K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 1 2019

Tờ tờ tờ tờ tờ tờ tờ tờ

Tờ tờ tờ tờ tờ tờ tờ tờ

Tờ tờ tờ tờ tờ tờ tờ tờ

Tờ tờ tờ tờ tờ tờ tờ tờ

Tờ tờ tờ tờ tờ tờ tờ tờ

Tờ tờ tờ tờ tờ tờ tờ tờ

RỒI ĐÓ BÀI THƠ 8 CHỮ

14 tháng 1 2019

Bông hoa đỏ rơi khắp cả sân trường

Cô học trò đứng đó cứ vấn vương

Một lần nữa lại phải xa trường lớp

Xa bạn trẻ xa người mình thầm thương .

Nhớ hồi trước ngồi dưới gốc cây nhỏ

Cùng nhau chơi chọi gà bằng nhị hoa

Rồi có khi thì tụm năm tụm ba

Kể nhau nghe về những bài học nhỏ .

Nhớ hồi trước tay cần bó hoa đỏ

Định dành tặng cho người mình thầm thương

Nào ai ngờ trên đường gặp thầy Chương

Nhaanh chân cắp dép chạy về lớp .

Thời gian ơi ! Sao mà mau lẹ quá

Sổ nhật ký còn chưa kịp ghi xong

Nhìn cây hoa lòng nảy ra một ý

Rủ cả lớp cùng đúp rồi cùng chơi :)))

19 tháng 12 2016
A.Mở bài:

- Giới thiệu chiếc nón lá Việt Nam (Chiếc nón lá Việt Nam là một trong những vật dụng để che nắng che mưa duyên dáng và tiện lợi trở thành vật làm duyên đáng yêu cho những cô thiếu nữ ngày xưa, nó gắn bó với con người Việt Nam ta.)

B. Thân bài: (thuyết minh về chiếc nón lá)

- Hoàn cảnh ra đời của chiếc nón lá: (có lẽ từ ngàn xưa, với cái nắng chói trang của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nắng lắm mưa nhiều tổ tiên ta đã biết lấy lá kết vào nhau để làm vật dụng đội lên đầu để che nắng che mưa.dần dần nó được cải tiến thành những chiếc nón có hình dạng khác nhau.)

- Giới thiệu chất liệu và cách làm nón: (Nón làm bằng nhiều vật liệu khác nhau nhưng chủ yếu bằng lá nón, chiếc nón được bàn tay khéo léocủa các nghệ nhân chuốt từng thanh tre tròn rồi uốn thành vòng tròn có đường kính to nhỏ khác nhau thành những cái vanh nón, vành nón to hơn có đường kinh rộng 50cm, cái tiếp theo nhỏ dần có đến 16 cái vanh, cái nhỏ nhất tròn bằng đồng xu. Tất cả được xếp tiếp nhau trên một cái khuôn hình chóp. Những chiếc lá nón được lấy về từ rừng đem phơi khô cho trắng được xếp tứng cái chồng khít lên nhau cất trong những túi ni lông cho đỡ mốc. Khi đem ra làm nón người phụ nữ, thợ thủ công lấy từng chiếc lá, là cho phẳng rồi lấy kéo cắt chéo đầu trên lấy kim sâu chúng lại với nhau chừng 24-25 chiếc lá cho một lượt sau đó xếp đều trên khuôn nón. Lá nón mỏng và cũng chóng hư khi gặp mưa nhiều nên các thợ thủ công nghĩ ngay ra tận dụng bẹ tre khô để là lớp giữa hai lớp lá nón làm cho nón vừa cứng lại vừa bền. Khâu đoạn tiếp, thợ thủ công lấy dây cột chặt lá nón đã trải đều trên khuôn với khung nón rồi họ mới bắt đầu khâu. Chỉ dùng để khâu cũng phải chọn rất kĩ lưỡng thì nó mới bền. Thợ thủ công của chúng ta dùng chỉ bằng nhiều loại khác nhau nhưng chỉ phải dai mềm. Họ cần mẫn khâu từng mũi kim thanh mỏng đều tăm thắp, dường như người khâu nón muốn gứi gắm trong chiếc non đó bao ước mơ, ý nguyện của mình, cho nên họ nồng trong lớp lá nón những hình ảnh cô thiếu nữ, những đó hoa, có khi có cả bài thơ nữa cho nên chiếc nón lá còn gọi là chiếc nón bài thơ là như vậy. Công đoạn làm nón cũng thật là công phu đòi hỏi người làm nón phải kiên trì nhẫn lại chăm chỉ mới có thể làm ra những chiếc nón đẹp và bền. Chính vì lẽ đó mà du khách nước ngoài đến thăm Việt Nam không chỉ trầm trồ khen ngợi những cô gái Việt Nam duyên dáng trong bộ áo dài cùng chiếc nón lá trên đầu che dấu nụ cười đằm thắm bước đi uyển chuyển thướt tha Trong bộ đồng phục đó, nòn lá trở thành biểu tượng của dân tộc, chẳng những thế mà hình ảnh cô thôn nữ nở nụ cười tươi sau vành nón ôm bó lúa trên tay trở thành bức tranh cổ động ngày mùa thắng lợi được vẻ khắp các thôn xóm và trên biển quảng cáo ở thành thị.)

- Tác dụng của chiếc nón láchiếc nón có nhiều loại, ngày xưa trong triều đình hình ảnh anh lính quân cơ đội nón dấu, chiếc nón nhỏ vành chỉ che hết cái đầu, hình ảnh đó đã đi vào thơ ca đó sao :

“Ngang lưng thì thắt bao vàng
Đầu đội nón dấu, vai mang súng dài...”


Hình ảnh đó được khắc rất rõ trong cỗ bài tam cúc mà các bạn vẫn chơi đấy. Còn ai đến vùng quê Kinh bắc nghe nhưng cô gái nơi đây hát những nàn điệu dân ca quan họ hẳn không thể quên chiếc nón quai thao rộng vành một loại nón cổ làm bằng lá già to gấp hai nón thường và trông như cái thúng vì vậy dân gian thường gọi là nón thúng quai thao. Ta còn nhớ hình ảnh người nghệ sĩ hát quan họ với con mắt lá dăm liếc dài sắc nhọn tình tứ cùng nụ cười duyện ẩn dấu sau vành nón quai thao đã làm nao lòng bao khán giả và du khách nước ngoài. Nón quai thao trở thành điểm nhớ của quê hương quan họ thanh lịch từ bao đời nay...

Không chỉ làm vật che nắng che mưa, chiếc nón lá Việt Nam tự nhiên đã đi vào huyền thoại là một nét đẹp văn hoá, mang cái tâm hồn quê hương dân tộc, gợi cảm hứng cho thi ca: “Nón bài thơ, em đội nón bài thơ xứ nghệ...”Chiếc nón lá chiếc nón bài thơ mảnh mai thanh thoát nhẹ nhàng như giọng nói ngọt ngào của các cô gái xứ Huế thân thương đã trở thành dụng cụ biểu diễn nghệ thuật độc đáo, mang phong cách dân tộc đậm đà.)

C. Kết bài: suy nghĩ về chiếc nón lá Việt Nam.( Nón lá xưa được sản xuất ở nhiều nơi như Hà Tây, Bắc Ninh, Quảng Bình ,Nam Định Hải Dương...Nay cuộc sống thời hiện đại văn hoá phương Tây tràn vào nước ta có rất nhiều nhà máy sản xuất ra biết bao mẫu mũ, ô, dù xinh đẹp và lộng lẫy, nhưng trên khắp các nẻo đường nông thôn đến thành thi, hình ảnh chiếc nón lá vẫn xuất hiện, chứng tỏ sự trường tồn của nó cùng thời gian, cả về giá tri sử dụng lẫn nét đẹp văn hoá thuần phong mĩ tục của dân tộc Việt Nam.)
 Bài này nữa :Chiếc nón lá xuất hiện ở Việt Nam vào thế kỉ thứ 13, tức là vào đời nhà Trần. Từ đó đến nay, nón luôn gắn bó với người dân Việt Nam như là hình với bóng. Không phải là đồ vật phân biệt giới tính, tuổi tác và địa vị… nón luôn đi theo như người bạn đường che nắng che mưa cho mọi hành trình. Phải chăng như vậy mà nón đã từ lâu trở thành biểu tượng cho đất nước con người Việt Nam?

