Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Lời nói là phương tiện để con người trao đổi tư tưởng, tình cảm và kinh nghiệm với nhau (bao gồm cả kinh nghiệm xử thế, lao động sản xuất, học tập…). Vì thế, nó có giá trị đặc biệt trong đời sống. Để khuyên bảo mọi người cách nói năng sao cho đạt hiệu quả cao nhất trong giao tiếp, ông cha ta đã từng căn dặn:
Học ăn, học nói, học gói, học mở.
Trong cuộc sống hằng ngày, con người thường xuyên phải dùng ngôn ngữ làm phương tiện giao tiếp. Nếu biết lựa chọn lời nói thích hợp thì mọi người sẽ hiểu nhau hơn, công việc sẽ thuận tiện hơn, kết quả sẽ cao hơn. Mỗi người bình thường đều có khả năng nói lên mọi điều nhưng có lời hay, lời đẹp mà cúng có lời thô, lời vụng. Chim khôn kêu tiếng rảnh rang, Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe. Ta có thể chọn lựa được lời nói tùy theo ý định và trình độ văn hóa của mình. Ông cha ta hình dung lời nói như một thứ công cụ dê kiếm, dễ chọn trong tầm tay của mọi người. Nếu chọn đúng, lời nói sẽ tạo hiệu quả lớn, còn lựa sai, thì lời nói sẽ làm mất lòng nhau.
Hiệu quả của lời nói đẹp là làm vừa lòng nhau. Lời nói đẹp tạo ra sự cảm thông, sự ăn ý và hiểu biết lẫn nhau. Muốn đạt được mục đích trong giao tiếp. Chúng ta cần phải biết lựa chọn lời nói thích hợp với đối tượng với hoàn cảnh, với sắc thái tình cảm.
Cùng nói về một hiện tượng là cái chết nhưng cố rất nhiều cách diễn đạt khác nhau: sư già đã viên tịch, người chiến sĩ ấy đã hi sinh vì Tổ quốc, ông cụ mới khuất núi… Người có văn hóa khi giao tiếp thường biết lựa chọn cách nói thích hợp. Một lời nói hợp cảnh, hợp tình sẽ làm cho quan hệ thêm tốt đẹp và việc làm thêm hiệu quả. Một lời nói hớ hênh, vô ý sẽ làm hỏng hết mọi dự định. Chọn được những lời nói thích hợp chính là ta đã làm tốt việc lựa lời.
Nhưng để có khả năng lựa lời, chúng ta phải học tập, rèn luyện liên tục, lâu dài. Ông cha ta đã từng để lại nhiều lời khuyên về sự cẩn trọng trong cách nói năng của con người: Ăn phải nhai, nói phải nghĩ, Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
Cần phải chọn lời nói thích hợp, nhưng đúng đắn chứ không phải chỉ quan tâm đến sự đồng tình của người nghe, bởi vì có những khi nói thật mất lòng. Một lời nói êm tai, nhẹ nhàng nhưng giả dối không thể coi là một hành vi giao tiếp đúng đắn. Nói gần nói xa chẳng qua nói thật, lời nói thích hợp trước hết phải là lời nói chân thật, sau đó là lời nói đẹp.
Lời nói là công cụ giao tiếp, lời nói thể hiện phẩm chất, trình độ của mỗi con người. Biết dùng lời nói thích hợp sẽ tạo được hiệu quả tốt trong giao tiếp. Vì vậy, chúng ta cần phải tự rèn luyện cách nói năng văn minh, lịch sự để đạt được mục đích như mong muốn.
Chúc bn hk tốt !
Kb nha ! (Bn = tuổi mik)
Tham khảo bạn nhé!
Dàn ý:
**Mở bài:
- Nêu Ií do cần trao đổi với bạn về việc học Văn.
**Thân bài:
a/ Giải thích tác dụng của Văn học:
- Văn học là sản phẩm tinh thẩn của mỗi dân tộc, là tấm gương phản ánh hiện thực xã hội. Thông qua văn học, chúng ta nhận thức được nhiểu điều bổ ích vể con người và cuộc sống trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
- Văn học là món ăn tinh thần không thể thiếu của mỗi người. Nó làm cho tâm hồn thêm phong phú, nhạy cảm; giúp con người hoàn thiện nhân cách. Văn học còn là phương tiện giải trí lành mạnh và bổ lch.
b/ Giải thích sự cẩn thiết của việc học Văn:
- Học Văn là học tiếng mẹ đẻ, học cách diễn đạt lời ăn tiếng nói của dân tộc qua ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Hai điều này rất cần thiết đối với mỗi người.
- Sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong mọi lĩnh vực hoạt động.
- Kĩ nãng nói và viết được sử dụng hằng ngày. Nó là một phương tiện giao tiếp quan trọng (dẫn chứng).
- Học Văn để nâng cao nhận thức, bổi dưỡng tư tưởng, tình cảm, năng lực thẩm mĩ (dẫn chứng). Học Văn cũng là học đạo làm người.
c/ Nâng cao, mở rộng vấn đề:
Tác dụng của việc học tập toàn diện: làm cho con người phát triển cân đổi cả về trí tuệ lẫn tâm hổn, trở thành người hữu ích cho gia đinh và xã hội.
**Kết bài:
- Khẳng định sự cần thiết của việc học Văn.
- Khuyên bạn nên học tốt cả Toán lẫn Văn để trở thành người toàn diện.
Văn học là gì và học Văn để làm gì?
Văn học là sáng tạo của con người, vì lợi ích và đời sống con người. Một tác phẩm văn học tốt, hay, trước hết là bồi dưỡng tình đời cho mỗi chúng ta để có thái độ sống cho đúng đắn.
Văn học là tấm gương phản ánh hiện thực xã hội: Thông qua văn hoc chúng ta nhận thức được nhiều điều bổ ích về con người và cuộc sống trong quá khứ cũng như trong hiện tại. Văn học giúp ta hiểu về đời sống một cách đầy đủ hơn.
Văn học là món ăn tinh thần không thể thiếu của mỗi con người. Nó làm tâm hồn, tư tưởng, tình cảm thêm phong phú, nhạy cảm trước cái đẹp, cái thiện, cái thực cùa cuộc đời. Văn học sẽ giúp con người hoàn thiện nhân cách, sống tốt hơn, cao thượng hơn, biết yêu thương mọi người và có ích cho mọi người. Ngoài ra, văn học còn là phương tiện giải trí lành mạnh và bổ ích.
Khẳng định sự cần thiết học Văn
Học Văn trước hết là học tiếng nói, ngôn ngữ của dân tộc, học cách nói, cách viết, cách diễn đạt. Hai điều này rất cần thiết đối với mọi người.
Học Văn sẽ giúp cho chúng ta sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ, tạo điều kiện thuận lợi cho học tập cũng như trong sinh hoạt, làm việc... của mỗi người.
Thông qua học Văn và làm văn, kĩ năng viết văn sẽ được phát triển, nâng cao, từ viết đúng đến viết tốt, viết hay. Năng lực viết văn ngày càng cần thiết cho cuộc sống của mỗi người (dẫn chứng).
Học Văn để nâng cao nhận thức, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, năng lực thẩm mĩ. Học Văn cũng là học đạo làm người.
Bàn luận mở rộng
Trở thành một nhà toán học hoặc một nhà kĩ thuật có trình độ cao là ước mơ chân chính. Trong tình hình đất nước ta đang đổi mới, khoa học kĩ thuật so với thế giới còn lạc hậu thì toán học là cửa ngõ để đi vào kĩ thuật hiện đại.
Mối quan hệ giữa toán học và văn học là điều cần phải bàn bạc. Nếu chỉ chuyên sâu môn Toán mà coi nhẹ môn Văn và các môn học khác thì con người phát triển không toàn diện, không cân đối giữa trí tuệ và tâm hồn, nhất là đối với học sinh phổ thông, trước hết là học sinh tiểu học, trung học cơ sở.
Mỗi con người phải được phát triển toàn diện. Chính trên nền tảng của sự phát triển toàn diện đó, mới có thể đi sâu và đạt thành tựu cao ở một chuyên ngành nào đó thuộc khoa học tự nhiên và kĩ thuật hay khoa học xã hội.
Hồ Chủ Tịch là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam ta. Người đã để lại nhiều câu nói, lời khuyên quý báu cho thế hệ sau. Trong "Năm điều Bác Hồ dạy", Người đã khuyên "Học tập tốt, lao động tốt". Vậy, học sinh chúng ta ngày nay phải hiểu và vận dụng lời dạy trên như thế nào cho đúng ?
"Học tập tốt" nghĩa là chăm chỉ, cần cù tìm hiểu, học học trong quá trình tiếp thu kiến thức của nhân loại. Và phải biết vận dụng kiến thức ấy vào cuộc sống thực tiễn. Còn "lao động tốt" có nghĩa là mỗi bản thân chúng ta phải tự giác, tự nguyện lao động, làm việc và tuân theo những quy định khi lao động. Vậy tóm lại "học tập tốt, lao động tốt" có thể hiểu là mỗi học sinh trong chúng ta phải không ngừng học hỏi thêm kiến thức mới, và phải chung tay góp sức lao động, làm việc để đất nước ngày một đi lên.
