Nêu nội dung của văn bản " Sự tích hồ Gươm".
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Thánh gióng ( Sự kiện chính )
- Sự ra đời kì lạ và lớn lên của Thánh gióng ( Bà mẹ ướm chân vào vết chân to , Thánh Gióng lên 3 tuổi vẫn không biết đi biết nói )
- Giặc xâm chiếm , Thánh Gióng lớn nhanh như thổi ( Vua cho tìm người đánh giặc , nghe tin Gióng liền gọi Sứ Giả lại kêu làm giáp sắt ,....Thánh Gióng ăn nhiều nhà không có gạo liền kêu gọi bà con góp gạo nuôi Gióng)
- Gióng đánh tan giặc
- Gióng bay lên trời
Em thích câu chuyện Thánh Gióng vì câu chuyện nói về người anh hùng đánh giặc cứu nước
Sự tích Hồ Gươm
- Giặc Minh xâm chiếm nước Nam . Đức Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm đánh tan giặc
- Người chài tên Thận 3 lần kéo được lưỡi gươm . Chàng tham gia nghĩa quân
- Lê Lợi tìm được chuôi gươm nạm ngọc
- Lưỡi gươm và chuôi gươm vừa như in . Lê Thận tặng cho vua
- Vua đánh tan giặc
Thánh Gióng: Truyền thuyết kể về một đứa trẻ vừa mới sinh ra đã biến thành người lớn và trở thành anh hùng chiến đấu chống lại quân xâm lược, giúp bảo vệ đất nước.
Sự tích Hồ Gươm: Sử ký lại một câu chuyện về việc vua Lê Lợi nhận được thanh kiếm Thuận Thiên của chúa Trần, dùng để đánh đuổi quân Minh, và sau đó trả lại kiếm cho rồng vàng ở Hồ Gươm.
Bánh chưng, bánh tét: Câu chuyện kể về ông Hùng Vương - vị vua đầu tiên của nước Việt Nam - đã lập ra món bánh chưng/bánh tét để giành chiến thắng trong cuộc thi tìm người kế nhiệm vị trí của ông
Lê Lợi không trực tiếp nhận gươm. Người đánh cá Lê Thận nhận được lưỡi gươm dưới nước, Lê Lợi nhận được chuôi gươm trên rừng, đem khớp với nhau thì “vừa như in”. Điều đó chứng tỏ sức mạnh của gươm thần thực chất là sức mạnh đoàn kết nhân dân ở khắp nơi, trên mọi miền Tổ quốc, từ miền xuôi cho đến miền ngược, từ đồng bằng cho đến miền rừng núi.
Mỗi bộ phận của thanh gươm ở một nơi nhưng khi khớp lại thì vừa như in, điều đó thể hiện sự thống nhất nguyện vọng, ý chí chống giặc ngoại xâm của toàn dân tộc. Hai chữ “Thuận Thiên” (hợp lòng trời) trên lưỡi gươm thần nhấn mạnh tính chất chính nghĩa, hợp lòng người, lòng trời của nghĩa quân Lam Sơn.
câu chuyện thánh gióng kể về người anh hùng làng gióng với nhiều màu sắc thần kì là biểu tượng rực rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước,đồng thời là thể hiện quan niệm,ước mơ và niềm tin của nhân dân ngay từ buổi đầu chống giặc ngoại xâm
thạch sanh là truyện cổ tích kể về người dũng sĩ diệt chằn tinh,diệt đại bàng cứu người bị hại,vạch mặt kẻ vong ân bội nghiaxvaf đánh quân xâm lược.Truyện thể hiện ước mơ niềm tin về đạo đức,công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo,yêu hòa bình của nhân dân ta
tham khảo
. Nội dung chính của truyện Thánh Gióng. - Thánh Gióng là thiên anh hùng ca thần thoại đẹp đẽ, hào hùng, ca ngợi tình yêu nước, bất khuất chiến đấu chống giặc ngoại xâm vì độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam thời cổ đạ
1. Thể loại: Truyền thuyết
2. Bố cục: 4 phần:
- Phần 1: Từ đầu đến “nằm đấy”: Sự ra đời kì lạ của Gióng.