Trước hết, nón là một đồ dùng rất "thực dụng". Nó dùng để che mưa nắng. Nón chóp nhọn đầu, nón thúng rộng vành, nón ba tầm như nón thúng nhưng mảnh dẻ hơn... tất cả đều để che chắn che mưa. Dù nón có nhiều loại, song nét đặc thù chung của nó là rộng vành (để chống nóng) và có mái dốc (để thoát nước nhanh, che mưa). Ngoài chức năng ứng phó với môi trường tự nhiên, chiếc nón còn hướng tới mục đích làm đẹp, làm duyên cho người phụ nữ và phù hợp với cảm quan thẩm mỹ của người Việt: đẹp một cách tế nhị, kín đáo. Dưới vành nón, đôi mắt, nụ cười, lúm đồng tiền, những sợi tóc mai, cái gáy trắng ngần của cô gái dường như được tôn thêm nét duyên dáng, kín đáo mà không kém phần quyến rũ...
Người ta đội nón lá làm đồng, đi chợ, chơi hội. Tiễn cô gái về nhà chồng, bà mẹ đặt vào tay con chiếc nón thay cho bao nhiêu lời nhắn gửi yêu thương... Chiếc nón gợi nguồn cảm hứng cho thơ, cho nhạc. Đã có hẳn một bài về hát về nón: "Nón bài thơ, em đội nón bài thơ, đi đón ngày hội mở"... Giữa những kênh rạch, sông nước chằng chịt ở miệt vườn Nam Bộ, ai đó đã phải ngẩn ngơ vì: "Nón lá đội nghiêng tóc dài em gái xõa". Chiếc nón còn gợi nhớ dáng mẹ tảo tần: "Quê hương là cầu tre nhỏ/Mẹ về nón lá nghiêng che...". Trong những năm chiến tranh, tiễn người yêu ra chiến trường, các cô gái thường đội nón với cái quai mầu tím thủy chung. Chỉ như vậy thôi đã hơn mọi lời thề non, hẹn biển, làm yên lòng người ra trận...

Nón lá thường được đan bằng các loại lá, cây khác nhau như lá cọ, rơm, tre, lá cối, lá hồ, lá du quy diệp chuyên làm nón v.v. Có hoặc không có dây đeo làm bằng vải mềm hoặc lụa để giữ trên cổ.

Nón lá thường có hình chóp nhọn hay hơi tù, tuy vẫn có một số loại nón rộng bản và làm phẳng đỉnh.
Nón lá có nhiều loại như nón ngựa hay nón Gò Găng (sản xuất ở Bình Định, làm bằng lá dứa, thường dùng khi đội đầu cưỡi ngựa), nón quai thao (người miền Bắc Việt Nam thường dùng khi lễ hội), nón bài thơ (ở Huế, là thứ nón lá trắng và mỏng có lộng hình hoặc một vài câu thơ), nón dấu (nón có chóp nhọn của lính thú thời phong kiến); nón rơm (nón làm bằng cọng rơm ép cứng); nón cời (loại nón xé te tua ở viền); nón gõ (nón làm bằng tre, ghép cho lính thời phong kiến); nón lá sen (còn gọi là nón liên diệp); nón thúng (nón là tròn bầu giống cái thúng, thành ngữ "nón thúng quai thao"); nón khua (nón của người hầu các quan lại thời phong kiến); nón chảo (nón mo tròn trên đầu như cái chảo úp, nay ở Thái Lan còn dùng).v.v.

Đối với người phụ nữ Huế chiếc nón bài thơ luôn là một người bạn đồng hành. Trong cuộc sống thường nhật, chiếc nón đối với người phụ nữ Huế rất thân thiết. Chiếc nón không chỉ có chức năng che mưa che nắng, mà người phụ nữ Huế còn dùng nó để làm đồ đựng, phương tiện quạt mát và cao hơn hết là chức năng làm đẹp, góp phần làm tăng thêm nét duyên dáng phụ nữ Huế.

Giờ đây chiếc nón lá được phổ biến khắp đất Việt Nam là nét đặc trưng văn hóa riêng của đất nước. Khi người ngoại quốc nào đến Việt Nam cũng muốn có trong hành lí của mình vài chiếc nón làm quà khi về nước.
  
21 tháng 11 2017

Một người Việt Nam xa xứ, là giáo sư đang giảng dạy ở Đại học Washington, Hoa Kỳ, đã có suy nghĩ rất hay về chiếc nón lá : “Tôi đã đi khắp bốn phương trời, đã thấy nhiều kiểu nón, kiểu mũ của nhiều đất nước và nhiều dân tộc thiểu số, nhưng chưa thấy chiếc nón nào gồm đủ các sắc thái bình dị, đoan trang, yêu kiều, duyên dáng, đơn sơ và thực tiễn như chiếc nón lá Việt Nam” (Nguyễn Thị Hoàng Tâm, Tạp chí Thế giới, số 2, tháng 11-1995).

Đối với người dân Quảng Nam, nếu nón không làm bằng lá thì hai chữ nón và mũ lại được dùng như nhau, chẳng hạn : nón rơm – mũ rơm, hay nón nỉ – mũ nỉ.

