K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 3 2019

nghĩa là học không bao giờ là hết

không chắc nha

15 tháng 3 2019

Câu nói của V.I.Lenin đã đề cao vai trò của việc học tập trong cuộc đời của mỗi người. “Học” là hành động tiếp thu kiến thức, cái mới, những điều hay lẽ phải để con người trau đồi bàn thân, vốn trí thức của mình. Tuy nhiên, theo V.I.Lenin, cần phải “Học nữa” tức là học thêm nhiều cái mới mẻ hơn những kiến thức cơ bản ở trường lớp hay sách vở, học tăng lên một trình độ khác khó hơn , rộng hơn để nâng cao trình độ hiểu biết. Và cuối cùng ông khẳng định “Học mãi”, nghĩa là say mê, học hỏi suốt đời, không giới hạn tuổi tác, sức khoẻ, học không ngừng nghỉ, luôn không ngừng tiếp thu thêm mọi điều xung quanh ta. Như vậy, với cách nói tăng tiến, Lenin đã đưa ra một chân lý đanh thép mà đúng đắn vô cùng, đó là trong cuộc sông, con người ta luôn phải không ngừng học tập, rèn luyện, tiếp thu tri thức nhân loại.
 

20 tháng 3 2017

Việc học chưa bao giờ là thừa thãi, những kiến thức ta có chỉ giống như hạt cát giữa đại dương kiến thức bao la. Vì thế chúng ta cần phải luôn luôn biết học hỏi thêm.

* Đó là theo ý kiến của mình :>

20 tháng 12 2018

khuyên chúng ta phải học tập thật nhiều học không mệt mỏi để tạo thành nguồn kiến thức vô tận trong mỗi người để sau này trưởng thành có thể làm chủ mọi công việc, góp phần xây đựng đất nước, xã hội ngày một giàu đẹp văn minh. Đó là một lời khuyên mà mỗi học sinh chúng ta cần nhớ và làm theo.

26 tháng 4 2018

Lời nói là phương tiện để con người trao đổi tư tưởng, tình cảm và kinh nghiệm với nhau (bao gồm cả kinh nghiệm xử thế, lao động sản xuất, học tập…). Vì thế, nó có giá trị đặc biệt trong đời sống. Để khuyên bảo mọi người cách nói năng sao cho đạt hiệu quả cao nhất trong giao tiếp, ông cha ta đã từng căn dặn:

Học ăn, học nói, học gói, học mở.

Trong cuộc sống hằng ngày, con người thường xuyên phải dùng ngôn ngữ làm phương tiện giao tiếp. Nếu biết lựa chọn lời nói thích hợp thì mọi người sẽ hiểu nhau hơn, công việc sẽ thuận tiện hơn, kết quả sẽ cao hơn. Mỗi người bình thường đều có khả năng nói lên mọi điều nhưng có lời hay, lời đẹp mà cúng có lời thô, lời vụng. Chim khôn kêu tiếng rảnh rang, Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe. Ta có thể chọn lựa được lời nói tùy theo ý định và trình độ văn hóa của mình. Ông cha ta hình dung lời nói như một thứ công cụ dê kiếm, dễ chọn trong tầm tay của mọi người. Nếu chọn đúng, lời nói sẽ tạo hiệu quả lớn, còn lựa sai, thì lời nói sẽ làm mất lòng nhau.

Hiệu quả của lời nói đẹp là làm vừa lòng nhau. Lời nói đẹp tạo ra sự cảm thông, sự ăn ý và hiểu biết lẫn nhau. Muốn đạt được mục đích trong giao tiếp. Chúng ta cần phải biết lựa chọn lời nói thích hợp với đối tượng với hoàn cảnh, với sắc thái tình cảm.

