chàng bèn theo lời.....biến đi mất
a) xác định lời dẫn trong đoạn văn cho bik cách đóa lè cách nèo? vì seo
b) viết lại đoạn văn với cách dẫn khác
c) từ lời dẫn em hiểu j về nhân vật
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em tham khảo:
Tôn sư trọng đạo là phẩm chất và truyền thống quý báu tốt đẹp mà ông cha ta vẫn thường hay khuyên dạy con cháu của mình. Tôn sư trọng đạo là kính trọng thầy cô giáo, những người đã có công dạy dỗ và truyền đạt kiến thức cho mình. Ông cha ta từng dạy là:"Một chữ cũng thầy, mà nửa chữ cũng thầy"(Lời dẫn trực tiếp). Sự dạy dỗ của thầy cô chính là công ơn mà các học sinh, học trò phải khắc ghi sâu vào trong lòng mình. Chính nhờ những sự dạy dỗ ấy đã chắp cánh ước mơ cho bao thế hệ học trò khác nhau. Các em được xây dựng nền móng kiến thức, truyền cảm hứng, nghị lực và chắp cánh ước mơ để bay đến những phương trời mới lạ. Tôn trọng và biết ơn thầy cô giáo chính là 1 truyền thống tốt đẹp của dân tộc VN ta. Chính vì vậy truyền thống và tôn sư trọng đạo là phẩm chất quý báu và tốt đẹp của dân tộc ta vì nó giúp duy trì xã hội được tốt đẹp và văn minh hơn. Và nó cần trang bị ở mỗi học sinh để bất cứ học sinh nào cũng trở thành con ngoan trò giỏi.
Em tham khảo:
Vua Quang Trung rất sáng suốt trong việc nhận định thời cuộc, ông không chỉ tính sẵn "phương lược tiến đánh" (dẫn trực tiếp) mà còn tính sẵn cả kế hoạch ngoại giao sau khi chiến thắng để "dẹp việc binh đao"; sáng suốt trong việc xét đoán và dùng người, khen chê đúng người đúng việc. Lời phủ dụ quân lính của ông như một bài hịch ngắn, ý tứ chặt chẽ, sâu xa, có tác dụng khích lệ lòng yêu nước của nghĩa quân. Quang Trung đặc biệt sáng suốt, nhạy bén trong việc dùng binh: Cuộc hành binh thần tốc do nhà vua chỉ huy cho đến nay vẫn làm chúng ta không khỏi kinh ngạc. Chỉ trong 5 ngày, ông vừa tuyển quân, vừa tổ chức đội ngũ, duyệt binh, vừa hành quân đi bộ từ Huế ra Thăng Long, ông hoạch định trong 7 ngày sẽ vào ăn mừng chiến thắng ở Thăng Long, nhưng chỉ mới 5 ngày, quân Thanh đã đại bại, quân Tây Sơn thắng lợi lẫy lừng. Tài dụng binh như thần đã chứng tỏ trí tuệ phi thường của người anh hùng(TG chính phụ) áo vải Nguyễn Huệ.Từ đó, ta có thể thấy được Vua Quang Trung là người có trí tuệ sáng suốt, có tầm nhìn xa trông rộng.
Tham Khảo
Qua truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa", Nguyễn Thành Long đã xây dựng thành công nhân vật anh thanh niên với đầy đủ phẩm chất của một con người. Trước tiên anh thanh niên này đẹp ở tấm lòng yêu đời, yêu nghề, ở tinh thần trách nhiệm cao với công việc lắm gian khổ của mình. Trong lời giới thiệu với ông hoạ sỹ già và cô gái, bác lái xe gọi anh là “người cô độc nhất thế gian”(lời dẫn trực tiếp). Đã mấy năm nay anh “sống một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m bốn bề chỉ có cỏ cây và mây mù lạnh lẽo”(lời dẫn trực tiếp).. Vậy mà anh rất yêu công việc của mình. Công việc vất vả, có những đóng góp quan trọng cho đất nước nhưng người thanh niên hiếu khách và sôi nổi ấy lại rất khiêm tốn. Anh cảm thấy đóng góp của mình bình thường, nhỏ bé so với bao người khác. Bởi thế anh ngượng ngùng khi ông hoạ sỹ già phác thảo chân dung mình vào cuốn sổ tay anh thanh niên này thật đáng yêu ở nỗi “thèm người ”, (Câu ghép) lòng hiếu khách đến nồng nhiệt và sự quan tâm đến người khác một cách chu đáo. Ngay từ những phút gặp gỡ ban đầu , lòng mến khách, nhiệt tình của anh đã gây được thiện cảm tự nhiên đối với người hoạ sỹ già và cô kỹ sư trẻ
THAM KHẢO
Trong báo chính trị tại đại hội đại biểu lần thứ 2 của đảng đã trích lại lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: " Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc vì các vị ây tiêu biểu cho 1 vị dân tộc anh hùng". Thật vậy, lời căn dặn của Người là hoàn toàn đúng. Để được sống trong hòa bình, hưởng một cuộc sống trọn vẹn như ngày hôm nay, đã có biết bao nhiêu người anh hùng dân tộc nagx xuống. Họ nguyện hi sinh, nguyện đổ máu trên thao trường, nguyện rời mái ấm, nguyện rời những người thân thương của mình để cống hiến, để đấu tranh đem lại hòa bình cho dân tộc. Việc làm của họ xuất phát từ trái tim, từ chính lòng yêu nước, từ chính ngọn lửa sục sôi, căm thù giặc trong họ. Các anh không cần sự đền ơn hay ghi nhớ công lao của tất cả chúng ta - những người được ở lại, những người được sống trong nền hòa bình. Nhưng truyền thống của người Việt Nam ta là gì "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây". Chúng ta được sống yên bình như ngày hôm nay mà lại không biết nhớ đến những vị anh hùng đã hi sinh tính mạng mình. Thử hỏi xem việc làm ấy có đáng được trân trọng hay không? Là một học sinh, tôi luôn làm theo những lời căn dặn của chủ tịch Hồ Chí Minh và nguyện dâng hiến sức nhỏ bé của mình để cống hiến cho nước nhà.