kể lại một truyền thuyết đã học trong bài học 1
giúp !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ở vùng núi cao phương Bắc, có nàng Âu Cơ thuộc dòng hạ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần. Nàng đến thăm vùng đất Lạc Việt có nhiều hoa thơm cỏ lại. Hai người gặp nhau, yêu nhau và trở thành vợ chồng.
Ít lâu sau Âu Cơ mang thai và sinh ra một cái bọc trăn trứng, nở ra trăm người con, người nào cũng đều hoàn hảo, đẹp lạ thường.
Lạc Long Quân vì nhớ mẹ và không quen ở trên cạn nên đành từ biệt Âu Cơ và đàn con trở về Thuỷ Cung.
Âu Cơ ở lại nuôi đàn con, tháng ngày chờ đợi Lạc Long Quân trở lại, nhưng nỗi nhớ chồng khiến nàng buồn tủi. Cuối cùng nàng gọi chồng lên than thở:
- Sao chàng đành bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi đàn con nhỏ?
Lạc Long Quân nói:
- Ta vốn ở miền nước thẳm, nàng thì ở chốn núi cao, nhiều điều khác nhau, khó mà ở cùng nhau một nơi được lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Khi có việc gì cần giúp đỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn, đây là giao ước của vợ chồng, con cái.
Âu Cơ ưng thuận. Trước khi đưa năm mươi con lên núi, nàng nói với chồng:
- Thiếp xin nghe lời chàng. Vợ chồng ta đã sống với nhau thắm thiết, nay phải chia hai, lòng thiếp thật là đau xót.
Lạc Long Quân cũng cố nén nỗi buồn trong buổi chia li, chàng khuyên giải vợ:
- Tuy xa nhau nhưng tình cảm đôi ta không hề phai nhạt, khi nào cần chúng ta lại gặp nhau.
Âu Cơ vẫn quyến luyến, rồi buồn bã nói:
- Thiếp rất nhớ chàng và thương các con, biết đến khi nào chúng ta mới gặp nhau.
Lạc Long Quân nắm chặt tay vợ, an ủi:
- Nàng đừng làm mủi lòng ta. Xa nàng và các con lòng ta cũng đau lắm! Âu cũng là mệnh trời, mong nàng hiểu và cảm thông cùng ta.
Âu Cơ và các con nghe theo lời cùng nhau chia tay lên đường.
Lạc Long Quân và các con về nơi biển cả, Âu Cơ đưa các con về đất Phong Châu. Người con trưởng được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang.
Cũng bởi sự tích này mà người Việt Nam ta đều luôn tự hào mình là dòng dõi con Rồng cháu Tiên, coi tổ tiên mình là vua Hùng.
THAM KHẢO :
“Thạch Sanh” là một truyện rất hay mà em luôn nhớ đến bây giờ. Câu chuyện này đã được cô giáo em kể thật hấp dẫn vào cuối tiết học như sau đây.
Ngày xưa, có hai vợ chồng tuổi già mà chưa có con. Thấy họ tốt bụng, hay giúp mọi người, Ngọc Hoàng bèn sai Thái tử xuống đầu thai làm con. Từ đó, người vợ có mang nhưng đã qua mấy năm mà không sinh nở. Rồi người chồng lâm bệnh mà mất. Mãi về sau người vợ mới sinh được một cậu con trai.
Khi cậu bé vừa khôn lớn thì mẹ chết. Cậu sống lủi thủi trong túp lều cũ dựng dưới gốc da, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại. Người ta gọi cậu là Thạch Sanh.
Một hôm, có người hàng rượu tên là Lý Thông. Lý Thông gạ cùng Thạch Sanh kết nghĩa anh em để lợi dụng. Thạch Sanh vui vẻ nhận lời và đến sống chung với mẹ con Lý Thông.
Bấy giờ trong vùng có con chằn tinh có nhiều phép lạ thường ăn thịt người. Quan quân không làm gì được, dân làng hàng năm phải nộp một người cho chằn tinh.
Năm ấy, đến lượt Lý Thông nộp mình. Mẹ con hắn nghĩ kế lừa Thạch Sanh đi canh miếu để chết thay. Thạch Sanh thật thà, nhận lời đi ngay. Nửa đêm, chằn tinh hiện ra. Thạch Sanh dùng búa chém chết chằn tinh. Chàng chặt đầu chằn tinh và lấy được một bộ cung tên bằng vàng mang về nhà. Mẹ con Lý Thông lúc đầu hoảng sợ vô cùng, nhưng sau đó Lý Thông nảy ra một kế dụ Thạch Sanh trốn đi vì đã chém chết con trăn của vua nuôi đã lâu.
