K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

 Bạn tham khảo nhé!                                 Mẫu 1

a. Mở bài

  • Mở bài trực tiếp: giới thiệu về mẹ của em
  • Mở bài gián tiếp: giới thiệu về mẹ qua hình ảnh những kỉ vật, món đồ gắn bó với mẹ (chiếc khăn, đôi dép, món ăn…), khiến em suy nghĩ, nhớ thương về mẹ.

b. Thân bài

- Miêu tả khái quát về mẹ:

  • Năm nay mẹ bao nhiêu tuổi? (trông ngoại hình mẹ có giống với tuổi thật không, hay nhìn trẻ hơn/ già hơn)
  • Mẹ có thân hình thế nào? (cao ráo/ hơi thấp/ gầy gò/ đầy đặn…)
  • Làn da mẹ thế nào? (trắng hồng, đen sạm, màu mật ong…)
  • Công việc của mẹ là gì? Có vất vả lắm không? Có chiếm nhiều thời gian trong ngày của mẹ không?

- Miêu tả chi tiết về mẹ:

  • Mái tóc của mẹ (màu gì, độ dài, để kiểu tóc gì, khô xơ hay mềm mượt, khi làm việc thì mẹ buộc như thế nào…)
  • Khuôn mặt, cái mũi, đôi mắt… của mẹ có đặc điểm như thế nào? (hình dáng, màu sắc…)
  • Đôi bàn tay của mẹ (mềm mại hay thô ráp, do đã làm những công việc thường ngày là gì)
  • Trang phục của mẹ (gồm những gì, có đặc điểm về màu sắc, kiểu dáng ra sao, nó có khác biệt nhiều giữa trang phục đi làm và đi chơi, ở nhà không)

- Miêu tả tính cách, thói quen, sở thích của mẹ:

  • Mẹ em là người có tính cách như thế nào? (hiền lành, khô cứng, dịu dàng, năng động, lạnh lùng, nghiêm khắc…) - được thể hiện qua các hành động gì, được mọi người đánh giá ra sao?
  • Mẹ có thói quen làm việc như thế nào? Thường làm gì vào thời gian rảnh?
  • Mẹ có sở thích gì? (kể ra đi kèm với hoạt động cụ thể)

- Tình cảm của em dành cho mẹ: Kể những tình cảm ấy cùng với những kỉ niệm, những hành động quan tâm, chăm sóc của mẹ dành cho em (và ngược lại).

c. Kết bài

  • Mẹ là một người mẹ tuyệt vời và cũng là tấm gương để em học tập và noi theo
  • Em sẽ cố gắng học tập, rèn luyện thật tốt để có thể là niềm tự hào của mẹ.                  
  •                                     

                                                             Mẫu 2

  • a. Mở bài: Giới thiệu mẹ

    Mỗi chúng ta sinh ra ai cũng đều có mẹ. Mẹ luôn là người che chở, đùm bọc và quan tâm chúng ta từng li từng tí. Đối với mỗi người thì mẹ chúng ta luôn là người tuyệt vời nhất. dù mẹ có xấu xi, già nua hay như thế nào thì vẫn là mẹ của chúng ta. Đối với các bạn mẹ của bạn như thế nào, đối với tôi, mẹ tôi là người tuyệt vời nhất. Tôi yêu mẹ tôi nhất trên đời.

    b. Thân bài

    -Tả ngoại hình

  • Mẹ đã ngoài bốn mươi nhưng mẹ vẫn còn rất trẻ
  • Khuôn mặt mẹ tròn, nhìn rất hiền và phúc hậu
  • Mắt to tròn và đẹp
  • Đôi môi cong mịn
  • -Tả tính tình

  • Mẹ tận tụy với công việc, chịu khổ cực để nuôi em khôn lớn
  • Mẹ rất quan tâm người khác và được nhiều người yêu mến
  • Mẹ luôn hoàn thành tốt các công việc ở cơ quan và việc nhà
  • Mẹ nấu ăn rất ngon
  • Chăm lo cho con cái rất chu đáo.
  • Yêu thương mọi người xung quanh
  • Giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn và khổ cực
  • Mẹ thường dạy em về “lòng nhân ái”.
  • c. Kết bài

  • Em rất tự hào về mẹ.
  • Mẹ là động lực, là nguồn sống của em.
  • Mẹ là chỗ dựa vững chắc cho bước đi của em đi đến tương lai.
  •  
  • Bàn tay mẹ chai sạm vì tần tảo làm việc nuôi tôi ăn học
  • Mặc ăn mặc giản dị nhưng nhìn rất đẹp                                                                                                                                                                                                                                                                                            Nguồn:Mik lấy trên vndoc
  •  
  • ~Học tốt nha~
9 tháng 11 2021

Bạn thao khảo ạ :

I. Mở bài: Giới thiệu mẹ

Mỗi chúng ta sinh ra ai cũng đều có mẹ. Mẹ luôn là người che chở, đùm bọc và quan tâm chúng ta từng li từng tí. Đối với mỗi người thì mẹ chúng ta luôn là người tuyệt vời nhất. dù mẹ có xấu xi, già nua hay như thế nào thì vẫn là mẹ của chúng ta. Đối với các bạn mẹ của bạn như thế nào, đối với tôi, mẹ tôi là người tuyệt vời nhất. Tôi yêu mẹ tôi nhất trên đời.

II. Thân bài

1. Tả ngoại hình

- Mẹ đã ngoài bốn mươi nhưng mẹ vẫn còn rất trẻ

- Khuôn mặt mẹ tròn, nhìn rất hiền và phúc hậu

- Mắt to tròn và đẹp

- Đôi môi cong mịn

- Bàn tay mẹ chai sạm vì tần tảo làm việc nuôi tôi ăn học

- Mặc ăn mặc giản dị nhưng nhìn rất đẹp

2. Tả tính tình

- Mẹ tận tụy với công việc, chịu khổ cực để nuôi em khôn lớn

- Mẹ rất quan tâm người khác và được nhiều người yêu mến

- Mẹ luôn hoàn thành tốt các công việc ở cơ quan và việc nhà

- Mẹ nấu ăn rất ngon

- Chăm lo cho con cái rất chu đáo.

- Yêu thương mọi người xung quanh

- Giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn và khổ cực

- Mẹ thường dạy em về “lòng nhân ái”.

III. Kết bài

- Em rất tự hào về mẹ.

- Mẹ là động lực, là nguồn sống của em.

- Mẹ là chỗ dựa vững chắc cho bước đi của em đi đến tương lai.

