K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 3 2019

Câu tục ngữ đã bàn về mối quan hệ nhân-quả trong cuộc sống. “Ở hiền” tức là sống một cách tử tế, hiền lành, làm những điều tốt đẹp, không xấu xa, phạm pháp,...”Lành” ở đây mang nghĩa là những thành quả, niềm vui, hạnh phúc mà ta đạt được khi sống thiện lành. Như vậy, qua câu tục ngữ ngắn gọn mà sâu sắc kia, ông cha ta đã gửi gắm một bài học đạo lý giàu ý nghĩa. Trong cuộc sống, khi con người ta ăn ở tốt, làm những điều tốt đẹp, sống hiền lành, nhân hậu, có ích với cuộc đời thì sẽ được đền đáp thành quả một cách xứng đáng, nhận được những may mắn, thành công.

6 tháng 3 2019

Từ xa xưa, ông cha ta đã đúc rút biết bao những bài học hay, giàu ý nghĩa trong cuộc sống. Và một trong số đó chính là bài học về mối quan hệ nhân - quả, về cách làm người phải sống có tâm, có ích, ăn ở tốt thì mới có thể gặp được những điều tốt đẹp. Phải chăng vì thế ông cha ta đã có câu “Ở hiền gặp lành”.

Chỉ với 4 chữ ngắn gọn, cùng cách nói khẳng định, “ở hiền” có thể hiểu là sống hiền lành, tốt bụng, sống có ích, có ý nghĩa , không làm những điều xấu xa, trái với quy luật. “Gặp lành” tức là gặp được, đạt được những điều tốt, sự thành công, niềm vui, sự đền đáp từ cuộc sống hoặc chính những người xung quanh. Có thể nói, thế hệ trước đã nhắn nhủ với thế hệ sau một quan niệm đạo lý thật lớn lao, đạo lý về việc sống có tâm, sống tốt đẹp, luôn vị tha, giúp đỡ người khác thì ắt sẽ đạt được những điều lành, được đền đáp một cách xứng đáng. 
Thế giới này không phải là của riêng một ai. Mỗi người chúng t là một cá thể trong mỗi tập thể của thế giới bao la, rộng lớn này. Vì thế, việc đối nhân xử thế, là một điều rất quan trọng. Khi ta đối xử tốt, giúp đỡ với người khác, ta cũng sẽ nhận lại được sự giúp đỡ tương tự vào lần sau; khi ta làm một việc tốt, tâm hồn ta thanh thản; khi ta chấp hành theo một luật lệ nào đó, ta sẽ đem lại sự an toàn cho bản thân,...Điềm lành có thể với mỗi người, mỗi hoàn cảnh sẽ là khác nhau, dù là lớn hay nhỏ. Đơn giản, như việc ta dừng đèn đỏ theo đúng quy định , đó cũng là một minh chứng cho việc bạn đã “ở hiền”, và điềm lành đến với bạn là gì? Đó à bạn đã tránh được nguy cơ xảy ra tai nạn cho bản thân và cho người khác. Nghe có vẻ đơn giản, nhưng hãy thử nghĩ đến việc nếu bạn thử không dừng đèn đỏ thì biết đâu bạn đã gây ra một tai nạn nào đó mà thiệt hại lại lớn vô cùng. Đó chính là một minh chứng cơ bản cho việc “Ở hiền thì gặp lành”

Từ xa xưa, trong mỗi câu chuyện bà kể, tôi đều được nghe về các ông bụt, bà tiên đã hiện ra và giúp đỡ cô Tấm, nàng lọ lem ngay khi họ tuyệt vọng nhất. Bà tôi nói rằng, đó là vì họ là những con người lương thiện , có tấm lòng nhân hậu, vị tha nên khi gặp khó khăn, họ ắt sẽ nhận được sự giúp đỡ, và được đền đáp một cách xứng đáng. Tuy ở cuộc sống hiện đại này, chúng ta cũng chẳng phải cô Tấm hay nàng lọ lem ấy, thế nhưng, chân lý “ Ở hiền gặp lành” vẫn hoàn toàn đúng đắn và có ý nghĩa. Chẳng ai mà không yêu quý những con người sống lương thiện, giàu lòng vị tha, luôn giúp đỡ những người xung quanh, nó đen lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho tất cả mọi người.