Nón lá trông thật giản dị, nhưng để tạo nên chiếc nón lá thì thật công phu và tỉ mỉ. Vật dụng làm nón gồm : lá, chỉ và khung nón. Lá thì lấy từ hai loại cây giống như cây lá kè, có sứa nhỏ, mọc ở những vùng đồi núi. Một loại có tên là lá tơi (tên chữ là du quy diệp). Một loại khác là lá nón hay lá bồng (tên chữ là bồ quy diệp), mềm và mỏng hơn. Người dân quê Quảng Nam ngày trước thường dùng hai loại lá tơi và lá nón trên đây, tùy theo chất lá : lá non mềm và mỏng thì dùng làm nón ; còn lá già, dày và có gân cứng thì dùng làm tơi, gọi là áo tơi, tức là cái áo đi mưa ngày trước.

Với loại lá non còn búp, chưa xòe ra hẳn, người ta phơi khô, nhưng không để cho khô quá, rồi đem ủi cẩn thận. Người ta “ủi” bằng cách lấy giẻ nhúng nước, đem hơ trên lửa cho nóng trước khi chà nhẹ lên lá, để “ủi” cho lá thẳng và những đường gân lá cũng bằng với mặt lá, đoạn đem treo lên từng chùm để giữ lá cho thẳng.

Sợi chỉ khâu lá thường là sợi cước (người Huế thì lại dùng sợi chỉ đoác).

Khung nón thường là do những người thợ có tay nghề chuyên môn làm sẵn, có 16 vành (cũng khác với một loại nón Huế, nhất là dành cho các ni cô đội, có đến 18 vành).

Sau khi nan tre mềm và nhỏ được vót tròn và ghép uốn thành vành để bắt vành và đặt vô khung (ở vùng quê Quảng Nam thường gọi là khuôn), người làm nón xếp hai, ba lớp lá đã được ủi sẵn lên khung. Lá mỏng lợp ra ngoài, lá dày lợp bên trong. Muốn nón đội chắc và bền, thì lợp toàn lá dày. Những chiếc nón lá người đi cày ở quê ta ngày trước thường đội là loại nón lợp lá dày này. Vành nón cũng phải chuốt mỏng hơn, để nón đội được nhẹ nhàng, trang nhã. Giai đoạn chót là chằm nón : dùng chỉ cước khâu lại các lớp lá vô vành. Đến vành cuối cùng là vành lớn nhất thì người chằm nón dùng một vành tre to, kèm theo vành tre nhỏ, để kẹp lá vào giữa cho chắc, cho lá khỏi tụt ra và xơ rách. Việc may hay viền vành nón cuối cùng này, người làm nón gọi là nút vành. Phải may cẩn thận một mũi dài, hai mũi ngắn, thật đều, mà người trong nghề gọi là kiểu may một mẹ hai con; một cách gọi khá lạ tai, nhất là với các bạn trẻ ngày nay.

Chiếc nón lá ngày trước, ngoài để che nắng che mưa, còn là vật trang sức rất có duyên, mang nét trữ tình thầm kín của người con gái Việt Nam. Và có lẽ không ở nơi đâu có nhiều nữ sinh duyên dáng với mái tóc đen dài óng ả phủ kín bờ vai, với tà áo dài trắng tha thướt và chiếc nón bài thơ e ấp như ở Huế. Mỗi buổi tan trường, các cô nữ sinh Đồng Khánh ngày xưa, với cả rừng nón nhấp nhô, làm đẹp các ngả đường và tạo nét đẹp lãng mạn trên vai cầu Trường Tiền bắc qua dòng sông Hương xanh biếc. Những cô gái Huế thường thẹn thùng kéo nón che nghiêng ấy đã khiến bao tâm hồn phải bâng khuâng : “Sao em biết anh nhìn mà nghiêng nón ?/Chiều mùa thu mây che có nắng đâu” (Trần Quang Long). Và ngay cả nhân vật trữ tình trong ca dao cũng đã từng phải say lòng : “Chén tình là chén say sưa,/Nón tình em đội nắng mưa lên đầu”. Vì bởi đó là những buổi đất trời bâng khuâng mà lòng phải tự hỏi lòng : “Tình yêu còn nép sau vầng trán./Lòng nắng vàng hanh hay sắp mưa ?” (T.H.D.V).

Đối với người dân quê Quảng Nam, chiếc nón lá màu ngà có biết bao công dụng. Ngoài việc dùng nón thường xuyên để che mưa, che nắng, bác nông dân hay bà mẹ quê, mỗi khi lỡ đường, khát nước, chỉ việc ghé xuống sông dùng nón múc nước uống, giản tiện vô cùng. Giải cơn khát xong, nón lại được phe phẩy quạt để tìm chút hơi mát, nhất là khi phải đi đường xa trong những ngày mùa hè nóng nực. Bên một cánh đồng, em bé chăn trâu nằm dưới gốc cây, cả bác thợ cày cũng vậy, dùng nón che mặt, để vừa tránh nắng, vừa ngăn ruồi muỗi khỏi quấy rầy giấc ngủ trưa hiền hòa…

Chiếc nón lá Việt Nam, đâu chỉ là vật tiện dụng mà còn là nét đẹp thầm kín của văn hóa Việt Nam, sẽ còn tồn tại mãi, tôi chắc thế, dù cuộc sống có đổi thay, hiện đại đến đâu chăng nữa.

