K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 4 2019

Tùy từng trường hợp mà tiết nước bọt là pxcđk hay pxkđk.

Khi thức ăn chạm vào lưỡi tiết nước bọt thì đó là phản xạ không điều kiện

Khi nghe, nhìn thấy đồ chua tiết nước bọt lại là phản xạ có điều kiện( với những người đã từng ăn chua)

1 tháng 4 2019

Hoạt động tiết nước bọt ở người là phản xạ có điều kiện

VD : Khi một đội kèn của xã tập luyện mà có một cậu bé mang xoài ra hỏi tại sao đội kèn không thổi được

Giải thích

Vì khi mang xoài ra thì các bạn trong đội thổi kèn nhìn thấy ( xoài chua ) thì nước bọt trong miệng tiết ra

=> Không thổi được kèn

- \((a)\) là phản xạ không điều kiện, do đây là phản xạ bẩm sinh (sinh ra đã có, không cần phải qua học tập).

- \((b)\) là phản xạ có điều kiện, do đây là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể (phải từng ăn quả chanh hoặc uống nước chanh thì mới có phản xạ này).

- \((c)\) là phản xạ có điều kiện, do đây là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể (phải được học luật giao thông hoặc chứng kiến hành vi tham gia giao thông của người khác thì mới có phản xạ này).

7 tháng 8 2023

Tham khảo:

- Bật đèn sáng sau 2s thì cho chó ăn. Chó có phản xạ tiết nước bọt. Lặp lại thí nghiệm này nhiều lần thì hình thành phản xạ mới ở chó là cứ bật đèn sáng không cho ăn thì chó vẫn có phản xạ tiết nước bọt.

- Trung khu tiếp nhận kích thích không điều kiện: Các trung tâm thần kinh dưới vỏ não

- Trung khu tiếp nhận kích thích có điều kiện: Thần kinh trung ương

21 tháng 4 2018

Cả 5 phát biểu đúng. ¦ Đáp án A.

(1) đúng.

(2) đúng. Vì phản xạ có điều kiện thường trả lời lại nhiều kích thích đồng thời nên cần sự phối hợp nhiều bộ phận thần kinh để xử lý thông tin, phối hợp các cơ quan để cùng trả lời.

(3) đúng. Vì phản xạ có điều kiện được hình thành do học tập và rèn luyện nên số lượng tùy thuộc vào khả năng học tập.

(4) đúng. Vì phản xạ có điều kiện được hình thành do học tập vè rèn luyện, cần sự phối hợp nhiều bộ phận thần kinh để xử lý thông tin. Động vật bậc thấp có hệ thần kinh kém phát triển, tuổi thọ thấp không có nhiều thời gian để học tập.

(5) đúng. Vì phản xạ không điều kiện có tính di truyền, bẩm sinh nên rất bền vững còn phản xạ có điều kiện được hình thành do học tập nên dễ mất đi nếu không rèn luyện.

18 tháng 4 2021

Câu 1:

- Vì rượu đã ngăn cản, ức chế sự dẫn truyền qua xi náp giữa các tế bào liên quan đến tiểu não. Sự phối hợp các cử động phức tạp và giữ thăng bằng cơ thể bị ảnh hưởng nên vì sao người say rượu thuờng có biểu hiện chân nam đá chân chiêu trong lúc đi.

18 tháng 4 2021

Câu 2:

Phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện

Qua các ví dụ trên có thể rút ra nhận xét:

- Phản xạ không điều kiện (PXKĐK) là phản xạ sinh ra đã có, không cần phải học tập.

- Phản xạ có điều kiện (PXCĐK) là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện, rút kinh nghiệm.

 

7 tháng 3 2017

phản xạ có điều kiên

vì: khi gặp me thì chảy nước bọt hiện tượng này đã có trước đây

tác nhân kích thích là me

bộ phận tiếp nhận là mắt

bộ phận phân tích và tông hợp là vỏ não

bộ phận thực hiện là tuyến nc bọt

30 tháng 3 2022

Tham khảo
Câu 1: 

- Phản xạ không điều kiện là phản xạ sinh ra đã có, không cần phải học tập.

- Phản xạ có điều kiện là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện, rút kinh nghiệm

Câu 2:
Tay chạm phải vật nóng, rụt tay lại (phản xạ không điều kiện)

Đi nắng, mặt đỏ gay, mồ hôi vã ra (phản xạ không điều kiện)

Qua ngã tư thấy đèn đỏ vội dừng xe trước vạch kẻ (phản xạ có điều kiện)

Trời rét, môi tím tái, người run cầm cập và sởn gai ốc (phản xạ không điều kiện)

Câu 3:
2 ví dụ về phản xạ không điều kiện là:

   + Khi hít phải luồng không khí có nhiều bụi ta hắt hơi.

