Viết kí hiệu nguyên tử của các nguyên tố trong các trường hợp sau:
a. Nguyên tử sắt có số hiệu nguyên tử là 26, số khối là 56.
b. Lớp vỏ nguyên tử kali có 19 hạt, hạt nhân có chứa 39 hạt.
c. Nguyên tử heli có 2 proton và 2 nơtron.
d. Nguyên tử natri có 11 electron và 12 nơtron.
e. Hạt nhân nguyên tử magie chứa 25 hạt, lớp vỏ chứa 12 hạt.
f. Nguyên tử crom có điện tích hạt nhân là 24+, số hạt không mang điện là 28.
g. Nguyên tử brom có điện tích vỏ nguyên tử là 35-, số khối là 79.
h. Nguyên tử nitơ có 7 hạt mang điện dương, số n nhiều hơn số p là 1.
i. Nguyên tử oxi có 8 hạt mang điện âm, số n bằng số p.
j. Hạt nhân nguyên tử nhôm có 13 hạt mang điện, số hạt mang điện âm ít hơn số hạt không mang điện là 1.
k. Nguyên tử neon có tổng hạt mang điện là 20, số nơtron bằng số proton.
l. Nguyên tử bari có số đơn vị điện tích hạt nhân là 56, số n nhiều hơn số p là 25 hạt.
Viết kí hiệu nguyên tử của các nguyên tố trong các trường hợp sau:
a. Nguyên tử sắt có số hiệu nguyên tử là 26, số khối là 56.
=> \(^{56}_{26}Fe\)
b. Lớp vỏ nguyên tử kali có 19 hạt, hạt nhân có chứa 39 hạt.
=> \(^{39}_{19}K\)
c. Nguyên tử heli có 2 proton và 2 nơtron.
=> \(^4_2He\)
d. Nguyên tử natri có 11 electron và 12 nơtron.
=> \(^{23}_{11}Na\)
e. Hạt nhân nguyên tử magie chứa 25 hạt, lớp vỏ chứa 12 hạt.
=> \(^{25}_{12}Mg\)
f. Nguyên tử crom có điện tích hạt nhân là 24+, số hạt không mang điện là 28.
=> \(^{52}_{24}Cr\)
g. Nguyên tử brom có điện tích vