K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 3 2019

1. Mở bài:

Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận.

2. Thân bài:

a. Giải thích:

Giải thích cụm từ "nhà văn của lịch sử tâm hồn con người" từ đó khẳng định thành công nổi bật trong các sáng tác của Kim Lân là nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật.

b. Chứng minh:

  • Nêu khái quát vai trò và các hình thức miêu tả nội tâm nhân vật trong tác phẩm tự sự.
  • Giới thiệu ngắn gọn nội dung đoạn trích truyện trước đó.
  • Làm sáng tỏ tài năng miêu tả tâm lý của nhà văn qua đoạn truyện từ khi ông Hai nghe tin làng chợ Dầu theo giặc đến khi nghe tin cải chính: (Học sinh bám sát các sự việc sau nhưng chú ý làm rõ tài năng miêu tả tâm lý nhân vật, tránh phân tích chung chung, không bám sát yêu cầu của đề bài):

Ngòi bút miêu tả tâm lí của Kim Lân càng tỏ ra sâu sắc khi đặt nhân vật ông Hai vào một tình huống thử thách để làm bộc lộ chiều sâu tâm trạng của nhân vật. Đó là tình huống ông Hai đột ngột nghe tin dữ: Làng chợ Dầu của ông theo giặc lập tề. Khi nghe tin đột ngột ấy, ông sững sờ, cổ họng nghẹn ắng, da mặt tê rân rân, ông lặng đi, tưởng không thở được. Những biểu lộ qua hình dáng bên ngoài được chọn lựa hết sức cô đúc đã có khả năng gợi tả những khoảnh khắc đau đớn trong tâm tư của ông Hai lúc này.

Từ lúc ấy, trong tâm trí ông chỉ còn cái tin dữ ấy xâm chiếm, nó thành một nỗi ám ảnh day dứt. Về đến nhà, ông nằm vật ra giường, rồi tủi thân khi nhìn đàn con.

Suốt mấy ngày sau, ông Hai không dám đi đâu, chỉ quẩn quanh ở nhà, nghe ngóng binh tình bên ngoài.

Tác giả đã sử dụng lời độc thoại nội tâm, hình thức câu văn, giọng điệu... để diễn tả cụ thể nỗi ám ảnh nặng nề biến thành sự sợ hãi thường xuyên trong ông Hai cùng với nỗi đau xót, tủi hổ của ông trước cái tin làng mình theo giặc.

Ông bị đẩy vào tình thế bế tắc, tuyệt vọng khi mà mụ chủ nhà muốn đuổi gia đình ông đi. Mối mâu thuẫn trong nội tâm và tình thế của nhân vật dường như đã thành sự bế tắc, đòi hỏi phải được giải quyết nên sau cuộc đấu tranh nội tâm, ông Hai đã dứt khoát lựa chọn: "Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù". Câu văn với mười ba từ nhỏ bé mà chất chứa được hết nỗi đau nhân thế và sự đời éo le. Mười ba từ nhỏ bé mà ghi lại được nhịp máu trong tim, gói cả hơi thở trong lồng ngực và kết đọng tình cảm nồng thắm với đất nước của ông Hai. Một câu văn giản dị mà có sức ngân tỏa ngàn đời.

Đoạn truyện bộc lộ một cách cảm động tâm trạng của ông Hai, đó là đoạn ông trò chuyện với đứa con út. Qua hình thức độc thoại, nhà văn diễn tả rất cảm động nỗi lòng sâu xa, bền chặt, chân thành của ông Hai – một người nông dân với quê hương, đất nước, với cách mạng và kháng chiến.

Kết thúc truyện là sự việc ông chủ tịch làng ông lên cải chính cái tin làng chợ Dầu theo giặc. Ông Hai như trút được gánh nặng trong lòng, ông vui mừng đến tột độ. Những chi tiết miêu tả về gương mặt, giọng nói, hành động, cử chỉ của ông Hai lúc này, đã "nói" được với chúng ta nhiều điều về tình yêu làng, yêu nước sâu đậm trong trái tim người nông dân hiền lành, chất phác.

c. Khái quát và nâng cao:

  • Khái quát nghệ thuật của đoạn truyện phân tích:

