K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 3 2019

Đặng Thái Sơn, nghệ sĩ dương cầm nổi tiếng của Việt Nam đã từng ví von rằng, cây lúa luôn giản dị cúi mình xuống bởi luôn trĩu bông. Quả đúng như thế, mỗi người cần biết khiêm tốn và tôn trọng người khác. Có ý kiến cho rằng : “Người ta lớn hơn vì biết cúi xuống”

Câu nói đã nêu bật một nội dung tư tưởng khiến chúng ta đáng phải suy ngẫm cho mình. Cúi xuống không phải là một thái độ cúi đầu thấp hèn , nhẫn nhục, cái cúi đầu không biết mình, nhu nhược và hèn nhát. Cái cúi đầu được hiểu ở đây là một thái độ vô cùng đáng quý của con người. Đó chính là sự khiêm nhường của con người, luôn biết tôn trọng những điểm mạnh khác nhau của người khác. Cái cúi đầu này cũng là minh chứng cho đức tính luôn biết rõ những giá trị của mình, vị thế của mình.

Câu nói có hai vế, ta cúi đầu xuống cũng có nghĩa là ta biêt lớn hơn. Vì lớn hơn là cách nói thể hiện sự trưởng thành của chính mình. Lớn hơn cũng có nghĩa là ta trở nên vĩ đại hơn, có giá trị hơn. Cuộc sống là vậy, khi ta biết khiêm tốn cũng có nghĩa là ta đã tìm được chính mình. Giá trị của ta đã được nân lên một bậc.

Bản quyền bài viết này thuộc về http://thuvienvanmau.net/̉. Mọi hành động sử dụng lại nội dung web xin vui lòng ghi rõ nguồn

Câu nói đã nêu bật một nội dung tư tưởng, giá trị đáng quan tâm. Khi người ta biết cúi đầu khiêm tốn cũng là khi giá trị của con người được nâng lên một bậc. Câu nói đã khẳng định sự quan trọng và giá trị của sự khiêm tốn. Lối sống khiêm nhường đáng ngợi ca. Và con người khi biết sống khiêm nhường sẽ ngày càng giản dị và thanh cao. Càng khẳng định giá trị bản thân của họ.

Cuộc sống này là một cuộc chiến dài vô tận, nếu chúng ta dừng lại tự cao tự đại với thành công của mình cũng là tự giết chết tài năng của mình. Và người khác bằng sự học hỏi sẽ không ngừng vươn cao lên vượt qua ta. Sự cúi đầu là sự chấp nhận bình thường, chấp nhận học hỏi. Người giỏi sẽ có người giỏi hơn, vì thế ta hãy luôn chấp nhận và vươn lên mỗi ngày.

Khi con người ta cúi xuống, sẽ nhận ra những giá trị của bản thân mình. Con người ta sẽ học hỏi được nhiều điều ý nghĩa hơn nữa, là một yếu tố rất quan trọng giúp ta tiến xa hơn nữa.Trong cuộc sống chúng ta không ít lần biết tới những người nổi tiếng, vĩ nhân nhưng họ vẫn luôn giản dị và khiêm tốn không hề khoe khoang và vẫn luôn nhận được sự ngợi ca của nhiều người. Như nhà vật lí học Newton luôn so sánh mình với đứa trẻ dạo chơi trên bãi biển. Hay như Lê nin, Abraham…

Hãy luôn học cách giản dị khiêm tốn, để mình luôn cố gắng và thành công hơn nữa. Tránh sự tự mãn, cao ngạo, điều đó càng khiến ta mất đi giá trị chính mình. Qua đó tự đưa ra cho mình lối sống ứng xử phù hợp.