Và lí do để chúng ta phải "học tập tốt, lao động tốt" là gì? Đó là nhiệm vụ và quyền lợi của mỡi học sinh, mỗi người dân. "Học tập tốt" ta sẽ đạt được kết quả cao như mong muốn, thầy cô, cha mẹ sẽ tự hào về ta và học tập tốt cũng là một cách để góp phần vào việc nâng cao dân trí. Đất nước muốn giàu mạnh, phát triển thì không thể thiếu "lao động tốt". Thực hiện theo lời Bác "học tập tốt, lao động tốt" là đã góp một phần vào công cuộc xây dựng và đổi mới nước nhà. Người cũng đã từng nói : "Non song Việt nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có sánh vai với cường quốc Năm Châu đc hay không, đó là nhờ công học tập của các cháu". Câu nói đó đã thể hiện rõ một điều : những học sinh chúng ta sẽ trở thành những chủ nhân của đất nước trong tương lai. Bởi thế nên chỉ có "học tập tốt, lao động tốt" mới giúp chúng ta áp dụng kiến thức vào cuộc sống, phục vụ Tổ Quốc, phục vụ nhân dân.
Bác Hồ là một tấm gương điển hình cho chúng ta noi theo. Người đã cần cù, chăm chỉ học tập và lao động kiên trì, bền bĩ. Kết quả Người đạt được là một vốn kiến thức to lớn và thành công trong việc giải phóng đất nước.
Dân có giàu thì nước mới mạnh, cuộc sống gia đình mới hạnh phúc, ấm êm, đời sống mới ngày càng được nâng cao. Tưởng tượng nếu một xã hội chỉ toàn những người lười nhác, không học tập, không lao động thì xã hội đó có phát triển được hay không? Nhân loại có được những phương tiện văn minh, hiện đại hay không?
Và nhiệm vụ của mỗi học sinh chúng ta là phải xác định rõ mục tiêu, động cơ học tập đúng đắn. Đến trường phải ghi chép bài đầy đủ, tránh học tủ, học vẹt, học đối phó, học và hành phải luôn đi đôi với nhau, học từ những điều cơ bản rồi đến nâng cao, áp dụng những điều học được khi làm việc.
Những kẻ lười biếng, không có mục đích học và làm việc sẽ bị xã hội lên án, chỉ trích.
Mỗi lời dạy của Bác là mỗi bài học đúng đắn cho chúng ta, cho xã hội đang đà phát triển. Nghe theo lời bác, bản thân em sẽ cố gắng "học tập tốt, lao động tốt" để không phụ lòng mong mỏi nơi Bác, gia đình và thầy cô.
Hồ Chủ Tịch là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam ta. Người đã để lại nhiều câu nói, lời khuyên quý báu cho thế hệ sau. Trong "Năm điều Bác Hồ dạy", Người đã khuyên "Học tập tốt, lao động tốt". Vậy, học sinh chúng ta ngày nay phải hiểu và vận dụng lời dạy trên như thế nào cho đúng ?
"Học tập tốt" nghĩa là chăm chỉ, cần cù tìm hiểu, học học trong quá trình tiếp thu kiến thức của nhân loại. Và phải biết vận dụng kiến thức ấy vào cuộc sống thực tiễn. Còn "lao động tốt" có nghĩa là mỗi bản thân chúng ta phải tự giác, tự nguyện lao động, làm việc và tuân theo những quy định khi lao động. Vậy tóm lại "học tập tốt, lao động tốt" có thể hiểu là mỗi học sinh trong chúng ta phải không ngừng học hỏi thêm kiến thức mới, và phải chung tay góp sức lao động, làm việc để đất nước ngày một đi lên.
Và lí do để chúng ta phải "học tập tốt, lao động tốt" là gì? Đó là nhiệm vụ và quyền lợi của mỡi học sinh, mỗi người dân. "Học tập tốt" ta sẽ đạt được kết quả cao như mong muốn, thầy cô, cha mẹ sẽ tự hào về ta và học tập tốt cũng là một cách để góp phần vào việc nâng cao dân trí. Đất nước muốn giàu mạnh, phát triển thì không thể thiếu "lao động tốt". Thực hiện theo lời Bác "học tập tốt, lao động tốt" là đã góp một phần vào công cuộc xây dựng và đổi mới nước nhà. Người cũng đã từng nói : "Non song Việt nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có sánh vai với cường quốc Năm Châu đc hay không, đó là nhờ công học tập của các cháu". Câu nói đó đã thể hiện rõ một điều : những học sinh chúng ta sẽ trở thành những chủ nhân của đất nước trong tương lai. Bởi thế nên chỉ có "học tập tốt, lao động tốt" mới giúp chúng ta áp dụng kiến thức vào cuộc sống, phục vụ Tổ Quốc, phục vụ nhân dân.
