra cảnh chợ búa xe pháo ở chốn thị thành.

Tôi cứ nằm đó nghe hoài. Nghe càng lâu muôn tiếng càng hỗn độn. Sau cùng thành một thứ giọng rì rào mờ ám mỗi khắc một nhạt dần.

Thần trí lại chịu một sức thôi miên ma tuý đưa lại đâu từ chốn bồng lai. Văng vẳng trên không, chỉ còn những tiếng nhạc gần rồi lại xa, với những hơi sáo rất nhỏ, rất trong và cao tít.

Bỗng đâu, một cơn gió lạnh thổi qua làm tôi hơi rùng mình. Tôi thở dài rồi hé mắt; trên lông mi những phấn bụi ánh sáng đang nhẩy nhót rập rờn. Tôi lại thấy như không phải nằm đó một mình... Hình như có ai đứng bên tôi. Mà "ai" đó hình như là một người thiếu nữ. Tôi chức đó chỉ là hình ảnh của sự mơ màng thôi, nên cứ lặng yên, bỗng thấy một bàn tay, một bàn tay nhỏ bé dịu dàng, êm ái để lên vai tôi:

- Đêm trăng sáng đẹp như thế này mà không đi nghe hát một lúc chơi, lại nằm đây ngủ!...

Câu nói tiếng Thổ, giọng dẻo dang trong trẻo nghe rất hay. Chưa nhìn cũng chắc người đứng đó là đẹp lắm. Tay người thiếu nữ lại lay tôi lần nữa.

Tôi mở hẳn mắ nhìn thì cô ta nhoẻn miệng cười:

- Đi dậy đi anh. Dậy đi chơi một tí!

Cô ta đứng trước cái cửa sổ vách liếp và ngảnh mặt ra phía rừng. Người trạc mười chín, hai mươi, hai mắt tinh anh, đẹp lạ thường, đôi má đầy, mơn mởn đào non, nhỏ và mướt.

Trời ơi! Con gái thổ mà có người nhan sắc đến thế này ư? Tôi mơ hay tỉnh?

Tôi nghĩ bụng thế, rồi ngồi dậy, thì ra tỉnh chứ không phải mơ.

Tôi hỏi cô ta:

- Cô em ở đâu đến?

- Tôi ở trong làng (Cô vừa nói vừa lấy bàn tay lau miệng).

- Làng có xa không?

- Không xa lắm.

- Cô em có đi với ai nữa không?

- Không.

Tôi bối rối quá, vì cô ta bỗng dưng có vẻ thẹn. Tôi ngẩn người ra, không biết hỏi thêm câu gì. Tôi nhìn cô ta một lúc lâu, cô ta ngẩng lên nhìn tôi rồi trông đi chỗ khác.

Giá tôi đừng nín lặng, hỏi chuyện nữa đi mới phải. Nhưng biết hỏi gì? Những phút đối diện yên lặng ấy sao mà dài và khó chịu đến thế!

Tôi ngượng nghịu quá chừng. Xin thú thực rằng xưa nay tôi nói đùa với các chị con gái Thổ đã nhiều, nhưng tôi đều coi thường, không để ý gì đến ai hết. Cũng nhiều cô kháu lắm, song không ai có thể gọi là đẹp, đẹp trong trẻo và say đắm như cô gái này.

Tôi nghĩ mãi, mà chẳng có câu nào cho hợp lúc cả, mãi sau mới hỏi lên được:

- Cô em ở đâu đến?

Thì lại là câu mình đã hỏi rồi.

Cô con gái nhìn tôi hơi ngạc nhiên, song cũng đáp:

- Tôi ở trong làng.

- Gần không?

- Không xa lắm.

- Nhưng cô em đi đâu thế?

Cô Thổ đã hết thẹn, tươi cười nét mặt và nhanh nhẹn trả lời:

- Tôi đi chơi. Tôi đến đây thấy có ngựa buộc ở ngoài kia, tôi vào, không có ai, chỉ có anh ngủ... Tôi vào rủ anh đi nói chuyện chơi.

Rồi cô cười, mà cười quá chừng; tiếng cười giòn và đầy đặn. Tôi cũng cười góp nhưng nghĩ thầm:

- Quái lạ, chả nhẽ người này lẳng lơ đến nỗi đi tìm một người đàn ông ngủ một mình để nói chuyện với, hay sao?