30 tháng 3 2019

Đặng Thái Sơn, nghệ sĩ dương cầm nổi tiếng của Việt Nam đã từng ví von rằng, cây lúa luôn giản dị cúi mình xuống bởi luôn trĩu bông. Quả đúng như thế, mỗi người cần biết khiêm tốn và tôn trọng người khác. Có ý kiến cho rằng : “Người ta lớn hơn vì biết cúi xuống”

Câu nói đã nêu bật một nội dung tư tưởng khiến chúng ta đáng phải suy ngẫm cho mình. Cúi xuống không phải là một thái độ cúi đầu thấp hèn , nhẫn nhục, cái cúi đầu không biết mình, nhu nhược và hèn nhát. Cái cúi đầu được hiểu ở đây là một thái độ vô cùng đáng quý của con người. Đó chính là sự khiêm nhường của con người, luôn biết tôn trọng những điểm mạnh khác nhau của người khác. Cái cúi đầu này cũng là minh chứng cho đức tính luôn biết rõ những giá trị của mình, vị thế của mình.

Câu nói có hai vế, ta cúi đầu xuống cũng có nghĩa là ta biêt lớn hơn. Vì lớn hơn là cách nói thể hiện sự trưởng thành của chính mình. Lớn hơn cũng có nghĩa là ta trở nên vĩ đại hơn, có giá trị hơn. Cuộc sống là vậy, khi ta biết khiêm tốn cũng có nghĩa là ta đã tìm được chính mình. Giá trị của ta đã được nân lên một bậc.

Bản quyền bài viết này thuộc về http://thuvienvanmau.net/̉. Mọi hành động sử dụng lại nội dung web xin vui lòng ghi rõ nguồn

Câu nói đã nêu bật một nội dung tư tưởng, giá trị đáng quan tâm. Khi người ta biết cúi đầu khiêm tốn cũng là khi giá trị của con người được nâng lên một bậc. Câu nói đã khẳng định sự quan trọng và giá trị của sự khiêm tốn. Lối sống khiêm nhường đáng ngợi ca. Và con người khi biết sống khiêm nhường sẽ ngày càng giản dị và thanh cao. Càng khẳng định giá trị bản thân của họ.

Cuộc sống này là một cuộc chiến dài vô tận, nếu chúng ta dừng lại tự cao tự đại với thành công của mình cũng là tự giết chết tài năng của mình. Và người khác bằng sự học hỏi sẽ không ngừng vươn cao lên vượt qua ta. Sự cúi đầu là sự chấp nhận bình thường, chấp nhận học hỏi. Người giỏi sẽ có người giỏi hơn, vì thế ta hãy luôn chấp nhận và vươn lên mỗi ngày.

Khi con người ta cúi xuống, sẽ nhận ra những giá trị của bản thân mình. Con người ta sẽ học hỏi được nhiều điều ý nghĩa hơn nữa, là một yếu tố rất quan trọng giúp ta tiến xa hơn nữa.Trong cuộc sống chúng ta không ít lần biết tới những người nổi tiếng, vĩ nhân nhưng họ vẫn luôn giản dị và khiêm tốn không hề khoe khoang và vẫn luôn nhận được sự ngợi ca của nhiều người. Như nhà vật lí học Newton luôn so sánh mình với đứa trẻ dạo chơi trên bãi biển. Hay như Lê nin, Abraham…

Hãy luôn học cách giản dị khiêm tốn, để mình luôn cố gắng và thành công hơn nữa. Tránh sự tự mãn, cao ngạo, điều đó càng khiến ta mất đi giá trị chính mình. Qua đó tự đưa ra cho mình lối sống ứng xử phù hợp.

Bạn tham khảo dàn bài nhé : 

1. Mở bài: - Giới thiệu về vai trò của nhà trường

2. Thân bài:

- Dẫn dắt: 

Chúng ta được sinh ra và nuôi dưỡng trong vòng tay yêu thương của gia đình. Và trường học sẽ là mảnh đất tốt tươi để ươm mầm tri thức cho mỗi người, là bước đệm để mỗi chúng ta vươn tới tương lai rực rỡ.

- Bàn luận:

- Ở nơi đó, chúng ta được thầy cô – người mẹ hiền thứ hai, sẽ dạy dỗ, truyền tải những tri thức khoa học, là hành trang quan trọng theo chúng ta suốt cả cuộc đời.

