K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 3 2020

ok tui sẽ giúp

17 tháng 6 2016

Bài toán: Một người đi từ C về A hết 2 giờ và quay về B hết 1 giờ. Hỏi tổng thời gian người đó đi là bao nhiêu?

Bài giải: Tổng thời gian đi của người đó là: 2 + 1 = 3 giờ.

Đ/S: 3 giờ.

1 tháng 2 2018

Câu 1: Câu chuyện Buổi học cuối cùng được kể diễn ra trong hoàn cảnh, thời gian địa điểm nào? Em hiểu như thế nào về tên truyện Buổi học cuối cùng?

Trả lời:

Truyện kể về buổi học bằng tiếng Pháp cuối cùng ở lớp học của thầy Ha- men tại một trường làng trong vùng An- dát. Đó là thời kì sau cuộc chiến tranh Pháp - Phổ, nước Pháp thua trận, phải cắt hai vùng An-dát và Lo- ren cho Phổ. Các trường học ở hai vùng này, theo lệnh của chính quyền Phổ, không được tiếp tục dạy tiếng Pháp. Chính vì vậy tác giả đặt tên truyện là Buổi học cuối cùng.

Câu 2: Truyện được kể theo lời của nhân vật nào, thuộc ngôi thứ mấy? Truyện có những nhân vật nào nữa và trong số đó, ai gây cho em ấn tượng nổi bật nhất? Trả lời:

-   Truyện được kể theo lời của nhân vật Phrăng- một học sinh lớp thầy Ha-men. Truyện kể ở ngôi thứ nhất.

-  Trong truyện còn có thầy Ha-men và một số nhân vật phụ xuất hiện thoáng qua không được miêu tả kĩ. Nhân vật thầy giáo Phrăng gây cho em ấn tượng nổi bật nhất.

Câu 3: Vào sáng hôm diễn ra buổi học cuối cùng, chú bé Phrăng thấy có gì khác lạ trên đường đến trường, quang cảnh ở trường và không khí trong lớp học? Những điều đó báo hiệu việc gì đã xảy ra?

Trả lời:

*   Những điều khác là trên đường đến trường: khi qua trụ sở xã, Phrăng thấy có nhiều người đứng trước bảng dán cáo thị có lưới che.

-  Quang cảnh ở trường bình lặng y như một buổi sáng chủ nhật.

-  Phrăng đến lớp muộn nhưng không hề bị thầy giáo quở trách.

-  Phía cuối lớp, dân làng ngồi lặng lẽ, có cả các cụ già đến dự buổi học, ai cũng có vẻ buổn rầu.

*    Những điểu đó báo hiệu rằng buổi học này không phái là buổi học bình thường như mọi khi, nó có sự bất thường xảy ra: Buổi học cuối cùng.

Câu 4: Ý nghĩ, tâm trạng (đặc biệt là thái độ đối với việc học tiếng Pháp) của chú bé Phrăng diễn biến như thế nào trong buổi học cuối cùng?

Trả lời:

*  Ý nghĩ tâm trạng của Phrăng:

- Choáng váng, sững sờ khi nghe thầy Ha- men cho biết đây là buổi học cuối cùng.

- Cậu thấy nuối tiếc và ân hận về sự lười nhác học tập, ham chơi của mình lâu nay.

-  Sự ân hận đã trở thành nỗi xấu hổ, tự giận minh.

-  Kinh ngạc khi nghe thầy Ha- men giảng ngữ pháp, cậu thấy hiểu đến thế. “ Tất cả những điều thầy nói, tôi đều thấy thật dễ dàng, dễ dàng. Tôi cũng cho là chưa bao giờ mình chăm chú nghe đến thế...”

*   Phrăng đã nghe và hiểu được những lời nhắc nhờ tha thiết nhất cùa thầy Ha-men và qua tất cả mọi việc đã diễn ra trong buổi học ấy, nhận thức và tâm trạng của cậu đã có những biến đổi sâu sắc. Phrăng đã hiểu được ý nghĩa thiêng liêng của việc học tiếng Pháp và tha thiết muốn được trau đồi học tập, nhưng đã không còn cơ hội để được tiếp tục học tiếng Pháp ở trường nữa.