Tôi nhìn người thiếu nữ một lần nữa: Không! Cô ta chỉ có vẻ đẹp, trong sạch và rất đáng yêu quý thôi. Đôi mày đưa cong lên ở dưới trán bịt khăn chàm, có vẻ kín đáo ý nhị, tôi ưa nhìn quá. Tôi hỏi cô:

- Thế cô em vào đã lâu chưa?

- Vào lâu rồi. Tôi xem anh ngủ mãi.

- Tôi không ngủ, mà sao tôi không biết.

- Anh ngủ đấy mà!

Cô vừa thong thả nói lại vừa cười. Cô cười sao xinh thế! Con người nhan sắc mà có duyên thay.

- Này cô em...

Cô bé nhìn tôi, nhưng tôi không tiện hỏi câu ấy. Miệng cô vẫn hé mở, để lộ ra một nét trắng nhỏ của đầu hàng răng trên. Cô lại ưỡn ẹo dựa cái thân mềm mại vào chân tôi, làm cho tôi gợn cả người lên và không nghĩ đến những cái vẩn vơ như trước nữa. Tôi mỉm cười và liều để tay lên vai cô ta. Người con gái nói luôn:

- Anh nhé, anh đi chơi nói chuyện với tôi nhé. Tôi... tôi đến rủ anh đi chơi...

- Cô thích đi chơi với tôi à?

- Thích. Mà thế nào cũng đi nhé?

- Ở đây nói chuyện cũng được chớ sao?

Nói rồi, tôi liền xốc nách bế cô ngồi lên với tôi, và lấy áo phủ khoác cho tấm thân xinh bé ấy. Cô ta có ý không bằng lòng, bỏ áo của tôi xuống và ngồi nhích ra một chút. Cô mặc một chiếc áo chàm mới, lúc ấy trông thẫm đen, áo cài một bên nách, hở cổ, thân ngắn, tay rộng, thắt ở ngang lưng; chiếc váy cộc cũng bằng vải chàm và cũng mới. Cái đen tối dưới lều trong trẻo dịu dàng; chúng tôi hình như ở dưới bóng rợp của một thứ "nắng trăng". Cửa trước lều không đóng, lại thêm có ba cái cửa sổ mắt cáo ở vách trong, nên chúng tôi trông được rõ mặt nhua và cả những gói hành lý để ở một góc.

Lúc ấy hai tay cô gái thu lại để chồng lên một đùi. Chân cô buông thõng và hơi đưa đẩy, nét mặt cô có vẻ buồn bực làm cho tôi lo ngại.

Tôi lấy tay nhẹ nâng cằm người thiếu nữ rồi kéo lại cho trông tôi:

- Cô em không muốn ngồi với tôi sao?

Cô khẽ mỉm cười:

- Sao không muốn? Không thì tôi "lại với anh" làm gì?

- Thế cô muốn nói chuyện với tôi lắm sao?

Cô Thổ lại cười:

-Ừ, muốn!

Tôi đánh liều hỏi thêm một câu nữa:

- Thế cô em yêu tôi chứ?

- Anh bảo cái gì hả?

Tôi ghé vào tai cô nói:

- Em... có yêu tôi không?

Cô vơ vẩn trả lời:

- Không biết.

Rồi lai vơ vẩn nhìn tôi.

Bây giờ, tấm lòng xuân phơi phới của cái tuổi hai mươi lăm bị kích động mà sôi nổi trong người tôi, khiến cho tôi quên cả chủ định từ trước. Tôi liền ôm lấy cô bé, ôm bằng cả một tấm lòng chứa chan yêu dấu và bảo cô rằng:

- Sao lại "không biết" hở em? Em đến đây với tôi như một người trong giấc mơ màng, tôi có biết em là ai đâu; nhưng tôi yêu em ngay, mà sao em cứ lững lờ không để cho tôi biết bụng em thế?

Tôi còn nhiều câu rất ngọt ngào, nhiều lời rất hay, mà cái vốn tiếng Thổ của tôi có thể cho nói được.

Hơi nóng trong người cô thiếu nữ như thấm vào người tôi, vào tận trong huyết mạch; tôi mơn trớn cô ấy như một con chim bé nhỏ mà người ta nâng lên để vào trái tim mình...

Bỗng nhiên, cô khẽ đẩy tôi ra, ngồi thẳng lên, buộc lại cái khăn chàm rồi tụt đứng xuống đất. Tôi nhìn cô ra ý hỏi duyên cớ, thì cô cau đôi mày lại, bảo tôi:

- Tôi không bằng lòng thế! Tôi lại rủ anh đi đằng này với tôi kia mà.