4 tháng 3 2022

anh đi học hay học olnline

4 tháng 3 2022

các bạn giúp mình nha

26 tháng 11 2019

- Mở bài: Lí do em có quyển sách?
Để chuẩn bị bước vào năm học mới, mẹ mua cho em quyển sách Tiếng Việt 5, tập một và tập hai.
- Thân bài:
+ Tả bao quát:
Quyển sách Tiếng Việt 5, tập hai mới xinh xắn làm sao, sách hình chữ nhật. Bìa sách được trang trí bằng nhiều màu sắc. Mặt bìa láng bóng. Quyển sách có mùi thơm của giấy mới và màu mực in.
+ Tả các bộ phận của đồ vật:
Quyển sách khá dày, gồm 176 trang. Bìa sách là màu xanh da trời, phía trên in hai chữ Tiếng Việt 5, tập hai. Phía dưới là bức tranh có các bạn người Kinh, người dân tộc đang nói chuyện vui vẻ với nhau. Phía trước các bạn là những người nông dân đang miệt mài trồng lúa, cày bừa. Phía xa một ngôi làng nhỏ mái ngói đỏ tươi nấp sau những rừng cây xanh tốt. Xa nữa là biển cả mênh mông, từng đoàn tàu đánh cá ra khơi. Trên bầu trời trong xanh, đàn hải âu đang chao liệng.
Lật sách ra, trang thứ nhất là tên các tác giả của cuốn sách và một lần nữa chữ TIẾNG VIỆT 5, tập hai lại được lặp lại, có lẽ là để nhắc nhở chúng em hãy học tập tốt bộ môn Tiếng Việt.
Trang ba là một bức tranh vẽ các bạn thiếu niên đang xếp hàng bỏ phiếu, nét mặt ai cùng rạng rỡ, vui vẻ. Phía trên ghi chủ điểm: ??.
. Những trang giấy đều thuộc loại tốt nên chữ đen nổi bật trên nền giấy trắng tinh. Để thuận tiện cho việc học tập, sách đã sắp xếp khéo léo các bài học theo từng chủ điểm, từng tuần học, từng phân môn. Ngoài nội dung bằng chữ, sách còn ghép các bức tranh minh hoạ sinh động giúp các em hứng thú hơn trong học tập.
Trong các bài học, em thích nhất bài tập đọc ??. Bài thơ bộc lộ cảm xúc... ( anh tự cảm thụ NGẮN về nó)
- Kết bài: Cảm nghĩ của em.
Em và quyển sách đã trở thành người bạn thân thiết ngay từ những ngày đầu. Mỗi khi học bài xong, em đều cất nó cẩn thận vào cặp sách. Mai này dù lên lớp ?, em vẫn xem quyển sách ấy là người bạn tri kỉ giúp em có kiến thức bước vào ngưỡng cửa cấp II.