Bác Hồ là một tấm gương điển hình cho chúng ta noi theo. Người đã cần cù, chăm chỉ học tập và lao động kiên trì, bền bĩ. Kết quả Người đạt được là một vốn kiến thức to lớn và thành công trong việc giải phóng đất nước.
Dân có giàu thì nước mới mạnh, cuộc sống gia đình mới hạnh phúc, ấm êm, đời sống mới ngày càng được nâng cao. Tưởng tượng nếu một xã hội chỉ toàn những người lười nhác, không học tập, không lao động thì xã hội đó có phát triển được hay không? Nhân loại có được những phương tiện văn minh, hiện đại hay không?
Và nhiệm vụ của mỗi học sinh chúng ta là phải xác định rõ mục tiêu, động cơ học tập đúng đắn. Đến trường phải ghi chép bài đầy đủ, tránh học tủ, học vẹt, học đối phó, học và hành phải luôn đi đôi với nhau, học từ những điều cơ bản rồi đến nâng cao, áp dụng những điều học được khi làm việc.
Những kẻ lười biếng, không có mục đích học và làm việc sẽ bị xã hội lên án, chỉ trích.
Mỗi lời dạy của Bác là mỗi bài học đúng đắn cho chúng ta, cho xã hội đang đà phát triển. Nghe theo lời bác, bản thân em sẽ cố gắng "học tập tốt, lao động tốt" để không phụ lòng mong mỏi nơi Bác, gia đình và thầy cô.
Trên sân trường em có rất nhiều loại cây: cây bàng, cây xà cừ, cây bằng lăng, cây phượng. Loài cây nào cũng có đặc trưng và vẻ đẹp riêng của nó. Nhưng em vẫn thích nhất là cây phượng ở ngay bên dưới cột cờ.
Em không biết cây phượng này có từ bao giờ, chỉ biết từ khi em bước vào ngôi trường này, cây phượng đã sừng sững đứng hiên ngang bên dưới cột cờ. Mỗi mùa hè đến, phượng nở đỏ rực một góc. Cô giáo em vẫn thường bảo rằng màu hoa phượng chính là màu của tuổi học trò. Cây phượng này cao hơn ngôi trường của em học, từng cành, từng lá xum xuê, bao phủ và tạo nên một bóng râm rất mát. Thân cây phượng xù xì, có nhiều con mắt nổi lên ở thân cây. Lá của cây phượng giống như lá của cây me, nhưng nó dài hơn lá cây me một chút.
Ở dưới gốc cây, có những cái rễ rất to và dài bò lan ra ngoài mặt đất như những con rắn đang im lặng nằm ngủ một giấc thật ngon lành. Rễ cây chính là nơi chúng em vẫn ngồi mỗi khi giờ ra chơi. Chúng em nói đủ mọi thứ chuyện và có những trò chơi đặc biệt dưới gốc phượng này. Trò chơi rất thú vị, đó là vẽ một vòng tròn rộng xung quanh cây phượng, chia thành hai nhóm, một nhóm ở trong vòng tròn và một nhóm ở ngoài. Nhóm ở ngoài sẽ đuổi bắt nhóm ở trong, cứ thế chúng em chạy xung quanh gốc phượng không biết mệt mỏi. Mỗi khi có làn gió thổi qua, tán phượng rung rung lên âm thanh rất thích thú. Ánh nắng xuyên qua những tán lá, rọi vào khung cửa sổ lớp em.
Những sáng thứ hai đầu tuần, trường em tổ chức chào cờ, khi ngước mắt lên nhìn lá cờ bay phấp phới trên bầu trời bao la, chúng em cũng thấy những tán phượng đang reo đùa như đang vẫy chào chúng em. Khi mùa hè đến, những chú ve êu râm ran trên những tán cây không chịu ngớt. Vào tháng Năm, hoa phượng bắt đầu nở rộ, màu đỏ của hoa phượng rực cả một góc sân trường. Chúng em thường nhặt lấy từng cánh phượng rơi rụng xuống đất ép vào trang vở thành những chú bướm xinh đẹp nhất. Bạn nào cũng thích thú ép hoa vào trang mở chưa viết gì.