Tôi cũng đứng xuống đất, giữ lấy hai vai cô, rồi nhìn vào cái mặt lạnh lùng của cô và nói:

- Trời ơi! Em biết không! Trong lúc đêm khuya canh vắng em đến đây, em gọi tôi, em làm cho tôi vui sướng vô cùng; em là con gái, mà em lại xinh đẹp dường này! Thế thì em bảo tôi không yêu mến em sao được?

Cô Thổ nhìn tôi:

- Nhưng anh đi đằng này với tôi đã.

Tiếng cô nói gọn, nhất quyết; tôi hơi sinh nghi. Nhưng cô mỉm cười ngay; cô lại kéo lấy tay tôi nói một cách nũng nịu:

- Đi chơi một lúc thì sao? Anh nhé, đi chơi với tôi, một lúc nhé, anh bằng lòng đi!

- Mà đi đâu bây giờ?

- Chơi bên rừng, trên bờ thác, xem nước chảy. Đêm trăng đẹp, đẹp quá, không đi cũng hoài...

- Tôi nói:

- Không sợ hổ à?

Cô ta cười mấy tiếng khẽ:

- Sợ hổ! Đây không có hổ, hay có cũng ít khi lắm.

- Vả lại có trăng kia mà. Anh nằm đây còn không sợ thì đi chơi có sợ gì? Anh à, anh đi với tôi nhé.

Bên rừng tối trên thác sâu, ở những nơi phong cảnh đêm khuya hoang dại này phải đâu là nơi để khách đa tình đến cùng nhua than thở? Người con gái Thổ chắc cũng chả ưa gì những chốn ấy cho lắm, thế mà cứ tha thiết nài tôi đi cho được, hẳn cũng có duyên cớ gì đây? Mà duyên cớ gì? Trông cái mặt nhan sắc dịu hiền thế kia, không thể cho cô ta là một người có lòng bí hiểm được.

Tôi ngẫm nghĩ một lát, rồi quyết thử "đi chơi" với cô ấy xem sao.

Tôi lấy cái áo phủ khoác lên vai, thắt lại cái thắt lưng da ở áo ngoài rồi đi lấy mũ đội.

Cô ấy trông theo tôi từng cử chỉ một: lúc thấy tôi thu gọn lại cái đống dây thừng to nằm cuộn tròn trong một góc lều, để lấy một cái gậy ở dưới, thì cô Thổ liền chạy lại hỏi ngay:

- Ồ, Anh có những cái dây tốt nhỉ! Để làm gì thế?

- Để qua cầu.

- Sao lại để qua cầu?

- Cầu nhỏ ở ven núi trên này chật chưỡng lắm. Giá không có cuộn dây này thì tôi rơi xuống núi mấy lần rồi.

Cô Thổ cười:

- Thế mà tôi đi không việc gì đấy!

Chúng tôi đã ra tới cửa, cô Thổ dắt tôi theo một lối tắt đi về bên rừng. Bỗng cô đứng yên, mắt nhìn vào tôi, rồi chạy vào trong lều bên cuộn dây chão. Tôi hỏi:

- Cô làm gì thế?

- Anh à, đem cái này đi!

Cô vừa nói vừa lôi cuộn dây ra. Tôi hỏi lại:

- Đi chơi kia mà?

- Cứ đem đi, anh ạ.

Tức khắc, tôi không nói một lời nào, đi vào bỏ gậy và mũ áo ra, rồi toan trèo lên cái "giường" phên nằm nhất định không đi dâu nữa. Cô ta liền chạy lại bên tôi níu lấy tay tôi năn nỉ:

- Anh đi với tôi một tí, đi với tôi một tí thôi mà.

- Không! đilàm gì thì cô phải nói cho tôi biết đã.

- Rồi anh biết ngay mà!

- Nói ngay bây giờ kia!

Người thiếu nữ ra chiều vô cùng thất vọng:

- Không... anh đi, anh đi với tôi một tí thôi, rồi anh thấy cái nà hay lắm.

Cô ta vừa nói vừa cầm mũ và dìu tôi ra cửa, cuộn chão đeo nặng một cánh tay.

Tôi không còn hiểu gì trong cái cử chỉ lạ lùng của người con gái nữa. Miệng cười của cô ta cũng không còn duyên gì hết; tôi thấy bực lắm; nhưng tôi vẫn cứ theo.