Tất nhiên, trong xã hội ngày hôm nay, không phải cứ hoàn toàn ai “ở hiền” thì sẽ “gặp lành”, nhất là trong một xã hội mà vẫn còn đầy rẫy những cạm bẫy, tệ nạn, mối nguy hiểm. Bạn không thể cứ hiền lành, cổ vũ, giúp đỡ những kẻ xấu xa, những điều sai trái trong xã hội. Ta cần phải tỉnh táo, phân biệt được đâu là đúng đâu là sai, để xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn. Bên cạnh đó, những con người mà sống ích kỷ, xấu xa, là mối nguy hại của xã hội thì ắt cũng sẽ bị trừng phạt và nhận kết cục xứng đáng. Giống như hai mẹ con Lý Thông trong truyện cổ tích Thạch Sanh hay mẹ con Cám trong câu chuyện Tấm Cám vậy. Muốn “ ở hiền” để “gặp lành” thì phải xuất phát từ chính trái tim, từ cái tâm của chính mình, thay vì chạy theo số đông, làm những việc để mưu cầu lợi ích vì “gieo nhân nào, gặt quả nấy”.

Mối quan hệ nhân quả trong cuộc sống dù là với bất kỳ ai, bất kỳ thời đại nào cũng vẫn luôn đúng đắn. Thế hệ chúng ta hôm nay, cần giữ gìn và phát huy những bài học đạo lý muôn đời của ông cha ta.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
25 tháng 12 2023

- Những câu tục ngữ thể hiện ý nghĩa một cách trực tiếp: (1), (2), (3), (4), (5), (6), (7), (8), (11), (12), (13).

- Những câu tục ngữ thể hiện ý nghĩa qua hình ảnh có tính chất ẩn dụ: (9), (10), (14), (15).

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
25 tháng 12 2023

- Ý nghĩa của câu tục ngữ số 11 và số 12 không loại trừ nhau.

- Em rút ra được bài học từ hai câu tục ngữ đó: cần phải học tập từ cả thầy và bạn.

11 tháng 10 2016

để so sánh và chỉ có những hình ảnh vĩ đại ấy (núi Thái Sơn, nước trong nguồn) mới diễn tả nổi. Thái Sơn là một ngọn núi cao và đẹp nổi tiếng ở Trung Quốc, tượng trưng cho những gì lớn lao, vĩ đại trong văn chương. Khi so sánh Công cha như núi Thái Sơn, nhân dân ta muôn nhấn mạnh công lao của người cha trong việc nuôi dạy con cái trưởng thành. Còn hình ảnh nước trong nguồn chảy ra khẳng định tình yêu thương vô hạn của người mẹ đối với đàn con.

Người xưa ví công cha với ngọn núi cao chất ngất, còn nghĩa mẹ lại so sánh với nước trong nguồn bất tận. Đọc kĩ bài ca dao, ta sẽ ngạc nhiên trước chi tiết rất tinh tế, sâu sắc này. Nhà thơ dân gian đã khai thác sự khác biệt về tâm lí và cách biểu hiện tình cảm của cha mẹ và sự cảm nhận của các con mà chọn hình ảnh so sánh cho hợp lí. Vì thế chữ công hướng về cha, chữ nghĩa hướng về mẹ. Hình ảnh núi và nước nguồn phù hợp với vai trò và vị trí của cha mẹ đối với con cái nhưng cả hai đều tượng trưng cho sự lớn lao, vô cùng, vô tận.

15 tháng 10 2016

bạn ko đọc kĩ câu hỏi à.chỉ kể ra lỗi sai và sửa lại thôi mà,sao dài thế

 

 

26 tháng 5 2016

Môi hở răng lạnh : 
(Nghĩa đen) Hai môi không khép kín sẽ khiến gió lùa vào miệng khiến răng bị lạnh hay tê buốt. 

(Nghĩa bóng) Những người thân thuộc phải nhờ cậy và giúp đỡ lẫn nhau, nếu không sẽ tổn hại cho nhau. 
 

26 tháng 5 2016

Môi và răng là hai bộ phận của cơ thể, gắn liền với nhau, có liên quan với nhau. Hành động của người này có ảnh hưởng đến người khác. Ý nói anh em tình nghĩa ruột già, nghĩa tình đồng bào một nước nên che chở đùm bọc lấy nhau. Còn có câu: Máu chảy ruột mềm Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ...