Câu 5: Nhân vật thầy giáo Ha- men trong buổi học cuối cùng đã được miêu tả như thế nào? Để làm rõ điều đó, em hãy tìm các chi tiết miêu tả nhân vật này. Nhân vật thầy Ha-men gợi ra ở em cảm nghĩ gì?

Trả lời:

Thầy Ha- men trong buổi học cuối cùng:

-  Trang phục: chiếc mũ lụa đen thêu, áo rơ -đanh- gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn - những thứ trang phục chỉ dùng trong những buổi lễ trang trọng.

-  Thái độ đối với học sinh: Lời lẽ dịu dàng, nhắc nhở nhưng không trách mắng Phrăng khi cậu đến muộn và cả khi cậu không thuộc bài; nhiệt tình và kiên nhẫn giảng bài như muốn truyền hết mọi hiểu biết của mình cho học sinh trong buổi học cuối cùng.

-  Điều tâm niệm tha thiết nhất mà thầy Ha- men muốn nói với học sinh và mọi người trong vùng An-dát là hãy yêu quý, giữ gìn và trau dồi cho mình tiếng nói, ngôn ngữ dân tộc, vì đó là một biểu hiện của tình yêu nước: Phủi giữ lấy nó trong chúng ta và dừng bao giờ quên lãng nó, bởi khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khúc nào túm được chìa khoá chốn lao tù ...

-   Đặc biệt cảm động là hình ảnh thầy Ha-men ở những giây phút cuối cùng của buổi học... nỗi đau đớn và xúc động trong lòng thầy đã lên tới cực điểm khiến người tái nhợt ... thầy nghẹn ngào không nói được hết câu, nhưng thầy đã dồn hết sức mạnh để viết lên bảng dòng chữ thật to: Nước Pháp muôn năm! ”

Như vậy cùng với nhân vật Phrăng, nhân vật thầy giáo Ha-men đã góp phần thể hiện chủ đề và tư tưởng tác phẩm một cách trực tiếp và sâu sắc. vẻ đẹp của ông được hiện ra qua cặp mắt nhìn khâm phục và biết ơn của chú học trò Phrăng  bằng lời kể chân thành và xúc động về buổi học cuối cùng không thể nào quên.

Câu 6: Hãy tìm một số câu văn trong truyện có sử dụng phép so sánh và chì ra dụng của những so sánh ấy

Trả lời:

Những câu văn có hình ảnh so sánh:

-  Tiếng ồn ào như chợ vỡ.

-  Mọi sự đểu bình lặng y như buổi sáng chủ nhật.

-  ... thầy Ha-men đứng lặng im trên bục và đăm đăm nhìn những đồ vật quanh minh như muốn mang theo trong ánh mắt toàn bộ ngôi trường nhỏ bé của thầy (hình ảnh so sánh này nói lên sự lưu luyến của thầy đối với ngôi trường) ...

-   “... Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ được tiếng nói của họ thì chẳng khác nào nắm dược chìa khóa chốn lao tù"

Câu 7: Trong truyện, thầy Ha- men có nói: “ ... khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù...” Em hiểu như thế nào và có suy nghĩ gì về lời nói ấy?

Trả lời:

Câu nói của thầy Ha- men đã nêu bật giá trị thiêng liêng và sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập tự do. Tiếng nói của dân tộc được hình thành và vun đắp bằng sự sáng tạo cùa bao thế hệ qua hàng ngàn năm, là thứ tài sản vô cùng quý báu của mỗi dân tộc. Vì vậy phải biết yêu quý giữ gìn và học tập để nắm vững tiếng nói cùa dân tộc mình, nhất là khi đất nước rơi vào vòng nô lệ, bởi tiếng nói không chi là tài sản quý báu của dân tộc mà nó còn là phương tiện quan trọng để đấu tranh giành lại độc lập, tự do.

21 tháng 11 2016

cần 300 kg lưới cùng loại bạn ạ

k nha

29 tháng 12 2016
I. Khái quát về tâm lý học lứa tuổi

– Đối tượng nghiên cứu:

  • TLHLT: hiện tượng tâm lý trong từng giai đọan lứa tuổi
  • TLHSP: hiện tượng tâm lý trong quá trình dạy học và giáo dục à hiệu quả tối ưu
II. Lý luận về sự phát triển tâm lý trẻ em.