16 tháng 12 2021

Trà sữa trân châu chắc hẳn là đồ uống không còn quá xa lạ với các bạn trẻ hiện nay. Chỉ trong vòng vài năm trở lại đây không ít cửa hàng trà sữa nổi lên với nhiều thương hiệu như: KOI, Gong Cha, Royal Tea, Maku,… rất nhiều chi nhánh trên khắp cả nước để phục vụ nhu cầu của giới trẻ. Mỗi nơi sẽ có hương vị đặc trưng riêng, không chỉ trà sữa trân châu đơn thuần như trước gần đây còn xuất hiện thêm thêm kem mặn và các loại topping đa dạng không kém. Tuy nhiên, ít ai có thể biết được trà sữa trân châu có nguồn gốc, lịch sử từ đâu. Hôm nay, hãy cùng Tin Tức Trà Sữa giải đáp thắc mắc trên nhé.
"Trà trân châu hay trà sữa trân châu (珍珠奶茶; trân châu nãi trà) là thức uống được chế biến từ trà xanh hoặc trà đen được các cửa hàng đồ uống tại Đài Trung, Đài Loan phát triển từ những năm 1980. Đặc điểm của trà trân châu là khi bị lắc, một lớp bọt nước mỏng được tạo thành trên bề mặt. Do đặc điểm này, trà bong bóng được dùng để gọi bất kỳ loại trà nào được lắc trong khi chuẩn bị, ví dụ như các loại trà đường "Phao mạt hồng trà" (泡沫紅茶), "bào mạt hồng trà" (泡沫綠茶).
Trà trân châu nói chung được chia thành hai loại: trà tạo hương vị từ hoa quả hay trà sữa. Trà sữa có thể sử dụng các loại kem từ sữa hay không từ sữa. Có nguồn gốc từ Đài Loan, trà trân châu đặc biệt phổ biến tại một số quốc gia châu Á như Trung Quốc, Hồng Kông, Hàn Quốc, Malaysia, Philipin, Việt Nam và Singapore. Loại đồ uống này cũng phổ biến tại châu Âu, Canada và Hoa Kỳ. Trà trân châu cũng có thể để chỉ loại trà sữa nóng kiểu Quảng Đông pha với các hạt bột sắn.
Khi trà sữa trân châu (trân châu nãi trà) được giới thiệu vào các nước ngoài châu Á, nó được gọi bằng tên tiếng Anh là "bubble tea". Do khác biệt cơ bản nhất giữa các loại trà bong bóng và các loại trà khác là các hạt bột sắn ở đáy cốc, nên một số người không biết tiếng Anh cho rằng "bubble" trong "bubble tea" là chỉ đến bột sắn. Tuy nhiên, trân châu trong "trà sữa trân châu" nói đến các hạt "trân châu" (bột sắn).
Trân châu Hạt trân châu được làm từ củ sắn. Hạt trân châu hay còn gọi là bola đun sôi khoảng dưới nửa tiếng cho tới khi chín hoàn toàn, nhưng vẫn còn độ dẻo, khi đó hạt nở ra đáng kể, rồi làm lạnh trong khoảng nửa tiếng nữa. Sau khi để ráo nước, hạt trân châu được cho vào nước đường hay mật ong để sẵn dùng vào trà. Sau khi nấu có thể để được 7 giờ. Các hạt chân trâu lớn, làm từ bột sắn nằm ở dưới đáy cốc. Các hạt thường lớn hơn 6 mm, màu nâu, mờ mờ không trong suốt và nâu đậm hơn ở giữa hạt. Hạt trân châu được hút bằng ống hút to (thường được cắm sẵn vào li trà), người uống trà vừa uống trà vừa nhai hạt trân châu.
Thay cho hạt bột truyền thống, thạch dừa hoặc thạch konjac còn được dùng để làm trà trân châu. Thạch được cắt thành viên nhỏ, hình lập phương hoặc hình hộp, có độ dẻo và dai. Trà trân châu có thể pha chế thành trà trân châu thập cẩm, khi có cả trân châu và thạch. Có nhiều loại thạch khác như thạch vải, thạch cà phê, thạch cầu vồng[cần dẫn nguồn] và thạch trái cây hỗn hợp.
Hạt trân châu trong trà sữa bày bán nhiều nơi có khả năng được làm từ vỏ lốp xe cũ và đế giày da. Bình thường, nếu dùng bột củ quả để làm trân châu thì những viên trân châu này sẽ dễ dàng được tiêu hóa ngay khi vào thành ruột. Hiện tại, trân châu được tiêu thụ ở thị trường Trung Quốc chỉ có một loại, nhưng thành phần làm ra những hạt trân châu này thì không biết rõ. Chúng có tính kết dính và co giãn rất mạnh. Nếu như tích tụ trong dạ dày, những hạt trân châu này sẽ khó có thể tiêu hóa, thậm chí dồn ứ ở đó.
Thực chất món trà sữa trân châu này chẳng có trà, chẳng có sữa, mà chủ yếu được tạo thành từ các chất phụ gia và trân châu giả, làm từ mảnh bỉm của trẻ con. Sở dĩ giá thành của một ly trà rẻ do hầu hết các quán không dùng sữa, trà hay hoa quả mà chỉ sử dụng các loại chất tạo màu, tạo mùi, cộng với hạt trân châu giả làm từ bột sắn và một loại bột hóa học chuyên dùng làm bỉm trẻ em để tạo độ giòn và màu sắc bắt mắt.
Sữa Trong pha chế pha trà trân châu, có thể dùng sữa không có nguồn gốc từ động vật, thay vì sữa thường, khi đó trà có mùi vị khác biệt. Một trong những lý do dùng loại sữa này là do chúng không gây kết tủa như sữa thường, hay giá thành của sữa này rẻ hơn, tiện dụng hơn và có nhiều kem hơn sữa thường.
Giải thích một ít về trân trân và sữa rồi, vậy lịch sửa hình thành trà sữa như thế nào và ai là người chế biến ra công thức trà sữa này vẫn còn đang là câu hỏi không ai có thể biết được. Theo một bạn ở vnexpress.net cho biết: “Trà sữa trân châu có nguồn gốc từ Đài Loan” có thật sự phải như vậy không? Hãy cùng mình theo dõi ngay nhé.
"Trà sữa trân châu có nguồn gốc từ Đài Loan khoảng 25 năm trước đây và hiện nay vẫn là một đồ uống yêu thích hàng ngày của hàng triệu người. Không những thế, trà sữa trân châu đã vươn xa đến khắp nơi trên thế giới từ Trung Quốc, Philippines đến Australia, Mỹ… dưới hình thức những quầy bán hàng nhỏ.
Ý tưởng đầu tiên được xuất phát từ một gánh bán trà rong ở Đài Loan. Người bán hàng muốn thu hút khách hàng đa số là giới trẻ với một loại đồ uống mới, bổ dưỡng mang hương vị hoa quả. Ý tưởng này ngay lập tức đã rất thành công và trở thành một trào lưu mạnh mẽ ở Đài Loan với tên gọi Trà bong bóng. Tại sao lại gọi là Trà bong bóng? Đó chính là do những lớp bọt được tạo nên khi lắc những hương vị của thứ đồ uống này quyện lại với sữa.
Để làm hấp dẫn thêm thứ đồ uống này, người ta đã nghĩ ra hạt trân châu. Hạt trân châu có màu đen hoặc màu trắng tùy vào nguyên liệu. Trân châu đen thường làm từ khoai lang, sắn và đường đen. Khi luộc lên, hạt trân châu trong hơn, mềm hơn ở bên ngoài và dai dai khi cắn vào bên trong. Để hút được những hạt trân châu, người ta lại giới thiệu những ống hút to với hình dáng rất ngỗ nghĩnh.
Trà sữa trân châu không ngừng mở rộng ở Châu Á, lan sang cả Bắc Mỹ và nhiều nước khác. Học sinh Mỹ uống Trà sữa trân châu sau giờ học, học sinh Trung Quốc chen chân ở các quầy hàng yêu thích sau khi tan trường. Hình ảnh Trà sữa trân châu đã trở nên ngày càng quen thuộc. Khi trào lưu ngày càng mạnh, các hương vị trái cây được đưa vào thứ đồ uống này tạo nên sự kết hợp đặc biệt. Đa số Trà sữa trân châu ở Châu Á được kết hợp cùng trà và các vị trái cây khác nhau. Ở Mỹ và Australia, người ta lại thích uống chỉ hương vị trái cây đánh với sữa tạo nên những màu sắc khác nhau và được tô điểm thêm bởi những hạt trân châu lắng ở đáy cốc.
Dễ uống, ngộ nghĩnh và bổ dưỡng chính là những lý do Trà sữa trân châu đã trở thành mối quan tâm lớn của giới trẻ.
Chắc hẳn các bạn đã biết được nguồn gốc, lịch sử của trà sửa rồi đúng không nào? Vậy đối với những fan cuồng trà sữa còn biết đồ uống này còn có những bí mật gì khác không? Có bao giờ bạn thắc mắc tại sao trà sữa trân châu xuất hiện tại Đài Loan mà không xuất hiện tại các nước khác trên thế giới không? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để khám phá xem trà sữa còn có những bí mật nào nữa nhé.
"Những ai là fan cuồng trà sữa đều biết nguồn gốc xuất xứ của thức uống này là từ Đài Loan, nơi gắn liền với tên gọi “Milk Tea Heaven – Thiên Đường Trà Sữa”. Nhưng đã ai từng thắc mắc vì sao trà sữa trân châu lại xuất hiện ở Đài Loan mà không phải là một đất nước khác? Và vì sao lại phải là trân châu? Trân châu từ đâu ra mà có?
Châu Âu trong thời kỳ xâm lược các nước Châu Á đã bị ảnh hưởng nền văn hoá Á Đông và trong đó có văn hoá uống trà. Tuy nhiên, người Châu Âu không quen với hương vị chát đắng đậm đà nên đã nảy ra sáng kiến pha trà cùng với sữa và đường để cân bằng lại vị đắng. Khi Hà Lan đô hộ Đài Loan, những thương buôn Hà Lan đã lựa chọn vùng đất này để làm nơi nhập khẩu trà. Món trà pha với sữa tươi và đường của người Châu Âu từ đó đã được du nhập vào Đài Loan. Khoảng thời gian bị Nhật Bản đô hộ, Đài Loan cũng trở thành vùng đất trồng trà đen cho người Nhật. Từ đó về sau, Đài Loan trở thành một trong những đất nước nổi tiếng về trồng trà không thua gì Nhật Bản, Trung Quốc hay Ấn Độ. Đây là lý do vì sao trà và trà sữa đã đến với Đài Loan.
Vào những năm 1980, khi mà ngành kinh doanh trà bắt đầu phát triển rầm rộ, Đài Loan xuất hiện rất nhiều những kiosk nhỏ bán trà như một loại nước giải khát. Họ cạnh tranh nhau trên từng con phố, ngõ hẻm. Theo nhiều tư liệu, trong số đó có một tiệm đã trở nên nổi bật hơn khi chủ tiệm cho thêm một số nguyên liệu trái cây vào công thức trà của họ. Hương vị thơm ngon đặc biệt và mới lạ này nhanh chóng được các tiệm khác bắt chước và trở thành một trào lưu.
Tên gọi “Bubble Tea” cũng bắt đầu được hình thành từ câu chuyện trên. Khi cho các nguyên liệu khác vào ly trà, để có được vị ngon đều, người pha chế phải lắc hỗn hợp trà thật mạnh cho nguyên liệu và trà hoà quyện lại với nhau. Hành động lắc trà đã tạo ra những bọt bong bóng gọi là “bubble”. Và đây là bí mật đầu tiên cũng chính là nguyên nhân cái tên “Bubble Tea” ra đời. Trước đây, nhiều người vẫn tưởng rằng chữ “bubble” xuất phát từ những hạt trân châu, nhưng sự thật thì không phải thế!
Năm 1983, ông Liu Han – Chieh, người sáng lập ra thương hiệu Chun Sui Tang Tea House tại Đài Trung, một thành phố của Đài Loan, đã mang ý tưởng trà sữa uống lạnh đến với đất nước này. Một lần du ngoạn đến xứ sở hoa anh đào, khi ông chứng kiến cách người Nhật uống cà phê lạnh, ông đã về và pha trà lạnh cho khách hàng của mình thưởng thức. Không ngoài mong đợi, ý tưởng mới của ông đã được đón nhận rất tích cực và từ đó, món trà sữa lạnh lại tiếp tục được phổ biến rộng rãi như một trào lưu mới.
May mắn tiếp tục đến với ông Liu khi một quản lý nữ của ông đã vô tình phát minh ra trà sữa có thể kết hợp với các loại hạt dai dai, còn gọi là “Fen Yuan”, một món tráng miệng phổ biến của Đài Loan thời đó. Trong một lần họp nhân viên, bà vô tình bỏ những hạt Fen Yuan dai dai vào trong ly trà sữa như một thú vui. Khi thưởng thức, bà tỏ ra ngạc nhiên với sự kết hợp tuyệt vời này. Sau đó, bà đưa cho tất cả nhân viên trong tiệm uống thử thì mọi người đồng lòng đưa món trà sữa kết hợp với Fen Yuan, bây giờ là trân châu vào menu bán cho khách. Hiện nay, thương hiệu Chun Sui Tang Tea House vẫn trụ vững sau 20 năm thành lập. 80-90% doanh số đến từ trà sữa trân châu truyền thống và họ đã có khoảng 30 cửa hàng trên khắp đất nước Đài Loan mặc cho sự canh trạnh khốc kiệt của thị trường trà sữa.
Hạt trân châu thường có màu đen, nâu đậm hoặc màu trắng trong tuỳ vào thành phần nấu. Trân châu trắng trong làm từ chính thành phần bột năng nguyên chất. Trong khi trân châu đen có thể làm từ bột năng, hoặc tinh bột sắn dây nấu cùng đường nâu và caramel để tạo ra màu đen hoặc nâu đậm. Nhưng hãy nhớ nhé, những hạt trân châu xinh xinh này không phải là lý do cho tên gọi “bubble” mà chính là những hạt bong bóng nhỏ li ti do trà sữa được lắc đều. Sau này khi trà sữa đã trở thành thức uống quá phổ biến thì cái tên “bubble tea” luôn được gắn liền với trà sữa trân châu.
Một ly trà sữa 500ml chứa khoảng 220 calories (chưa bao gồm các loại topping). Nếu bạn thích một ly đầy trân châu thì hàm lượng calo có thể tăng thêm tới 90 calories. Đây quả là con số không mấy thân thiện với những ai có nhu cầu giảm cân. Tuy nhiên, đối với các bạn đang cần tăng cân thì trà sữa là một thức uống giàu chất dinh dưỡng. Với thành phần từ trà đen hoặc trà ô long, sữa tươi, kem béo thực vật và sữa đặc, trà sữa là nguồn năng lượng dồi dào cho suốt một ngày lao động miệt mài. Vì thế, nếu ai đang có vấn đề với cân nặng thì cần tiết chế lại việc uống trà sữa hoặc các topping và thay vào đó là các loại trà trái cây chỉ chứa khoảng 100-120 calories. Còn ai cần tăng cân hay có dấu hiệu suy nhược thì có thể thoả thích thưởng thức trà sữa.