Thạch Sanh lại thật thà tin ngay. Chàng từ giã mẹ con Lý Thông, trở về dưới gốc đa. Còn Lý Thông hí hửng đem đầu con yêu quái vào kinh đô nộp cho vua. Hắn được vua khen và phong cho làm Quận công.
Năm ấy, vua mở hội lớn để chọn chồng cho công chúa nhưng không may nàng bị con đại bàng khổng lồ quắp đi. Đại bàng bay qua túp lều của Thạch Sanh và bị chàng dùng tên vàng bắn bị thương. Thạch Sanh lần theo dấu máu, tìm được chỗ ở của đại bàng.
Từ ngày công chúa bị mất tích, vua vô cùng đau khổ, hứa gả công chúa và truyền ngôi cho ai tìm được công chúa. Lý Thông tìm gặp lại Thạch Sanh và được chàng cho biết chỗ ở của đại bàng. Thạch Sanh xuống hang để cứu công chúa. Chàng giết chết con quái vật rồi lấy dây buộc vào người công chúa, ra hiệu cho Lý Thông kéo lên. Không ngờ, sau đó Lý Thông ra lệnh cho quân sĩ dùng đá lấp kín cửa hang lại. Thạch Sanh tìm lối ra và tình cờ cứu được con trai vua Thủy Tề. Chàng được vua Thủy Tề tặng cho cây đàn.
Hồn chằn tinh và đại bàng gặp nhau tìm cách báo thù. Chúng ăn trộm của cải trong kho nhà vua, đem tới giấu ở gốc đa để vu vạ cho chàng. Thạch Sanh bị bắt hạ ngục.
Lại nói chuyện nàng công chúa từ khi về cung, trở nên buồn rầu, chẳng nói chẳng cười. Bao nhiêu thầy thuốc giỏi cũng không chữa được. Một hôm, khi nghe tiếng đàn vẳng ra từ trong ngục, công chúa bỗng cười nói vui vẻ. Nhà vua lấy làm lạ, gọi Thạch Sanh đên. Chàng kể hết sự tình. Vua sai bắt hai mẹ con Lý Thông giao cho Thạch Sanh xét xử. Chàng không giết mà cho chúng về quê làm ăn. Giữa đường, chúng bị sét đánh chết, hóa kiếp thành bọ hung.
Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Hoàng tử các nước chư hầu đến cầu hôn không được, liền tức giận họp binh lính cả mười tám nước kéo sang đánh. Thạch Sanh lấy cây đàn ra gảy. Binh lính mười tám nước bủn rủn tay chân, không đánh nhau được nữa, các hoàng tử phải cởi giáp xin hàng. Thạch Sanh thết đãi những kẻ thua trận bằng một niêu cơm tí xíu. Quân sĩ mười tám nước ăn mãi mà không hết. Bọn chúng bái phục và kéo nhau về nước.
Về sau, vua nhường ngôi cho Thạch Sanh.
Càng nghe câu chuyện, em càng yêu quý tính tình hiền lành, tốt bụng của Thạch Sanh và càng căm ghét những kẻ vong ân bội nghĩa như mẹ con Lý Thông. Em tự hứa với lòng là sẽ noi theo tấm gương tốt để trở thành người có ích cho xã hội vì em hiểu được ý nghĩa sâu xa của truyện cổ tích này là ở hiền gặp lành” và “ác giả ác báo”.
Bn chép của mik cũng giống chép mạng thôi nên bn nên đi tham khảo đi
Tham khảo
Đóng vai nhân vật - Sọ DừaTôi là Sọ Dừa. Khi mẹ sinh ra, tôi không có chân tay, mình mẩy cứ tròn lông lốc như quả dừa. Bà buồn quá, định vứt tôi đi, thì tôi liền nói:
- Mẹ ơi! Con là người đấy! Mẹ đừng vứt con mà tội nghiệp.
Vì thương tôi nên mẹ đã để lại nuôi, đặt cho tôi cái tên là Sọ Dừa. Lớn lên, tôi vẫn như lúc nhỏ, lăn lông lốc trong nhà. Mẹ liền nói với tôi:
- Con nhà người ta báy tám tuổi đã đi ở chăn bò, còn mày chẳng được tích sự gì.