Chuyện kể:

Một hôm, hàm răng mắng nhiếc cái môi rằng:

- Ngươi suốt ngày cứ ngậm miệng ăn tiền, nhưng hễ có miếng gì ăn được là ngươi chực sẵn thừa cơ mở miệng ra là đớp trước. Còn ta suốt ngày phải nhai đến mỏi cả hàm.

Cái môi tức giận bảo:

- Ta sinh trước, ta che chở cho mi. Mi sinh sau, chỉ có việc nhai, của ngon vật lạ mi dùng cả, còn tị nỗi gì.

Hàm răng cãi:

- Ta suốt ngày ở trong, bị ngươi che lấp cả, chỉ khi vui cười, ngươi mới mở miệng ra. Thành thử ai người ta biết được răng ta đen hay trắng.

Cái môi giận quá mới bảo:

- Mi có thích ta suốt ngày mở miệng ra cho người ta nhìn thấy mi không? Được, ta sẽ chiều theo ý mi.

Từ đấy, cái môi cứ cong lên, hở ra mà cười suốt ngày.

Mùa đông gió lạnh, cái môi càng cong lên. Nó ngày ngày buôn chuyện với mọi người.

Chỉ chờ có thế, cô gió lợi dụng lúc môi cong lên, hở hoác liền chui vào trong mồm. Hàm răng bị gió rét làm tê buốt cả chân răng. Lúc ấy, nó mới kêu:

- Chị môi ơi, ngậm miệng lại đi. Cứ thế này thì răng tôi lạnh lắm.

Người ta biết cái quy luật của đời thì cũng biết thêm cái thân phận mình, hiềm tị nhau biết đâu lại mang cái vạ vào mình. Ở đời anh em, cha mẹ, bạn bè, làng xóm, rộng ra là đồng bào phải biết yêu thương, đùm bọc nhau. Môi với răng gắn với nhau như anh em ruột thịt nên có câu: “Như môi với răng” là vậy.

Theo Đi tìm điển tích thành ngữ của Tiêu Hà Minh - NXB Thông tấn

19 tháng 12 2016

Cac cau ca dao,tuc ngu noi tren co lien quan den bai hoc"Doan ket tuong tro".

-Y nghia:-Song doan ke,tuong tro se giup chung ta de dang hoa nhap,hop tac voi moi nguoi xung quanh va se duoc moi nguoi yeu quy.

-Tao nen suc manh vuot qua moi kho khan.

-Doan ket tuong tro la truyen thong quy bau cua dan toc ta.

11 tháng 5 2016

Trong cuộc sống ai ai cũng đều phải học lễ nghĩa lầm người, trước khi đi khai phá nền tri thức của nhân loại con người cần phải học đạo đức và học lễ nghĩa để có thể trở thành một con người tốt trong xã hội này được, như người xưa đã từng nói “ Tiên học lễ hậu học văn”.

Nghĩa đen của câu tục ngữ này nói tiên cần phải học lễ và hậu học văn, nhưng ý nghĩa sâu xã và hàm ẩn trong câu này người xưa muốn dậy dỗ chúng ta để chúng ta trở thành những con người có đạo đức trong xã hội, trước tiên chúng ta cần phải học đạo đức, học lễ nghi để làm một con người tốt trong xã hội sau đó mới đến lượt chúng ta học văn hóa, học những trí thức của nhân loại, để làm người của xã hội hiện đại. Nhưng trước tiên muốn trở thành những người có ích cho xã hội này chúng ta cần trở thành những con người có đạo đức có văn hóa “tiên học lễ hậu học văn” hãy học văn hóa ứng xử và cách làm người, sau đó mới nghiên cứu chuyên sâu kiến thức từ sách vở từ nhân loại.

  Như Bác Hồ đã từng nói “ người có tài mà không có đức là người vô dụng, người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng chẳng nên” vì vậy trong quá trình học tập và rèn luyện con người không nên nơi lỏng bất cứ 1 việc nào, rèn luyện đạo đức phải đi đôi với việc học tập văn  hóa, mỗi người chúng ta ai ai cũng đều phải tu dưỡng và rèn luyện đạo đức theo tư tưởng của Hồ Chí Minh vị lãnh tụ thiên tài của nước Việt Nam. Từ khi biết nhận thức và trở thành những người công dân của xã hội chúng ta đều phải rèn luyện bản thân và luôn có quá trình đánh giá và tự nhận diện về bản thân xem xét những yếu tố quan trọng để mình có thể trở thành một con người toàn diện cho xã hội này. Ngoài việc chú trọng học tập chúng ta cũng không nơi lỏng việc rèn luyện bản thân , cần phải có đạo đức có văn hóa chúng ta mới thực sự trở thành một con người của xã hội hiện đại này, một xã hội cần có nhưng lễ nghi ứng xử cho phù hợp và cần những con người tài năng cho đất nước.