- Thầy cô còn dạy ta biết yêu thương, biết ứng xử sao cho đúng đắn với mọi người. Không những vậy, trường học là một thế giới thu nhỏ nơi có bạn bè, để cùng sẻ chia niềm vui nỗi buồn, cùng nhau đoàn kết để tạo nên sức mạnh trong mỗi tập thể lớp.

- Ngôi trường là nơi nuôi dưỡng và chắp cánh cho những ước mơ, hoài bão của những cô cậu học trò. Ở thế giới đó, chúng ta được yêu thương và che chở, được học làm người trước khi bước ra cánh cửa cuộc đời rộng lớn và khắc nghiệt hơn. Có thể nói, mái trường như ngôi nhà lớn thứ hai, che chở cho ta trong suốt những năm tháng học trò tươi đẹp...

3. Kết bài: Khẳng định về vai trò của nhà trường trong sự trưởng thành của chúng ta

Trong cuộc đời mỗi con người chắc hẳn ai cũng vấp phải những khó khăn, sự cản trở để bước đến thành công như thất bại trong công việc, gia đình bị đổ vỡ, tình yêu bị phản bội... khi đó có người cảm thấy bất lực trước cuộc sống, họ tìm đến rượu để giải sầu, thậm chí tìm đến cái chết để không phải đối diện với sự thật. Nhưng nhà văn Đặng Thùy Trâm – một cô y tá dũng cảm đã chứng kiến bao nhiêu sự mất mát của đồng chí, đồng đội trong chiến tranh, cô dám đương đầu với sóng gió của cuộc đời và đã đưa ra chân lý sống cho chính bản thân mình: Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố. Chân lý này cũng là lời khuyên, bài học bổ ích, chúng ta có thể lấy làm phương châm sống để sống tốt hơn.

Trước khi hiểu hơn về câu nói của Đặng Thùy Trâm, chúng ta cần hiểu giông tố là gì? Giông tố ở đây dùng để chỉ cảnh gian nan đầy thử thách hoặc việc xảy ra dữ dội, mãnh liệt. Câu nói đó đã khẳng định cuộc đời có thể trải qua nhiều gian nan nhưng chớ cúi đầu trước khó khăn, chớ đầu hàng trước những thử thách mà hãy dũng cảm đối đầu với những thử thách, khó khăn đó.

Chúng ta hãy cùng nhau quay ngược dòng thời gian để trở về với hai cuộc chiến tranh ác liệt nhất trong lịch sử của dân tộc Việt Nam đó là cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ. Cuộc chiến tranh này đã làm cho cả dân tộc ta phải sống trong sự lầm than, cực khổ nhưng vì hòa bình, độc lập, tự do mà cả một thế hệ, cả dân tộc đã đoàn kết đứng lên đấu tranh để lấy lại những gì thuộc về chúng ta. Lòng hy sinh, sự kiên cường, bản lĩnh của người lính, hậu đã giúp đất nước chúng ta vượt qua giông tố để đứng hiên ngang sánh vai với các cường quốc năm châu trên thế giới. Không những thế, toàn thế giới phải nghiêng mình kính phục đất nước nhỏ bé của chúng ta – những con người quả cảm, yêu nước, luôn biết hy sinh lợi ích cá nhân cho lợi ích dân tộc.

Khi đất nước hòa bình, con người trở về với cuộc sống đời thường, mỗi người có một cuộc sống riêng, một nỗi lo riêng. Có người luôn gặp những bất hạnh trong cuộc sống, họ cảm thấy tạo hóa đang đẩy họ đến bước đường cùng, họ tuyệt vọng khi không đạt được ước mơ, họ cảm thấy bất lực khi không lo được cho vợ con một cuộc sống hạnh phúc, có người cảm thấy lạc lõng cô đơn trước cuộc sống hiện tại... Tất cả những điều đó phải chăng là những thử thách của cuộc đời dành cho họ hay là do con người trong cuộc sống ngày nay ngày càng trở nên vô cảm và chính con người đã đẩy mình vào những khó khăn đó. Đứng trước những điều đó, đòi hỏi bản thân mỗi chúng ta cần phải bình tĩnh, phải suy xét và phải mạnh mẽ đương đầu với nó, như thế chúng ta mới không bị những giông tố kia làm hại cuộc đời ta.