1. Khái niệm chung về sự phát triển tâm lý trẻ em.

a) . Quan niệm về trẻ em.

Trẻ em không phải người lớn thu nhỏ lại. Trẻ em vận động và phát triển theo quy luật riêng.

b) Quan điểm duy tâm về sự phát triển tâm lý trẻ em:

– Thừa nhận đặc điểm tâm lý của con người là bất biến, đánh giá không đúng vai trò của giáo dục, phủ nhận tính tích cực của họat động cá nhân

– Thuyết tiền định: yếu tố di truyền/gen quyết định sự phát triển tâm lý.

– Thuyết duy cảm: môi trường xung quanh quyết định sự phát triển tâm lý à muốn nghiên cứu con người chỉ cần phân tích cấu trúc môi trường của họ.

– Thuyết hội tụ hai yếu tố: Sự tác động qua lại giữa di truyền và môi trường quyết định sự phát triển tâm lý trẻ em, trong đó di truyền giữ vai trò quyết định và môi trường là điều kiện để biến những đặc điểm tâm lý đã được định sẵn thành hiện thực.

c) Quan điểm duy vật biện chứng:

– Sự phát triển tâm lý của trẻ đầy biến động và diễn ra cực kỳ nhanh chóng. Đó là một quá trình không phẳng lặng mà có khủng hoảng và có đột biến. Chính hoạt động của đứa trẻ dưới sự hướng dẫn của người lớn làm cho tâm lý của nó được hình thành và phát triển.

2. Quy luật chung của sự phát triển tâm lý trẻ em.

– Tính không đồng đều của sự phát triển tâm lý

– Tính toàn vẹn của tâm lý

– Tính mềm dẻo và khả năng bù trừ:

3. Dạy học, giáo dục và sự phát triển tâm lý:

– Giáo dục,dạy học giữ vai trò chủ đạo đối với sự phát triển tâm lý trẻ em.

III. Sự phân chia các giai đoạn phát triển tâm lý trẻ em.

– Tâm lý học Mácxít (Vưgotxki) coi lứa tuổi là một thời kỳ phát triển nhất định đóng kín một cách tương đối, mà ý nghĩa của nó được quyết định bởi vị trí của thời kỳ đó trong cả quá trình phát triển chung và ở đó những quy luật phát triển chung bao giờ cũng được thể hiện một cách độc đáo về chất.

– Sự chuyển tiếp từ giai đọan lứa tuổi này sang lứa tuổi khác gắn liền với việc thay đổi tình huống xã hội, xuất hiện cấu tạo tâm lý mới, thay đổi dạng họat động chủ đạo.

– Có sự đan xen giữa các giai đọan bình ổn và khủng hoảng.

CHƯƠNG 2:

TÂM LÍ HỌC LỨA TUỔI THIẾU NIÊN (HS TRUNG HỌC CƠ SỞ)

I. Những điều kiện của sự phát triển tâm lý ở lứa tuổi học sinh THCS.

1. Sự biến đổi về mặt giải phẫu sinh lí ở lứa tuổi học sinh THCS:

– Phát triển nhanh, mạnh nhưng không đồng đềuà biểu hiện tâm lý khó chịu

Hệ xương

Hệ tim mạch

Tuyến nội tiết

Hệ thần kinh

Thời kỳ phát dục

  1. Sự thay đổi của điều kiện sống.

– Được thừa nhận cao hơn nhi đồng.

– Từ vị trí “trẻ con” chuyển dần sang vị trí mới “vừa là trẻ con, vừa là người lớn”

II. Hoạt động giao tiếp của thiếu niên

1/ Giao tiếp với người lớn

– Cấu tạo tâm lý mới: “cảm giác mình là người lớn”.

– Nhu cầu được độc lập, tự khẳng định trong quan hệ với người lớn.

– Xuất hiện nhiều mâu thuẫn.

– Có xu hướng cường điệu hóa.

2/ Giao tiếp với bạn bè

– Nguyện vọng hòa mình vào tập thể, tìm chỗ đứng trong tập thể.