Tôi liền bảo với mẹ:
- Chuyện gì chứ chăn bò con cũng làm được. Mẹ cứ xin phú ông cho con đi chăn bò.
Nghe vậy, mẹ tôi liền đến hỏi phú ông. Từ đó tôi đến ở nhà phú ông. Ngày ngày, tôi lăn sau đàn bò ra đồng, tối đến lại lăn sau đàn bò về nhà, đàn bò béo tốt hẳn ra. Tôi thấy phú ông mừng ra mặt.
Ngày mùa, tôi tớ ra đồng làm hết cả, phú ông bèn sai ba cô con gái thay phiên nhau đem cơm cho tôi. Hai cô chị độc ác nên thường hắt hủi tôi. Chỉ có cô út hiền lành, đối xử với với tôi.
Một hôm, tôi biến thành người, ngồi thổi sáo trên lưng trâu thì tiếng động, biết có người nên tôi lại hóa về hình dáng cũ. Từ đó, cô út càng chăm sóc tôi nhiều hơn, có thức ăn ngon lại giấu đem cho tôi.
Cuối mùa ở, tôi liền về giục mẹ đến hỏi con gái phú ông làm vợ. Mẹ tôi ửng sốt lắm, nhưng thấy tôi năn nỉ mãi nên cũng sang hỏi phú ông. Khi trở về, bà nói rằng phú ông yêu cầu phải sắm đủ một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm mới đồng ý gả con gái. Tôi nói với mẹ cứ yên tâm.
Đến ngày hẹn, mẹ tôi vô cùng ngạc nhiên khi trong nhà bỗng có đủ những lễ vật mà phú ông yêu cầu. Không chỉ vậy, còn có chục giai nhân khiêng sính lễ sang nhà phú ông. Phú ông liền hỏi ba cô con gái xem có ai đồng ý, thì chỉ có cô út.
Trong ngày cưới, tôi cho bày cỗ thật linh đình, gia nhân chạy ra chạy vào tấp nập. Lúc rước dâu, tôi biến thành một chàng trai khôi ngô tuấn tú sang đón cô út về làm vợ. Hai vợ chồng tôi sống hạnh phúc. Tôi ngày đêm miệt mài đèn sách và thi đỗ trạng nguyên. Chẳng bao lâu, nhà vua cử tôi đi sứ. Trước khi đi, tôi đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà, dặn phải giữ luôn các thứ ấy bên mình để có lúc cần dùng đến.
Một hôm có chiếc thuyền đi qua đảo, tôi nghe thấy tiếng con gà trống gáy vang ba lần:
- Ò… ó… o… Phải thuyền quan trạng rước cô tôi về.
Tôi hạ lệnh cho thuyền vào xem, thì gặp lại vợ mình. Vợ chồng đoàn tụ hạnh phúc. Tôi đưa vợ về nhà, mở tiệc mừng, mời bà con đến chia vui, nhưng lại giấu vợ trong nhà không cho ai biết. Hai người chị của vợ tôi tranh nhau kể chuyện nàng gặp phải rủi ro, tỏ vẻ thương tiếc lắm. Tôi không nói gì, tiệc xong mới cho gọi vợ ra. Nhìn thấy em mình đã trở về bình an, họ xấu hổ bỏ về.
tham khảo thêm ở:https://download.vn/dong-vai-nhan-vat-ke-lai-mot-truyen-co-tich-53121#mcetoc_1fp6lu7gkm
Đóng vai nhân vật - Sọ Dừa
Tôi là Sọ Dừa. Khi mẹ sinh ra, tôi không có chân tay, mình mẩy cứ tròn lông lốc như quả dừa. Bà buồn quá, định vứt tôi đi, thì tôi liền nói:
- Mẹ ơi! Con là người đấy! Mẹ đừng vứt con mà tội nghiệp.
Vì thương tôi nên mẹ đã để lại nuôi, đặt cho tôi cái tên là Sọ Dừa. Lớn lên, tôi vẫn như lúc nhỏ, lăn lông lốc trong nhà. Mẹ liền nói với tôi:
- Con nhà người ta báy tám tuổi đã đi ở chăn bò, còn mày chẳng được tích sự gì.
Tôi liền bảo với mẹ:
- Chuyện gì chứ chăn bò con cũng làm được. Mẹ cứ xin phú ông cho con đi chăn bò.
