Câu 1: Để sát trùng các món ăn cần rau sống em có thể ngâm rau trong dung dịch muối ăn loãng 10-15 phút. Khả năng diệt khuẩn của dung dịch muối ăn là do đâu?
Câu 2: Vì sao ở các công viên, khách sạn lớn thường xây dựng các bể phun nước nhân tạo?
Câu 3: Giải thích hiện tượng khi các cầu thủ bóng đá bị đau thì nhân viên y tế chỉ cần phun thuốc vào chỗ bị thương là cầu thủ có thể thi đấu tiếp được?
Câu 4:Vì sao sau cơn mưa dông không khí trở nên trong lành và mát mẻ hơn?
Câu 5: Vì sao khi đốt xăng, cồn thì cháy hết còn khi đốt gỗ, than đá thì còn lại tro?
Câu 6: Vì sao trước khi thi đấu các vận động viên thường xoa bột trắng vào tay?
Câu 7: Tại sao khi nấu nước giếng lâu ngày thấy xuất hiện lớp cặn ở đáy ấm? Cách tẩy lớp cặn này như thế nào?
Câu 8: Vì sao khi mở bình nước ngọt có ga lại có nhiều bọt khí thoát ra?
Câu 9: Vì sao không nên đổ nước vào axit sunfuric đậm đặc mà chỉ có thể đổ axit sunfurix đậm đặc vào nước?
Câu 4:
Nước mưa đã gột sạch bụi bẩn làm bầu không khí được trong sạch.
Trong cơn giông đã xảy ra phản ứng tạo thành ozon từ oxi:
3O\(_2\) → 2O\(_3\)
Ozon sinh ra là chất khí màu xanh nhạt, mùi nồng, có tính oxi hóa mạnh. Ozon có tác dụng tẩy trắng và diệt khuẩn mạnh. Khi nồng độ ozon nhỏ, người ta cảm giác trong sạch, tươi mát.
Do vậy sau cơn mưa giông trong không khí có lẫn ít ozon làm cho không khí trong sạch, tươi mát.
Câu 5:
Bởi vì so với gỗ và than đá thì xăng và cồn là những hợp chất hữu cơ có độ thuần khiết cao. Khi đốt xăng và cồn chúng sẽ cháy hoàn toàn tạo thành CO2 và hơi H2O, tất cả chúng đều bay vào không khí. Xăng tuy là hỗn hợp nhiều hiđrocacbon, nhưng chúng là những chất dễ cháy. Vì vậy cho dù ở trạng thái hỗn hợp nhưng khi đốt đều cháy hết.
Với than đá và gỗ thì lại khác. Cả hai vật liệu đều có những thành phần rất phức tạp. Những thành phần của chúng như xenlulozơ, bán xenlulozơ, gỗ, nhựa là những hợp chất hữu cơ dễ cháy và có thể “cháy hết”. Nhưng gỗ thường dùng cón có các khoáng vật. Những khoáng vật này đều không cháy được.Vì vậy sau khi đốt cháy gỗ sẽ còn lại và tạo thành tro.
Than đá cũng vậy. Trong thành phần than đá ngoài cacbon và các hợp chất hữu cơ phức tạp còn có các khoáng là các muối silicat. Nên so với gỗ khi đốt cháy than còn cho nhiều tro hơn.