Ai đã đọc bài ' Sông Hồng ' và cho mình biết :
Sông Hồng có giá trị như thế nào đối với Hà Nội ?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
THAM KHẢO
- Một số biện pháp để giữ gìn và phát huy giá trị của sông Hồng:
+ Ngăn cấm việc xả rác vào lưu vực sông Hồng và các vùng phụ cận;
+ Trồng nhiều cây xanh ven sông để tạo cảnh quan xanh - sạch - đẹp;
+ Tuyên truyền, quảng bá văn hoá - lịch sử của sông Hồng;
+ Phát triển các tuyến du lịch trên sông.
- Phù sao bồi đắp đồng bằng hằng năm, giúp tăng năng suất cây trồng.
- Phù sa bồi đắp mở rộng đồng bằng về phía biển.
10 tinh thành
Bắc Ninh, Hà Nam, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Ninh Bình.
Các hạn chế đã ảnh huởng như thế nào đối với việc phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Hồng?
- Số dân đông đã gây sức ép đối với việc phát triển kinh tế - xã hội ở ĐBSH. Trong điều kiện nền kinh tế còn chậm phát triển, việc làm, nhất là ở khu vực thành thị đã ttở thành vấn đề nan giải.
- Các tai biến thiên nhiên (bão, lũ lụt, hạn hán,,..) gây tác hại nhiều mặt đến sản xuất (đặc biệt là sản xuất nông nghiệp) và đời sống.
- Một số tài nguyên (như đất, nước trên mặt...) bị xuống cấp do khai thác quá mức gây khó khăn cho việc nâng cao năng suất cây trồng và vật nuôi.
- Vùng thiếu nguyên liệu. Phần lớn nguyên liệu phải đưa từ vùng khác đến, nên chi phí lớn, giá thành sản phẩm cao,...
Ngoài cầu Long Biên còn có cầu Chương Dương,cầu Nhật Tân và cầu Thăng Long
Sông Hồng chảy qua khu vực trước kia là thành Tống Bình - Đại La – Thăng Long và nay là Hà Nội – đã nhiều lần đổi dòng. Có thể là cách đây vài nghìn năm, hồ Tây chỉ là một khúc uốn của sông Hồng, sau một trận lụt lớn, chỗ uốn khúc bị cát lấp hai đầu, sông chảy theo dòng khác và chỗ uốn khúc thành hồ lớn. Hồ Gươm – di tích còn sót lại của hồ Thuỷ Quân trong chuỗi hồ Tả Vọng - Hữu Vọng - trước kia là những lạch nước cạnh đê sông Hồng, rồi cát bồi đẩy lòng sông ra quá xa về phía đông, lại thêm có đê mới đắp bao quanh, lạch nước cũ đã thành hồ. Hệ thống hồ ở phía nam thành Thăng Long - hồ Văn Chương, hồ Trung Phụng, hồ Bảy Mẫu, hồ Thanh Nhàn – cũng do cùng một nguồn gốc đó. Những không gian mây nước cây cỏ tô điểm cho thành phố Hà Nội đều là sản phẩm của sông Hồng.
Sông Hồng, sông Tô Lịch là hai con sông chính của Hà Nội đã đi vào lịch sử Việt Nam cùng với sự hình thành của thành phố Hà Nội. Mới khởi thuỷ khi nước nhà còn dưới ách đô hộ của bọn phong kiến Trung Hoa, lũ quan lại Tuỳ - Đường (về thế kỷ VIII, thứ IX) đắp thành Tống Bình - Đại La, lúc đầu là để chống quân Nam Chiếu từ tây bắc đánh xuống, và sau là để đối phó với những phong trào chống quân xâm lược giành độc lập của dân tộc. Bọn chúng nơm nớp lo sợ, khi thì cho sông Tô là “nghịch thuỷ”, khi thì cho là khí thiêng Long Đỗ chống lại chúng nên chúng dùng phép bùa chú để yểm đi.