Nghe vậy, mẹ tôi liền đến hỏi phú ông. Từ đó tôi đến ở nhà phú ông. Ngày ngày, tôi lăn sau đàn bò ra đồng, tối đến lại lăn sau đàn bò về nhà, đàn bò béo tốt hẳn ra. Tôi thấy phú ông mừng ra mặt.
Ngày mùa, tôi tớ ra đồng làm hết cả, phú ông bèn sai ba cô con gái thay phiên nhau đem cơm cho tôi. Hai cô chị độc ác nên thường hắt hủi tôi. Chỉ có cô út hiền lành, đối xử với với tôi.
Một hôm, tôi biến thành người, ngồi thổi sáo trên lưng trâu thì tiếng động, biết có người nên tôi lại hóa về hình dáng cũ. Từ đó, cô út càng chăm sóc tôi nhiều hơn, có thức ăn ngon lại giấu đem cho tôi.
Cuối mùa ở, tôi liền về giục mẹ đến hỏi con gái phú ông làm vợ. Mẹ tôi ửng sốt lắm, nhưng thấy tôi năn nỉ mãi nên cũng sang hỏi phú ông. Khi trở về, bà nói rằng phú ông yêu cầu phải sắm đủ một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm mới đồng ý gả con gái. Tôi nói với mẹ cứ yên tâm.
Đến ngày hẹn, mẹ tôi vô cùng ngạc nhiên khi trong nhà bỗng có đủ những lễ vật mà phú ông yêu cầu. Không chỉ vậy, còn có chục giai nhân khiêng sính lễ sang nhà phú ông. Phú ông liền hỏi ba cô con gái xem có ai đồng ý, thì chỉ có cô út.
Trong ngày cưới, tôi cho bày cỗ thật linh đình, gia nhân chạy ra chạy vào tấp nập. Lúc rước dâu, tôi biến thành một chàng trai khôi ngô tuấn tú sang đón cô út về làm vợ. Hai vợ chồng tôi sống hạnh phúc. Tôi ngày đêm miệt mài đèn sách và thi đỗ trạng nguyên. Chẳng bao lâu, nhà vua cử tôi đi sứ. Trước khi đi, tôi đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà, dặn phải giữ luôn các thứ ấy bên mình để có lúc cần dùng đến.
Một hôm có chiếc thuyền đi qua đảo, tôi nghe thấy tiếng con gà trống gáy vang ba lần:
- Ò… ó… o… Phải thuyền quan trạng rước cô tôi về.
Tôi hạ lệnh cho thuyền vào xem, thì gặp lại vợ mình. Vợ chồng đoàn tụ hạnh phúc. Tôi đưa vợ về nhà, mở tiệc mừng, mời bà con đến chia vui, nhưng lại giấu vợ trong nhà không cho ai biết. Hai người chị của vợ tôi tranh nhau kể chuyện nàng gặp phải rủi ro, tỏ vẻ thương tiếc lắm. Tôi không nói gì, tiệc xong mới cho gọi vợ ra. Nhìn thấy em mình đã trở về bình an, họ xấu hổ bỏ về.
Định nghĩa truyện truyền thuyết:
- Là thể loại văn học dân gian ra đời sau thần thoại
- Nhân vật sự kiện liên quan tới lịch sử
- Có các yếu tố hoang đường kì ảo
em đã học nhiều truyện truyền thuyết ỏi lóp 6 , nhưng em thích nhất là con rồng chấu tiên
Trong ngày Tết ,chúng ta ko thể thiếu bánh chưng, bánh giày. Nhờ nó mà hương vị ngày Tết trở nên đậm đà hơn. Đố bạn biết ai là người tạo ra chúng ko? Đó là Lang Liêu-con trai thứ 18 của vua Hùng.
Tham khảo!
Từ thuở còn thơ bé, ta đã được nghe bao câu chuyện kể của bà, của mẹ về lịch sử hào hùng, về những truyền thuyết ly kỳ. Và có lẽ ai khi ấy cũng mang trong mình niềm tự hào và ngưỡng mộ những vị anh hùng trong truyền thuyết của dân tộc. Thánh Gióng là một vị anh hùng oai phong như thế.