19 tháng 12 2021

dàn ý bạn ơi

20 tháng 11 2016

MB: Giới thiệu bác lao công.

TB: Tả ngoại hình:

Dáng người: nhỏ nhắn, dong dỏng cao.

Quần áo: mào xanh lá cây (trang phục của công ty VSMT)

Khuôn mặt: Không nhìn rõ vì……, chỉ lộ đôi mắt sáng, hiền hậu.

Chân: đi ủng cao su, tay đeo găng.

Trông bác gọn gàng trong bộ quần áo bảo hộ lao động.

Tả hoạt động: Đẩy xe rác đi dọc phố, lắc chuông leng keng….

Con phố qua một ngày hối hả người qua kẻ lại trông…….

Bác dùng cây chổi tre quét dọn từng ngóc ngách, trên hè, dưới lòng đường, không còn sót một chiếc lá. Tiếng chổi xoèn xoẹt theo nhịp tay nhanh nhẹn của bác. Quét xong: Vun gọn, dùng đôi kẹp sắt, hót gọn ghẽ đổ vào xe rác. Đến cuối phố: xe đấy ắp, bác đẩy vất vả hơn. Lon bia, vỏ hộp, giấy vụn bác nhặt vào túi riêng, treo lủng lẳng quanh xe. Thỉnh thoảng, bác lấy ống tay quệt mồ hôi lăn trên trán. Bác đi tới đâu , đường phố sạch sẽ sáng sủa tới đó, giống như…..