 

Câu tục ngữ trên rất đúng đắn ở mọi thời đại nó là kim chỉ nan để mọi người học tập và noi theo, câu tục ngữ này không chỉ đúng ở lứa tuổi học sinh mà nó còn đúng với rất nhiều những đối tượng và thành phần khác trong xã hội này, chúng ta cần coi câu tục ngữ này là nền tảng là những bí kíp quý báu để chúng ta học tập và noi theo, đó là những điều đã được ông cha ta để lại và nó đã được tar nghiệm ở mọi thời đại đến nay nó trở thành những bài học vô cùng quý báu cho mỗi con người  chúng ta. Câu tục ngữ này đã che trở và dìu dắt chúng ta để chúng ta trưởng thành nên mỗi ngày và nhờ có câu tuc ngữ này chúng ta mới hiểu được những thứ quý báu trong cuộc sống. Cuộc sống luôn chưa đựng những thử thách và cả những cám dỗ vì vậy nếu chúng ta biết điều chỉnh và hành động đúng đắn chúng ta sẽ trở thành những con người  có ích cho xã hội này.

Có rất nhiều những tấm gương sáng về quá trình rèn luyện đạo đức và học tập văn hóa, nổi bật lên đó là vị lãnh tụ thiên tài của nước Việt Nam, chủ Tịch Hồ Chí Minh người đã rèn luyện đạo đức cá nhân để có thể trở thành một vị lãnh tụ thiên tài của nước Việt Nam, khi rèn luyện và đào tạo đội ngũ cán bộ cách mạng người luôn đề cao tinh thần rèn  luyện đạo đức cách mạng, ngoài rèn luyện về tri thức Bác Hồ luôn luôn coi trọng về đạo đức, người  nói “ muốn làm một đảng viên tốt trước hết phải là những người có đạo đức tốt”, câu đó quả thật rất đúng đắn chúng ta cần phải rèn luyện bản thân và tu dưỡng đạo đức tốt đẹp trước khi trở thành những người tri thức của thời đại.

Là những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường chúng ta cần rèn luyện và tu dưỡng đạo đức để trở thành những người công dân có ích cho xã hội, ngoài việc học tập chúng ta cũng cần phải rèn luyện bản thân , luôn luôn có thái độ phê phán với những hành vi sai lệch chuẩn mực đạo đức bởi đó là những thành phần làm kiềm chế sự phát triển của xã hội.

Câu tục ngữ trên đã để lại rất nhiều bài học quý báu cho mỗi chúng ta, chúng ta cần học tập và phát huy những giá trị to lớn mà câu tục ngữ đó đã để lại, để trở thành người toàn diện chúng ta không ngừng rèn luyện và tu dưỡng bản thân để có thể trở thành những con người có ích cho xã hội hiện đại này.

11 tháng 5 2016

DÀN BÀI THAM KHẢO

I.   Đặt vấn đề

-    Nhân dân ta tử bao đời nay vốn coi trọng đạo lí. Ngay trong lĩnh vực học tập cũng thế.

-    Hiện nay, ở hầu hết trường học, mỗi ngày bước qua cổng trường là người học sinh nhìn thấy ngay một hàng chữ lớn: “Tiên học lễ, hậu học văn”.

-      Câu này có ý nghĩa gì?

II.               Giải quyết vân để

Giải thích câu tục ngữ: “Tiên học lễ, hậu học vãn. ”

-      Học lễ trước, học văn sau.

-    Lễ là cách cư xử, trên tinh thần tôn trọng con người, kính trên nhường dưới trong các mối quan hệ xã hội. Lễ là tính cách là đạo đức của con người trong xã hội.

-    Vănlà văn chương, hiểu biết, kiến thức, kĩ năng giúp người ta có học vấn ngày xưa là để dỗ đạt làm quan phò vua giúp nước. Ngày nay, “ Văn” là kiến thức văn hóa, khoa học kĩ thuật, kĩ năng cần thiết được giảng dạy trong nhà trường.

-      Học lễ trước, học văn saucó ý nghĩa gì?

-      Đạo đức, hạnh kiểm là yểu tố cần được đặt ra trước để dạy dỗ và rèn luyện.

