từ láy là j
từ ghép là j
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1, *Từ đơn là từ được cấu tạo bởi chỉ một tiếng.
VD: sách, bút, tre, gỗ....
* Từ phức là từ được cấu tạo từ hai tiếng trở lên.
VD: xe đạp, bàn gỗ, sách vở, quần áo, lấp lánh...
* Phân biệt các loại từ phức: Từ phức đựoc chia ra làm hai loại là Từ ghép và Từ láy.
+ Từ ghép: là những từ có cấu tạo từ hai tiếng trở lên, giữa các tiếng có quan hệ với nhau về mặt nghĩa.
Căn cứ vào quan hệ mặt nghĩa giữa các tiếng trong từ ghép, người ta chia làm hai loại: từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ
VD: sách vở, bàn ghế, quần áo ( từ ghép đẳng lập)
Xe đạp, lốp xe, ( từ ghép chính phụ)
+ Từ láy: là những từ được cấu tạo bởi hai tiếng trở lên, giữa các tiếng có quan hệ với nhau về mặt âm. Trong từ láy chỉ có một tiếng gốc có nghĩa, các tiếng khác láy lại tiếng gốc
VD: Lung linh, xinh xinh, đo đỏ..
Từ láy chia ra làm hai loại: Láy bộ phận ( láy âm và láy vần) và láy toàn bộ .
2 , Phân biệt giữa từ và tiếng :
- Tiếng dùng để cấu tạo nên từ. Từ được tạo bởi một hoặc hai tiếng trở lên.
- Từ dùng để cấu tạo nên câu. Vai trò của từ được thể hiện trong mối quan hệ với các từ khác trong câu.
Học vui !
^^
Từ đơn
Từ đơn là từ do một tiếng có nghĩa tạo thành.
VD: sách, bút, học, núi, sông,...
Từ phức là từ được cấu tạo từ hai tiếng trở lên.
VD: xe đạp, bàn gỗ, sách vở, quần áo, lấp lánh...
Từ ghép
Từ ghép là từ gồm hai, ba, bốn tiếng có nghĩa ghép lại.
Ví dụ: trường học, tình bạn, thành phố, xóm làng, hiện đại hóa,...
Từ ghép có nghĩa phân loại: gồm 2 tiếng, 1 tiếng chỉ loại lớn và 1 tiếng có tác dụng chia loại lớn đó thành những loại nhỏ hơn.
Ví dụ: xe đạp, xe máy, cá rô, cá mè, xanh um, xanh rì,...
Từ ghép có nghĩa tổng hợp là từ ghép mà nghĩa của nó biểu thị những loại rộng hơn, lớn hơn, khái hóa hơn nghĩa của các tiếng gộp lại.
Ví dụ: Sách vở, quần áo, ăn mặc,...
Từ láy
Từ láy là từ gồm hai hoặc ba, bốn tiếng láy lại nhau, nghĩa là cả tiếng hay một bộ phận của tiếng được lặp lại.
Từ láy tiếng: xanh xanh, xinh xinh,...
Từ láy âm: gọn gàng, đẹp đẽ, ...
Từ láy vần: bối rối, lúng túng,...
Từ láy cả âm và vần: ngoan ngoãn, dửng dưng,...
_Từ đơn: là từ chỉ có một tiếng có nghĩa tạo thành.
– Từ ghép: gồm 2 tiếng ghép lại và có quan hệ về mặt ngữ nghĩa
– Từ láy: cấu tạo gồm 2 tiếng trở lên và có quan hệ về mặt âm. Từ láy cũng có 2 kiểu đó là:
+ Láy bộ phận.
+ Láy toàn bộ.
1.Từ đơn là từ chỉ gồm 1 tiếng, tuy nhiên cũng có một số trường hợp ngoại lệ. Đó là các từ mượn nước ngoài, thường được nối với nhau bằng dấu “-”.
2 .Từ phức được chia làm hai loại là từ láy và từ ghép
-“Từ láy là một dạng đặc biệt của từ phức, được cấu tạo bằng cách điệp lại (lặp lại) một phần phụ âm, nguyên âm hay toàn bộ tiếng trước đó”.
+
Phân loại từ láy
Láy toàn bộ:
Láy bộ phận:
- “Từ ghép là từ phức, được cấu tạo từ cách ghép các tiếng lại với nhau, các tiếng được ghép này có quan hệ với nhau về nghĩa
+
Phân loại từ ghép
Từ ghép bao gồm hai loại chính là ghép đẳng lập và ghép chính phụ:
– Từ ghép chính phụ: Là từ có cấu tạo 2 tiếng, tiếng sau mang nghĩa bổ sung cho tiếng trước. Tiếng trước đứng một mình sẽ mang phổ nghĩa rộng hơn.
Ví dụ:
Mùa Xuân – Xuân bổ nghĩa cho Mùa, nếu chỉ nói Mùa thì chỉ biết đó là 1 mùa trong năm chứ không biết cụ thể là Mùa Xuân hay mùa Hạ, Thu, Đông.
Thịt gà – Gà bổ sung nghĩa cho Thịt, nếu chỉ nói thịt thì người ta không thể biết là thịt gà, thịt bò hay thịt heo…
– Từ ghép đẳng lập: Từ ghép đẳng lập được cấu tạo từ hai hay nhiều từ đơn. Mà khi tách riêng cúng có thể biểu đạt một nghĩa trọn vẹn, đồng thời các tiếng độc lập hoàn toàn về mặt ngữ pháp, không có từ chính hay từ phụ.