– Quan hệ bạn bè thân thiết “sống chết có nhau”, xây dựng trên bộ luật tình bạn. Trò chuyện tâm tình giữ vị trí quan trọng.

– Xuất hiện tình bạn khác giới quan tâm lẫn nhau, ưa thích lẫn nhau nhưng ở các em nam còn bộc lộ rất vụng về. Tình bạn lành mạnh trong sáng là động lực giúp nhau học tập.

III. Hoạt động nhận thức

– Tính chủ định phát triển mạnh ở tất cả các quá trình nhận thức: tri giác, trí nhớ, chú ý,tư duy, tưởng tuợng.

– Phát triển tư duy lý luận, óc phê phán độc lập.

– Một số nhận xét còn cảm tính.

IV. Đặc điểm đời sống xúc cảm- tình cảm.

– Phong phú cả về nội dung và hình thức biểu hiện.

– Còn mang tính bồng bột, sôi nổi, dễ bị kích động, dễ thay đổi, đôi khi còn mâu thuẫn.

V. Đặc điểm nhân cách

– Nội dung và mức độ tự nhận thức không diễn ra cùng lúc.

– Khả năng đồng nhất với giới tính.

– Bắt đầu có khả năng nhận xét, đánh giá về hệ thống giá trị, chuẩn mực đạo đức nhưng còn chịu ảnh hưởng nhiều từ nhận xét của người khác.

CHƯƠNG 3:

TÂM LÍ HỌC LỨA TUỔI THANH NIÊN HỌC SINH (HS TRUNG HỌC PHỔ THÔNG)

I/ Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý ở lứa tuổi học sinh THPT.

1/ Đặc điểm cơ thể:

– Cơ thể phát triển cân đối, khoẻ và đẹp.

– Đa số các em đã qua thời kỳ phát dục và đạt được những thành tích về cơ thể như người lớn.

2/ Điều kiện xã hội của sự phát triển:

– Hoạt động của thanh niên phong phú, phức tạp về nội dung và hình thức.

– Hứng thú mở rộng, quan hệ giao tiếp sâu rộng.

– Giữ vị trí như người lớn, có tính độc lập, tinh thần trách nhiệm hơn thiếu niên.

– Có vị trí bình đẳng trong gia đình.

II/ Họat động học tập-hướng nghiệp:

– Xu hướng nghề nghiệp là nét cấu tạo tâm lý mới trung tâm.

– Chi phối tới tình cảm , tự ý thức, năng lực và tính cách.

III/ Đặc điểm họat động nhận thức

– Tính suy luận, hệ thống, thực tiễn và chủ định phát triển mạnh ở tất cả các quá trình nhận thức (tri giác, ghi nhớ, chú ý,…).

– Phát triển tư duy lý luận, óc phê phán độc lập.

– Một số nhận xét còn cảm tính.

IV/ Đặc điểm đời sống xúc cảm-tình cảm

1/ Xúc cảm:

– Có tính ổn định. Khả năng làm chủ tang.

2/ Tình cảm gia đình:

– Có trách nhiệm, yêu quý gia đình hơn à giao tiếp với các em theo nguyên tắc: tình thương, tôn trọng, trách nhiệm, thẳng thắn và thiện chí.

3/ Tình bạn:

– Có nhu cầu kết bạn tâm tình. Chủ động tìm hiểu và chọn bạn.

– Mang tính xúc cảm cao

4/ Tình yêu:

– Xuất hiện nhu cầu yêu đương. Hồn nhiên, thầm kín, dễ vỡ.

–> Không vẽ đường cho hươu chạy và cũng không làm ngư khi hươu đã muốn chạy hoặc đang chạy.

V/ Những đặc điểm nhân cách chủ yếu.

1/ Sự phát triển tự ý thức

– Có nhu cầu tìm hiểu và tự đánh giá, xây dựng hình ảnh bản thân

– Thông qua so sánh à Biết đánh giá mình trong toàn bộ những thuộc tính nhân cách.

– Tuy nhiên, có lúc còn đánh giá chưa đúng do thiếu kinh nghiệm, kỹ năng phân tích.