Cây phượng trên sân trường là người bạn của em, em đã có rất nhiều kỉ niệm đối với loại cây này. Có lẽ sau này khi rời xa mái trường này, em vẫn sẽ luôn luôn nhớ đến cây phượng dưới cột cờ này.
Ánh nắng xuyên qua những tán lá, rọi vào khung cửa sổ lớp em.
Chúng em thường nhặt lấy từng cánh phượng rơi rụng xuống đất ép vào trang vở thành những chú bướm xinh đẹp nhất
Chúc học tốt
Nếu là k lấy trên mạng, thì mình khuyên bạn nên tự giác làm đi nhé :D Có thể nhìn mấy tấm dưới để mtả nhé !
Phượng từ lâu đã trở thành một loài cây gắn bó với nhiều học sinh, chứng kiến biết bao buồn vui của tuổi học trò.Mỗi khi nhớ về thời học sinh ngây thơ, hồn nhiên, chúng ta lại không thể nào quên được hình ảnh cây phượng già đứng giữa sân trường như người bảo vệ thầm lặng.
Có lẽ chẳng ai nhớ phượng được trồng ở sân trường từ bao giờ.Thân cây cao và to, học sinh chúng em vẫn thường dang tay ôm lấy thân, phải hai người ôm mới đo hết được thân của phượng.Tán cây xanh và rất rộng, nhìn từ xa như chiếc ô khổng lồ che rợp cả sân trường.Những cây phượng lớn tuổi thì rễ cây trồi cả lên mặt đất, như những chú giun đang bò ngoằn ngoèo.Lá cây nhỏ và có màu xanh như lá me, chỉ cần một cơn gió thổi qua là lá phượng lại rơi lả tả.Cành cây trông như những cánh tay gầy đang vươn tới mây xanh.Mỗi khi nắng chiếu qua tán lá rọi xuống sân trường tạo thành những đốm nắng li ti trông thật đẹp mắt.Hoa phượng được biết đến với tên gọi thân thương: hoa học trò.Mỗi khi hè về, những chú ve đồng hợp xướng khúc ca quen thuộc cũng là lúc hoa phượng bừng nở.Mới ngày nào còn là những nụ hoa chúm chím mà hôm nay phượng đã nở đỏ rực một khoảng trời.Hoa phượng có 5 cánh mỏng như cánh bướm ôm ấp lấy nhụy vàng bên trong.Phượng nở thành từng chùm, vô vàn đóa phượng tạo nên một góc trời đỏ rực, trông xa như những chùm pháo hoa trên bầu trời xanh biếc. Bằng sắc đỏ rực rỡ, phượng thiêu đốt cả một khoảng trời, làm bừng sáng cả một góc sân trường.Vào những buổi sáng ban mai khi mặt trờ chiếu những tia nắng tinh khôi nhất, phượng trông thật tươi mát trong nắng sớm, có thể nhìn thấy cả những giọt sương long lanh đọng lại trên cánh hoa.Sau mỗi trận mưa, màu đỏ của hoa như được dịu bớt, vô số cánh phượng rụng xuống sân trường trong niềm tiếc nuối của học sinh.
Mỗi khi hoa phượng bừng nở là chúng em biết rằng một kì thi nữa lại sắp đến, lòng lo lắng và chăm chỉ ôn bài thật tốt.Phượng đung đưa ngoài ô cửa sổ, thỉnh thoảng ngó vào lớp xem chúng em học bài.Phượng biết cả những nỗi âu lo của học sinh khi mùa thi sắp đến.Giờ ra chơi, học sinh lại chạy ùa xuống sân trường ngồi dưới tán phượng, phượng âu yếm nhìn chúng em học bài hoặc vui đùa những trò chơi tinh nghịch.Mỗi học sinh cuối cấp quên sao được màu hoa phượng ấy khi sắp phải rời xa mái trường thân yêu, chia tay thầy cô, bạn bè và cả cây phượng già.Để rồi khoảnh khắc chia ly dưới gốc phượng sao mà lưu luyến, bịn rịn, trở thành kỉ niệm in sâu trong tâm trí.Người học sinh trao cho nhau những trang lưu bút có ép cánh hoa phượng, những cái ôm ấm áp thay cho lời tạm biệt cuối cùng.Và khi kì nghỉ hè đến, học sinh về hết, chỉ còn phượng đứng lặng lẽ ngắm nhìn sân trường, nhớ làm sao tiếng cười nói trong trẻo của lũ học sinh.