Cùng nói về một hiện tượng là cái chết nhưng cố rất nhiều cách diễn đạt khác nhau: sư già đã viên tịch, người chiến sĩ ấy đã hi sinh vì Tổ quốc, ông cụ mới khuất núi… Người có văn hóa khi giao tiếp thường biết lựa chọn cách nói thích hợp. Một lời nói hợp cảnh, hợp tình sẽ làm cho quan hệ thêm tốt đẹp và việc làm thêm hiệu quả. Một lời nói hớ hênh, vô ý sẽ làm hỏng hết mọi dự định. Chọn được những lời nói thích hợp chính là ta đã làm tốt việc lựa lời.

Nhưng để có khả năng lựa lời, chúng ta phải học tập, rèn luyện liên tục, lâu dài. Ông cha ta đã từng để lại nhiều lời khuyên về sự cẩn trọng trong cách nói năng của con người: Ăn phải nhai, nói phải nghĩ, Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

Cần phải chọn lời nói thích hợp, nhưng đúng đắn chứ không phải chỉ quan tâm đến sự đồng tình của người nghe, bởi vì có những khi nói thật mất lòng. Một lời nói êm tai, nhẹ nhàng nhưng giả dối không thể coi là một hành vi giao tiếp đúng đắn. Nói gần nói xa chẳng qua nói thật, lời nói thích hợp trước hết phải là lời nói chân thật, sau đó là lời nói đẹp.

Lời nói là công cụ giao tiếp, lời nói thể hiện phẩm chất, trình độ của mỗi con người. Biết dùng lời nói thích hợp sẽ tạo được hiệu quả tốt trong giao tiếp. Vì vậy, chúng ta cần phải tự rèn luyện cách nói năng văn minh, lịch sự để đạt được mục đích như mong muốn.

Chúc bn hk tốt !

Kb nha ! (Bn = tuổi mik)

 

26 tháng 4 2018

thanks bn nha , chúc bn thi tôt́ nha 

13 tháng 3 2017

Tham khảo bạn nhé!
Dàn ý:

**Mở bài:

- Nêu Ií do cần trao đổi với bạn về việc học Văn.

**Thân bài:

a/ Giải thích tác dụng của Văn học:

- Văn học là sản phẩm tinh thẩn của mỗi dân tộc, là tấm gương phản ánh hiện thực xã hội. Thông qua văn học, chúng ta nhận thức được nhiểu điều bổ ích vể con người và cuộc sống trong quá khứ, hiện tại và tương lai.

- Văn học là món ăn tinh thần không thể thiếu của mỗi người. Nó làm cho tâm hồn thêm phong phú, nhạy cảm; giúp con người hoàn thiện nhân cách. Văn học còn là phương tiện giải trí lành mạnh và bổ lch.

b/ Giải thích sự cẩn thiết của việc học Văn:

- Học Văn là học tiếng mẹ đẻ, học cách diễn đạt lời ăn tiếng nói của dân tộc qua ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Hai điều này rất cần thiết đối với mỗi người.

- Sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong mọi lĩnh vực hoạt động.

- Kĩ nãng nói và viết được sử dụng hằng ngày. Nó là một phương tiện giao tiếp quan trọng (dẫn chứng).

- Học Văn để nâng cao nhận thức, bổi dưỡng tư tưởng, tình cảm, năng lực thẩm mĩ (dẫn chứng). Học Văn cũng là học đạo làm người.

c/ Nâng cao, mở rộng vấn đề:

Tác dụng của việc học tập toàn diện: làm cho con người phát triển cân đổi cả về trí tuệ lẫn tâm hổn, trở thành người hữu ích cho gia đinh và xã hội.

**Kết bài:

- Khẳng định sự cần thiết của việc học Văn.

- Khuyên bạn nên học tốt cả Toán lẫn Văn để trở thành người toàn diện.



23 tháng 3 2017

Văn học là gì và học Văn để làm gì?

Văn học là sáng tạo của con người, vì lợi ích và đời sống con người. Một tác phẩm văn học tốt, hay, trước hết là bồi dưỡng tình đời cho mỗi chúng ta để có thái độ sống cho đúng đắn.

