K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 2 2019

Bằng Tiếng Anh

23 tháng 2 2019

Olympia is one of my favorite TV show. This is a television knowledge contest for high school students. It is always shown on VTV 3 at 13 o'clock every Sunday. Candidates are the best students in the country. MC is quite charming and beautiful lady. The program also has a team of consultants who are experienced teachers. In the program, there are 4 competitions, which in turn is the start, the obstacle, accelerate and the goal. Every competition is very interesting and exciting, it requires students not only knowledge from books but also social knowledge. Contestants do not only have knowledge but also must have both brave and self-confidence. The students, parents go cheer for the contestants are very enthusias. In the contestants, competitor that I most is Lam Vu Tuan, he is very talented and funny. My biggest dream is to study well and paripate in the program compete for knowledge.

4 tháng 12 2018

Câu 2:

Truyện ngụ ngôn ếch ngồi đáy giếng Ngữ Văn 6 mang lại sự không chỉ là sự giải trí và bài học đích đáng cho những kẻ hống hách “xem trời bằng vung” như là chú ếch.

Chú ếch sống lâu ngày trong giếng cứ nghĩ nghĩ bầu trời bé như một cái vung, chú nghĩ rằng những con vật tồn tại xung quanh chỉ có cua, ốc, nhái, bầu trời chỉ nhỏ như cái miệng giếng mà không nghĩ rằng tất cả đó chỉ là một phần rất nhỏ của cuộc sống và môi trường.

Nơi chú ếch đang sống có các con vật nhỏ bé mà chỉ cần nghe thấy tiếng kêu chú ếch đã khiếp sợ điều này khiến chú đã trở nên kiêu căng. Tính cách ấy được ếch coi trời bằng vung, khinh đời. Đến một ngày khi trời mưa lớn, đưa ếch ra khỏi cái đáy giếng nhỏ bé đó thì mọi chuyện đảo lộn hết. Môi trường sống thay đổi không còn là phạm vi nhỏ hẹp nữa đòi hỏi ếch phải thay đổi, tuy nhiên ếch vẫn nghĩ rằng mặt đất kia cũng giống như đáy giếng.

Câu chuyện về chú ếch cũng nhằm phê phán những người có thói khoác lác, khuyên răn những con người nên mở rộng hơn tầm nhìn hạn hẹp của mình. Tác giả đặt bối cảnh vào nhân vật để nêu lên ý nghĩa tượng trưng qua những hình ảnh hiện thực. Tiếng kêu của ếch thì âm vang mà giếng lại quá nhỏ không đủ để cho ếch nhận ra sự hống hách và kém hiểu biết thái quá của chính mình. Chính vì vậy cơn mưa không phải là nguyên nhân gây nên cái chết của ếch mà chính và thói chủ quan không coi ai ra gì của nó gây nên.

4 tháng 12 2018

thank you bạn Nguyễn Minh Đức

6 tháng 12 2021

Tham khảo:

Thach Lam in "Hanoi three 36 streets" writes: Pho is a special gift of Hanoi, not only in Hanoi, but because it is delicious only in Hanoi. "classic", cooked with beef, "the broth is clear and sweet, the cake is flexible but not crumbly, the meat is crispy but not chewy, the chili lime with onions is enough", "fresh herbs, northern pepper, drops lemon nuggets are strong, add a little bit of ca cuong, sometimes as light as a doubt.” In the 1940s, pho was very popular in Hanoi: "It is an all-day snack for all types of people, especially civil servants and boatmen. People eat pho in the morning, eat pho at lunch and eat pho in the evening....