   + Khi thức ăn chạm vào khoang miệng lưỡi thì nước bọt tiết ra.

2 ví dụ về phản xạ có điều kiện là:

   + Thấy thầy giáo bước vào, cả lớp đứng dậy chào

   + Nghe gọi tên mình, ta quay đầu lại.

1/ Phản xạ không điều kiện là phản xạ sinh ra đã có 

Phản xạ có điều kiện là phản xạ được hình thành trong đời sống

2/Tay chạm phải vật nóng, rụt tay lại là phản xạ không điều kiện

Đi nắng, mặt đỏ gay, mồ hôi vã ra là phản xạ không điều kiện

Qua ngã tư thấy đèn đỏ vội dừng xe trước vạch kẻ là phản xạ có điều kiện

Trời rét, môi tím tái, người run cầm cập và sởn gai ốc là phản xạ không điều kiện

3/ 

Phản xạ không điều kiện:trời nắng nóng thì chảy mồ hôi

Phản xạ có điều kiện: Đội nón mũ bảo hiểm khi đi xe máy

12 tháng 4 2021

Ví dụ: bơm nước axit có vị chua vào mồm chó, con vật có phản ứng tiết nước bọt, làm cho axit chua bị pha loãng đi, và bị tống ra ngoài. Đó là phản ứng bẩm sinh đã có.

Nếu trước khi bơm nước axit, ta cho chuông reo, và làm nhiều lần như thế, thì về sau chỉ một mình tiếng chuông cũng làm cho chó có những phản ứng trào nước bọt giống như phản ứng đối với axit.
12 tháng 4 2021

cảm on nhe:)))

 

24 tháng 4 2017

- Cung phản xạ gồm các bộ phận:

    + Bộ phận tiếp nhận kích thích: thụ quan đau ở da.

    + Đường dẫn truyền vào: sợi cảm giác của dây thần kinh tủy.

    + Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin: tủy sống.

    + Đường dẫn truyền ra: sợi vận động của dây thần kinh tủy.

    + Bộ phận thực hiện phản ứng: Cơ ngón tay.

- Khi bị kim nhọn đâm vào ngón tay thì ngón tay co lại vì đây là phản xạ tự vệ của của động vật nói chung và con người nói riêng. Khi kim châm vào tay, thụ qua đau ở da tiếp nhận kích thích và truyền đến tủy sống qua sợi thần kinh cảm giác; tủy sống tiếp nhận thông tin từ đó tổng hợp, phân tích và hình thành các xung thần kinh theo sợi thần kinh vận động truyền đến các cơ ngón tay làm ngón tay co lại.

- Phản xạ co ngón tay khi bị kích thích là phản xạ không điều kiện vì phản xạ này là phản xạ tự vệ, chỉ trả lời những kích thích tương ứng. Đây là phản xạ mang tính chất đơn giản và do một số tế bào thần kinh nhất định tham gia. Phản xạ này là phản xạ sinh ra đã có, có tính chất bền vững và được di truyền, mang tính chủng loại.

22 tháng 4 2017

- Do ức chế các PXCĐK . Sau khi hình thành PXCĐK thì chỉ cần một kích thích có điều kiện cũng gây ra phản ứng trả lời nhưng khi không củng cố phản xạ sẽ gây phản ứng tắt dần nghĩa là khi kích thích thì không gây phản ứng trả lời. Đây là hiện tượng ức chế phản xạ có điều kiện.

b/ Nếu hình thành PXCĐK theo hướng tiêu cực thì sẽ có nhiều nguy hại cho bản thân người học và lâu dần hình thành tói quen xấu. VD: lười học bài quen rồi thì khi học bài sẽ thiếu tập trung chán nản và cứ thế bỏ dần bài học.

Vì vậy cần chọn lọc những PXCĐK và ức chế những PXCĐK mang tính tiêu cực để xây dựng con người mới tốt đẹp hơn. Và ức chế cũng không khó vì sự hình thành PXCĐK cũng chỉ là tạm thời và sẽ dần mất đi nếu không củng cố, tuy thời gian đầu hơi khó bỏ vì đã hình thành thói quen nhưng cứ quyết tâm thì ta sẽ bỏ được và thay vào đó là những PXCĐK khác tố hơn.

c/ Cần thường xuyên củng cố bài cũ, kết hợp nhiều hình thức học tập ( như vừa nhìn, vừa đọc, vừa nghe...)

11 tháng 4 2017

Câu hỏi của Thao Nguyen - Sinh học lớp 8 | Học trực tuyến