Nếu trong chiến tranh cả một thế hệ phải đương đầu với sóng gió, khi hòa bình lập lại, mỗi cá nhân phải tự mình trải qua những thử thách, dù trong hoàn cảnh nào cũng đòi hỏi chúng ta đừng nhụt chí mà hãy bước tới nó, đi qua nó và đạt được thành công. Như vậy, gian nan, thử thách chính là môi trường tôi luyện con người.

Câu nói của Đặng Thùy Trâm đúng với mọi hoàn cảnh, với mọi đối tượng và qua câu nói đó giúp cho chúng ta thấy rằng: Đó là tiếng nói của một lớp trẻ sinh ra và lớn lên trong thời đại đầy bão táp nhưng họ sống thật đẹp và hào hùng, đồng thời câu nói thể hiện một quan niệm nhân sinh tích cực: sống không sợ gian nan, thử thách, phải có nghị lực và bản lĩnh.

24 tháng 8 2019

Không biết từ khi nào, con người gặp lúc khó khăn, đau khổ lại mượn hiện tượng dữ dội của tự nhiên là “giông tố” để ẩn dụ. Không hiểu tại sao khi em bé vừa thoát thai, chưa kịp mở mắt nhìn đời, đã bật thành tiếng khóc? Phải chăng, cuộc sống đâu chỉ có toàn hoa tươi thắm, trải thảm cho ta đi, mà còn có biết bao chuyện bất toàn. Không vì những bất toàn, những lúc không bình yên, hay một cơn giông gió của cuộc đời mà ta dừng bước. Với Đặng Thuỳ Trâm, bằng sự trải nghiệm của đời mình trong bão tô' chiến tranh; bằng nghị lực sống kiên cường và tâm hồn cao đẹp, chị đã đúc kết rằng: “Đời phải trải qua giông tố, nhưng chớ cúi đầu trước giông tố”.

L.Aragông từng viết rằng “Các anh tin hay không lời tôi nói; Tôi đã khổ đau nên có đủ quyền; Dù mặt trời cứ xa, khi người ta bước tới; dù cổ con người nằm trong tay đao phủ; Hai cánh tay bị đinh đóng treo lên; Thì hạnh phúc trên đời vẫn có, và tôi tin”. Đó là biểu hiện về một nghị lực phi thường trước giông tô' cuộc đời giông Đặng Thuỳ Trâm quan niệm. Đó là một bài học quý giá về sự nhận thức cuộc sống và dám đối mặt với nó, để tiếp bước trên những dặm dài của cuộc đời về hướng tươi sáng.

“Giông tố” là những khó khăn, thử thách cùa cuộc đời mà con người phải vượt qua, phải đối mặt với nó. “Chấp nhận” giông tố là biết chấp nhận bão táp của cuộc đời, nhìn thấy được mọi việc khó khăn trước mắt mà không lùi bước, vẫn tiến lên, đi tiếp những con đường đang mở ra đầu chông gai.

