So sánh tranh Đông Hồ và trăng Hàng Trống về những nội dung sau
1 ) Xuất xứ
2) Màu vẽ
3) Đối tượng phục vụ
4) Đường nét
5 ) quy trình sản xuất tranh
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1/ Tranh Đông Hồ
- Nơi sản xuất: làng Đông Hồ (xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh).
- Đặc điểm: Phản ánh hầu như tất cả những gì diễn ra trong đời sống bình dị của người lao động như: Chăn trâu thổi sáo, Hứng dừa, Đấu vật, Đánh ghen…
- Màu sắc: Màu sắc sử dụng trong tranh là màu tự nhiên từ cây cỏ như đen (than xoan hay than lá tre), xanh (gỉ đồng, lá chàm), vàng (hoa hòe), đỏ (sỏi son, gỗ vang), v.v.
trang hàng trống có đôi tượng phục vụ là các nhà quý tộc nhỉ
Giống nhau: là tranh dân gian Việt Nam
Khác nhau:
* Tranh Hàng Trống
Tranh được làm và bày bán tại phố Hàng Trống (Hà Nội).
Tác giả là các nghệ nhân Hàng Trống.
Hình ảnh sống động như thật
Tranh in nét viền bằng màu đen rồi vẽ màu bằng phầm nhuộm
*Tranh Đông Hồ
Sản xuất tại làng Đông Hồ (Bắc Ninh).
Tác giả là những người nông dân.
Thường là các hình ảnh đã được cách điệu
Màu sắc là những màu lấy từ thiên nhiên như than, sỏi đỏ tán mịn …
Giống :
Cả 2 loại tranh Đông Hồ và tranh Hàng Trống đều thuộc dòng tranh dân gian Việt Nam
Khác :
1- Chế tác : Tranh Đông Hồ đùng nhiều bản khắc, mỗi bản một mầu khác nhau. Mầu tự nhiên chế ra từ cỏ cây hoa lá. Tranh Hàng Trống chỉ dùng 1 bản khắc nét đen đầu tiên, sau đó in vào giấy dó được bồi dầy. Khi giấy đã khô người nghệ nhân sẽ tô mầu . Tức là loại tranh vừa khắc vừa vẽ .
2. Về chất liệu : Tranh Đông Hồ rất độc đáo là dùng giấy dó nhưng phủ điệp ( vỏ sò, điệp giã nhỏ pha hồ loãng quết đều lên mặt giấy , khi khô sẽ tạo những chấm óng ánh rất đẹp ). Tranh Hàng Trống không phủ điệp và thường khổ to hơn tranh Đông Hồ.
3. Về đề tài, tranh Hàng Trống là tranh thờ và tranh treo Tết. Đề tài tôn giáo chiếm đa số. Trong khi Đông Hồ là dòng tranh thuần dân gian, có 1 bộ để thờ nhưng chủ yếu vẽ những cảnh sinh hoạt gần gũi với người lao động. Một số tranh vẽ các nhân vật lịch sử, các truyện cổ tích thần thoại dân gian. Người ta mua tranh Đông Hồ về treo Tết coi như 1 lời chúc mừng Năm Mới. Hết Tết bóc đi, Tết sau lại mua tranh khác .