Khi nước nhà độc lập và thống nhất rồi, Lý Thái Tổ quyết định định đô ở địa điểm thành Đại La cũ, thì lại có những hiện tượng đặc biệt - sử cũ ghi việc “Rồng vàng hiện ra bay lượn quanh đoàn thuyền vua Lý” từ Hoa Lư trẩy ra. “Rồng bay”, “Thăng Long” chỉ là tượng trưng cho tinh thần độc lập tự cường của dân tộc kết tinh trong bốn câu thơ bất hủ của danh tướng Lý Thường Kiệt (“Nam quốc sơn hà Nam đế cư…”), người có công củng cố nền độc lập tự cường phôi thai từ thời Ngô Quyền – Đinh Bộ Lĩnh – Lê Hoàn.
Về phòng thủ đất nước nói chung và Hà Nội ngày xưa nói riêng, mặt tây nam ít nguy hiểm vì giáp với Lào, có nhiều núi non hiểm trở, mấy lần quân Xiêm có ý định xâm phạm song chúng không qua được Trấn Ninh. Nhưng mặt đông nam châu thổ thì lại là nơi dễ sơ hở của ta khi có địch hành quân từ bờ bể Thanh Nghệ đánh vào, như trường hợp ở thế kỷ XIII và XIV, quân Nguyên của Toa Đô đánh vòng từ phía nam lên, hoặc quân Chiêm Thành của Chế Bồng Nga ba lần ngược sông Hoàng Giang tiến đến tận Thăng Long đốt phá. Tuy nhiên nói chung thì kẻ thù truyền kiếp và nguy hiểm nhất suốt trong các thời kỳ lịch sử vẫn là bọn xâm lược phương Bắc xuống qua Chi Lăng và Bạch Đằng, cho nên sông Hồng luôn luôn là con hào thiên nhiên phòng thủ cho Hà Nội.
Hà Nội trên bờ sông Hồng, lịch sử còn ghi chiến công của nghĩa quân Lam Sơn tấn công bao vây thành Đông Quan, đại bản doanh của Lê Lợi - Nguyễn Trãi đóng ở bến Bồ Đề; quân của Trịnh Tùng (1492) và quân của Nguyễn Huệ (1786) từ nam ra bắc hạ thành Thăng Long đã ngược sông Hồng, từ phía đông nam tiến đánh vào thành.
Đến thời kỳ cận đại (thế kỷ XIX) trước nguy cơ xâm lược của bọn tư bản Pháp, chúng có tàu đồng súng lớn, con sông Hồng là đường hành quân duy nhất và thuận lợi của chúng để hạ thành Hà Nội. Ta không giữ được thành Hà Nội nên phải cắt cho Pháp một phần đất Hà Nội làm nhượng địa.
Đối với kinh tế của Hà Nội
Sông Hồng vốn đã là đường giao thông thuỷ quan trọng, là một con sông lớn nhất miền Bắc, thế địa hình miền Việt Bắc xoè hình nan quạt, những đường giao thông đã theo thung lũng các con sông chảy từ bắc xuống nam hướng về đồng bằng, qua điểm trung tâm, đầu mối giao thông thuỷ bộ, là Hà Nội. Phía tây bắc (Lai Châu – Sơn La – Lào Cai - Hà Tuyên) theo sông Đà, sông Thao, sông Lô đổ vào sông Nhị ở gần Việt Trì, thuyền bè vận tải nguyên liệu quặng mỏ thổ sản cho đồng bằng. Phía đông bắc (Cao Bằng - Lạng Sơn – Thái Nguyên - Bắc Giang) xuôi theo sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam, hợp lưu ở Lục Đầu Giang, vào sông Đuống nối với sông Hồng ở mé trên Hà Nội, mang sản vật ở vùng đó về xuôi. Cảng xuất nhập khẩu của miền Bắc là Hải Phòng, khu than Hồng Gai chuyển hàng hoá và than lên Hà Nội qua sông Chanh, sông Kinh Thày, sông Đuống. Thuyền chở hành khách đi lại, vận chuyển nguyên liệu lương thực cho Hà Nội, hàng tiêu dùng sản xuất ở Hà Nội về địa phương, chức năng của sông Hồng về mặt kinh tế thật quan trọng.
Sông Hồng chảy qua địa phận thành phố Hà Nội không phải chỉ có đem lại lợi ích về giao thông, tác dụng của nó về nông nghiệp trong địa bàn thành phố chưa lớn nhưng cũng có hàng vạn người của Hà Nội sống ở trên bãi dọc bờ sông đã sinh sống về nghề trồng màu ngô khoai, trồng dâu tằm và có cả cấy lúa; gần sông nước họ sinh sống về chài lưới, về vớt củi trôi mùa nước lũ, khai thác cát ven sông.