2/ Xu hướng của nhân cách:

2.1. Nhu cầu:

– Nhu cầu được tôn trọng, bình đẳng, chứng tỏ bản thân.

2.2. Sự hình thành thế giới quan

– Xây dựng quan điểm sống đã đi vào bản chất và mang tính hệ thống.

2.3. Lý tưởng sống:

– Đang trong quá trình quan tâm tìm kiếm và lựa chọn.

CHƯƠNG 4: TÂM LÝ HỌC DẠY HỌC

I/ HOẠT ĐỘNG DẠY

– Hoạt động dạy là hoạt động của thầy cô giáo tổ chức và điều khiển hoạt động của người học nhằm giúp họ lĩnh hội nền VH-XH, tạo ra sự phát triển tâm lý, hình thành nhân cách của chúng.

– Phân biệt dạy và hoạt động dạy:

Dạy

Hoạt động dạy

Tính mục đích:– MĐ không định trước, chỉ xuất phát do một số tình huống bất ngờ thông qua đó, dạy một số điều trong cuộc sống. Kiến thức có được không phải là mục đích cuối cùng mà là hệ quả của quá trình song song diễn ra trong hoạt động khác.Nội dung:

– Kinh nghiệm sống

Phương thức:

– Diễn ra mọi lúc mọi nơi

– Không tuân theo phương pháp nào cả

– MĐ được xác định từ trước một cách rõ rang, nội dung được xây dựng và hoàn chỉnh

– Kiến thức khoa học, hệ thống

– Diễn ra theo phương thức nhà trường.

– Có phương pháp, phương tiện hỗ trợ.

Đặc điểm của họat động Dạy

Mục đích của hoạt động dạy: Giúp trẻ lĩnh hội nền VH-XH để tạo ra sự phát triển tâm lý, hình thành nhân cách.

G chỉ tổ chức và điều khiển việc tái tạo lại nền VH-XH vào đầu đứa trẻ để tạo ra cái mới trong tâm lý trẻ chứ không có nhiệm vụ sáng tạo ra tri thức mới hay tái tạo tri thức cho mình.

Con đường thực hiện: Tổ chức, điều khiển quá trình tái tạo năng lực loài người cho từng trẻ dựa trên cơ sở hoạt động tích cực của trẻ.

II/ HỌAT ĐỘNG HỌC

Họat động học là họat động đặc thù của con người, được điều khiển bởi mục đích tự giác là lĩnh hội những tri thức, giá trị, kỹ năng, kỹ xảo, phương thức hành vi,…một cách khoa học và hệ thống.

Phân biệt Học và Hoạt động học

Học một cách ngẫu nhiên

Hoạt động học

Tính mục đích:– MĐ không được định trước, chỉ xuất phát do một số tình huống ngẫu nhiên.Nội dung:

– Kiến thức rời rạc, ngẫu nhiên, đơn giản, không khái quát.

Phương pháp, phương tiện:

–Ít cần

Chủ thể:

– Bất kỳ

Thời gian, không gian:

– Mọi nơi, mọi lúc.

Kết quả:

– Kinh nghiệm, giúp thích nghi.

– MĐ được xác định từ trước một cách rõ ràng.

– Kiến thức khoa học được kiểm chứng, khái quát, hệ thống.

– Cần

-Có danh xưng

– Có quy định.

– Hệ thống tri thức lý luận làm nền tảng tạo ra năng lực thực tiễn và sáng tạo.

– Đối tượng của họat động học: Tri thức, kỹ năng, kỹ xảo

– Mục đích sâu xa nhất của hoạt động học là làm thay đổi chính bản thân người học.

– Được điều khiển có ý thức

– Còn nhằm lĩnh hội phương pháp học

*HÌNH THÀNH HỌAT ĐỘNG HỌC 1. Hình thành động cơ học tập: Có hai lọai động cơ:
  1. Động cơ hòan thiện tri thức (động cơ bên trong): Động lực chính là tri thức, kỹ năng, kỹ xảoà tối ưu (theo quan điểm Sư phạm)
  2. Động cơ quan hệ xã hội (động cơ bên ngoài): học để phục vụ xã hội, học để hài lòng cha mẹ, học vì điểm số…

– Cả hai loại động cơ trên cùng diễn ra, làm thành một hệ thống.