 Không cúi đầu trước giông tố” là không dặm chân tại chỗ trước bão táp  phong ba, phải có niềm tin, lạc quan trong cuộc sống, đừng thấy khó khăn mà nản chí, phải cố gắng vươn lên dù cho đầy rẫy những hiểm nguy phía : trước. Chúng ta phải biết chấp nhận giông tô' vì một khi chấp nhận nó thì ta sẽ biết cách để vượt qua bằng chính nghị lực của bản thân, phải biết đối diện với mọi thử thách trong cuộc sống. Trong việc học, khi ta bị điểm kém, có thể trong mỗi chúng ta ai cũng có cảm giác buồn, nhưng khi ta biết chấp nhận nó, cố gắng học tập để vươn lên, rồi mai sau ta sẽ gặt hái được rất nhiều thành quả tốt hơn, và có nhiều kinh nghiệm hơn trong học tập. Nếu ta không chấp nhận giông tố, con người sẽ trở nên lo sợ, yếu đuối trước mọi khó khăn, thử thách ở phía trước, nó sẽ làm ta không tiến đến được những ước mơ xa xôi mà ta mong muốn. Nếu cứ sống mãi trong cảm giác lo sợ trước những cái khó khăn thì con người sẽ không bao giờ hoàn thiện được mình. Nếu không có giông tố trên thế gian này thì sẽ không ai biết được rõ năng lực của mình, con người sẽ sống một cuộc sống bình lặng, êm đềm mà không hề có bão táp, gian lao, mọi thứ sẽ trở nên nhàm chán vì không có thử thách gì đê cho ta vượt qua nó, thể hiện bản thân mình. Chúng ta phải có một ý chí vững mạnh trước những khó khăn, không để bị khuất phục trước nó. Con người sẽ cảm thấy nản chí một khi đứng trước những thất bại, tồi tệ của mình. Con người cần phải đối mặt với nhiều giông tô' nhưng ta vẫn phải vững niềm tin, lạc quan, đô'i mặt với những nghịch cảnh khắc nghiệt mới thấy được sức mạnh của mình. Chúng ta phải có niềm tin với cuộc sông, coi thất bại là mẹ của thành công, vì có thất bại chúng ta mới biết làm việc chăm chỉ hơn, biết cô' gắng bằng chính sức mình để đạt được cái mà mình mong muôn. Người ta chỉ thất bại khi họ không biết đứng lên trên chính thất bại của mình để nỗ lực, phấn đấu hơn. Thomas Edison đã từng nói: “Tôi không bao giờ nản chí vì đối với tôi, mỗi một nỗ lực không thành công là một bước tiến bộ". Con người sống trên đời này ai cũng mắc phải lỗi lầm của mình, nhưng vấn đề là ta phải biết chấp nhận lỗi lầm đó để cố gắng biến nó trở nên tốt đẹp hơn. Không có truyện cổ tích nào đẹp hơn câu chuyện do chính cuộc sống viết nên. Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ những gian lao, hi sinh vất và cuộc đời chẳng có bước đường cùng, chỉ có những ranh giới, cốt là ta có đủ sức mạnh để vượt qua cái ranh giới đó hay không. Hồ Chí Minh từng khổ đau trước giông tô' nô lệ của dân tộc. Và bằng lòng yêu nước nhiệt thành, tình yêu dân tộc tha thiết, bằng trí tuệ tuyệt vời và dặc biệt là nghị lực phi thường, đã mang lại cho dân tộc ta ánh sáng tự do. Một dân tộc như cách nói cùa Nguyễn Đình Thi: “Rũ bùn đứng dậy sáng loà”.

Cuộc sống luôn đem đến cho ta nhiều điều bất ngờ trong đó là những khó khăn, thử thách mà bắt buộc ta phải vượt qua để thành công hơn trong mọi việc và cũng để thành người. Nhìn vào mẹ ta còng lưng trên cánh đồng “một nắng hai sương”, gương mặt khắc khổ và đôi bàn tay khô queo mà nuôi ta thành người; nhìn vào những thanh niên của thời "chinh chiến” đã ngã xuống vì Tổ quốc giữa tuổi thanh xuân; nhìn vào những em thơ vừa học vừa bán hàng rong khắp hang cùng ngõ vắng, và nhiều hình ảnh vượt khó ta từng nghe, từng thấy,... rồi ta sẽ có một bài học nghị lực cho chính mình khi đứng trước “bão giông” của cuộc đời.



#Châu's ngốc

13 tháng 7 2018

a, Những quan điểm, tư tưởng, chủ trương cơ bản mà người viết nói hoặc nêu ra trong bài văn nghị luận.