Đặt nhân vật ông Hai vào một tình huống thử thách, sử dụng nhiều thủ pháp: khi thì thông qua hành vi, biểu hiện bên ngoài để diễn tả tâm lý, khi thì khéo léo kết hợp hành động với ngôn ngữ thoại, có khi tâm lý lại bộc lộ một cách trực tiếp với những đối thoại nội tâm bên cạnh lời kể của tác giả, nhờ đó, nhà văn đã miêu tả rất cụ thể, gợi cảm các diễn biến nội tâm qua các ý nghĩ, hành vi, ngôn ngữ... đặc biệt, diễn tả rất đúng và gây ấn tượng mạnh mẽ về sự ám ảnh, day dứt trong tâm trạng nhân vật. Điều đó chứng tỏ Kim Lân am hiểu sâu sắc người nông dân và thế giới tinh thần của họ. Ông xứng đáng với sự tôn vinh: Nhà văn của lịch sử tâm hồn con người.

  • Khái quát nội dung của đoạn truyện phân tích:

Miêu tả sinh động diễn biến tâm trạng của ông Hai từ khi ông Hai nghe tin làng chợ Dầu theo giặc đến khi nghe tin cải chính, nhà văn đã cho ta hiểu được tình yêu làng vốn đã có sẵn trong máu thịt những người nông dân như ông Hai. Tình yêu ấy nay được mở rộng hơn trong tình yêu nước. Đó cũng là một sự chuyển biến trong nhận thức và tình cảm của người nông dân từ sau Cách mạng. Truyện Làng vì thế còn là câu chuyện nói về lòng yêu nước, về tinh thần kháng chiến của những người nông dân.

  • Liên hệ, mở rộng đến một số tác phẩm khác và nâng cao vấn đề

Qua truyện ngắn Làng, nhà văn Kim Lân muốn gửi lời nhắn nhủ đến với người cầm bút về quan điểm và cách nhìn người nông dân: Nông dân là lực lượng cơ bản của cách mạng, những con người hiền lành, chất phác trong đời sống hàng ngày nhưng rất giàu lòng yêu nước, đặc biệt là khi đất nước lâm nguy, họ sẵn sàng xả thân cho Tổ quốc. Vì thế, người nghệ sỹ, khi viết về họ, cần có thái độ tôn trọng, yêu mến, cần khai thác ở họ những phương diện tốt đẹp để từ đó động viên, khích lệ họ tham gia xây dựng và bảo vệ làng quê, tổ quốc.

Nhà văn cũng kín đáo gửi đến bạn thông điệp: Ai cũng sinh ra từ một làng quê, vậy nên mỗi người cần yêu quê hương, đất nước, nếu không sẽ không lớn nổi thành người.

3. Kết bài:

Khẳng định lại vấn đề nghị luận.

24 tháng 1 2021

Ông Hai đã trở thành linh hồn của truyện ngắn “ Làng”. KL đã đưa vào văn học một bức chân dung sống động, đẹp một vẻ đẹp riêng về người nông dân VN trong những năm đầu cuộc k/c p. Với sự hiểu biết sâu sắc về người nông dân và cuộc sống nông thôn, với tấm lòng trân trọng yêu mến họ, KL giúp chúng tahiểu và yêu quý hơn những người nông dân luôn thường trực tình yêu làng yêu nước sâu sắc, mãnh liệt

24 tháng 1 2021

Ai bt giúp em với ạ

 

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi phía dưới:Trong nền văn học hiện đại, Kim Lân là một gương mặt độc đáo. Do hoàn cảnh sống của mình, ông am hiểu sâu sắc sinh hoạt, tâm lí của người nông dân. Kim Lân được xem là nhà văn của nông thôn, của người dân quê Việt Nam với vẻ đẹp mộc mạc mà đậm đà. “Làng” là một trong những truyện ngắn đặc sắc nhất của Kim Lân. Tác...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi phía dưới:

Trong nền văn học hiện đại, Kim Lân là một gương mặt độc đáo. Do hoàn cảnh sống của mình, ông am hiểu sâu sắc sinh hoạt, tâm lí của người nông dân. Kim Lân được xem là nhà văn của nông thôn, của người dân quê Việt Nam với vẻ đẹp mộc mạc mà đậm đà. “Làng” là một trong những truyện ngắn đặc sắc nhất của Kim Lân. Tác phẩm này được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, thể hiện một cách sinh động vẻ đẹp của tình yêu quê hương, tình yêu đất nước ở người nông dân. Ai đến với “Làng” chắc khó có thể quên ông Hai – một nhân vật nông dân mang đến những nét đẹp thật đáng yêu qua ngòi bút khắc họa tài tình của Kim Lân. 