Đời Hùng Vương thứ sáu, ở láng Gióng, có hai vợ chồng nông dân, vừa chăm chỉ làm ăn lại có tiếng phúc đức nhưng đến lúc sắp về già mà vẫn chứa có lấy một mụn con. Một ngày kia, bà vợ ra đồng, thấy một vết chân to, bèn đặt chân mình vào ướm thử. Về nhà bà liền mang thai, nhưng mười hai tháng mới sinh ra một cậu bé mặt mũi khôi ngô, đặt tên là Gióng. Điều kỳ lạ nữa là Gióng lên ba tuổi vẫn chẳng biết nói, chẳng biết cười, đặt đâu nằm đó, hai vợ chồng vừa buồn vừa lo lắng.
Thuở ấy, giặc Ân đem quân sang xâm lược bờ cõi nước ta, gây nên bao nhiêu tội ác, dân chúng vô cùng lầm than, khổ sở. Xét thấy thế giặc mạnh, nhà vua bèn sai người đi khắp cả nước tìm người hiền tài cứu nước. Sứ giả đi đến mọi nơi, đi qua cả làng của Gióng. Nghe tiếng rao “Ai có tài, có sức xin hãy ra giúp vua cứu nước”, Gióng đang nằm trên giường bỗng cất tiếng nói đầu tiên:
- Mẹ ơi! Mẹ ra mời sứ giả vào đây cho con.
Thấy vậy, bà mẹ rất bất ngờ vui mừng, vội đi ra mời sứ giả vào nhà. Gióng yêu cầu sứ giả về tâu với vua, chuẩn bị đầy đủ ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để cậu đi đánh giặc.
Kỳ lạ hơn, sau khi sứ giả trở về, Gióng ăn rất khỏe và lớn nhanh như thổi. Cơm ăn bao nhiêu cũng không no, áo vừa mặc xong đã sứt chỉ. Mẹ cậu nuôi không đủ đành nhờ đến hàng xóm láng giềng. Bà con biết chuyện nên cũng rất phấn khởi, ngày đêm tấp nập nấu cơm, đội cà, may vá cho cậu rất chu đáo. Ai cũng hy vọng Gióng sớm ngày ra giết giặc giúp nước, trừ họa cho dân.
Ngày ấy, giặc vừa đến sát chân núi Trâu thì sứ giả cũng kịp mang vũ khí tới. Gióng bèn vươn vai đứng dậy, lập tức trở thành một tráng sĩ, khoác áo giáp, cầm roi sắt, chào mẹ và dân làng rồi nhảy lên ngựa. Cả người cả ngựa lao vun vút ra trận.
Trên chiến trường, Gióng tung hoành ngang dọc, tả đột hữu xung, giặc chết dưới tay như ngả rạ. Bỗng gậy sắt gãy, Gióng nhanh như chớp nhổ tre bên đường làm vũ khí mới. Giặc sợ hãi chạy trốn, dẫm đạp lên nhau mà chết. Khi trời đất đã sạch bóng giặc, Gióng phi ngựa bay về núi Sóc, cởi bỏ áo giáp sắt, vái tạ mẹ rồi bay về trời.
Vua phong hiệu cho cậu là Thánh Gióng, nhân dân lập đền thờ phụng, ghi nhớ công ơn. Nhiều đời sau người ta còn kể, khi ngựa sắt thét ra lửa, lửa đã thiêu trụi một làng. Đến nay làng ấy gọi là làng Gióng. Những vết chân ngựa in xuống ngày xưa nay đã thành những ao hồ to nhỏ nối tiếp nhau, là di tích minh chứng cho chiến công oanh liệt của Thánh Gióng.
Tham khảo ( bánh chưng bánh giày)
Bài này chỉ tham khảo
Có rất nhiều câu chuyện cổ hay mà trong trương trình Ngữ văn lớp Sáu mà em đã được học từ đầu năm đến giờ như truyện Thánh Gióng, Sự tích hồ Gươm, … Nhưng câu chuyện khiến em thích nhất là truyện Bánh chưng bánh giầy. Hôm nay em sẽ kể về câu chuyện này cho cô và các bạn cùng nghe.
Các bạn có biết không, ngày xưa, vào đời Vua Hùng Vương thứ 6, lúc về già, vua có ý định truyền ngôi cho con. Nhưng vì vua có tới hai mươi người con trai, ngôi báo lại chỉ có thể truyền cho một người duy nhất. Sao một hồi suy nghĩ lâu, vua đã có cách để chọn ra người xứng đáng với ngôi vua.
Nhân dịp đầu Xuân, vua mời họp các hoàng tử lại, bảo rằng: “Ai trong số các con tìm được thức ăn ngon lành, để bày cỗ dân Trời Đất, tổ tiên có ý nghĩa nhất, ta sẽ truyền ngôi cho”.