KB: - Nhận xét về công việc của bác.

- Nêu suy nghĩ và hành động của mình và mọi người.

2 tháng 4 2018

ppap i have a cay lao. i have a con cong ahhhhhhh! lao cong hihihiha

19 tháng 11 2016

Hồ Chí Minh là một lãnh tụ cách mạng thiên tài của dân tộc nhưng đồng thời, Người cũng là một nhà thơ sánh vai cùng những thi nhân của Đông Tây kim cổ. Trong những năm tháng chiến đấu chống Pháp gian khổ của dân tộc, bên cạnh những chủ trương, chiến lược đánh đuổi giặc tài tình, Người còn có những vần thơ khiến lòng người rung động. “Cảnh khuya” là một thi phẩm trong số ấy:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

Bài thơ ra đời giữa lúc cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta đang hồi gay go, quyết liệt: năm 1947. Trên chiến khu Việt Bắc, sau những giờ phút mỏi mệt, trong cảnh đêm của núi rừng, Người bồi hồi xúc động trước cảnh đêm khuya êm ái. Điều đầu tiên Bác cảm nhận được nơi thiên nhiên hoang sơ là tiếng suối róc rách tuôn theo dòng chảy:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Lối so sánh của Bác thật kì lạ! Tiếng suối vốn được cảm nhận bằng thính giác nhưng nghe tiếng suối Người cảm nhận được độ “trong” của dòng chảy. Dòng suối ấy hẳn rất ngọt lành, trong mát, đó hẳn cũng là thứ quà riêng mà thiên nhiên núi rừng ban tặng riêng cho những người chiến sĩ trên đường hành quân xa xôi mệt mỏi. Chẳng những vậy, tiếng suối trong nhưng là “trong như tiếng hát xa”. “Tiếng hát xa” là thứ âm thanh rất đặc biệt. Đó phải là tiếng hát rất cao để có sức lan toả mạnh mẽ, để từ xa con người vẫn có thể cảm nhận được. Đó cũng là tiếng hát vang lên trong thời khắc yên lặng bởi nếu không, nó sẽ bị lẫn vào biết bao âm thanh phức tạp của sự sống, liệu từ xa, con người còn có thể cảm nhận được? Điều thú vị trong câu thơ của Bác Hồ là một âm thanh của tự nhiên được so sánh với tiếng hát của con người. Điều đó thể hiện cảm hứng nhân vãn sâu sắc trong những vần thơ của Bác.

 

Cảnh đêm khuya hẳn trong trẻo, tĩnh lặng đến nhường nào Người mới có thế lắng nghe được tiếng suối long lanh ấy. Điều này không khó hiểu bởi không gian núi rừng thường được bao phủ bởi nhịều âm thanh phong phú: tiếng chim kêu, tiếng gió thổi, tiếng cây rừng xao xác tiếng muông thú gọi bầy... Trong bài thơ “Cảnh rừng Việt Bắc”, Bác đã từng viết:

“Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay

Vượn hót chim kêu suốt cả ngày”.

Vậy thì có lẽ, đây là chút yên ả hiếm hoi của thiên nhiên núi rừng vào thời khắc đêm khuya. Thiên nhiên yên tĩnh nhưng cũng là tâm hồn con người yên tĩnh, thanh thản hoà mình vào vẻ đẹp của tự nhiên. Thiên nhiên vào giây phút ấy thật hữu tình biết mấy:

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Hai từ "lồng" cùng nằm trong một câu thơ tạo những ấn tượng rất đặc biệt. "Lồng" là dộng từ chỉ việc các vật nằm vào trong một cách thặt khớp để tạo thành một chỉnh thể. Câu thơ hữu tình như một bức tranh duyên: ánh trăng mênh mông toả sáng bao trùm lên cây cổ thụ, bóng cây cổ thụ lại dịu dàng phủ mình lên những nhành hoa. Bác dùng từ "lồng" rất "đắt", nó trở thành "nhãn tự" cho câu thơ. Chỉ với một từ ấy, cảnh vật như đang giao hoà, nương dựa vào nhau một cách duyên dáng, đáng yêu. Đôi mắt người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh thật hữu tình, bác ái.

Cảnh khuya sống động, có hồn bao nhiêu càng chứng tỏ một điều: người thưởng cảnh đang xa rời giấc ngủ yên bình thường nhật. Bởi vậy nên:

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Cảnh khuya trong trẻo, tĩnh lặng càng làm nổi bật hình ảnh Bác Hồ thao thức không yên trong đêm vắng. Người hoà mình vào thiên nhiên để cất tiếng thơ ngợi ca thiên nhiên núi rừng song đó chỉ là giây phút phiêu du vào mây gió còn tâm hồn người thực sự đang gửi gắm ở một chân trời khác: Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà Câu thơ vang lên như một sự bừng tỉnh cho người đọc. Ta cứ ngỡ Bác đang thảnh thơi thương cảnh chơi trăng nhưng kì thực tấm lòng người vẫn đau đáu cho nỗi niềm non nước. Bác "chưa ngủ" vì một lẽ rất Hồ Chí Minh: “vì lo nỗi nước nhà”. Nói vậy bởi Bác đã có nhiều đêm không ngủ, nhiều đêm trở trăn vì cuộc kháng chiến của dân tộc:

“Một canh, hai canh, lại ba canh

Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng lành

Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt

Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh”.

Vậy là, dù có tạm để lòng mình hướng đến cảnh vật xung quanh (một lời hỏi thăm người bạn muôn đời của thi nhân kim cổ) tâm hồn Bác vẫn luôn dành trọn tâm tình cho non sông, dân tộc. Và nói như nhà thơ Minh Huệ:

“Đêm nay Bác ngồi đó

Đêm nay Bác không ngủ

Vì một lẽ thường tình

Bác là Hồ Chí Minh”

Bài thơ khép lại với bao dư âm mênh mang lan toả. Đã hơn một lần chúng ta xúc động trước tấm lòng cao cả, bác ái của Bác Hồ nhưng mỗi lần đọc lại “Cảnh khuya” ta lại bồi hồi với những tâm tình của một người mà cả cuộc đời chưa bao giờ nghỉ ngơi, chưa bao giờ an mình trong giấc ngủ.


 

16 tháng 7 2018

Dàn ý chi tiết

Dàn ý tả bạn thân số 1

1. Mở bài:

* Giới thiệu chung:

- Em có rất nhiều bạn.