- Phần 2: Tiếp theo đến “cứu nước”: Gióng cất tiếng nói đòi đi đánh giặc và sự lớn lên kì lạ của Gióng.
- Phần 3: Tiếp theo đến “lên trời”: Gióng đánh giặc Ân và bay về trời.
- Phần 4: Phần còn lại: Nhân dân ghi nhớ công ơn Thánh Gióng.
3. Giá trị nội dung
- Hình tượng Thánh Gióng với nhiều màu sắc thần kì là biểu tượng rực rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước.
- Thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta ngay từ buổi đầu lịch sử về người anh hùng cứu nước chống ngoại xâm.
4. Giá trị nghệ thuật
- Sử dụng nhiều chi tiết tượng tượng kì ảo
Tham khảo!
Sự tích Hồ Gươm
“Sự tích Hồ Gươm” đã ca ngợi tính chính nghĩa và chiến thắng vẻ vang của nhân dân ta trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược. Câu chuyện kể về người anh hùng Lê Lợi, trước tình thế đất nước lâm nguy đã cùng nghĩa quân nổi dậy để chống lại quân thù nhưng nhiều lần bị thất bại. Vì vậy, đức Long Quân đã quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm báu để trừ giặc. Chi tiết trao gươm với nhiều yếu tố kì ảo tạo nên sức hấp dẫn cho câu chuyện, bởi thanh gươm đến được tay Lê Lợi phải trải qua nhiều thử thách. Thanh gươm sau ba lần cất lưới của Lê Thận với hai chữ được khắc “Thuận Thiên” đã cho thấy cuộc khởi nghĩa thuận với ý trời. Trong một lần bị giặc truy đuổi, Lê Lợi đã rút lui vào khu rừng và tìm thấy chuôi gươm nạm ngọc. Nhờ có thanh gươm báu mà nhuệ khí của nghĩa quân tăng lên đã tạo nên sức mạnh to lớn để quét sạch bóng giặc khỏi bờ cõi. Và khi đất nước đã thanh bình, Rùa vàng đã lên đòi lại thanh gươm. Hồ Tả Vọng- nơi diễn ra việc trả gươm, từ đó được đổi tên là Hồ Hoàn Kiếm. Truyện không chỉ ca ngợi chiến công của người anh hùng Lê Lợi năm xưa mà còn mang nhiều ý nghĩa sâu sắc, thể hiện khát vọng hòa bình của dân tộc và lòng tự hào về truyền thống đấu tranh anh hùng của dân tộc Việt Nam.
Tham khảo:
Tổ quốc ta là tổ quốc của anh hùng. Từ trong khói lửa chiến tranh, những người anh hùng đầu đội trời chân đạp đất hiên ngang bước ra, đem lại hòa bình cho muôn dân trăm họ. Lòng biết ơn, sự ngưỡng mộ dành cho những tráng sĩ ấy, được nhân dân thể hiện vào những hình tượng vĩ đại trong các tác phẩm văn học dân gian, như Thánh Gióng, Lê Lợi… Đối với muôn dân, học không chỉ là con người bình thường, mà là những kẻ có sức mạnh phi thường, có xuất thân kì lạ, được thánh thần ủng hộ. Đó là niềm tin bất diệt, sự kính ngưỡng bất tận của nhân dân ta dành cho những người anh hùng cứu nước.
Thành ngữ: đầu đội trời chân đạp đất
Bạn tham khảo:
Nội dung: ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược do Lê Lợi lãnh đạo ở đầu thế kỉ XV và giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm, đồng thời thể hiện khát vọng hòa bình dân tộc
Truyện “Sự tích Hồ Gươm” ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược do Lê Lợi lãnh đạo ở đầu thế kỉ XV. Truyện cũng nhằm giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm, đồng thời thể hiện khát vọng hòa bình dân tộc