Ra đến ngoài thì thấy mặt trắng đã chếch về tây. Đám rừng âm u với dãy núi chập chùng tắm trong một bầu ánh sáng rõ ràng và lạnh lẽo. Tiếng ve sang sảng kêu ran như đã kêu từ mấy thế kỷ; bóng trăng theo đó mà rung trên ngọn cỏ, bụi cây.

Chúng tôi xuống một con đường dốc nhỏ đi vào nách rừng. Cô Thổ trước còn cười đon đả để tôi vui lòng; đến sau, thấy tôi nhất định đi theo, thì cô chỉ rảo chân bước. Người thiếu nữ ấy cũng đủ nhan sắc và dịu dàng để tôi quên được cái lo ngại; vả lại trường hợp cũng đủ ly kỳ để gợi tính tò mò và lòng mạo hiểm của tôi.

Xuống hết đường dốc này lại trèo lên một khu rừng nhỏ nữa. Chúng tôi đi qua một đám cây rất rậm chỉ lác đác được một ít mảng trăng sáng. Rồi cây cối mỗi lúc một thưa dần, lối đi mỗi lúc một rõ.

Tôi đi rừng đã quen, và chỗ này tôi cũng không khó đi lắm, nên tôi chỉ để mắt trông những bóng lá đi lần lần trên má và trên vai người thiếu nữ, với hai ống chân trăng trắng thoăn thoắt ở trong đám tối mập mờ.

Có một lần tôi đi sát lưng cô ta, để tay lên vai mà giữ cô lại. Cô ngoảnh đầu cười gượng. Tôi hỏi:

- Cô định dẫn tôi đi đâu?

- Đi đằng này, mà!

- Làm gì? Hả?

Mặt cô bỗng ra vẻ thương khó. Cô ta muốn cười nhưng không được, chỉ quay đầu đi, rồi vừa nói vừa thở dài:

- Anh đi một lúc nữa rồi anh biết: Anh! Anh! Đi, đi!

Xuống một đường dốc.

Rồi lên một đường dốc nữa.

Chỗ này trèo rất khó nhọc, lại không rõ lối như trước, chỉ có người thiếu nữ đi quen nên đã lên được xa. Tôi phải bảo cô ấy quãng một đầu dây xuống cho tôi và lên trước, buộc đầu kia vào một gốc cây để tôi bám leo lên cho dễ. Qua một lớp cây rậm và um tối thì đường dốc xuống; đi một lát nữa thì đã rõ lối và dễ đi. tôi nghe thấy tiếng ào ào ở đâu từ lúc nãy; bây giờ nghe càng gần thêm.

- Có phải gần đây có một cái thác không?

Tôi hỏi người thiếu nữ thế. Cô ta đáp:

- Phải. Gần đến nơi rồi.

- Đến nơi? thế ra đi đến đấy à?

- Phải.

- Nhưng đến làm gì mới được chứ?

- Anh cứ đi rồi biết mà!

Tôi nghĩ bụng chưa bao giờ gặp cảnh ngộ nào lạ kỳ hơn. Thực vậy, mà cho cả về sau này cũng thế, trong suốt cuộc đời phiêu lưu của tôi, tôi không hề gặp một đêm nào như cái đêm hôm ấy cả.

Tôi tự hỏi xem cái kết quả cuộc "đi chơi" này rồi sẽ ra sao. Nhưng không tìm được câu trả lời, thì tôi cứ gia chân bước.

Tôi có ý xem xét những chỗ vừa đi qua, thì phần nhiều đường lối giống nhau không thể phân biệt và nhớ được rõ. Phải là người ở lâu và quen đây lắm mới thuộc những đường tắt này.

Chúng tôi đang đi ở trong bóng những cay lá chen nhau, bỗng đến ngay một nơi quang quẻ rộng rãi toàn ánh trăng sáng. Tôi nhíp mắt lại vì hơi chói, trông ra thì núi non nhấp nhô, tỏ mờ trước mặt; khuôn trăng tròn vẹn, kê ngay trên một đỉnh núi, bình tĩnh như có ý đợi chờ.