Ví dụ: Cha – mẹ, cây – cỏ, ngày – đêm, sáng – tối,…
HT
Quan hệ từ là từ nối các từ ngữ hoặc các câu, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa những từ ngữ hoặc những câu ấy với nhau: và, với, hay, hoặc, nhưng, mà, thì, của, ở, tại, bằng, như, để, về-
Từ ghép chính phụ có tiếng chính và tiếng phụ (một hoặc nhiều tiếng phụ) bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau. Từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa, nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính.
Từ ghép đẳng lập là từ ghép không phân ra tiếng chính, tiếng phụ, có các tiếng bình đẳng với nhau về mặt ngữ pháp. -Từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa, nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của tiếng tạo ra nó.
Từ láy toàn bộ: Là loại từ đươc láy giống nhau cả phần âm, vần, dấu câu ví dụ như xanh xanh, ào ào. ... Từ láy bộ phận: Là loại từ được láy giống phần âm hoặc phần vần, dấu câu có thể giống hoặc khác tùy vào cách người dùng muốn.
*Khác nhau:
-Từ ghép là từ có hơn hai tiếng (xét về cấu tạo) và các tiếng tạo nên từ ghép đều có nghĩa (xét về nghĩa). Từ ghép có hai loại: ghép chính phụ và ghép đẳng lập
- Từ láy:
Từ láy là từ tạo nên từ hơn hai tiếng thường thì một tiếng có nghĩa , các tiếng còn lại lặp lại âm hoặc vần của tiếng gốc
*Giống nhau:
-Đều phải có từ 2 tiếng trở lên
Chúc bạn học tốt !!!
Từ ghép | Từ láy |
+ Các tiếng tạo thành có thể giống hoặc khác nhau về phát âm. | + Các tiếng tạo thành từ phải có điểm giống nhau về phát âm. Có thể giống nhau về âm đầu về vần hoặc cả tiếng Vd: “rì rào” (giống âm đầu) |
+ Các tiếng tạo nên từ đều có nghĩa Vd: “quần áo” (Cả quần và áo đều có nghĩa) | + Tối đa chỉ 1 tiếng có nghĩa Vd: từ “rì rào” cả hai tiếng đều không có nghĩa nhưng gộp lại thì có nghĩa chỉ âm thanh. * Chú ý: Từ láy không bao giờ là danh từ |
Từ ghép chính phụ: Là từ ghép có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau. Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của các tiếng tạo ra nó.
Ví dụ: xanh ngắt, xanh lơ, đỏ rực, nụ cười, nhà ăn, bà ngoại, bút chì, tàu hoả, đường sắt, sân bay, hàng không, nông sản, cà chua, máy cày, dưa hấu, cỏ gà, xấu bụng, tốt mã, lão hoá, ngay đơ, thẳng tắp, sưng vù, ...
Từ ghép đẳng lập: Là từ ghép không phân ra tiếng chính, tiếng phụ. Các tiếng bình đẳng với nhau. Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó.
Ví dụ: suy nghĩ, chài lưới, cây cỏ, ẩm ướt, bàn ghế, ăn ở, ăn nói, ...
Từ ghép chính phụ: là từ ghép gồm có một tiếng chính và một tiếng phụ. Tiếng chính đứng trước tiếng phụ đứng sau.
Từ ghép đẳng lập: là từ ghép không phân ra tiếng chính, tiếng phụ. Các tiếng bình đẳng với nhau. Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó.
📌MiniGame: ĐUA TOP CÂU HỎI - NHẬN NGAY THẺ CÀO ĐIỆN THOẠI SỐ THỨ 1 NGÀY 21/8/2018
--->Xem chi tiết: https://alfazi.edu.vn/question/5b7aea61d0f92533af027d2e
❌1. Thời gian:
-Diễn ra từ 0h ngày 21-8 đến 0h ngày 22-8-2018.
-Công bố vào 9h ngày 22-8-2018
-Trao giải: Liên lạc sau khi công bố kết quả!
❌2.Thể lệ:
-Hiện tại Top câu hỏi đang được sắp xếp tại đây: https://alfazi.edu.vn/question-top
-Đứng đầu bảng đang là MiniGame Nhanh Như Chớp với 1590 lượt xem và 231 lượt conment.
✅Trong ngày mai, nếu bạn nào lập được 1 câu hỏi với nội dung tuỳ chọn, có thể đạt được lượt xem và comment vượt 1590 lượt xem và 231 comment sẽ dành CHIẾN THẮNG VÀ NHẬN GIẢI THƯỞNG THẺ CÀO ĐIỆN THOẠI. Ví dụ đơn giản: Bạn A lập Topic về Động vật có 1600 lượt xem và 250 lượt comment thì bạn A chiến thắng!
❌ ❌3. Phần thưởng: ✅Nằm Top 1 câu hỏi: Thẻ cào Điện thoại
✅Nằm top 2 câu hỏi: 300 xu.
✅Nằm Top 3 câu hỏi: 200 xu.
✅Nằm Top 4—>10: 100 xu. Một trò chơi không bị gò bó! Hãy thoả sức tham gia nhận quà nào!
Xem Top Câu hỏi tại đây: https://alfazi.edu.vn/question-top
--->Xem chi tiết: https://alfazi.edu.vn/question/5b7aea61d0f92533af027d2e
Tham khảo
là một quá trình hình thái trong đó gốc hoặc gốc của một từ hoặc thậm chí toàn bộ từ được lặp lại một cách chính xác hoặc với một chút thay đổi.
Tham khảo:
Từ ghép là những từ được cấu tạo bằng cách ghép những tiếng lại với nhau, các tiếng được ghép có quan hệ với nhau về nghĩa. Ví dụ: Quần áo => quần, áo đều mang nghĩa về trang phục, ăn mặc. ... Từ láy là từ được cấu tạo bằng cách láy lại (điệp lại) một phần phụ âm hoặc nguyên âm, hay toàn bộ tiếng ban đầu