Văn học là tấm gương phản ánh hiện thực xã hội: Thông qua văn hoc chúng ta nhận thức được nhiều điều bổ ích về con người và cuộc sống trong quá khứ cũng như trong hiện tại. Văn học giúp ta hiểu về đời sống một cách đầy đủ hơn.

Văn học là món ăn tinh thần không thể thiếu của mỗi con người. Nó làm tâm hồn, tư tưởng, tình cảm thêm phong phú, nhạy cảm trước cái đẹp, cái thiện, cái thực cùa cuộc đời. Văn học sẽ giúp con người hoàn thiện nhân cách, sống tốt hơn, cao thượng hơn, biết yêu thương mọi người và có ích cho mọi người. Ngoài ra, văn học còn là phương tiện giải trí lành mạnh và bổ ích.

Khẳng định sự cần thiết học Văn

Học Văn trước hết là học tiếng nói, ngôn ngữ của dân tộc, học cách nói, cách viết, cách diễn đạt. Hai điều này rất cần thiết đối với mọi người.

Học Văn sẽ giúp cho chúng ta sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ, tạo điều kiện thuận lợi cho học tập cũng như trong sinh hoạt, làm việc... của mỗi người.

Thông qua học Văn và làm văn, kĩ năng viết văn sẽ được phát triển, nâng cao, từ viết đúng đến viết tốt, viết hay. Năng lực viết văn ngày càng cần thiết cho cuộc sống của mỗi người (dẫn chứng).

Học Văn để nâng cao nhận thức, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, năng lực thẩm mĩ. Học Văn cũng là học đạo làm người.

Bàn luận mở rộng

Trở thành một nhà toán học hoặc một nhà kĩ thuật có trình độ cao là ước mơ chân chính. Trong tình hình đất nước ta đang đổi mới, khoa học kĩ thuật so với thế giới còn lạc hậu thì toán học là cửa ngõ để đi vào kĩ thuật hiện đại.

Mối quan hệ giữa toán học và văn học là điều cần phải bàn bạc. Nếu chỉ chuyên sâu môn Toán mà coi nhẹ môn Văn và các môn học khác thì con người phát triển không toàn diện, không cân đối giữa trí tuệ và tâm hồn, nhất là đối với học sinh phổ thông, trước hết là học sinh tiểu học, trung học cơ sở.

Mỗi con người phải được phát triển toàn diện. Chính trên nền tảng của sự phát triển toàn diện đó, mới có thể đi sâu và đạt thành tựu cao ở một chuyên ngành nào đó thuộc khoa học tự nhiên và kĩ thuật hay khoa học xã hội.



21 tháng 12 2022

nếu học trực tuyến thì chúng em sẽ không thể tiếp thu bài dễ dàng

21 tháng 12 2022

Nếu đặt câu như này nghe sẽ vô lí vì có người hiểu bài có người không.

30 tháng 5 2018

Bài 1: Số HS nữ là: (214 - 18) : 2 = 98

          Số HS nam là: 214 - 98 = 116

Bài 2 : Tổng chiều rộng và chiều dài của hình chữ nhật là: 310 : 2 = 155

          Chiều rộng là: (155 - 35) : 2 = 60

          Chiều dài là: 155 - 60 = 95

30 tháng 5 2018

Cảm ơn bạn nha!

12 tháng 9 2015

7/100

35/100

93/100

60/100

37/100

8/100

11 tháng 5 2016

Trong cuộc sống ai ai cũng đều phải học lễ nghĩa lầm người, trước khi đi khai phá nền tri thức của nhân loại con người cần phải học đạo đức và học lễ nghĩa để có thể trở thành một con người tốt trong xã hội này được, như người xưa đã từng nói “ Tiên học lễ hậu học văn”.