- Thân nhất là bạn Thắng nhà ở cùng phố và học chung một lớp.

2. Thân bài:

* Tả bạn Thắng:

a/ Ngoại hình:

- Dáng người cân đối, chân tay săn chắc.

- Mái tóc cắt ngắn hợp với khuôn mặt đầy đặn, rám nắng.

- Đôi mắt sáng toát lên vẻ thông minh, hóm hỉnh.

b/ Tính nết, tài năng:

- Dễ mến, hay giúp đỡ bạn.

- Học ra học, chơi ra chơi.

- Giỏi Toán nhất lớp.

- Là chân sút số một của đội bóng...

- Là người tổ chức những trò chơi vui vẻ...

c/ Kỉ niệm sâu sắc trong tình bạn với Thắng:

- Thắng giúp em tập bơi, khắc phục tật sợ nước..,

3. Kết bài:

* Cảm nghĩ của em:

- Em và Thắng đều có những ước mơ đẹp đẽ.

- Tình bạn thân thiết sẽ giúp chúng em bi

Trong suốt những năm tháng ở dưới mái trường Tiểu học, em có rất nhiều những người bạn tốt. Nhưng trong suốt 5 năm đến trường, trong số những người bạn ấy, em có một cậu bạn thân từ hồi lớp Một cho đến bây giờ. Đó là Nam.
Nam không chỉ là bạn thân ở trường mà còn là bạn ấu thơ, người bạn hàng xóm cạnh nhà của em. Cùng là con trai nên sở thích của chúng em khá giống nhau. Trái ngược với những bạn nữ thích để tóc dài điệu đà xinh xắn, em và Nam cắt tóc ngắn. Bởi vì bọn em còn chơi rất nhiều trò hay với nhau, khi ra mồ hôi cũng không thấy quá khó chịu. Nam có nước da hơi ngăm đen vì những ngày tháng tuổi thơ cùng em chơi thả diều hay chơi đuổi bắt với đám trẻ hàng xóm. Cậu ấy có dáng người cao, đặc biệt là đôi chân dài nên Nam là người chạy nhanh nhất trong lớp. Nam sở hữu một đôi mắt sáng, lúc nào cũng linh động. Mẹ em nói người nào có đôi mắt như thế là thông minh lắm. Quả thật đúng là vậy. Nam vô cùng thông minh. Trong các giờ học, cậu ấy luôn là người giơ tay hăng hái phát biểu nhất lớp. Dù mới chỉ là học sinh lớp Năm nhưng đôi khi Nam có những câu hỏi mà khiến thầy cô giáo phải bất ngờ. Các bài kiểm tra của Nam luôn đạt điểm cao và đứng đầu lớp. Không chỉ trong các giờ học, mà ngay cả các hoạt động của lớp, Nam cũng nhiệt tình tham gia.
Nam là một người năng nổ, hoạt bát và rất dễ mến. Lớp em ai cũng quý cậu ấy. Nam và em là bạn thân từ nhỏ nên mỗi sáng cậu ấy đều qua rủ em đi học, chiều cùng đi về nhà. Chúng em thân thiết với nhau như hình với bóng khiến nhiều bạn trong lớp phải thắc mắc mà hỏi rằng: “Thế hai đứa không tách nhau ra được à?” Những lúc ấy Nam đều cười xòa và đáp lại rằng: “Không thể đâu, bọn tớ chơi thân với nhau từ bé quen rồi.”
Hồi còn nhỏ, em rất hay bị ốm nên mẹ không bao giờ cho em ra ngoài chơi cùng đám trẻ hàng xóm cả. Mỗi ngày em đều nhìn chúng chơi đùa, cười nói vui vẻ mà vô cùng khát khao. Em cứ nghĩ rằng mình sẽ không bao giờ được chơi cùng chúng thì một ngày mùa thu nọ, nắng vàng dịu nhẹ trải dài khắp muôn nơi, Nam đã chạy đến trước mặt em và rủ em cùng cậu ấy đi chơi thả diều. Ban đầu em vẫn còn ngập ngừng phân vân vì mẹ không cho, nhưng ngay sau đó, Nam đã chạy vào xin phép mẹ em. Chẳng hiểu sao cậu ấy chỉ cần nói vài ba câu là mẹ em đã gật đầu đồng ý rồi. Chẳng thể chờ lâu hơn, em cùng Nam nhanh chân chạy tới triền đê, cả hai đứa cùng nhau chơi thả diều suốt ngày hôm đó. Từ ngày ấy, ngày nào Nam cũng qua rủ em đi chơi cùng, thế rồi hai đứa cứ thế mà thân nhau. Chúng em đã là bạn thân từ khi còn bé đến tận năm lớp Năm rồi, em mong rằng đến lúc lên cấp hai, bọn em vẫn sẽ học chung trường, chung lớp như bây giờ.
Em rất yêu quý Nam. Nam chính là người đã đem tới cho em rất nhiều niềm vui và kỷ niệm. Em mong rằng tình bạn của hai đứa sẽ bền lâu và gắn chặt mãi đến sau này.

1 tháng 9 2015

chiếm diện tick quá olm xóa đi !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

1 tháng 9 2015

a) Mb: 

- Thấy các em nhỏ chuẩn bị sách vở, quần áo đón năm học mới, tôi lại nôn nao nhớ đến ngày đầu tiên đi học của mình. 

(Hoặc: 

- Tình cờ trông thấy bức ảnh trong ngày đầu mình đi học. 

- Một món quà lưu niệm gợi nhớ ngày đầu tiên đi học,…) 

- Nhớ nhất là những cảm giác bỡ ngỡ, hồi hộp, sợ sệt của mình. 

b) Tb: 

1/ Trước ngày khai giảng: 

- Trước ngày đi học, tôi được mẹ mua quần áo mới, tập sách mới. Lòng nôn nao không ngủ được. 

- Trằn trọc, rồi lại ngồi dậy mân mê chiếc cặp mới và những quyển tập còn thơm mùi giấy. 

Sáng, tôi dậy thật sớm, thay bộ đồng phục mới tinh mẹ mua từ mấy hôm trước. Trong lòng bồi hồi khó tả. 

2/ Trên đường đến trường: 

- Chỉnh tề trong bộ đồng phục áo trắng quần xanh, đội nón lúp xúp đi bên cạnh mẹ. 

- Bầu trời buổi sớm mai trong xanh, cao vòi vọi, vài tia nắng xuyên qua cành cây, tán lá. Vài chú chim chuyền cành hót líu lo. 