– Động cơ học tập không có sẵn mà được hình thành trong quá trình học tập dưới sự tác động của nhiều yếu tố chủ quan (nhu cầu, hứng thú, tình cảm, thái độ của người học) và nhiều yếu tố khách quan (cha mẹ, thầy giáo, bè bạn,…)

2. Hình thành mục đích học tập:

– Mục đích học tập được cụ thể hóa thành hệ thống các khái niệm của môn học.

3. Hình thành hành động học tập:

  • Hình thức tồn tại khái niệm:

Có 3 hình thức tồn tại khái niệm:

  1. Hình thức vật chất: khái niệm được khách quan hóa ở vật thể, đồ vật.
  2. Hình thức “mã hóa”: khái niệm cư trú ở vật liệu khác: ký hiệu, mô hình, sơ đồ, lời nói.
    1. Hình thức tinh thần: cư trú ở trong tâm lý con người.
  • Cấu trúc của quá trình hình thành khái niệm

– Bước 1: Làm nảy sinh nhu cầu nhận thức ở H, kích thích hứng thú nhận thức của H, có thể đưa H vào tình huống có vấn đề về lý luận hoặc thực tiễn.

– Bước 2: Tổ chức cho H hành động để phát hiện những dấu hiệu, thuộc tính cũng như mối liên hệ giữa các dấu hiệu, thuộc tính đó của khái niệm. (tuỳ theo lứa tuổi mà tổ chức hành động như thế nào)

– Bước 3: Dẫn dắt H vạch ra được những nét bản chất của khái niệm.

– Bước 4: Giúp H đưa những dấu hiệu bản chất và logic của khái niệm vào định nghĩa (giúp H tự phát biểu định nghĩa qua các dấu hiệu bản chất và logic).

– Bước 5: Hệ thống hóa khái niệm (đưa khái niệm vừa hình thành vào hệ thống khái niệm đã học được trước đây để tạo tính liên tục, hệ thống cho bài học).

– Bước 6: Luyện tập vận dụng khái niệm vừa nắm được.

III/ DẠY HỌC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ

Dạy học đi trước sự phát triển, hướng vào sự phát triển, đưa đến sự phát triển cao hơn (hướng vào vùng phát triển gần).

Các chỉ số phát triển trí tuệ nhận thức:

– Nhanh trí – tính định hướng, tốc độ định hướng của trí tuệ.

– Chóng hiểu chóng biết, tính khái quát.

– Tính tiết kiệm của tư duy tìm ra cách ngắn gọn nhất trong nhiều cách giải.

– Tính phê phán.

– Tính mềm dẻo: vận dụng trong những trường hợp có sự thay đổi.

– Tính sâu sắc trong việc hiểu vấn đề.

CHƯƠNG 5: TÂM LÝ HỌC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC

I/ ĐẠO ĐỨC VÀ HÀNH VI ĐẠO ĐỨC

– Đạo đức là hệ thống những chuẩn mực biểu hiện thái độ đánh giá quan hệ giữa lợi ích của bản thân với lợi ích của người khác và của xã hội.

– Hành vi đạo đức là một hành động tự giác được thúc đẩy bởi một động cơ có ý nghĩa về mặt đạo đức.

Tiêu chuẩn đánh giá một hành vi đạo đức

– Tính tự giác: Chủ thể thực hiện hành vi một cách có ý thức đầy đủ về mục đích, ý nghĩa và được thúc đẩy bởi động cơ chính bên trong nội tâm của mình (tự nguyện, sẵn lòng, vui lòng, mong muốn thực hiện chứ không bị cưỡng bức, áp chế)

– Tính có ích: Hành vi đó phải mang lại lợi ích, ý nghĩa cho người khác, cho xã hội.

– Tính không vụ lợi: Hành vi được thực hiện trước hết vì lợi ích của người khác, của xã hội (mình vì mọi người), không tính toán, không lấy lợi ích cá nhân làm trung tâm.

II/ CẤU TRÚC TÂM LÝ CỦA MỘT HÀNH VI ĐẠO ĐỨC

Tri thức đạo đức là những hiểu biết của con người về những chuẩn mực đạo đức quy định hành vi của họ trong mối quan hệ với người khác và với xã hội.