26 tháng 10 2016

mỏi tay quá đê

Gặp lại Thầy

Con dừng lại phía hàng cây
Bồi hồi khi gặp dáng thầy hôm nao
Trường xưa vẫn nét ngày nào
Và đây vẫn dáng thấy cao cao gầy
Vẫn bao la một vòng tay
Đón con như thể chưa ngày cách xa
Kiềm lòng để lệ khỏi nhoà
Giọng thầy trầm ấm “thật thà phải con?”
Cái tên thấy gọi riêng con
Đến giờ con thấy vẫn còn mới nguyên
Ước mong con mãi không quên
“thật lòng vững trí đừng phiền nghe con”
Lợi danh - danh lợi sẽ mòn
Những điều thấy dạy còn hoài khắc tâm
Nhớ tóc thấy điểm hoa râm
Cùng lời chỉ dạy âm thầm con mang
Ai quên đi chuyến đò ngang
Quên sao người lái thuyền sang bến đời.

3. Bụi phấn xa rồi

Ngẩn ngơ chiều khi nắng vàng phai
Thương nhớ ngày xưa chất ngất hồn
Một mình thơ thẩn đi tìm lại
Một thoáng hương xưa dưới mái trường

Cho dẫu xa rồi vẫn nhớ thương,
Nầy bàn ghế cũ, nầy hàng me
Bảng đen nằm nhớ người bạn trẻ
Bụi phấn xa rồi... gửi chút hương!

Bạn cũ bây giờ xa tôi lắm
Mỗi đứa một nơi cách biệt rồi!
Cuộc đời cũng tựa như trang sách
Thư viện mênh mông, nhớ mặt trời!!!

Nước mắt bây giờ để nhớ ai???
Buồn cho năm tháng hững hờ xa
Tìm đâu hình bóng còn vương lại?
Tôi nhớ thầy tôi, nhớ... xót xa!

Như còn đâu đây tiếng giảng bài
Từng trang giáo án vẫn còn nguyên
Cuộc đời cho dẫu về muôn nẻo
Vẫn nhớ thầy ơi! Chẳng thể quên!!!

4. Hoa và ngày 20-11

Nụ hoa hồng ngày xưa ấy
Còn rung rinh sắc thắm tươi
20-11 ngày năm ấy
Thầy tôi tuổi vừa đôi mươi

Cô tôi mặc áo dài trắng
Tóc xanh cài một nụ hồng
Ngỡ mùa xuân sang quá
Học trò ngơ ngẩn chờ trông...

Nụ hoa hồng ngày xưa ấy...
Xuân sang, thầy đã bốn mươi
Mái tóc chuyển màu bụi phấn
Nhành hoa cô có còn cài?

Nụ hoa hồng ngày xưa ấy...
Tà áo dài trắng nơi nao,
Thầy cô - những mùa quả ngọt
Em bỗng thành hoa lúc nào.

5. Nắng ấm sân trường

Cây điệp già xòe rộng tán yêu thương
Lá lấp lánh cười duyên cùng bóng nắng
Giờ đang học, mảng sân vuông lặng vắng
Chim chuyền cành buông tiếng lạnh bâng qươ

Chúng em ngồi nghe thầy giảng bình thơ
Nắng ghé theo chồm lên ngồi bệ cửa
Và cả gió cũng biết mê thơ nữa
Thổi thoảng vào mát ngọt giọng thầy ngâm.

Cả lớp say theo từng nhịp bổng trầm
Điệp từng bông vàng ngây rơi xoay tít
Ngày vẫn xuân, chim từng đôi ríu rít
Sà xuống sân tắm nắng ấm màu xanh

Em ngồi yên uống suối mật trong lành
Thời gian như dừng trôi không bước nữa
Không gian cũng nằm yên không dám cựa
Ngại ngoài kia nắng ấm sẽ thôi vàng

Sân trường căng rộng ngực đến thênh thang
Kiêu hãng khoe trên mình màu nắng ấm
Lời thơ thầy vẫn nhịp nhàng sâu lắng
Nắng ấm hơn nhờ giọng ấm của người...