Tiếng thác nghe thấy từ lâu, bấy giờ đang rồn rã cuồn cuộn ở phía dưới chân. Nhưng tôi chưa trông thấy nước: nguồn thác sâu lắm, mà chỗ ấy thì cao. Một con đường nhỏ chạy qua mặt tôi, dẫn đến một cái cầu ghép bằng thân cây như tôi thường gặp. Cầu này thay một chỗ đất sụt làm lở một quãng đường ven núi đất và cắt đứt mất lối đến Hoàng Su Phì. Bấy giờ tôi đã nhận ra rằng cô con gái dẫn tôi đi toàn nẻo tắt và hà tiện được tới ba phần tư đường. Vì từ chỗ lều tranh đến đây, đi khỏi một quãng đường thấp rồi lên những đường leo lưng chừng núi, còn phải qua một khúc cầu nữa.

Chúng tôi tiến lên chừng hai chục bước thì đến bên cầu. Cầu hẹp và dài, chỉ có mươi khúc cây đâm ngang cắm sâu vào núi để nâng đỡ. Cô Thổ nhẹ nhàng đi ra tới giữa rồi ngoảnh lại đợi tôi đi theo. Tôi trông xuống, thấy dưới sâu lắm, và rải rác có những tảng đá lớn; nước thác chảy xiết, ầm ầm từ một nẻo khuất giữa hai chân núi, vòng khúc rắn xông ra. Tôi còn ngập ngừng một hồi chưa dám đi lên vội. Sau đánh bạo tiến lên được ba bước. Một khúc gỗ cựa mình một cái làm tôi sởn cả gai ốc, đã tưởng cái cầu gẫy nhưng không việc gì.

Tôi phải hết sức dè giữ mới dám bước lên, dò đi như người "leo cầu vồng" vậy. Dưới chân, nước vẫn gầm như chuyển đá, mà bên trái thì cái núi dốc như tường xiêu, lại ở quá tầm tay không thể nào vịn được.

Dò được nửa cầu rồi. Càng thấy ghê sợ thêm. Liệu chừng không thể qua được khỏi cầu mà không ngã, tôi phải lấy cuộn dây định tìm quăng lên một cái trạc cây nào trên lưng núi, rút chung đôi lại rồi víu lấy mà sang.

Bỗng người con gái Thổ giữ lấy tay tôi nói:

- Thôi! Không phải đi nữa.

Tôi vừa ngật ngưỡng vừa nhìn cô ta, lấy làm kinh dị. Cô Thổ điềm nhiên nhắc lại:

- Thôi, không phải đi nữa: Đến nơi rồi!

- Sao? Đến nơi?

- Phải.

Ồ, quái lạ! Quái lạ! Quái lạ! Tôi nghĩ bụng thế - người con gái này thực kỳ quá định trêu mình đây sao?

Tôi nhìn mặt người con gái để dò xét ý tứ, nhưng cô ta không nhìn tôi và có ý quay mặt đi.

Tôi vừa bực mình vừa lo ngại, quát khẽ lên một câu:

- Sao lại thế này?

Cô ta không trả lời. ánh trăng chiếu vào sắc da người con gái, lúc ấy xanh bệch như da người chết. Nét mặt sắt lại như lo sợ hay tức giận, miệng mím vào một cách đặc biệt, rồi bỗng nói rất nhanh:

- Ở dưới cầu này có một người đàn ông cùng đi với tôi rồi lỡ chân rơi xuống đây chết.

- Cùng đi chơi với cô à?

- Ừ.

- Thế làm sao, nói mau! Sao cô lại gọi tôi đến?

Cô Thổ nói:

- Tôi nhờ anh đem nó lên đây cho tôi.

- Nhờ tôi? Sao lại nhờ tôi? Nhờ tôi mà được à?

Cô ta điềm tĩnh không đáp câu hỏi của tôi, nhưng trỏ xuống dưới gầm cầu mà bảo:

- Kia kìa, nó ngã xuống mắc vào cành cây ở lưng chừng núi kia kìa!

Tôi chăm chú trông, chỉ thấy nước thác chảy xuống từng bực, bọt sùi lên trắng như tuyết ở xung quan những tảng đá cuội lù đen.

- Đâu nào?

-Ở cái cây kia mà. Kia kìa, chỉ có một cây thôi, mà nó ở lưng chừng núi.

Tôi quỳ gối, đầu cúi về phía trong mà trông xuống thì quả thấy ngang núi đâm ra một cây nhỏ, rễ ăn chặt vào, có lẽ sâu lắm, nền đất lở đến tận chỗ ấy mà cây vẫn giữ nguyên. Mình cây cong cong ở chân rồi đâm vát lên trời, cánh lá xoè ra che gần mất một nửa mình người bị nạn. Lúc ấy tôi chỉ trông thấy một cái vai dốc xuống mắc vào gốc cây.