Niềm tin đạo đức là sự tin tưởng sâu sắc và vững chắc của con người về tính chính nghĩa và tính chân lý của các chuẩn mực đạo đức và thừa nhận tính tất yếu phải tôn trọng triệt để các chuẩn mực ấy.

Động cơ đạo đức là động cơ bên trong, đã được con người ý thức, nó trở thành động lực chính làm cơ sở cho những hành động của con người trong mối quan hệ giữa người này với người khác và với xã hội

Tình cảm đạo đức là những thái độ rung cảm của cá nhân đối với hành vi của người khác và với hành vi của chính mình trong quá trình quan hệ giữa cá nhân với người khác và với xã hội.

Ý chí đạo đức bao gồm:

+ Thiện chí đạo đức là mong muốn thực hiện một hành vi đạo đức, mong muốn thực hiện tuân thủ các chuẩn mực đạo đức của xã hội, nhóm người.

+ Nghị lực là khả năng vượt qua khó khăn, kiểm soát bản thân để có thể phục tùng, thực hiện hành vi đạo đức.

Thói quen đạo đức là những hành vi đạo đức ổn định của con người, nó trở thành nhu cầu của con người, nếu được thỏa mãn thì thấy dễ chịu và ngược lại.

CHƯƠNG 6: TÂM LÝ HỌC NHÂN CÁCH GIÁO VIÊN

I/ ĐẶC ĐIỂM LAO ĐỘNG CỦA NGHỀ DẠY HỌC

– Đối tượng lao động sư phạm là con người

– Công cụ của lao động sư phạm là nhân cách của người giáo viên.

– Nghề lao động trí óc chuyên nghiệp

– Nghề mang tính khoa học, nghệ thuật, sáng tạo cao

+ Tính khoa học:

* Sự sắp xếp bài giảng theo trình tự logic

* Căn cứ vào quy luật lứa tuổi và nhân cách

* Tính chính xác, hiện đại của ND dạy học

+ Tính nghệ thuật

* Sự diễn đạt bằng lời nói, ngôn ngữ, ánh mắt, nụ cười.

* Ưng xử sư phạm, xử lý các tình huống sư phạm

* Giao tiếp sư phạm,

+ Tính sáng tạo: không lặp lại đối tượng, giáo án, phương pháp

II/ NHỮNG PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC CẦN THIẾT ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN

a) Phẩm chất

Thế giới quan khoa học, tình yêu nghề, yêu trẻ, lý tưởng nghề, các phẩm chất khác: long nhân đạo, sự công tâm, lòng tôn trọng, tính giản dị, tính khiêm tốn, tính mục đích, tính quyết đóan, tính kiên nhẫn, tính tự chủ, tự kiềm chế.

b) Năng lực

Nhóm năng lực dạy học:

– Năng lực hiểu học sinh

– Tri thức và tầm hiểu biết của giáo viên (Năng lực hiểu biết rộng)

– Năng lực chế biến tài liệu

– Năng lực nắm vững kỹ thuật dạy học

– Năng lực ngôn ngữ

Nhóm năng lực giáo dục:

– Năng lực vạch dự án phát triển nhân cách học sinh

– Năng lực giao tiếp sư phạm

– Năng lực đối xử khéo léo sư phạm: (nhanh trí, khéo léo, mang tính giáo dục) cư xử trong 1 tình huống cụ thể để đạt đến các yêu cầu: nghệ thuật, giáo dục

– Năng lực cảm hóa học sinh

Năng lực tổ chức các họat động sư phạm

III/ SỰ HÌNH THÀNH UY TÍN GIÁO VIÊN

– Uy tín là tài năng và tấm lòng của người giáo viên

– Có uy tín thực và uy tín giảhihi

27 tháng 3 2016

uk nhưng chưa chắc

27 tháng 3 2016

mk ko phải thiên tài

15 tháng 12 2017

Câu nào bạn ơi

Sao mình không thấy

K thấy thì không thể làm giúp bạn được

Bạn viết lại đề cho đúng đi rồi nếu làm được mình sẽ giúp

13 tháng 12 2016

a ) A = { Các số tự nhiên thỏa mãn yêu cầu 9 < x < 19 }

b ) Tập hợp A có 9 phần tử nên tổng các số của tập hợp A :