Thời học sinh của mỗi người có lẽ sẽ không thể trọn vẹn nếu thiếu đi cây phượng với màu hoa đỏ rực như lửa cháy mỗi khi hè đến.Phải chăng vì phượng đã chứng kiến biết bao vui buồn cùng những kỉ niệm đẹp của tuổi áo trắng nên nó trở nên thật đặc biệt trong trái tim của người học trò?
Trong cuộc sống ai ai cũng đều phải học lễ nghĩa lầm người, trước khi đi khai phá nền tri thức của nhân loại con người cần phải học đạo đức và học lễ nghĩa để có thể trở thành một con người tốt trong xã hội này được, như người xưa đã từng nói “ Tiên học lễ hậu học văn”.
Nghĩa đen của câu tục ngữ này nói tiên cần phải học lễ và hậu học văn, nhưng ý nghĩa sâu xã và hàm ẩn trong câu này người xưa muốn dậy dỗ chúng ta để chúng ta trở thành những con người có đạo đức trong xã hội, trước tiên chúng ta cần phải học đạo đức, học lễ nghi để làm một con người tốt trong xã hội sau đó mới đến lượt chúng ta học văn hóa, học những trí thức của nhân loại, để làm người của xã hội hiện đại. Nhưng trước tiên muốn trở thành những người có ích cho xã hội này chúng ta cần trở thành những con người có đạo đức có văn hóa “tiên học lễ hậu học văn” hãy học văn hóa ứng xử và cách làm người, sau đó mới nghiên cứu chuyên sâu kiến thức từ sách vở từ nhân loại.
Như Bác Hồ đã từng nói “ người có tài mà không có đức là người vô dụng, người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng chẳng nên” vì vậy trong quá trình học tập và rèn luyện con người không nên nơi lỏng bất cứ 1 việc nào, rèn luyện đạo đức phải đi đôi với việc học tập văn hóa, mỗi người chúng ta ai ai cũng đều phải tu dưỡng và rèn luyện đạo đức theo tư tưởng của Hồ Chí Minh vị lãnh tụ thiên tài của nước Việt Nam. Từ khi biết nhận thức và trở thành những người công dân của xã hội chúng ta đều phải rèn luyện bản thân và luôn có quá trình đánh giá và tự nhận diện về bản thân xem xét những yếu tố quan trọng để mình có thể trở thành một con người toàn diện cho xã hội này. Ngoài việc chú trọng học tập chúng ta cũng không nơi lỏng việc rèn luyện bản thân , cần phải có đạo đức có văn hóa chúng ta mới thực sự trở thành một con người của xã hội hiện đại này, một xã hội cần có nhưng lễ nghi ứng xử cho phù hợp và cần những con người tài năng cho đất nước.
Câu tục ngữ trên rất đúng đắn ở mọi thời đại nó là kim chỉ nan để mọi người học tập và noi theo, câu tục ngữ này không chỉ đúng ở lứa tuổi học sinh mà nó còn đúng với rất nhiều những đối tượng và thành phần khác trong xã hội này, chúng ta cần coi câu tục ngữ này là nền tảng là những bí kíp quý báu để chúng ta học tập và noi theo, đó là những điều đã được ông cha ta để lại và nó đã được tar nghiệm ở mọi thời đại đến nay nó trở thành những bài học vô cùng quý báu cho mỗi con người chúng ta. Câu tục ngữ này đã che trở và dìu dắt chúng ta để chúng ta trưởng thành nên mỗi ngày và nhờ có câu tuc ngữ này chúng ta mới hiểu được những thứ quý báu trong cuộc sống. Cuộc sống luôn chưa đựng những thử thách và cả những cám dỗ vì vậy nếu chúng ta biết điều chỉnh và hành động đúng đắn chúng ta sẽ trở thành những con người có ích cho xã hội này.
Có rất nhiều những tấm gương sáng về quá trình rèn luyện đạo đức và học tập văn hóa, nổi bật lên đó là vị lãnh tụ thiên tài của nước Việt Nam, chủ Tịch Hồ Chí Minh người đã rèn luyện đạo đức cá nhân để có thể trở thành một vị lãnh tụ thiên tài của nước Việt Nam, khi rèn luyện và đào tạo đội ngũ cán bộ cách mạng người luôn đề cao tinh thần rèn luyện đạo đức cách mạng, ngoài rèn luyện về tri thức Bác Hồ luôn luôn coi trọng về đạo đức, người nói “ muốn làm một đảng viên tốt trước hết phải là những người có đạo đức tốt”, câu đó quả thật rất đúng đắn chúng ta cần phải rèn luyện bản thân và tu dưỡng đạo đức tốt đẹp trước khi trở thành những người tri thức của thời đại.