- Các người đi xem hát hội ở làng xa hết cả (người con gái nói). Tôi đi tìm chỉ thấy có anh, tôi mới định nhờ anh lấy nó lên hộ tôi.

- Ừ thế làm sao không nói thực ngay để cho tôi... (tôi nghĩ đến những cử chỉ của tôi trong lều) để cho tôi tưởng cô đến rủ đi chơi thực?

Cô gái mỉm cười một cách nhạt nhẽo:

- Tôi sợ anh không đến tôi phải nói thế...

Thấy tôi có dáng nổi giận, cô vội nói thêm:

- Mà rồi tôi cũng về với anh kia mà!

Tôi vừa lườm vừa nhại:

-Hừ! Về - với - anh!

Cô Thổ lại hết lời nói với tôi những câu rất ngọt ngào và thiết tha; mặt thì nhợt nhạt, mắt thì long lanh mà miệng vẫn gượng cười; giọng nói khác đi, hình như cô ta cố nén sự cảm động.

Tôi không nỡ từ chối giúp đỡ cô ta. Nhưng tôi không giấu cái bực mình, vừa tìm cách xuống đến cái cây.

Chỗ sườn núi lở, dốc như bức vách nghiêng, mà trừ cái cây giữ lấy người chết cách tôi khá xa thì chả bấu víu vào đâu được nữa; người bị nạn chắc hẳn ngã về phía trong, nên mới tình cờ mắc vào cây đó, chứ nếu ngã phía ngoài hay nhích ra chút nữa thì không còn mảnh xác nào. Tôi giở cuộn dây ra, nằm úp mìn trên cầu rồi giòng dây xuống ướm thử. Cái dây dài được hơn hai thước mà thả đến chỗ ấy cũng không thừa được bao. Tôi thử tìm cách buộc vòng, câu lấy người chết lên nhưng vướng nhiều cành nên không làm thế được. Tôi lại kéo dây lên thắt một chục nút để cho dễ bám. Trong khi người con gái ấy lẳng lặng ngồi bên cạnh tôi mà xem.

Nước thác vẫn réo ào ào, làm tăng cái vẻ to tát của chốn núi cao vực sâu ở dưới bóng một vành trăng lặng lẽ.

Tôi nhìn cô Thổ thì cô ta nhìn lại; tôi cau mày mắng:

- Buộc đi chứ, ngồi đấy à?

- Buộc gì?

- Thì thắt nút đi chứ!

Cô ta lôi một dây lúng túng thắt được một nút rồi hỏi:

- Anh làm những nút này làm gì thế?

Tôi không thèm đáp. Rồi thấy cô ta cứ dang tay kéo dây mãi chưa thắt được vòng nào thêm, tôi tức mình giật về, không khiến nữa.

Nút thắt xong tôi buộc rất chắc chắn một đầu dây vào ba thân gỗ về phía núi; bỏ mũ ra, bảo cô Thổ giữ lấy mối buộc chắc chắn để tôi leo xuống.

Chân tôi đạp vào đất núi làm cho cát bụi ở đấy theo gió bay cả vào mắt mũi tôi. Tôi vừa buông một tay để giụi thì "sựt" một tiếng ở đầu dây. Tôi lạnh cả người vội quát:

- Cái gì thế, cái gì thế?

- Không hề gì. Cái mối dây nó thắt chặt lại đấy mà.

- Phải cẩn thận nghe không! Phải nằm xuống mà giữ.

Cô Thổ trên cầu nằm áp người xuống, hai tay nắm lấy phần đầu dây.

Xuống đến nơi tôi bẻ mấy cành lá đi cho quang, và để chân lên một cái chạc nhún thử mấy cái. Cây này là một giống ổi rừng, thân già quánh và to. Lúc đứng trên cầu, tôi tưởng là một thứ cây lai và mềm vài thấy nó nhỏ lắm, nên định buộc cuộn dây vào người, ôm lấy cái xác mà bảo cô Thổ kéo lên. Như thế thì khó nhọc vô cùng, chưa chắc người con gái ấy đã kéo nổi.