Quan trọng hơn vẫn là giao thông tứ phương đổ về, Hà Nội là một thị trường lớn của cả nước, môi trường nuôi dưỡng và phát triển các nghề thủ công, cho nên ta thấy cảnh tượng phố phường sầm uất trải qua hàng chục thế kỷ, không một thành phố nào ở trong nước có thể cạnh tranh được với nó, tuy bao phen đã có những bước thăng trầm lịch sử.
Sông Hồng góp phần quan trọng trong sinh hoạt đời sống cũng như trong sản xuất. Sông Hồng trên đất Việt Nam có hai phần chính: đoạn sông Thao và đoạn sông Nhị, hai đoạn đó đánh dấu cho hai giai đoạn phát triển của lịch sử dân tộc Việt Nam là thời dựng nước trước Công Nguyên và thời kỳ mở mang và bảo vệ đất nước trước thế kỷ XIX. Vì thế sông Hồng có vai trò quan trọng đối với chính trị, quân sự và kinh tế của Hà Nội.
Đối với chính trị, quân sự của Hà Nội
Sông Hồng chảy qua khu vực trước kia là thành Tống Bình - Đại La – Thăng Long và nay là Hà Nội – đã nhiều lần đổi dòng. Có thể là cách đây vài nghìn năm, hồ Tây chỉ là một khúc uốn của sông Hồng, sau một trận lụt lớn, chỗ uốn khúc bị cát lấp hai đầu, sông chảy theo dòng khác và chỗ uốn khúc thành hồ lớn. Hồ Gươm – di tích còn sót lại của hồ Thuỷ Quân trong chuỗi hồ Tả Vọng - Hữu Vọng - trước kia là những lạch nước cạnh đê sông Hồng, rồi cát bồi đẩy lòng sông ra quá xa về phía đông, lại thêm có đê mới đắp bao quanh, lạch nước cũ đã thành hồ. Hệ thống hồ ở phía nam thành Thăng Long - hồ Văn Chương, hồ Trung Phụng, hồ Bảy Mẫu, hồ Thanh Nhàn – cũng do cùng một nguồn gốc đó. Những không gian mây nước cây cỏ tô điểm cho thành phố Hà Nội đều là sản phẩm của sông Hồng.
Sông Hồng, sông Tô Lịch là hai con sông chính của Hà Nội đã đi vào lịch sử Việt Nam cùng với sự hình thành của thành phố Hà Nội. Mới khởi thuỷ khi nước nhà còn dưới ách đô hộ của bọn phong kiến Trung Hoa, lũ quan lại Tuỳ - Đường (về thế kỷ VIII, thứ IX) đắp thành Tống Bình - Đại La, lúc đầu là để chống quân Nam Chiếu từ tây bắc đánh xuống, và sau là để đối phó với những phong trào chống quân xâm lược giành độc lập của dân tộc. Bọn chúng nơm nớp lo sợ, khi thì cho sông Tô là “nghịch thuỷ”, khi thì cho là khí thiêng Long Đỗ chống lại chúng nên chúng dùng phép bùa chú để yểm đi.
Khi nước nhà độc lập và thống nhất rồi, Lý Thái Tổ quyết định định đô ở địa điểm thành Đại La cũ, thì lại có những hiện tượng đặc biệt - sử cũ ghi việc “Rồng vàng hiện ra bay lượn quanh đoàn thuyền vua Lý” từ Hoa Lư trẩy ra. “Rồng bay”, “Thăng Long” chỉ là tượng trưng cho tinh thần độc lập tự cường của dân tộc kết tinh trong bốn câu thơ bất hủ của danh tướng Lý Thường Kiệt (“Nam quốc sơn hà Nam đế cư…”), người có công củng cố nền độc lập tự cường phôi thai từ thời Ngô Quyền – Đinh Bộ Lĩnh – Lê Hoàn.