Nghĩa đen của câu tục ngữ này nói tiên cần phải học lễ và hậu học văn, nhưng ý nghĩa sâu xã và hàm ẩn trong câu này người xưa muốn dậy dỗ chúng ta để chúng ta trở thành những con người có đạo đức trong xã hội, trước tiên chúng ta cần phải học đạo đức, học lễ nghi để làm một con người tốt trong xã hội sau đó mới đến lượt chúng ta học văn hóa, học những trí thức của nhân loại, để làm người của xã hội hiện đại. Nhưng trước tiên muốn trở thành những người có ích cho xã hội này chúng ta cần trở thành những con người có đạo đức có văn hóa “tiên học lễ hậu học văn” hãy học văn hóa ứng xử và cách làm người, sau đó mới nghiên cứu chuyên sâu kiến thức từ sách vở từ nhân loại.

  Như Bác Hồ đã từng nói “ người có tài mà không có đức là người vô dụng, người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng chẳng nên” vì vậy trong quá trình học tập và rèn luyện con người không nên nơi lỏng bất cứ 1 việc nào, rèn luyện đạo đức phải đi đôi với việc học tập văn  hóa, mỗi người chúng ta ai ai cũng đều phải tu dưỡng và rèn luyện đạo đức theo tư tưởng của Hồ Chí Minh vị lãnh tụ thiên tài của nước Việt Nam. Từ khi biết nhận thức và trở thành những người công dân của xã hội chúng ta đều phải rèn luyện bản thân và luôn có quá trình đánh giá và tự nhận diện về bản thân xem xét những yếu tố quan trọng để mình có thể trở thành một con người toàn diện cho xã hội này. Ngoài việc chú trọng học tập chúng ta cũng không nơi lỏng việc rèn luyện bản thân , cần phải có đạo đức có văn hóa chúng ta mới thực sự trở thành một con người của xã hội hiện đại này, một xã hội cần có nhưng lễ nghi ứng xử cho phù hợp và cần những con người tài năng cho đất nước.

 

Câu tục ngữ trên rất đúng đắn ở mọi thời đại nó là kim chỉ nan để mọi người học tập và noi theo, câu tục ngữ này không chỉ đúng ở lứa tuổi học sinh mà nó còn đúng với rất nhiều những đối tượng và thành phần khác trong xã hội này, chúng ta cần coi câu tục ngữ này là nền tảng là những bí kíp quý báu để chúng ta học tập và noi theo, đó là những điều đã được ông cha ta để lại và nó đã được tar nghiệm ở mọi thời đại đến nay nó trở thành những bài học vô cùng quý báu cho mỗi con người  chúng ta. Câu tục ngữ này đã che trở và dìu dắt chúng ta để chúng ta trưởng thành nên mỗi ngày và nhờ có câu tuc ngữ này chúng ta mới hiểu được những thứ quý báu trong cuộc sống. Cuộc sống luôn chưa đựng những thử thách và cả những cám dỗ vì vậy nếu chúng ta biết điều chỉnh và hành động đúng đắn chúng ta sẽ trở thành những con người  có ích cho xã hội này.

Có rất nhiều những tấm gương sáng về quá trình rèn luyện đạo đức và học tập văn hóa, nổi bật lên đó là vị lãnh tụ thiên tài của nước Việt Nam, chủ Tịch Hồ Chí Minh người đã rèn luyện đạo đức cá nhân để có thể trở thành một vị lãnh tụ thiên tài của nước Việt Nam, khi rèn luyện và đào tạo đội ngũ cán bộ cách mạng người luôn đề cao tinh thần rèn  luyện đạo đức cách mạng, ngoài rèn luyện về tri thức Bác Hồ luôn luôn coi trọng về đạo đức, người  nói “ muốn làm một đảng viên tốt trước hết phải là những người có đạo đức tốt”, câu đó quả thật rất đúng đắn chúng ta cần phải rèn luyện bản thân và tu dưỡng đạo đức tốt đẹp trước khi trở thành những người tri thức của thời đại.