- Xe cộ đông đúc, bóp còi inh ỏi. 

- Hàng quán hai bên đường đã dọn ra, buôn bán nhộn nhịp. 

- Có nhiều anh chị học sinh với khăn quàng đỏ trên vai, tươi cười đi đến trường. 

- Hôm ấy là ngày tổng khai giảng năm học mới nên phụ huynh đưa con đến trường thật đông. 

- Tôi trông thấy vài anh chị trong xóm, các bạn học mẫu giáo chung cũng được ba mẹ đưa đến trường. 

- Cảnh vật quen thuộc mọi ngày sao hôm nay thấy khác lạ. 

- Lòng tôi hồi hộp pha lẫn cảm giác e ngại rụt rè khi gần đến cổng trường tiểu học. 



3/ Vào sân trường: 

- Ngôi trường bề thế, khang trang hơn trường mẫu giáo nhiều. 

- Trước cổng trường được treo một tấm băng rôn màu đỏ có dòng chữ mà tôi lẩm nhẩm đánh vần được: “Chào mừng năm học mới”. 

- Sân trường thật nhộn nhịp với cờ hoa, học sinh, phụ huynh, giáo viên,…trông ai cũng tươi vui rạng rỡ, áo quần tươm tất. 

- Các anh chị lớp lớn vui mừng tíu tít trò chuyện với nhau sau ba tháng hè mới gặp lại. 

- Tôi quan sát thấy nhiều bạn có lẽ cũng là học sinh mới vào lớp một như tôi bởi cái vẻ rụt rè, nhiều bạn còn bíu chặt lấy tay mẹ và khóc nức nở làm mắt tôi cũng rơm rớm theo. 

- Một hồi trống vang lên, theo hướng dẫn của một thầy giáo các anh chị nhanh chóng xếp hàng vào lớp. Chỉ có lũ học trò lớp một bọn tôi là bối rối không biết phải làm gì. 

- Chúng tôi được các cô giáo chủ nhiệm đọc tên điểm danh, có nhiều bạn được gọi tên nhưng lại sợ sệt im lặng không đáp lời cô đến nỗi phụ huynh phải lên tiếng đáp thay. Khi nghe gọi đến tên tôi, tôi giật mình. Tim đập nhanh. Trán rịn mồ hôi. Dù đã đi học mẫu giáo rồi nhưng trong lòng tôi vẫn cảm thấy hồi hộp, lo sợ thế nào ấy. Khi buông tay mẹ để bước vào hàng tôi có cảm giác bơ vơ lạc lõng. Vậy là tôi đã bước vào một thế giới khác: rộng lớn và đầy màu sắc hơn. Nhiều bạn òa lên khóc nức nở bám lấy mẹ không chịu xếp hàng, cô giáo phải dỗ dành. Các bạn khác cũng khóc theo. 

- Thầy hiệu trưởng bước lên bục đọc lời khai giảng năm học mới. 

- Sau đó giáo viên chủ nhiệm dẫn chúng tôi vào lớp. Tôi ngoái lại tìm mẹ, chân ngập ngừng không muốn bước. Mẹ phải dỗ dành an ủi. 

4/ Vào lớp học: 

- Ngồi vào chỗ, đón nhận giờ học đầu tiên. (Ấn tượng sâu đậm về tâm trạng vừa bỡ ngỡ vừa sợ sệt, hồi hộp, gần gũi và tự tin,..). 

- Mùi vôi mới, bàn ghế được đánh vẹc- ni sáng bóng. 

- Quan sát khung cảnh lớp học: các bạn ai cũng ngồi ngay ngắn, háo hức đón giờ học đầu tiên. 

b) Kb:- Nhớ mãi kỉ niệm trong sáng êm đềm của tuổi thơa) Mb: 

- Thấy các em nhỏ chuẩn bị sách vở, quần áo đón năm học mới, tôi lại nôn nao nhớ đến ngày đầu tiên đi học của mình. 

(Hoặc: 

- Tình cờ trông thấy bức ảnh trong ngày đầu mình đi học. 

- Một món quà lưu niệm gợi nhớ ngày đầu tiên đi học,…) 

- Nhớ nhất là những cảm giác bỡ ngỡ, hồi hộp, sợ sệt của mình. 

b) Tb: 

1/ Trước ngày khai giảng: 

- Trước ngày đi học, tôi được mẹ mua quần áo mới, tập sách mới. Lòng nôn nao không ngủ được. 

- Trằn trọc, rồi lại ngồi dậy mân mê chiếc cặp mới và những quyển tập còn thơm mùi giấy. 

Sáng, tôi dậy thật sớm, thay bộ đồng phục mới tinh mẹ mua từ mấy hôm trước. Trong lòng bồi hồi khó tả. 

2/ Trên đường đến trường: 

- Chỉnh tề trong bộ đồng phục áo trắng quần xanh, đội nón lúp xúp đi bên cạnh mẹ. 

- Bầu trời buổi sớm mai trong xanh, cao vòi vọi, vài tia nắng xuyên qua cành cây, tán lá. Vài chú chim chuyền cành hót líu lo. 

- Xe cộ đông đúc, bóp còi inh ỏi. 

- Hàng quán hai bên đường đã dọn ra, buôn bán nhộn nhịp. 

- Có nhiều anh chị học sinh với khăn quàng đỏ trên vai, tươi cười đi đến trường. 

- Hôm ấy là ngày tổng khai giảng năm học mới nên phụ huynh đưa con đến trường thật đông. 

- Tôi trông thấy vài anh chị trong xóm, các bạn học mẫu giáo chung cũng được ba mẹ đưa đến trường. 

- Cảnh vật quen thuộc mọi ngày sao hôm nay thấy khác lạ. 

- Lòng tôi hồi hộp pha lẫn cảm giác e ngại rụt rè khi gần đến cổng trường tiểu học. 



3/ Vào sân trường: 

- Ngôi trường bề thế, khang trang hơn trường mẫu giáo nhiều. 

- Trước cổng trường được treo một tấm băng rôn màu đỏ có dòng chữ mà tôi lẩm nhẩm đánh vần được: “Chào mừng năm học mới”. 

- Sân trường thật nhộn nhịp với cờ hoa, học sinh, phụ huynh, giáo viên,…trông ai cũng tươi vui rạng rỡ, áo quần tươm tất. 

- Các anh chị lớp lớn vui mừng tíu tít trò chuyện với nhau sau ba tháng hè mới gặp lại. 