Về phòng thủ đất nước nói chung và Hà Nội ngày xưa nói riêng, mặt tây nam ít nguy hiểm vì giáp với Lào, có nhiều núi non hiểm trở, mấy lần quân Xiêm có ý định xâm phạm song chúng không qua được Trấn Ninh. Nhưng mặt đông nam châu thổ thì lại là nơi dễ sơ hở của ta khi có địch hành quân từ bờ bể Thanh Nghệ đánh vào, như trường hợp ở thế kỷ XIII và XIV, quân Nguyên của Toa Đô đánh vòng từ phía nam lên, hoặc quân Chiêm Thành của Chế Bồng Nga ba lần ngược sông Hoàng Giang tiến đến tận Thăng Long đốt phá. Tuy nhiên nói chung thì kẻ thù truyền kiếp và nguy hiểm nhất suốt trong các thời kỳ lịch sử vẫn là bọn xâm lược phương Bắc xuống qua Chi Lăng và Bạch Đằng, cho nên sông Hồng luôn luôn là con hào thiên nhiên phòng thủ cho Hà Nội.
Hà Nội trên bờ sông Hồng, lịch sử còn ghi chiến công của nghĩa quân Lam Sơn tấn công bao vây thành Đông Quan, đại bản doanh của Lê Lợi - Nguyễn Trãi đóng ở bến Bồ Đề; quân của Trịnh Tùng (1492) và quân của Nguyễn Huệ (1786) từ nam ra bắc hạ thành Thăng Long đã ngược sông Hồng, từ phía đông nam tiến đánh vào thành.
Đến thời kỳ cận đại (thế kỷ XIX) trước nguy cơ xâm lược của bọn tư bản Pháp, chúng có tàu đồng súng lớn, con sông Hồng là đường hành quân duy nhất và thuận lợi của chúng để hạ thành Hà Nội. Ta không giữ được thành Hà Nội nên phải cắt cho Pháp một phần đất Hà Nội làm nhượng địa.
Đối với kinh tế của Hà Nội
Sông Hồng vốn đã là đường giao thông thuỷ quan trọng, là một con sông lớn nhất miền Bắc, thế địa hình miền Việt Bắc xoè hình nan quạt, những đường giao thông đã theo thung lũng các con sông chảy từ bắc xuống nam hướng về đồng bằng, qua điểm trung tâm, đầu mối giao thông thuỷ bộ, là Hà Nội. Phía tây bắc (Lai Châu – Sơn La – Lào Cai - Hà Tuyên) theo sông Đà, sông Thao, sông Lô đổ vào sông Nhị ở gần Việt Trì, thuyền bè vận tải nguyên liệu quặng mỏ thổ sản cho đồng bằng. Phía đông bắc (Cao Bằng - Lạng Sơn – Thái Nguyên - Bắc Giang) xuôi theo sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam, hợp lưu ở Lục Đầu Giang, vào sông Đuống nối với sông Hồng ở mé trên Hà Nội, mang sản vật ở vùng đó về xuôi. Cảng xuất nhập khẩu của miền Bắc là Hải Phòng, khu than Hồng Gai chuyển hàng hoá và than lên Hà Nội qua sông Chanh, sông Kinh Thày, sông Đuống. Thuyền chở hành khách đi lại, vận chuyển nguyên liệu lương thực cho Hà Nội, hàng tiêu dùng sản xuất ở Hà Nội về địa phương, chức năng của sông Hồng về mặt kinh tế thật quan trọng.
Sông Hồng chảy qua địa phận thành phố Hà Nội không phải chỉ có đem lại lợi ích về giao thông, tác dụng của nó về nông nghiệp trong địa bàn thành phố chưa lớn nhưng cũng có hàng vạn người của Hà Nội sống ở trên bãi dọc bờ sông đã sinh sống về nghề trồng màu ngô khoai, trồng dâu tằm và có cả cấy lúa; gần sông nước họ sinh sống về chài lưới, về vớt củi trôi mùa nước lũ, khai thác cát ven sông.
Quan trọng hơn vẫn là giao thông tứ phương đổ về, Hà Nội là một thị trường lớn của cả nước, môi trường nuôi dưỡng và phát triển các nghề thủ công, cho nên ta thấy cảnh tượng phố phường sầm uất trải qua hàng chục thế kỷ, không một thành phố nào ở trong nước có thể cạnh tranh được với nó, tuy bao phen đã có những bước thăng trầm lịch sử.