Đoạn văn trên phù hợp với phần nào của bài văn?

A. Mở bài   

B. Thân bài   

C. Kết bài   

D. Có thể dùng cho cả 3 phần

1
13 tháng 5 2018

Đáp án cần chọn là: A

 Trình bày cảm nhận của anh/chị về đoạn trích sau trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân.  Từ đó thấy rõ tác phẩm làm xúc động lòng người bởi vẻ đẹp của tình người.“…Bà lão phấp phỏng bước theo con vào trong nhà. Đến giữa sân bà lão đứng sững lại, bà lão càng ngạc nhiên hơn. Quái, sao lại có người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ? Người đàn bà nào lại đứng ngay đầu giường thằng con mình thế...
Đọc tiếp

 Trình bày cảm nhận của anh/chị về đoạn trích sau trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân.  Từ đó thấy rõ tác phẩm làm xúc động lòng người bởi vẻ đẹp của tình người.
“…Bà lão phấp phỏng bước theo con vào trong nhà. Đến giữa sân bà lão đứng sững lại, bà lão càng ngạc nhiên hơn. Quái, sao lại có người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ? Người đàn bà nào lại đứng ngay đầu giường thằng con mình thế kia? .[....]
Tràng tươi cười:
- Thì u hẵng vào ngồi lên giường lên diếc chĩnh chện cái đã nào.
Bà lão lập cập bước vào. Người đàn bà tưởng bà lão già cả, điếc lác, thị cất tiếng chào lần nữa:
- U đã về ạ!...
Ô hay, thế là thế nào nhỉ? Bà lão băn khoăn ngồi xuống giường. .[....]
Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì... Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt... Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không?
Bà lão khẽ thở dài đứng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà. Thị cúi mặt xuống, tay vân vê tà áo đã rách bợt. Bà lão nhìn thị và bà nghĩ: Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được... Thôi thì bổn phận bà là mẹ, bà đã chẳng lo lắng được cho con... Bà lão khẽ dặng hắng một tiếng, nhẹ nhàng nói với “nàng dâu mới”:
- Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng.. .[....]
 Bà cụ Tứ vẫn từ tốn tiếp lời:
- Nhà ta nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi ra may mà ông giời cho khá... Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời? Có ra thì rồi con cái chúng mày về sau...... Vợ chồng chúng nó lấy nhau, cuộc đời chúng nó liệu có hơn bố mẹ trước kia không?...”
                                                                       ( Ngữ văn 12,tập một, NXB Giáo dục )

1
17 tháng 3 2022

1/ Giới thiệu chung:

- Kim Lân là một cây bút có sở trường truyện ngắn, có nhiều trang viết cảm động về đề tài nông thôn và người nông dân. Văn phong của ông giản dị mà thấm thía.

- "Vợ nhặt" là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của Kim Lân, viết về người nông dân Việt Nam trước bờ vực của sự sống, cái chết. Truyện khắc họa thành công nhân vật bà cụ Tứ - một người mẹ nghèo khổ nhưng giàu lòng yêu thương và tin tưởng vào cuộc sống. Điều đó được thể hiện rõ nét qua đoạn trích: "Bà lão cúi đầu nín lặng... nước mắt cứ chảy xuống ròng ròng".

2/ Cảm nhận về nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn trích:

a/ Cuộc đời, số phận: nghèo khổ, bất hạnh (sống phận mẹ góa con côi ở xóm ngụ cư, con trai lại nhặt được vợ trong bối cảnh nạn đói khủng khiếp).

b/ Tính cách, phẩm chất: giàu tình thương con; nhân hậu; nhạy cảm và từng trải; lạc quan, tin yêu vào cuộc sống.

* Tình thương con và tấm lòng nhân hậu của một người mẹ thấu hiểu lẽ đời:

- Trước cảnh “nhặt vợ” của Tràng, bà cụ Tứ  "vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình". Bà hờn tủi cho thân mình đã không làm tròn bổn phận với con. Giọt nước mắt của cụ vừa ai oán, xót xa, buồn tủi vừa thấm đẫm tình yêu thương cụ dành cho con.