Các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng lên cho vua cha, với hy vọng mình lấy được vua truyền ngôi cho. Trong khi đó, người con trai thứ 18 của Hùng Vương, là Lang Liêu đang tỏ ra rất băng khoăn. Chàng là một người có tính tình hiền hậu, chăm chỉ, rất mực hiều thảo. Nhưng vì mẹ mất sớm, thiếu người chỉ vẽ nên chàng lo lắng không biết làm thế nào.
Một hôm, Lang Liêu nằm mộng thấy có vị Thần đến bảo: “Này con, vật trong Trời Đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người, ăn mãi không chán. Con hãy nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng hình Trời và Đất. Hãy lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình Cha Mẹ sinh thành.”
Lang Liêu tỉnh dậy, vô cùng mừng rỡ. Chàng liền làm theo lời Thần dặn, chọn gạo nếp thật dẻo thơm làm những bánh vuông vức, có nhân thịt đậu, để tượng hình Đất. Lại lấy lá xanh bọc ngoài, chẻ lạt buộc lại cẩn thận, rồi cho vào nồi lớn đổ nhiều nước, đun thật kĩ. Cùng với gạo nếp, chàng đồ xôi, giã nhuyễn, làm thành những chiếc bánh tròn trặn, xinh xắn để tượng trương cho hình Trời,…
Đến ngày hẹn, các hoàng tử đều đem những của ngon vật lạ đến bày trên mâm cỗ của mình. Ôi thôi, bao nhiêu là sơn hào hải vị, nhiều món ngon lành. Trong khi đó trên mâm cổ của Lang Liêu thì chỉ bày hai loại bánh. Vua Hùng Vương lấy làm lạ hỏi, thì Lang Liêu đem chuyện Thần báo mộng kể, giải thích ý nghĩa của từng loại bánh. Vua cha nếm thử, thấy bánh ngon, khen có ý nghĩa, bèn cho họp mọi người lại, truyền rằng:”Những chiếc bánh tròn này tượng trương cho hình Trời, ta đặt tên cho loại bánh này là bánh Giầy. Còn những chiếc lá tượng trưng cho hình Đất, ta đặt tên cho bánh này là bánh Chưng. Bánh có thịt mỡ, đậu xanh, lá dong,… là tượng hình cầm thú, cây cỏ muôn loài,…; lá bọc ngoài, mĩ vị để trong là ngũ ý nhắc người ta phải biết sống thân ái, đùm bọc lẫn nhau. Lang Liêu dâng lễ vật rất hợp ý ta. Vậy ta sẽ truyền ngôi vua cho con.”
Và cũng từ đó, người dân nước ta rất chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi. Mỗi khi Tết đến, nhà nhà làm bánh Chưng, bánh Giầy để dâng cúng Trời Đất và tổ tiên.
Trong những câu chuyện cổ luôn gắn liền với lịch sử, với một phong tục tạp quán của dân tộc Việt Nam ta. Ở truyện Bánh chưng bánh giầy cũng như thế. Truyện đã cho ta biết rằng dân rất chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi, và việc tại sao chúng ta lại làm bánh chưng bánh giầy mỗi dịp tết đến xuân về. Em rất thích chuyện bánh Chưng, bánh Giầy. Em mong muốn những câu chuyện cổ sẽ luôn được mọi người biết tới và trân trọng chúng như em vậy.
Hôm ấy, vào buổi trưa, trời đang vào lúc chuyển mùa. Những cơn gió đầu mùa thu mát mẻ thổi những chiếc lá khô bay dọc mép sân, đang làm bài tập, tôi bỗng thấy hai mắt tự dưng ríu lại. Cứ thế, tôi gục ngay dưới góc học tập của mình. Tôi đi vào một giấc mơ.
Trong giấc mơ ngắn ngủi, tôi thấy mình bị lạc giữa một khu rừng lớn bốn bề cây cao. Tôi lần đường tìm ra bờ suối mong sẽ gặp ai đó đi rừng. Phải đến ngang chiều, tôi mới nhìn thấy dòng nước mát khi chân tay và cả người nữa đã rời rã. Vừa vục tay xuống một ngụm nước, tôi bỗng giật mình.
Cháu là ai ? Sao lại tới đây ? Một bà lão tóc bạc trắng đang đứng ngay trước mặt tôi.