Là những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường chúng ta cần rèn luyện và tu dưỡng đạo đức để trở thành những người công dân có ích cho xã hội, ngoài việc học tập chúng ta cũng cần phải rèn luyện bản thân , luôn luôn có thái độ phê phán với những hành vi sai lệch chuẩn mực đạo đức bởi đó là những thành phần làm kiềm chế sự phát triển của xã hội.
Câu tục ngữ trên đã để lại rất nhiều bài học quý báu cho mỗi chúng ta, chúng ta cần học tập và phát huy những giá trị to lớn mà câu tục ngữ đó đã để lại, để trở thành người toàn diện chúng ta không ngừng rèn luyện và tu dưỡng bản thân để có thể trở thành những con người có ích cho xã hội hiện đại này.
DÀN BÀI THAM KHẢO
I. Đặt vấn đề
- Nhân dân ta tử bao đời nay vốn coi trọng đạo lí. Ngay trong lĩnh vực học tập cũng thế.
- Hiện nay, ở hầu hết trường học, mỗi ngày bước qua cổng trường là người học sinh nhìn thấy ngay một hàng chữ lớn: “Tiên học lễ, hậu học văn”.
- Câu này có ý nghĩa gì?
II. Giải quyết vân để
Giải thích câu tục ngữ: “Tiên học lễ, hậu học vãn. ”
- Học lễ trước, học văn sau.
- Lễ là cách cư xử, trên tinh thần tôn trọng con người, kính trên nhường dưới trong các mối quan hệ xã hội. Lễ là tính cách là đạo đức của con người trong xã hội.
- Vănlà văn chương, hiểu biết, kiến thức, kĩ năng giúp người ta có học vấn ngày xưa là để dỗ đạt làm quan phò vua giúp nước. Ngày nay, “ Văn” là kiến thức văn hóa, khoa học kĩ thuật, kĩ năng cần thiết được giảng dạy trong nhà trường.
- Học lễ trước, học văn saucó ý nghĩa gì?
- Đạo đức, hạnh kiểm là yểu tố cần được đặt ra trước để dạy dỗ và rèn luyện.
- Cái đức của người học sinh là điểu cần yếu nhất không thể thiếu, là cơ bản của con người là nền tảng để tiếp thu kiến thức.
- Vìsao “Tiên học lễ, hậu học văn”?
- Đạo đức, hạnh kiểm của người học trò quyết định tinh thần, thái độ học tập và cũng quyết định luôn hiệu quả của việc học tập của người ấy.
- Cũng chính yếu tố này quyết định việc sử dụng năng lực của con người vào cuộc sống thường ngày.
- Có “văn”, không có “lễ”, có “tàr không có “đứd' thì tác hại đối với xã hội sẽ vô cùng to lớn.
- Thực hiện tinh thần “Tiên học lễ, hậu học văn”, chúng ta phải làm gì?
- Đặt việc rèn luyện đạo đức tác phong lên hàng đầu, trên cơ sở đó phát huy học tập nâng cao kiến thức văn hóa, trình độ kĩ thuật và kĩ năng thực hành. Tuy nhiên, nói học lễ trước, học văn sau là nói theo cách nói của người xưa, nhằm nhấn mạnh vào tầm quan trọng của việc học lễ, việc rèn luyện đức hạnh của con người. Ngày nay, chúng ta không tách ra mà tiến hành song song việc rèn luyện đạo đức với việc học tập văn học, sử học và' kiến thức khoa học khác. Ngày nay, việc học lễ được lồng vào việc học văn, 'trong học văn có học lễ để bồi dưỡng con người toàn diện.
III. Kết thúc vấn để
- Phải chú ý công việc học tập vì đây là điều kiện giúp ta trở thành người công dân hữu ích cho xã hội mai này.
- Phẩm chất con người bao giờ cũng tồn tại “đức” và “tài”, “lễ” và “văn”, do đó không thể thiếu được mặt nào cả.
Sự ra đời của Lịch pháp và Thiên văn học
Những tri thức Thiên văn học và Lịch pháp học ra đời vào loại sớm nhất ở các quốc gia cổ đại phương Đông. Nó gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp. Để cày cấy đúng thời vụ, những người nông dân luôn phải “trông trời, trông đất”. Dần dần, họ biết đến sự chuyển động của Mặt Trời, Mặt Trăng. Đó là những tri thức đầu tiên về thiên văn. Từ tri thức đó, người phương Đông sáng tạo ra lịch. Vì vậy, lịch của họ là nông lịch, một năm có 365 ngày được chia thành 12 tháng.