  ( 18 + 10 ) x 9 : 2 = 126 

đ/s : 126

24 tháng 10 2021
13;14;15;17cáchviêt nào sao đây đúng
17 tháng 5 2018

Ngôi trường tiểu học với mỗi chúng ta bao giờ cũng gợi lại những kỉ niệm ngây thơ và trong trắng. Dù đã bước sang lớp sáu nhưng những buổi học cuối thật sâu đậm khó phai.Hôm ấy là một ngày giữa tháng năm trời mát mẻ ở ngoài kia trên những cây xà cừ cổ thụ tiếng ve đang náo nức rộn vang như giục giã chúng em nhanh nhanh bước vào những ngày hè lí thú. Đang ngồi tranh luận với nhau về những bài học cũ, bỗng tiếng trống vào lớp vang lên. Các bạn nhanh chóng sắp sách vở chuẩn bị cho bài học mới . Cô giáo bước vào vẫn bộ quần áo giản dị và nụ cười tươi tắn trên môi. Ổn định lớp xong,cô hỏi :“Các em đã chuẩn bị bài học chưa ? ” “Thưa cô rồi ạ!” Chúng em đồng thanh đáp. Cô giáo kiểm tra bài cũ. Linh và Oanh đều trả lời cô dõng dạc và trôi chảy. Cô rất hài lòng , rồi chúng em bước vào bài mới. Bài học hôm nay là một bài Ngoại khóa ngữ văn.Giới thiệu đầu đề bằng một dòng chữ hoa, xong cô gợi ý vào bài học mới đầy ấn tượng:

Quê hương là gì hả mẹ  ?

Mà cô giáo dạy phải yêu

Quê hương là gì hả mẹ?

Mà ai đi xa cũng thấy nhớ nhiều ...

Các em ạ ! Chúng ta ai cũng có một quê hương. Đó là nơi ta đã sinh  ra và lớn lên trong niềm thương nỗi nhớ. Hôm nay chúng ta sẽ hiểu tình yêu đất nước là gì ? Tình yêu đất nước bắt nguồn từ đâu qua bài ngoại khóa văn học “Lòng yêu nước”. Những đôi mắt đenláy tròn xoe đang chăm chú nhìn lên tấm bảng đen. Đôi tay với những ngón tay búp măng của cô đang đậm tô những dòng phấn trắng . Bài học hôm ấy của chúng em là một giờ trao đổi sôi nổi về lòng yêu nước. Những cánh tay ngắn ngũn xinh xắn giơ lên liên tiếp trước những câu hỏi của cô. Bạn nào cũng mongđược cô gọi đến, cũng mong được nói lên những suy nghĩ của mình về lòng yêu nước.Nhưng cả lớp chăm chú nhất vào câu trả lời của bạn Phương Nga :

– Thưa cô! Lòng yêu nước bắt nguồn giản dị từ tình yêu gia đình, yêu những gì dù là nhỏnhất của quê hương như một dòng sông hay những cánh đồng bát ngát.Cô giáo khen Phương Nga trả lời rất đúng và cho bạn điểm 10. Lớp em ai cũng thấy xốn xao . Phần thứ hai của bài học lại càng sôi nổi. Đó là phần cô giáo của chúng em tự sưu tầm rồi đọc những câu ca dao biểu hiện tình yêu quê hương đất nước. Mỗi bạn đọc một câu, cả lớp đã tạo thành một bản nhạc đa âm, một bức tranh nhiều màu sắc về lòng yêu nước.Buổi học sôi nổi, say sưa nhưng sao nhanh quá. Tiếng trống đã báo hết giờ mà trong lớp còn thấy vang vang. Buổi học kết thúc nhưng ấn tượng về nó vẫn không hề phai nhạt trong trí nhớ của mỗi chúng em. Mong sao trong những ngày sắp tới, sẽ có nhiều buổi học như thế lưu dấu lại trong em.

 



 

17 tháng 5 2018

ôi những kỉ niệm thân quen đã qua rui