-    Cái đức của người học sinh là điểu cần yếu nhất không thể thiếu, là cơ bản của con người là nền tảng để tiếp thu kiến thức.

-      Vìsao “Tiên học lễ, hậu học văn”?

-    Đạo đức, hạnh kiểm của người học trò quyết định tinh thần, thái độ học tập và cũng quyết định luôn hiệu quả của việc học tập của người ấy.

-    Cũng chính yếu tố này quyết định việc sử dụng năng lực của con người vào cuộc sống thường ngày.

-    Có “văn”, không có “lễ”, có “tàr không có “đứd' thì tác hại đối với xã hội sẽ vô cùng to lớn.

-      Thực hiện tinh thần “Tiên học lễ, hậu học văn”, chúng ta phải làm gì?

-    Đặt việc rèn luyện đạo đức tác phong lên hàng đầu, trên cơ sở đó phát huy học tập nâng cao kiến thức văn hóa, trình độ kĩ thuật và kĩ năng thực hành. Tuy nhiên, nói học lễ trước, học văn sau là nói theo cách nói của người xưa, nhằm nhấn mạnh vào tầm quan trọng của việc học lễ, việc rèn luyện đức hạnh của con người. Ngày nay, chúng ta không tách ra mà tiến hành song song việc rèn luyện đạo đức với việc học tập văn học, sử học và' kiến thức khoa học khác. Ngày nay, việc học lễ được lồng vào việc học văn, 'trong học văn có học lễ để bồi dưỡng con người toàn diện.

III.              Kết thúc vấn để

-     Phải chú ý công việc học tập vì đây là điều kiện giúp ta trở thành người công dân hữu ích cho xã hội mai này.

-     Phẩm chất con người bao giờ cũng tồn tại “đức” và “tài”, “lễ” và “văn”, do đó không thể thiếu được mặt nào cả.

17 tháng 3 2022

Cậu tham khảo:

Lòng biết ơn đối với người khác từ xưa đẽn nav vốn là truyền thống của dân tộc ta. Ông cha ta luôn nhắc nhở, dạy bảo con cháu phải sống ân nghĩa thủy chung, đã nhận ơn của ai thì không bao giờ quên. Truvền thống đạo đức đó được thể hiện rõ nét qua câu tục ngữ “Ăn quá nhớ kẻ trồng cây”. Có lòng biết ơn, sổng ân nghĩa thủy chung là đạo lí làm người, đó cũng là bổn phận, là nhiệm vụ của chúng ta đối với đời. Tuy nhiên, lòng biết ơn không phải là lời nói suông mà phái thể hiện bằng hành động cụ thể. Nhà nưức ta đã có những phong trào đền ơn đáp nghĩa, xây dựng những ngôi nhà tình nghĩa cho các bà mẹ anh hùng, các gia đình thương binh liệt sĩ. Việc đền ơn đáp nghĩa này đã trở thành phong trào, là chính sách lan rộng ưên cả nước. Đây không chỉ là sự đền đáp công ơn đơn thuần mà nó trở thành bài học giáo dục thiết thực về đạo lí làm người của chúng ta. Cho nên mỗi người ai ai cũng cần phải có ý thức bảo vệ và phát huy những thành quả đạt được ấy ngày càng tốt đẹp hơn, có nghĩa là ta vừa là “người ăn quả” của hôm nay vừa là “người trồng cây” cho ngày mai. Cũng từ đó ta càng thấm thía hiểu được rằng: Cha mẹ, thầy cô cũng chính là người trồng cây, còn ta là người ăn quả. Vì vậy ta cần phải thực hiện tốt bổn phận làm con trong gia đình, bổn phận người học ở trong nhà trường. Ôi! Làm được như vậy tức là ta đã thể hiện được lòng biết ơn sâu sắc của mình đối với những người đã hy sinh, thương yêu lo lắng cho ta. Đây là một việc làm không thể thiếu được ở thố hệ trẻ hôm nay

17 tháng 3 2022

Tham khảo

Nghĩa đen: Khi được ăn quả ngọt, cần nhớ đến người trồng cây, chăm sóc để tạo ra chúng. Nghĩa bóng: Nhắc nhở con người phải có lòng biết ơn, có nhớ đến người đã giúp đỡ ta trong lúc khó khăn hoạn nạn.

a - 3; b - 1; c - 4; d - 5; e - 2