Là những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường chúng ta cần rèn luyện và tu dưỡng đạo đức để trở thành những người công dân có ích cho xã hội, ngoài việc học tập chúng ta cũng cần phải rèn luyện bản thân , luôn luôn có thái độ phê phán với những hành vi sai lệch chuẩn mực đạo đức bởi đó là những thành phần làm kiềm chế sự phát triển của xã hội.

Câu tục ngữ trên đã để lại rất nhiều bài học quý báu cho mỗi chúng ta, chúng ta cần học tập và phát huy những giá trị to lớn mà câu tục ngữ đó đã để lại, để trở thành người toàn diện chúng ta không ngừng rèn luyện và tu dưỡng bản thân để có thể trở thành những con người có ích cho xã hội hiện đại này.

11 tháng 5 2016

DÀN BÀI THAM KHẢO

I.   Đặt vấn đề

-    Nhân dân ta tử bao đời nay vốn coi trọng đạo lí. Ngay trong lĩnh vực học tập cũng thế.

-    Hiện nay, ở hầu hết trường học, mỗi ngày bước qua cổng trường là người học sinh nhìn thấy ngay một hàng chữ lớn: “Tiên học lễ, hậu học văn”.

-      Câu này có ý nghĩa gì?

II.               Giải quyết vân để

Giải thích câu tục ngữ: “Tiên học lễ, hậu học vãn. ”

-      Học lễ trước, học văn sau.

-    Lễ là cách cư xử, trên tinh thần tôn trọng con người, kính trên nhường dưới trong các mối quan hệ xã hội. Lễ là tính cách là đạo đức của con người trong xã hội.

-    Vănlà văn chương, hiểu biết, kiến thức, kĩ năng giúp người ta có học vấn ngày xưa là để dỗ đạt làm quan phò vua giúp nước. Ngày nay, “ Văn” là kiến thức văn hóa, khoa học kĩ thuật, kĩ năng cần thiết được giảng dạy trong nhà trường.

-      Học lễ trước, học văn saucó ý nghĩa gì?

-      Đạo đức, hạnh kiểm là yểu tố cần được đặt ra trước để dạy dỗ và rèn luyện.

-    Cái đức của người học sinh là điểu cần yếu nhất không thể thiếu, là cơ bản của con người là nền tảng để tiếp thu kiến thức.

-      Vìsao “Tiên học lễ, hậu học văn”?

-    Đạo đức, hạnh kiểm của người học trò quyết định tinh thần, thái độ học tập và cũng quyết định luôn hiệu quả của việc học tập của người ấy.

-    Cũng chính yếu tố này quyết định việc sử dụng năng lực của con người vào cuộc sống thường ngày.

-    Có “văn”, không có “lễ”, có “tàr không có “đứd' thì tác hại đối với xã hội sẽ vô cùng to lớn.

-      Thực hiện tinh thần “Tiên học lễ, hậu học văn”, chúng ta phải làm gì?

-    Đặt việc rèn luyện đạo đức tác phong lên hàng đầu, trên cơ sở đó phát huy học tập nâng cao kiến thức văn hóa, trình độ kĩ thuật và kĩ năng thực hành. Tuy nhiên, nói học lễ trước, học văn sau là nói theo cách nói của người xưa, nhằm nhấn mạnh vào tầm quan trọng của việc học lễ, việc rèn luyện đức hạnh của con người. Ngày nay, chúng ta không tách ra mà tiến hành song song việc rèn luyện đạo đức với việc học tập văn học, sử học và' kiến thức khoa học khác. Ngày nay, việc học lễ được lồng vào việc học văn, 'trong học văn có học lễ để bồi dưỡng con người toàn diện.

III.              Kết thúc vấn để

-     Phải chú ý công việc học tập vì đây là điều kiện giúp ta trở thành người công dân hữu ích cho xã hội mai này.

-     Phẩm chất con người bao giờ cũng tồn tại “đức” và “tài”, “lễ” và “văn”, do đó không thể thiếu được mặt nào cả.