6 tháng 12 2021

tks bn

15 tháng 11 2021

Trả Lời:

Quê hương trong mỗi chúng ta là những gì gần gũi, bình dị nhưng rất đỗi thiêng liêng. Với Đỗ Trung Quân quê hương là chùm khế ngọt, là cánh diều biếc, con đường đi học, là tuổi thơ tắm nắng trưa hè. Còn với Hạ Tri Chương thì quê hương chính là gia đình, làng xóm và những kỉ niệm ấu thơ. Sống ở kinh đô Tràng An sầm uất đua chen, lòng tác giả thổn thức chờ ngày về với mẹ. Niềm khắc khoải mong chờ ấy đau đáu bên lòng. Khi đi mái tóc vẫn còn xanh và khi trở lại thì tóc đà khác bao. Tóc đã nhuộm màu thời gian, nhưng giọng quê, hồn quê thì không hề thay đổi. Chất quê hương đã ăn sâu vào máu thịt, nó trở thành giọt máu nuôi sống bản thân. Cảm động xiết bao, thời gian xa cách, tấm lòng với quê son sắt thuỷ chung. Trong cái giọng quê vẫn thế ấy là sự thuỷ chung được trải nghiệm bằng thời gian. Trở lại quê hương sau gần hết cuộc đời xa cách lòng sao lại không man mác bùi ngùi. Nếu như Lý Bạch có ánh trăng gợi nhớ về quê hương thì Hạ Tri Chương là lũ trẻ nơi đầu xóm. Nghịch lý là lũ trẻ kia không biết ông là ai.Trở lại quê hương, mái đầu tóc đã pha sương. Bao năm xa cách nay mới được trở về đất mẹ. Tuy xa cách quê hương trong khoảng thời gian đằng đẵng nhưng giọng quê - giọng của quê hương đất mẹ vẫn không thay đổi. Điều đó chứng tỏ rằng với Hạ Tri Chương quê hương là những gì thiêng liêng nhất. Và như vậy thì dù thời gian và con người có thay đổi nhưng tình cảm với quê hương thì không bao giờ thay đổi.

15 tháng 11 2021

Nhớ tick cho mk nhoa :3

21 tháng 12 2017

There are many programs on TV, but I music program best. It's a entertainment for me. I can listen a lot of good songs on this programs. It's help me to relieve stress. I love this program so much! 

21 tháng 12 2017

thankss

23 tháng 7 2021

Tham khảo ạ

Even though I am not very interested in watching TV, I always turn it on for one program. It is “Bong Bóng và 7 câu hỏi địa lý” (Bubble Boy and 7 questions about Geography) – a popular program for the 11-15-year-old students which makes education fun. It is on VTV7 at 9:30, 15:00 and 19:00 from Monday to Friday. I always watch it when I can. This program is about the journey of Bubble Boy on his balloon to explore the beauty of different geographic regions from above. Besides discovering, he will work with students to find and memorize the geographical knowledge such as land, weather, climate, natural areas. I love the program because I can see many beautiful places with their interesting stories through cute animation. I wish they can continue this great program for longer and longer.

yêu cầu không chép mạng mà lên mạng hỏi <chứ bạn chép của ngừi khác gửi đáp án cho bạn thì không phải chép mạng ah>

23 tháng 12 2023

Mình làm giúp bn nè, nhưng lần sau phải tự làm nhé!

 In Vietnam, there are lots of beautiful places here, but, I like Ha Long Bay the best. It has a magical view, with mountains and the sea. Visitors can ride a small boat to explore the area and take some beautiful pictures there. I have gone to Ha Long Bay before, so I keep some of the beautiful pictures and cards about it. I love Ha Long Bay very much, I think you should go there on your holiday.

Chúc bn học tốt ><

20 tháng 4 2018

Cuộc sống là một món quà, là những khoảnh khắc tuyệt đẹp. Chỉ một khoảnh khắc ngắn ngủi, một hình ảnh giản đơn thôi cũng mang một vẻ đẹp kỳ diệu của cuộc đời. Hình ảnh một cụ già đang ngồi câu cá bên hồ vô cùng bình dị thôi lại khiến em ghi nhớ mãi.

Một buổi chiều trời trong xanh, em tung tăng cùng chúng bạn dạo chơi quanh làng. Từng cơn gió mát rượi, tinh nghịch lua vào mái tóc em. Cả xóm làng đắm mình trong khí trời mùa thu. Chúng em đuổi nhau chạy trên con đường làng dài và hẹp, tiếng cười đùa giòn tan vang vọng cả một miền quê. Đi ngang qua hồ nước cạnh đình làng, em trông thấy thấp thoáng bóng dáng ai đó đang buông cần. Tò mò, em tách khỏi đám bạn, nhẹ nhàng đưa mắt nhìn xem đó là ai.