14 tháng 10 2021

Em tham khảo nhé:

Bạn có biết kim cương - một thứ quý giá vào bậc nhất trên cuộc đời này được tạo ra như thế nào không? Nó phải trải qua quá trình chịu nhiệt độ cao và áp suất cực kỳ lớn mới ra đời được. Điều gì cũng vậy, muốn có thành quả tốt đẹp, tất cả đều phải trải qua những khó khăn. Như Anthony Robbins từng nói: "Khó khăn hôm qua nhào nặn nên con người bạn hôm nay". Khó khăn là những rào cản mà cuộc sống mang lại. Nhiều người nghĩ đó là thứ đáng ghét. Nhưng nếu đường đời bằng phẳng, trơn láng thì thành công đến với bạn không có ý nghĩa gì. Khó khăn thực chất giúp bạn khám phá ra năng lực của bản thân. Nó sẽ "quăng quật, vần vũ" bạn để buộc bạn phải trưởng thành, phải vượt qua. Nick Vuijic sinh ra khó khăn đã ập đến với anh ấy và nó còn theo anh đến suốt cuộc đời. Người ta đâu hình dung được một nhà diễn thuyết như anh đã từng bao lần khóc, mồ hôi rơi và đổ máu để tập luyện, để biến cái không thể thành có thể. Khó khăn ấy nhào nặn một người không lành lặn như thế vẫn đứng sừng sững giữa cuộc đời. Vậy nên bạn đừng bỏ cuộc. Khó khăn không đáng bị ghét như thế, mà đôi khi chúng ta còn phải cảm ơn chúng. Nó mang lại sức mạnh cho ta, nhào nặn ta và lan tỏa đến người khác. Bất cứ ai thành công cũng muốn cảm ơn những khó khăn của cuộc đời!

27 tháng 3 2020

Hiếu thảo với ông bà cha mẹ vốn là một truyến thống quý báu của dân tộc ta, và đây cũng là một trong những phẩm chất tốt đẹp cần có ở con người. Lòng hiếu thảo có nghĩa là kính trọng ông bà, cha mẹ và tổ tiên của mình. Đó còn là hành động yêu thương chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ ông bà khi già yếu và trách nhiệm thờ phụng khi họ qua đời. Hiếu thảo chính là giá trị cốt lõi của và là trung tâm trong hệ thống đạo đức của nho giáo. Nó không chỉ biểu hiện qua tình cảm mà còn biểu hiện trong những hành động cụ thể. Biểu hiện của người có lòng hiếu thảo chính là biết cung kính ông bà cha mẹ, biết vâng lời và làm cho cha mẹ vui lòng. Khi cha mẹ khỏe mạnh thì ngoan ngoãn vâng lời, khi già yếu, ốm đau thì hết lòng chăm sóc phụng dưỡng. Khi cha mẹ nhắm mắt xuôi tay thì thành tâm thờ cúng. Con người chúng ta ai cũng cần phải hiếu thảo với ông bà cha mẹ, họ là những người đã nuôi dưỡng và dạy ta nên người, mỗi con người sinh ra đều có tổ, có tông có nguồn có cội, thân tộc. Chính vì thế chúng ta cần phải biết ơn những người đã sinh thành ra ta, nó còn là lối sống chuẩn mực của dân tộc Việt Nam ta, Nhị thập tứ hiếu luôn là bài học giáo dục đạo đức ngàn đời còn mãi. Sống hiếu thảo là lối sống cao đẹp, biết quý trọng công ơn dưỡng dục của ông bà cha mẹ thể hiện miềm tri ân đối với các bậc sinh thành. Lòng hiếu thảo thể hiện sự bao dung sống có trách nhiệm. Bên cạnh đó, lòng hiếu thảo luôn được mọi người yêu mến, trân trọng và thành công trong cuộc sống và môi trường tràn ngập yêu thương, sự kính trọng đối với các bậc sinh thành. Giá trị của một người con không thể hiện ở sự giàu có sang trọng mà nó chính là ở tấm lòng hiếu thảo. Lòng hiếu thảo thể hiện lối sống trọng tình nghĩa và cũng là nét đẹp cao quý của nên văn hóa Việt Nam.