- Tôi quan sát thấy nhiều bạn có lẽ cũng là học sinh mới vào lớp một như tôi bởi cái vẻ rụt rè, nhiều bạn còn bíu chặt lấy tay mẹ và khóc nức nở làm mắt tôi cũng rơm rớm theo. 

- Một hồi trống vang lên, theo hướng dẫn của một thầy giáo các anh chị nhanh chóng xếp hàng vào lớp. Chỉ có lũ học trò lớp một bọn tôi là bối rối không biết phải làm gì. 

- Chúng tôi được các cô giáo chủ nhiệm đọc tên điểm danh, có nhiều bạn được gọi tên nhưng lại sợ sệt im lặng không đáp lời cô đến nỗi phụ huynh phải lên tiếng đáp thay. Khi nghe gọi đến tên tôi, tôi giật mình. Tim đập nhanh. Trán rịn mồ hôi. Dù đã đi học mẫu giáo rồi nhưng trong lòng tôi vẫn cảm thấy hồi hộp, lo sợ thế nào ấy. Khi buông tay mẹ để bước vào hàng tôi có cảm giác bơ vơ lạc lõng. Vậy là tôi đã bước vào một thế giới khác: rộng lớn và đầy màu sắc hơn. Nhiều bạn òa lên khóc nức nở bám lấy mẹ không chịu xếp hàng, cô giáo phải dỗ dành. Các bạn khác cũng khóc theo. 

- Thầy hiệu trưởng bước lên bục đọc lời khai giảng năm học mới. 

- Sau đó giáo viên chủ nhiệm dẫn chúng tôi vào lớp. Tôi ngoái lại tìm mẹ, chân ngập ngừng không muốn bước. Mẹ phải dỗ dành an ủi. 

4/ Vào lớp học: 

- Ngồi vào chỗ, đón nhận giờ học đầu tiên. (Ấn tượng sâu đậm về tâm trạng vừa bỡ ngỡ vừa sợ sệt, hồi hộp, gần gũi và tự tin,..). 

- Mùi vôi mới, bàn ghế được đánh vẹc- ni sáng bóng. 

- Quan sát khung cảnh lớp học: các bạn ai cũng ngồi ngay ngắn, háo hức đón giờ học đầu tiên. 

b) Kb:- Nhớ mãi kỉ niệm trong sáng êm đềm của tuổi thơ

8 tháng 12 2021

Tham Khảo 
 

I. Mở bài:

- Dẫn dắt vấn đề nghị luận: Lịch sử dân tộc luôn đề cao, coi trọng những người mang trọng trách lớn lao: Dẫn dắt, giáo dục con người trưởng thành. Điều đó đã trở thành một đạo lý mà người ta vẫn gọi là “Tôn sư trọng đạo”.

II. Thân bài:

* Giải thích thế nào là “Tôn sư trọng đạo”?

- “Tôn sư”: Tôn trọng thầy cô giáo

- “Trọng đạo”: Coi trọng đạo lí

⇒ “Tôn sư trọng đạo”: Cần ghi nhớ công ơn, tôn trọng ân nghĩa của thầy cô giáo, coi trọng đạo lý, khắc sâu ơn nghĩa của những người đã dìu dắt, dạy dỗ học trò trong sự nghiệp trồng người.

- "Tôn sự trọng đạo" chính là một truyền thống tốt đẹp của đạo học Việt Nam, truyền thống này có từ lâu đời khi có nhu cầu truyền dạy và học tập của con người.

* Tại sao cần phải “tôn sư trọng đạo”?

Cần biết ơn thầy cô bởi:

- Thấy cô nâng đỡ, truyền đạt tri thức, chắp cánh nâng đỡ con người trong hành trình dài rộng của cuộc đời

- Thầy cô dạy ta cách sống, cách làm người, hướng con người tới những giá trị sống tốt đẹp

- Thầy cô dành cho học trò tình yêu thương như mẹ cha

- Thầy cô là những người bạn luôn bên cạnh chia sẻ với học trò mỗi lúc buồn vui hay hạnh phúc

- Biết ơn thầy cô giáo là nét đẹp trong cách sống của con người, là biểu hiện của một người thực sự có văn hóa

* Biểu hiện của “Tôn sư trọng đạo”

- Phạm Sư Mạnh – học trò của cụ Chu Văn An, tuy đã thành quan lớn, nhưng khi quay trở về thăm thầy vẫn kính cẩn, đứng từ xa vái chào. Khi được thầy mời vào nhà chỉ dám ngồi bậc dưới ⇒ Một thái độ, một con người, một nhân cách lớn

- Ngày nay, truyền thống ấy vẫn được thể hiện một cách đa dạng dưới nhiều hình thức:

+ Học sinh gửi những lời tri ân tới thầy cô nhân ngày 20/11

+ Học hành chăm chỉ, lễ phép, ngoan ngoãn với thầy cô giáo…

* Mở rộng vấn đề

- Ngày nay có rất nhiều người học trò đang ngồi trên ghế nhà trường, được học nhiều bộ môn của các thầy cô giảng dạy nhưng họ không ý thức được vấn đề cần phải tôn trọng, kính trọng, lễ phép với người thầy và coi trọng đạo học mà thầy truyền giảng. Điều ấy có nghĩa là đạo lý truyền thống không được tôn trọng, học tập...

- Bên cạnh những biểu hiện thể hiện truyền thống “tôn sư trọng đạo” vẫn còn những con người bất kính, vô ơn với thầy cô:

Hỗn láo với thầy cô
Bày trò chọc phá thầy cô
Làm những hành vi sai trái khiến thầy cô phiền lòng
⇒ Hành vi, việc làm như vậy phải bị phê phán

- Nhưng cũng có rất nhiều người học trò đã và đang hiểu, thực hành câu thành ngữ và cũng đang bước trên con đường thành đạt trong cuộc sống, trong khoa học,...

* Liên hệ bản thân:

- Điều tuyệt vời nhất để đền đáp công ơn thầy cô là học hành chăm chỉ cần cù, mang những kiến thức mà thầy cô đã truyền dạy xây dựng tương lai bản thân và làm giàu cho đất nước

- Cố gắng trở thành con người sống đẹp, sống có đạo đức, có tài để không phụ công lao dạy dỗ của thầy cô

- Bản thân cần ý thức trách nhiệm và việc làm của mình sao cho xứng đáng với những gì thầy cô truyền đạt

III. Kết bài:

- Khẳng định lại vấn đề nghị luận: “Tôn sư trọng đạo” là một nét đẹp trong tính cách, phong cách sống của mỗi người

8 tháng 12 2021

Mình đg cần dàn ý viết thư á