- Nén vào lòng tất cả, bà dang tay đón người đàn bà xa lạ làm con dâu: "ừ, thôi thì các con phải duyên, phải số với nhau, u cũng mừng lòng". Bà thật sự mong muốn các con sẽ hạnh phúc. 

- Ân cần dặn dò, chỉ bảo các con yêu thương, hòa thuận với nhau, chăm chỉ làm ăn.

* Niềm lạc quan, tin yêu cuộc sống:

- Người mẹ nghèo ấy trong mọi hoàn cảnh dù khắc nghiệt nhất, đáng buồn tủi nhất vẫn cố gắng xua tan những buồn lo để vui sống, khơi lên ngọn lửa niềm tin và hi vọng cho con cái, trở thành chỗ dựa tinh thần vững chãi cho các con. Bà vui với triết lí dân gian giản dị mà sâu sắc: "Ai giàu ba họ, ai khó ba đời". 

c/ Nghệ thuật xây dựng nhân vật: đặt nhân vật vào tình huống truyện độc đáo, éo le và cảm động; miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế và sắc sảo; ngôn ngữ nhân vật có màu sắc riêng; nghệ thuật kể chuyện sinh động, tự nhiên.

3/ Nhận xét về tư tưởng nhân đạo của nhà văn Kim Lân trong tác phẩm Vợ nhặt:

- Xót thương cho cuộc đời đau khổ, tủi nhục, thân phận rẻ rúng, bèo bọt, vô giá trị của người nông dân trong nạn đói năm 1945.

- Tố cáo tội ác của bọn thực dân, phát xít, phong kiến gây ra nạn đói, đẩy người nông dân đến bờ vực của cái đói, cái chết.

- Phát hiện, trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của người lao động: tình người cao đẹp, khát vọng hạnh phúc gia đình, lạc quan và tin yêu mãnh liệt vào cuộc sống.

- Tin tưởng vào sự đổi đời của các nhân vật qua hình ảnh lá cờ Việt Minh và đoàn người đi phá kho thóc của Nhật.

=> Tác phẩm có giá trị hiện thực sâu sắc, mới mẻ, tiến bộ.

4/ Đánh giá:

- Nhân vật bà cụ Tứ là một hình tượng nghệ thuật độc đáo, thể hiện được chủ đề, tư tưởng của truyện ngắn.

- Tư tưởng nhân đạo sâu sắc của Kim Lân đã góp phần đưa tác phẩm Vợ nhặt trở thành một trong những kiệt tác của văn xuôi hiện đại Việt Nam.

17 tháng 3 2022

lâu lâu cs đc cái đề căng kinh khủng ý

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi phía dưới:Trong nền văn học hiện đại, Kim Lân là một gương mặt độc đáo. Do hoàn cảnh sống của mình, ông am hiểu sâu sắc sinh hoạt, tâm lí của người nông dân. Kim Lân được xem là nhà văn của nông thôn, của người dân quê Việt Nam với vẻ đẹp mộc mạc mà đậm đà. “Làng” là một trong những truyện ngắn đặc sắc nhất của Kim Lân. Tác...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi phía dưới:

Trong nền văn học hiện đại, Kim Lân là một gương mặt độc đáo. Do hoàn cảnh sống của mình, ông am hiểu sâu sắc sinh hoạt, tâm lí của người nông dân. Kim Lân được xem là nhà văn của nông thôn, của người dân quê Việt Nam với vẻ đẹp mộc mạc mà đậm đà. “Làng” là một trong những truyện ngắn đặc sắc nhất của Kim Lân. Tác phẩm này được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, thể hiện một cách sinh động vẻ đẹp của tình yêu quê hương, tình yêu đất nước ở người nông dân. Ai đến với “Làng” chắc khó có thể quên ông Hai – một nhân vật nông dân mang đến những nét đẹp thật đáng yêu qua ngòi bút khắc họa tài tình của Kim Lân.

Đoạn văn trên phù hợp với nội dung của đề văn nghị luận nào?

A. Phân tích tác phẩm Làng của Kim Lân

B. Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng

C. Phân tích những tác phẩm của nhà văn Kim Lân

D. Phân tích nghệ thuật văn chương của Kim Lân

1
6 tháng 2 2017

Chọn đáp án: B