 

2 tháng 3 2021

Tham khảo:

Bài 1:

 Từ xưa đến nay, đất nước ta đã trải qua bao nhiêu thăng trầm mới có được hòa bình và nền độc lập như hôm nay. Đó là nhờ vào sự nỗ lực cống hiến cũng như tinh thần đoàn kết và lòng yêu nước sâu sắc của mỗi thế hệ. Cho đến ngày nay, lòng yêu nước vẫn luôn là thứ tình cảm thiêng liêng cần được trân trọng và phát triển hơn nữa. Lòng yêu nước là tình yêu đối với quê hương, đất nước; nỗ lực cố gắng không ngừng để dựng xây và phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh hơn. Lòng yêu nước là tình cảm cao cả, thiêng liêng của mỗi người dành cho quê hương đất nước. Đó là yêu sông, yêu núi, yêu làng, yêu xóm, yêu người dân sống trên mảnh đất hình chữ S. Tình cảm ấy đơn giản, gần gũi và nằm ngay trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của mỗi người. Biểu hiện của lòng yêu nước không phải là những thứ quá cao xa, nó nằm ngay ở ý thức và hành động của mỗi người. Trong thời kỳ kháng chiến, lòng yêu nước chính là đứng lên, cầm súng ra trận chiến đấu với kẻ thù. Mọi khó khăn, gian khổ đều không ngần ngại, xông lên phía trước dành lại độc lập tự do cho nhân dân. Lòng yêu nước lúc đó mạnh mẽ và quyết liệt. Đó là tinh thần đoàn kết, giúp đỡ, tương thân tương ái, cùng nhau chống lại kẻ thù. Chiến tranh ác liệt nhưng như Bác Hồ từng nó thì “lòng yêu nước có thể nhấn chìm bè lũ bán nước và cướp nước”. Lòng yêu nước lúc đó chính là cố gắng không ngừng nghỉ, cố gắng ngày và đêm để giữ lấy độc lập của đất nước. Quân thù hung ác nhưng ý chí chiến đấu của nhân dân càng phải quyết tâm. Tình yêu nước nồng nàn và tha thiết đó là vũ khí để chiến thắng kẻ thù. Trong thời bình, lòng yêu nước thể hiện ở việc chung ta xây dựng xã hội chủ nghĩa, mang lại cuộc sống no đủ cho nhân dân và sự vững bền cho đất nước. Tình yêu mà chúng ta dành cho làng quên yên bình, cho những dòng sông đổ nặng phù sa, cho bãi mía nương dâu. Nhà văn Ê ren bua từng nói “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu quê hương tạo nên lòng yêu Tổ quốc”. Những tình yêu tưởng chừng như bình dị như vậy nhưng lại tạo nên một tình yêu lớn lao và cao cả hơn.

Mô hình: Từ... đến (in đậm)
14 tháng 5 2021

1. Mở bài

Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: dẫn dắt câu nói, dẫn dắt vào nội dung.

2. Thân bài

a. Giải thích khái niệm

Đối với đề bài có câu nói: trích dẫn câu nói, phân tích câu nói.

Đối với đề bài không có trích dẫn câu nói (vd: bàn về tính kiên trì): phân tích từ khóa quan trọng.

→ Rút ra ý nghĩa, bài học từ câu nói.

b. Phân tích

Phần phân tích trả lời cho câu hỏi: tại sao? (vd: tại sao có chí thì nên?)

(Lưu ý: đảm bảo trả lời từ 2 - 3 ý trở lên).

c. Chứng minh

Dẫn chứng từ nhân vật (văn học, lịch sử, khoa học xã hội…)

Dẫn chứng từ thực tế đời sống: những tấm gương tiêu biểu từ đời sống.

d. Phản biện

Lật ngược vấn đề:

Đối với đề bài phân tích xuôi (vd: bàn luận về ý kiến: “có chí thì nên”) thì phản biện ngược (những người không có chí thì sẽ…).

Đối với đề bài phân tích ngược (vd: “cái giá của việc đánh mất chữ tín”) thì phản biện xuôi (giữ “chữ tín” sẽ giúp chúng ta có được những gì?)

3. Kết bài

Bài học nhận thức và phương hướng hành động.

Tóm tắt lại vấn đề (kết lại ý nghĩa của văn bản).

Liên hệ bản thân.