6. Thầy

Cơn gió vô tình thổi mạnh sáng nay
Con bỗng thấy tóc thầy bạc trắng
Cứ tự nhủ rằng đó là bụi phấn
Mà sao lòng xao xuyến mãi không nguôi

Bao năm rồi ? Đã bao năm rồi hở ? Thầy ơi ...
Lớp học trò ra đi, còn thầy ở lại
Mái chèo đó là những viên phấn trắng
Và thầy là người đưa đò cần mẫn
Cho chúng con định hướng tương lai

Thời gian ơi xin dừng lại đừng trôi
Cho chúng con khoanh tay cúi đầu lần nữa
Gọi tiếng thầy với tất cả tin yêu ...

7. Lời Của Thầy

Rồi các em một ngày sẽ lớn
Sẽ bay xa đến tận cùng trời
Có bao giờ nhớ lại các em ơi
Mái trường xưa một thời em đã sống

Nơi đã đưa em lên tầm cao ước vọng
Vị ngọt đầu đời bóng mát ca dao
Thuở học về cái nắng xôn xao
Lòng thơm nguyên như mùi mực mới

Dẫu biết rằng những tháng ngày sắp tới
Thầy trò mình cũng có lúc chia xa
Sao lòng thầy canh cánh nỗi thiết tha
Muốn gởi các em thêm đôi điều nhắn nhủ

Một lời khuyên biết thế nào cho đủ
Các em mang theo mỗi bước hành trình
Các em lúc nào cũng nhớ đừng quên:
Sống cho xứng với lương tâm phẩm giá...

Rồi các em mỗi người đi mỗi ngả
Chim tung trời bay bổng cánh thanh niên
Ở nơi đâu: rừng sâu, biên giới khắp ba miền
Ở nơi đâu có thầy luôn thương nhớ

26 tháng 10 2016

Nhớ cô

Thời gian trôi đi k bao h trở lại

Dù k đành cũng có thể làm chi?

Cô giáo ơi em pk nói câu j

Để chia tay mà lòng không đau đớn

 

Vẫn nhớ cô hôm nào trên bục giảng

Ngày từng ngày đến lớp nụ cười tươi

Thấm thoát trôi 1 năm ôi ngắn ngủi

Để h đây nc mắt cứ tuôn trào

 

Cô giáo ơi mai này gặp lại

Cô còn nhớ đến chúng em chăng?

Em nơi đây mong từng phút từng giây

Gặp cô dù chỉ trong giấc chiêm bao.

Năm tháng cứ đầy lên. Tình bạn
Cũng đầy lên những kỷ niệm thân yêu
Những mẩu thư viết vội cuối chiều
Gài lên cửa, đợi người về sẽ đọc
Trong cả những ước mơ ta không đơn độc
Có bạn thân bên cạnh cùng mơ
Cùng luận bàn về thời cuộc… ngây thơ
Cùng tưởng tượng bao điều ngốc nghếch
Cùng kể cho nhau câu chuyện không đoạn kết
Về mối tình chớm nở trong tim
Và một vài lần ta bỗng lặng im
Cứ ngồi thế đến khi chiều tắt nắng

2 tháng 12 2018

Năm tháng cứ đầy lên. Tình bạn
Cũng đầy lên những kỷ niệm thân yêu
Những mẩu thư viết vội cuối chiều
Gài lên cửa, đợi người về sẽ đọc
Trong cả những ước mơ ta không đơn độc
Có bạn thân bên cạnh cùng mơ
Cùng luận bàn về thời cuộc… ngây thơ
Cùng tưởng tượng bao điều ngốc nghếch
Cùng kể cho nhau câu chuyện không đoạn kết
Về mối tình chớm nở trong tim
Và một vài lần ta bỗng lặng im
Cứ ngồi thế đến khi chiều tắt nắng

Bạn thân ơi, dù ở nơi xa vắng
Chưa bao giờ tôi thấy bạn rời tôi
Khi tôi vui cũng nghe tiếng bạn cười
Khi đau đớn, tôi nhìn ra cửa sổ
Những tin nhắn bay qua khung cửa
Chạm vào tôi âu yếm, vỗ về
Trái tim tôi vui sướng lắng nghe
Lời lặng lẽ bạn gửi bằng ý nghĩ

Tình bạn có bền hơn tình yêu không nhỉ?
Chẳng đam mê, cuồng dại trong hồn
Chẳng nhớ nhung tím thẫm cả hoàng hôn
Chẳng làm má rực lên màu lửa
Tình bạn là ngôi nhà không khóa cửa
Ta bước vào nào ngại ngần gì
Nhận ấm êm rồi lại bước chân đi
Đường xa lắc tìm riêng mình hạnh phúc…

16 tháng 5 2022

tham khảo :

 Anh, Pháp, Nga  Hoa Kỳ, Brasil , Đức, Áo-Hung, bulgaria và ottoman

16 tháng 5 2022

7 ?