Nhưng bây giờ tôi lại tính cách khác. Người chết là một người đàn ông to lớn mặc quần áo tây vàng; hai chân giạng ra, áp với núi và đâm ngược lên trời, mình úp vào trong, nên tôi không thấy mặt. Hắn bị mắc vai bên phải vào ngay gốc cây và hình như bị nát cả cổ và có lẽ gẫy xương dầm vai; nhưng máu chỉ đẫm ra ngoài áo một ít. Một cánh tay nắm lại chọc vào núi, còn tay kia đè ở dưới mình. Tôi ngồi quắp lấy một cành to, tròng lọng dây vào hai chân người kia rồi lựa lách xuống đến tận thắt lưng.

Mặt trăng lúc ấy mới lọt một phần xuống sau đỉnh núi trước mặt. Tôi trông thấy bóng cây với bóng người tôi in lên cái thây chết. Những cành lá theo gió và theo cách cử động của tôi mà lung lay một cách bình yên.

Xem cách ăn mặc của người chết thì tôi đoán là một người Thổ "văn minh" giàu có, hoặc một người Kinh buôn bán đường rừng.

Tôi bám dây tụt xuống, để một chân lên người chết và ghì cho cái tròng ở lưng hắn thắt vào rõ chặt rồi đạp chân kia vào núi, tôi đu người tôi sang một bên. Vai cái xác liền rời ra cùng với một loạt đất vụn rơi xuống; người chết đã nằm ngang ra dưới đầu dây. Cổ hắn trẹo về một bên và hơi ngật ra đằng sau; tóc bộn bề và ướt đẫm, da xám như màu đá mài.

Tôi ngồi lên một cành cây nắm lấy vai hắn dìu lại xem cho rõ mặt. Nhưng tôi kêu lên một tiếng kinh dị: ồ lại này!

Người bị nạn nào phải ai đâu? Chính là ông Ba-đi-ghệt, cái người mạo hiểm táo tớn chúng tôi vẫn biết tiếng, mà tôi mới gặp được hơn nửa tháng, trong một làng ở gần Pakha. Ông này đi trước chúng tôi đã lâu kia mà, sao bây giờ lại vẫn ở đây, rồi lại chết thảm thế này? Mà sao người con gái Thổ kia lại...

Tôi thoáng nghĩ đến một điều làm cho tôi căm tức.

- À thì ra (tôi lẩm bẩm nói thế) thì ra họ trăng gió với nhau đã lâu, hôm nay đi chơi trên cầu này rồi một người rơi xuống chết, rồi nó tìm mình đến, nó dụ mình để gỡ xác nhân tình nó lên!

Hai con mắt ông Ba mở lim dim như ngủ gà, như xem cái tức giận trong lòng tôi. Trên cái mặt đầy những máu, máu đọng đen thẫm lại một bên, hai môi dầy trên lún phún một hàng râu; miệng thì nhăn một cái cười kinh khiếp.

Tôi liền buông tay ra bám dây leo lên cầu. Người con gái hỏi, nhưng tôi lặng thinh. Lên tới nơi tôi nhìn nó một cách khinh bỉ.

Nó hỏi nữa:

- Sao, anh? Xong rồi chứ?

Tôi cười gằn:

- Xong. Chị cứ việc kéo tình nhân chị lên.

Nó chỉ trông tôi một cái nhanh, không nói gì, chống tay ngồi lên rồi mắm môi kéo.

Nhưng cái xác nặnglắm, nó ngã hẳn người ra mới kéo lên được một chút rồi lại để tụt xuống ngay. Tôi thấy nó làm ngứa mắt liền vuốt tóc lại bên kéo đỡ. Không đầy năm phút cái xác đã nằm trên cầu. Ngời con gái không buộc lại cái khăn vuông sổ xuống vai; mớ tóc trong cái khăn ngang phấp phới bộn bề trước gió. Tôi cởi được cái dây tròng ra khỏi lưng người chết thì nó liền xốc nách kéo giật lùi "ông Ba" ra một phía cầu.

Tôi toan cuốn xong cái dây thừng rồi mới hỏi xem người con gái định xử trí ra sao, thì bỗng thấy nó cười nhạt một tiếng nghe lạnh đến xương tuỷ. Tôi ngẩng lên nhìn.

Bây giờ cô thiếu nữ dịu dàng ở trong lều không còn đó nữa. Tôi chỉ thấy một người con gái kỳ dị, đang nghiến răng mà lẩm bẩm trước mặt tôi. Nó vẫn xốc nách người chết để ngồi rũ dưới chân, trông thẳng vào mặt tôi nhếch mép một cái rồi nói:

- Anh tưởng nó là tình nhân tôi hả? Không! Nó là kẻ thù của tôi. Tại sao? Nó giết mất anh Cẩm của tôi. Anh Cẩm là người sắp lấy tôi, mà nó giết đi, rồi quẳng xuống đây cho mất xác.