Thấy tôi hoảng hồn nhưng trông vẻ mặt phúc hậu của bà, tôi ngập ngừng :
Dạ ! Cháu…cháu…
Cháu đừng sợ !
Dạ ! Thế bà là ai ạ ?
Bà là thủy tổ của người Việt cháu ạ !
A ! Cháu hiểu rồi ! Bà chính là mẹ Âu Cơ.
Cháu vừa mới học xong bài này nhưng có một vài điều cháu chưa hiểu được , tiện đây cháu có thể hỏi bà được không ?
Ừ ! Cháu ngoan lắm, nào có điều gì chưa hiểu cháu cứ hỏi đi !
Dạ !Tại sao ngày xưa khi đưa năm mươi con lên núi, bà lại lập ngay con trưởng làm vua.
À ! Vì cả nước Nam ta rộng lớn lắm, nếu không có ai chịu trách nhiệm đứng ra cai quản non sông thì đất nước không có chủ quyền được cháu ạ !
Thế còn số người còn lại, sao bà lại cho mỗi người đi cai quản một phương trời ?
Có như vậy chúng ta mới vừa giữ gìn, vừa mở rộng đất đai lãnh thổ. Và nhất là mỗi khi có việc hệ trọng thì miền ngược, miền xuôi, miền nam, miền bắc là anh em chung của một nhà cũng tương thân, tương ái cho nhau.
Dạ cháu cảm ơn bà ! Bây giờ thì cháu đã hiểu.
Thôi bây giờ bà sẽ đưa cháu về nhà, hãy học tập cho tốt để làm những điều có ích cho đất nước mai sau, cháu nhé !
Toàn ! Toàn ơi ! Dậy lên giường ngủ đi con !
Tiếng mẹ tôi gọi, tôi tỉnh dậy, ngơ ngác. Mẹ tôi ra chiều không hiểu, tôi nhìn mẹ nhoẻn miệng cười. Ở ngoài kia những cơn gió thu vẫn thổi mát rượi. Những chiếc lá vàng vẫn tung bay nhảy múa.
Năm nay tôi, được lên lớp 6 bố mẹiao hẹn nếu năm nay tôi được học sinh giỏi bố mẹ sẽ cho ra biển chơi một tuần. Tôi nhủ thầm sẽ cố gắng học thật tốt để có được chuyến đi chơi đầy hấp dẫn đó. Qua một năm phấn đấu, cuối năm học tôi được công nhận là học sinh giỏi, không những vậy mà còn đứng đầu lớp về thành tích học tập. Bố mẹ tôi vô cùng phấn khởi khi thấy tôi học hành giỏi giang và đúng như lời hẹn, đầu tháng 7 bố đưa cả nhà đi biển.
Chiếc xe bon bon đưa gia đình tôi ra thành phố biển, trước mắt tôi biển hiện ra xanh thẳm, bình yên, từng con sóng bạc đầu nối đuôi nhau đùa rỡn với bờ cát dài phẳng lặng.
Sau một hồi dập dềnh cùng sóng biển, cả nhà tôi cắm trại trên một hòn đảo nhỏ. Giữa bốn biển mênh mông, đưa mắt nhìn ra xa tôi thấy cảnh vật thật nên thơ, hiền hoà, chợt tôi liên tưởng đến hình ảnh cô út trong truyện cổ tích Sọ Dừa khi bị dạt vào đảo hoang, vừa nghĩ đến cô út tôi đã thấy trước mắt có một túp lều nhỏ, xem ra rất sơ sài như mới vừa dựng tạm, và phía ngoài cửa có một cô gái xinh đẹp, dịu dàng đang ngóng về phía xa xa.
– Chào cháu bé! Cháu đi đâu vậy?
– Cháu đi dạo và ngắm biển cô ạ.
– Chắc cô cũng đi du lịch như gia đình cháu?
– Không cô bị lạc vào nơi này đã mấy tuần rồi!
– Cháu thấy cô rất quen, dường như cháu đã gặp cô ở đâu rồi.
– Thế cháu học lớp mấy rồi?
– Dạ. Cháu học lớp 6 rồi cô ạ. Mà cô biết không cháu được đọc rất nhiều chuyện cổ tích.
– Thế cháu có thích truyện Sọ Dừa không?
– Cháu thích lắm cô ạ. Và trong các nhân vật đó cháu thích nhất cô út vừa hiền lành vừa tốt bụng. Mà cháu thấy cô giống cô út lắm hay chính cô là…
– Đúng rồi cháu ạ. Cô đang ở đây chờ thuyền trạng đi sứ về cứu cô.