Anh, Nga, Pháp, Mỹ, Brazil, Hoa Kỳ, Đức

19 tháng 5 2021

Ko viết ra đây nha vào phần tn riêng viết ra bài của bạn.Ai hay nhất tui đủ cho

12 tháng 1 2020

de vvvv

12 tháng 1 2020

Ai về cầu ngói Thanh Toàn

Cho em về với 1 đoàn cho vui

Là câu ca dao quen thuộc mà ai ai cũng biết khi nói về cây cầu ngói Thanh Toàn tại xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế, cách trung tâm thành phố Huế 8km đường bộ về phía Đông.
Đây là cây cầu được mệnh danh là cây cầu cổ thuộc vào loại hiếm, có giá trị nghệ thuật cao nhất ở Việt Nam. Được Bộ Văn hóa cấp bằng công nhận Di tích văn hóa cấp quốc gia vào năm 1990.

Đến Huế, muốn chiêm ngưỡng và khám phá những nét đẹp xưa cũ, rêu phong không chỉ có những công trình ở nội thành mà còn có các công trình kiến trúc dân gian, mang đậm nét thôn quê dân dã và bình dị, những cảnh vật như thế sẽ thanh lọc tâm hồn, mang ta trở về với những gì bình yên nhất, trút bỏ bao nhiêu mệt nhoài của cuộc sống.

Cầu ngói Thanh Toàn được xây dựng theo lối thượng gia hạ kiều có nghĩa là trên nhà dưới cầu. Mái được lợp bằng ngói ống lưu ly. Cầu có chiều dài 18 mét, rộng 5m, chiều dài cầu được chia làm 7 gian, hai bên có hai bục trải dài theo thân cầu và có lang can tựa lưng. Toàn bộ chất liệu tạo nên cây cầu này đều làm bằng gỗ, mặt cầu được cấu tạo như một sàn gỗ chắc chắn.
Cầu ngói Thanh Toàn bắc qua một con sông nhỏ nằm cuối đoạn của sông Như Ý chảy xuyên suốt, uốn lượn mềm mại từ đầu làng đến cuối làng. Qua nhiều thế kỷ, cây cầu có xuống cấp do thời gian cũng như do ảnh hưởng của chiến tranh, đã được tu bổ nhiều lần. Tuy nhiên, giá trị nghệ thuật của cầu vẫn được giữ nguyên và bảo tồn cho đến bây giờ.

Được biết, cầu được xác định xây dựng mới vào năm 1776, do một người là Trần Thị Đạo cháu gái họ Trần đời thứ 16 xây dựng cho dân làng để tiện qua lại, là nơi dừng chân, nghỉ ngơi trên đường về mệt nhọc.
Tương truyền, bà Trần Thị Đạo là vợ của 1 vị quan thuộc triều vua Trần Hiển Tông, không có con, muốn cầu tự, bà dùng tiền của mình để làm phúc cho dân làng. Năm 1925, bà được vua Khai Định ban sắc phong Trần cho bà là Dực Bảo Trung Hưng Linh phò và lệnh cho dân làng lập bàn thờ Bà ngay trên cầu để thờ cúng. Khi đến đây, du khách sẽ thấy một bàn thờ uy nghiêm chính giữa cầu đó chính là bàn thờ bà Trần Thị Đạo – người có công trong việc dựng nên cây cầu này.

Tại mỗi kỳ Festival Huế, tại xã Thủy Thanh đều làm lễ rước linh vị bà Trần Thị Đạo, lễ rước này là nghi thức mở đầu cho ngày khai mạc “Chợ quê ngày hội”, một trong những chương trình văn hóa – du lịch trong khuôn khổ Festival Huế.

Vào những ngày này, cầu ngói lại thêm rực rỡ bởi những màu sắc đèn lồng, hoa, cờ phướng. Những ngày hội, chợ quê nơi đây điểm nhấn chính là cây cầu ngói Thanh Toàn
Trải qua các kỳ Festival Huế, Chợ quê ngày hội Cầu ngói Thanh Toàn đến nay đã tạo dựng được thương hiệu riêng, không chỉ thu hút du khách trong nước mà còn cả du khách quốc tế. Không những vậy, không chỉ những kỳ festival mà kể cả những ngày thường cầu ngói vẫn có những dòng khách đến tham quan chiêm ngưỡng, lưu lại những tấm ảnh kỷ niệm, khỏe với bạn bè người thân về công trình cổ độc đáo ở Việt Nam.