Trong tầm mắt của em, hình ảnh cụ Tư đang câu cá nhanh chóng hiện lên rõ nét. Cụ Tư là người hàng xóm thân thiết cạnh nhà em. Có lẽ vì hôm nay trời mát mẻ nên cụ mới đem cần câu ra thả. Dưới tán cây đa rộng lớn, cụ ung dung, điềm tĩnh ngồi trên chiếc ghế gỗ con con. Lưng cụ không ngay ngắn, thẳng tắp mà hơi cong con xuống. Song, cái tuổi ngoài sáu mươi vẫn không làm mất đi vẻ hiền lành, chất phác và sáng suốt hiếm có ở cụ. Mái tóc bạc phơ được bao trọn bới chiếc mũ nan rộng vành, quai mũ cài cẩn thận dưới cằm sau chòm râu dài, bạc trắng như cước. Chiếc mũ khiến cho cụ Tư giống như một người câu cá lão luyện ở những vùng biển đầy nắng và gió. Cụ mặc bộ quần áo vải đơn sơ màu nâu, đôi dép cao su đã tháo ra để bên cạnh.

Ngay bên cạnh cụ Tư, em nhìn thấy tất cả dụng cụ cho buổi đi câu và dáng buông cần của cụ. Chiếc xô nhỏ bằng sắt đặt gần gốc đa. Bên trong hình như vang lên tiếng quẫy nước, chắc hẳn có chú cá nào đã cắn câu. Một chiếc hộp không nắp đặt bên kia cụ Tư, đó là mồi câu cá. Cụ thành thục nhấc chiếc cần trúng sáng bóng màu vàng, móc mồi vào lưỡi câu rồi nhẹ vung tay. Theo lực vung từ đôi bàn tay khéo léo của cụ, lưỡi câu gắn mồi rơi chính xác vào khoảng nước trống giữa đám bèo lục bình. Câu cá không thể nóng vội nên cụ Tư rất ung dung, bình tĩnh. Ánh mắt cụ chăm chú nhìn dây câu. Mặt hồ yên bình gợn sóng lăn tăn, vài cơn gió nhẹ thổi qua mang chiếc lá tre xoay tít rồi đáp xuống nước. Cần câu vẫn không có động tĩnh gì. Nét mặt cụ vẫn điềm nhiên không chút bực bội, một tay nắm cần câu, tay kia thỉnh thoảng vuốt chòm râu dài, thỉnh thoảng lại cầm ly trà bên cạnh, nhâm nhi. Đôi khi, em thấy cụ khéo léo giật nhẹ tay, cần câu theo đó cũng hơi giật giật. Rồi cụ lại giữ nguyên cần câu như thế. Nhìn phong thái nhàn nhã, ung dung của cụ em chợt thấy cảm giác chờ đợi không hề khó chịu như thường ngày.

Một lúc sau đó, ánh mắt cụ chợt sáng lên tinh anh. Cụ nở nụ cười chiến thắng và tay thì nhanh như cắt, dứt khoát giật mạnh. Dây câu đáp một đường cong tuyệt đẹp xuống vệ cỏ ngay cạnh bờ hồ, trên lưỡi câu, một chú cá to đã mắc mồi. Nó giãy giũa mãnh liệt nhưng không cách nào thoát khỏi. Cụ Tư nhanh chóng gỡ nó ra, đôi tay vẫn mạnh khỏe cầm nó bỏ vào xô. Em như bị cuốn hút theo, cứ chôn chân đứng nhìn cụ câu cá cả buổi. Cần câu thỉnh thoảng lại giật lên khỏi mặt hồ, xô cá cũng đầy dần. Hình ảnh cụ Tư buông cần câu cá gợi nhắc trong kí ức em về ông nội. Những ngày còn sống, ông cũng thích câu cá như vậy. Tuổi cao không ngăn được niềm yêu thích và sự điêu luyện câu cá của ông. Ở cụ Tư và ông nội đều toát lên dáng vẻ ung dung, tự tại thể hiện thú vui tao nhã khi tuổi xế chiều. 