Ôi thích thật, tôi không thể ngờ lại được gặp cô út ở đây, lại đúng lúc cô đang phải sống cô đơn ngoài đảo vắng. Cô út quả thật đáng thương.
– Cô ơi! những ngày ở đây cô có buồn không? Cô út nhìn tôi và nói:
– Buồn và nhớ nhà lắm cháu à! Suốt ngày cô cứ thui thủi một mình hết trong lều lại ra bờ biển ngóng thuyền trạng đi qua. May có hai chú gà làm bạn cũng đỡ đi phần nào.
– Thế cô ăn bằng gì ạ?
– Dạo đầu cô xẻ thịt con cá kình nướng ăn, bây giờ cô bắt cá tươi ở biển làm thức ăn cho qua ngày.
– Cô ơi! Cô có giận hai người chị của mình không?
– Cô cũng giận họ nhưng dẫu sao họ cũng là những người ruột thịt của cô. Cô tin rằng sau này họ sẽ hối hận về việc làm sai trái này. Và chị em cô sẽ hoà thuận, yêu thương nhau như xưa.
– Cô cho cháu hỏi điều này nhé. Sao cô lại đồng ý lấy chàng Sọ Dừa vừa xấu vừa nghèo?
– Bởi cô biết Sọ Dừa là một người tốt và hơn nữa cô tin rằng những người tốt sẽ luôn gặp được nhiều may mắn và hạnh phúc trong cuộc sống.
– Vậy cháu chúc vợ chồng cô mau chóng đoàn tụ và hạnh phúc.
Tôi vừa dứt lời bỗng thấy ai đó khẽ lay lay vào người, hoá ra là mẹ tôi:
– Mẹ ơi con vừa mơ một giấc mơ tuyệt đẹp!
Mẹ mắng yêu tôi: vừa ngồi nghỉ một lát đã ngủ tít rồi. Tôi mỉm cười sung sướng
và kể lại cho mẹ nghe giấc mơ vừa rồi. Nghe xong mẹ nói:
– Ở hiền rồi sẽ gặp lành con ạ. Bây giờ mẹ con ta đi kẻo bố đợi.
Trên đường về trong đầu tôi còn vương vấn mãi hình ảnh cô út hiền lành, dễ thương. Ngoài kia biển như đẹp và nên thơ hơn.
truyền thuyết Thánh Gióng kể về sự thật lịch sử của nước việt nam ta nè
cái này ở trong sách có đó bn, mk lỡ cho em mk hết rùi nên ko thể tìm dc, mk xin lỗi bn nha. Bn có thể lật sách ra xem đó
Chúc bn hc tốt
hơ hơ, em chào chị em học lớp 1 nhưng em có thể biết 1 số truyền thuyết như là: hồ ly tinh, ........
Câu chuyện xảy ra từ rất lâu rồi, từ thời Hùng Vương thứ mười Tám. Đời ấy vua Hùng không có con trai. Người chỉ sinh được một người con gái tên gọi Mỵ Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vua cha rất yêu thương con, mong kén cho con một tấm chồng ưng ý.
Một ngày kia có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người ở vùng núi Tản Viên, tên gọi Sơn Tinh. Chàng có tài: Vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên những dãy núi đồi. Chàng trai còn lại tên gọi là Thủy Tinh đến từ miền biển. Chàng cũng có tài năng không kém: gọi gió, gió đến, hô mưa, mưa về. Hai chàng đều tài giỏi, đều xứng làm rể của vua Hùng, làm chồng của Mỵ Nương. Vua Hùng rất băn khoăn, vua cho mời các Lạc hầu vào bàn bạc, xong rồi nói:
– Hai chàng trai đều hợp ý ta nhưng ngặt ta chỉ có một người con gái nên ngày mai, ai đem sính lễ đến trước, ta sẽ gả con gái cho.
Rồi Hùng Vương phán tiếp, sính lễ phải có đủ: một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao mỗi thứ một đôi"
Cuộc chiến kéo dài mấy tháng trời, Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã đuối, thần liền rút quân về.
Từ đó, oán nặng thù sâu, hằng năm, Thuỷ Tinh vẫn thường dâng nước đánh Sơn Tinh hòng cướp được Mị Nương. Nhưng năm nào cũng vậy, Thuỷ Tinh chán chê cũng không thắng nổi Sơn Tinh, đành rút quân về