Nét đặc biệt nơi đây chính là kiến trúc cổ, mang nét cổ kính, rêu phong hằng dấu thời gian không như những cây cầu hiện đại, hoành tráng, không như những công trình đồ sộ, cây cầu ngói vẫn có nét độc đáo, dấu ấn riêng. Thu hút nhiều ánh mắt tò mò của du khách gần xa.

Đó. Nguồn: internet. Chúc you học tốt :)

23 tháng 3 2018

Sáng sớm thức dậy

Thể Dục thể thao 

Sức khỏe dồi dào

Rồi vào giúp mẹ

23 tháng 3 2018

máy tính của mk k0 g0 u0c chứ 0 nha

C0NG 0N THAY C0

Thầy c0 như cha mẹ

Dìu dắt em từng ngày

Thay c0 như thuyền bè

Đưa em t0i tu0ng lai

Em làm sa0 quên đư0c

C0ng 0n ca0 như núi

Menh m0ng như biển cả

Của cha mẹ thứ hai

Chắp cánh đưa em t0i

Tu0ng lại sáng ngày mai.

MÌNH CHỈ NGHĨ RA DU0c

M0T KH0 TH0iI,BẠN TỰ NGHĨ TIẾP NHÁ.K CH0 MÌNH NHA

Mùa đông tháng lạnh nhất

Lất phất còn mưa bay

Chỉ còn ba tháng nữa

Mùa xuân đã đến rồi

14 tháng 3 2019

Quăng cần động mặt nước 

Mong chờ cá cắn câu

Nhìn bầy cá khổ đau

Còn người câu sung sướng

Đem than củi để nướng 

Cùng với người mình thương

Xé, chấm với nước tương

MỘT BỮA CỞM ẤM ÁP

Bạn tham khảo

Ngôi trường Tiểu học của em tên là Võ Thị Sáu. Trường có diện tích rất rộng. Từ cổng trưởng đi vào phía bên trái là nhà để xe. Sân trường được lát gạch rất đẹp. Những bồn cây xanh tốt. Các dãy phòng học được xây dựng theo hình chữ U. Mỗi dãy nhà có ba tầng. Trong các phòng học có bàn ghế, bảng đen, điều hòa… Em rất yêu ngôi trường của mình.

TL

Bạn tham khảo nha

Thời gian trôi qua, ngôi trường tiểu học đã trở thành ngôi nhà thứ hai của tôi. Nơi đây đã chứng kiến thật nhiều kỉ niệm đáng quý của một cô học trò nhút nhát, đó chính là tôi.

Còn nhớ ngày đầu tiên đi học, mẹ đưa tôi đến trường. Trong lòng tôi cảm thấy háo hức nhưng cũng thật hồi hộp. Từ nhà đến trường mất khoảng mười lăm phút đi xe máy là đến nơi. Đứng từ ngoài nhìn vào, trông nó thật rộng lớn và đẹp đẽ. Cổng trường to làm bằng sắt, phía trên là tấm biển ghi tên của trường. Mẹ nói với tôi rằng ngôi trường này đã hai mươi năm tuổi rồi.

Bước vào bên trong sân trường được lát gạch, rất rộng nhưng không có một chút giấy rác nào. Những tán cây xà cừ, phượng vĩ, bằng lăng… đứng sừng sững trên sân trường, toàn những loài cây quen thuộc với tuổi học trò. Dãy nhà hiệu bộ và hai dãy phòng học cao tầng được bố trí theo hình chữ U ôm lấy sân trường rộng. Mỗi dãy nhà đều có ba tầng. Các phòng học đều được quét vôi màu vàng, cửa sổ và cửa ra vào sơn màu xanh rất đẹp. Các phòng học rộng rãi và có đầy đủ các thiết bị học tập. Bàn ghế được kê ngay ngắn thành ba dãy thẳng hàng.

Vào những giờ ra chơi, sân trường luôn là nơi nhộn nhịp nhất. Tiếng cười nói của chúng tôi vang vọng khắp ngôi trường. Vào những giờ học, ngôi trường lại im lặng đến kỳ lạ. Thỉnh thoảng mới nghe thấy tiếng đọc bài văng vẳng từ các lớp học. Bây giờ, tôi đã là học sinh lớp năm, sắp phải chia tay ngôi trường tiểu học này. Thời gian học tập tại nơi đây đã cho tôi thật nhiều kỉ niệm đẹp đẽ.

Tôi vô cùng yêu mến mái trường, cũng như yêu mến những người bạn và thầy cô giáo của mình.

Hok tốt

#Kirito