Mặt trời chạy về đằng tây, ánh hoàng hôn nhanh chóng bao trọn cả đồng quê, cụ Tư cũng thu cần trở về. Trong không khí yên bình của quê hương, hình ảnh buông cần câu cá của cụ Tư cứ quẩn quanh trong tâm trí. Hình ảnh ấy thật đẹp, vẻ đẹp thuộc về làng quê Việt Nam.

26 tháng 12 2021

Lí giải về nguồn gốc của loài người cho trẻ em thật khó. Nhưng nữ sĩ Xuân Quỳnh đã có cách giải thích thật khéo léo, tinh tế và dễ hiểu với bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người”. Và đây là một đoạn thơ đặc sắc:

“Nhưng còn cần cho trẻ 

Tình yêu và lời ru 

Thế nên mẹ sinh ra 

Để bế bồng, chăm sóc 

Mẹ mang về tiếng hát 

Từ cái bống cái bang 

Từ cái hoa rất thơm 

Từ cánh cò rất trắng 

Từ vị gừng rất đắng 

Từ vết lấm chưa khô 

Từ đầu nguồn cơn mưa 

Từ bãi sông cát vắng…” 

Mở đầu đoạn thơ là sự có mặt của người mẹ trong thế giới. Khổ thơ như chia làm hai vế, vế đầu“Nhưng còn cần cho trẻ. Tình yêu và lời ru” là điều kiện cần, còn vế sau “Thế nên mẹ sinh ra. Đề bế bồng, chăm sóc” là kết quả thỏa mãn điều kiện đó. Lúc đầu trời sinh ra chỉ toàn là trẻ con, rồi mọi thứ dần dần ra đời để nuôi dưỡng bé. Và lí do mẹ có mặt trên đời cũng thật giản dị và ý nghĩa, vì có bé ở trên đời. Bé cần rất nhiều thứ để lớn khôn như mặt trời, cây cỏ, chim muông, sông suối, cá tôm... nhưng có lẽ hơn hết thảy bé cần tình yêu và lời ru. Từ “nhưng” đặt đầu câu nhằm nhấn mạnh sự quan trọng của hai yếu tố đó và lí giải sự xuất hiện của mẹ là điều tất yếu. Bởi bé là niềm vui, là nguồn hạnh phúc của mẹ. Bé cần có bàn tay dịu dàng vuốt ve, cần lời hát ru để lớn, cần sự dạy bảo để thành người. Mẹ xuất hiện là vì thế bé yêu ạ ! 

25 tháng 11 2023

 

THAM KHẢO:

 Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

 

Đây là bài ca dao nổi tiếng mà nhiều thế hệ người Việt Nam đều đã từng được nghe đến, thể hiện tình cảm sâu sắc và tôn vinh công ơn cha mẹ. Câu ca dao đã so sánh tình cảm cha mẹ với những hình ảnh mênh mông, vĩnh cửu của thiên nhiên như "núi cao,thác chảy", để cho độc giả cảm nhận được sự to lớn, sâu sắc của tình cha mẹ. Hơn thế nữa, câu ca dao còn đề cập đến vai trò của cha mẹ trong cuộc đời con người, đó là công sinh thành, dưỡng dục. Hình ảnh người cha rắn rỏi, mạnh mẽ như tụ cột trong gia đình, còn hình ảnh mẹ thì sâu xa, rộng mở. Từ đó, bài ca dao này cũng đề cập đến cách sống, cách bày tỏ lòng biết ơn dành cho cha mẹ, và thiết tha nhắn nhủ đến người con những công ơn trời bể ấy. Có lẽ nhờ những giá trị nhân văn sâu sắc nên câu ca dao đã được nhân dân ta lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.