Nói đoạn nó chỉ tay xuống những dòng nước trắng xoá ở dưới. Tiếng thác chảy như dữ dội thêm. Nhưng cái trường hợp làm tôi quên cả ghê rợn.

Người con gái lại nói - phải nghe giọng nó nói mới thấy được cảm giác của tôi lúc bấy giờ.

- Nó nhiều tiền, nó muốn lấy tôi, nó đến dụ tôi, tôi bằng lòng ngay; nhưng tôi bằng lòng ở với nó để lừa nó giết nó. Tôi rủ nó đến đây chơi, nó không nghi ngờ, tôi liền chém nó một nhát. Anh trông đây này!

Tôi trông.

Ở Sau gáy ông BA quả có một nhát dao bổ thực sâu, nhưng chỗ ấy máu đọng lại thâm sì nên lúc nãy tôi không để ý.

- Tôi chém nó (lời người con gái) để cho nó cũng chết ở dưới cầu này, để chồng tôi... (giọng nói ngày một thêm đầy, gần như nghẹn ngào) để cho chồng tôi thấy được hả dạ... Nhưng mà nó không rơi xuống đến tận dưới thác kia, tôimới gọi anh đến. Bây giờ anh đứng mà xem.

Trước cái dáng điệu kia, cái giọng nói kia, tôi không biét trả lời sao cả. Tôi cũng không biết xử trí thế nào nữa; tôi đứng ngẩn ra nhìn.

Trông con mắt của lóng lánh của người con gái, cùng với cái mặt đanh thép kia, tôi tưởng thấy khí chất rừng núi, cái tâm hồn Thổ Mán hiện ra.

Tôi vẫn ngẩn ra nhìn.

Người con gái lại cười nhạt mà láy lại câu lúc nãy:

- Bây giờ anh đứng mà xem.

Nói xong, nó đứng dạng hai chân ra, cái mép váy đằng trước căng thẳng bởi hai ống chân hơi thô và trắng. Một tay nó xốc ông Ba đứng dậy, một tay nữa nâng ở ngang lưng. Tôi toan dò bước đến gần thì đã thấy người con gái rướn mình văng cái thây chết xuống. Rồi không biết vì quá đà hay cố ý, cả người con gái cũng văng theo...

Mặt trăng kia đã kín đáo ẩn mình sau đỉnh núi; hai cái thây trên cao rơi xuống một tiếng gớm ghê trong những tiếng thác đổ ầm ầm không bao giờ ngớt.

1 tháng 4 2018

vừa dài và còn vừa lạc đề nữanhonhung

22 tháng 12 2018

Tưởng tượng em được gặp gỡ nhân vật ông Hai trong truyện ngắn "Làng" của nhà văn Kim Lân và trò chuyện cùng ông về những ngày tháng đi tản cư. Hãy kể lại cuộc gặp gỡ đó.

Xác định rõ đề bài, đây là dạng kể chuyện sáng tạo

1. Mở bài: Tạo dựng tình huống gặp gỡ giữa bản thân với ông Hai. Thời điểm, thời gian, dẫn dắt hợp lý.

2. Thân bài:

- Nói được hoàn cảnh khiến nhân vật ông Hai phải tản cư. Kể về niềm kiêu hãnh, tự hào, nỗi nhớ quê hương da diết và sự quan tâm tới kháng chiến của nhân vật ông Hai

- Nêu diễn biến tâm lý nhân vật ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc, thấy được tình yêu làng quê hòa quyện với tình yêu đất nước, Tổ quốc

- Từ sự bàng hoàng, sững sờ, tới cảm giác xấu hổ, lo lắng, buồn, chán nản

- Sự bế tắc, tuyệt vọng của ông Hai, sự đấu tranh nội tâm gay gắt giữa việc lựa chọn làng, hay lựa chọn kháng chiến, giữa đi nơi khác hay trở về làng.

- Lời tâm sự của ông Hai với đứa con thể hiện tấm lòng chung thủy, son sắc của ông Hai với cách mạng và kháng chiến, tình yêu nước, yêu Tổ Quốc rộng lớn bao trùm lên tình yêu quê hương của ông Hai

3. Kết bài

Ấn tượng, cảm xúc của em sau cuộc trò chuyện đó.