Đây cũng là cơ sở để người ta tính chu kì thời gian và mùa. Thời gian được tính bằng năm, tháng, tuần, ngày. Năm lại có mùa ; mùa mưa là mùa nước lên, mùa khô là mùa nước xuống, mùa gieo trồng đất bãi. Thời đó, con người còn biết đo thời gian bằng ánh sáng mặt trời và tính được mỗi ngày có 24 giờ.
Thiên văn học sơ khai và lịch đã ra đời như thế.
b) Chữ viết
Sự phát triển của đời sống làm cho quan hệ của xã hội loài người trở nên phong phú và đa dạng ; người ta cần ghi chép và lưu giữ những gì đã diễn ra. Chữ viết ra đời bắt nguồn từ nhu cầu đó. Chữ viết là một phát minh lớn của loài người.
Các cư dân phương Đông là người đầu tiên phát minh ra chữ viết. Vào khoảng thiên niên kỉ IV TCN, chữ viết đã xuất hiện ở Ai Cập và Lưỡng Hà.
Lúc đầu, chữ viết chỉ là hình vẽ những gì mà họ muốn nói, sau đó họ sáng tạo thêm những kí hiệu biểu hiện khái niệm trừu tượng. Chữ viết theo cách đó gọi là chữ tượng hình. Người Trung Hoa xưa vẽ để chỉ ruộng, vẽ để chỉ cây và vẽ để chỉ rừng.
Người Ai Cập xưa vẽ để chỉ nhà, vẽ chỉ móm, vẽ để chỉ Mặt Trời...
Sau này, người ta cách điệu hoá chữ tượng hình thành nét và ghép các nét theo quy ước để phản ánh ý nghĩ của con người một cách phong phú hơn gọi là chữ tượng ý. Chữ tượng ý chưa tách khỏi chữ tượng hình mà thường được ghép với một thanh để phản ánh tiếng nói, tiếng gọi có âm sắc, thanh điệu của con người.
Nguyên liệu được dùng để viết của người Ai Cập là giấy làm bằng vỏ cây papirút. Người Su-me ở Lưỡng Hà dùng một loại cây sậy vót nhọn làm bút viết lên trên những tấm đất sét còn ướt rồi đem phơi nắng hoặc nung khô. Người Trung Quốc lúc đầu khắc chữ trên xương thú hoặc mai rùa, về sau họ đã biết kết hợp một số nét thành chữ và viết trên thẻ tre hay trên lụa.
c) Toán học
Do nhu cầu tính toán lại diện tích ruộng đất sau khi ngập nước, tính toán trong xây dựng, nên Toán học xuất hiện rất sớm ở phương Đông.
Lúc đầu, cư dân phương Đông biết viết chữ số từ 1 đến 1 triệu bằng những kí hiệu đơn giản. Người Ai Cập cổ đại rất giỏi về hình học. Họ tính được số Pi (71) bằng 3,16 ; tính được diện tích hình tròn, hình tam giác, thể tích hình cầu v.v... Còn người Lưỡng Hà giỏi về số học. Họ có thể làm các phép cộng, trừ, nhân, chia cho tới một triệu. Chữ số mà ta dùng ngày nay, quen gọi là chữ số A-rập, kể cả số 0, là thành tựu lớn do người Ấn Độ tạo nên.
Những hiểu biết về toán học của người xưa đã để lại nhiều kinh nghiệm quý, chuẩn bị cho bước phát triển cao hơn ở thời sau.
d) Kiến trúc
Trong nền văn minh cổ đại phương Đông, nghệ thuật kiến trúc phát triển rất phong phú.
Nhiều di tích kiến trúc cách đây hàng nghìn năm vẫn còn lưu lại như Kim tự tháp ở Ai Cập, những khu đền tháp ở Ấn Độ, thành Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà ...
Những công trình cổ xưa này là những kì tích về sức lao động và tài năng sáng tạo của con người.
Việc học chưa bao giờ là thừa thãi, những kiến thức ta có chỉ giống như hạt cát giữa đại dương kiến thức bao la. Vì thế chúng ta cần phải luôn luôn biết học hỏi thêm.
* Đó là theo ý kiến của mình :>
khuyên chúng ta phải học tập thật nhiều học không mệt mỏi để tạo thành nguồn kiến thức vô tận trong mỗi người để sau này trưởng thành có thể làm chủ mọi công việc, góp phần xây đựng đất nước, xã hội ngày một giàu đẹp văn minh. Đó là một lời khuyên mà mỗi học sinh chúng ta cần nhớ và làm theo.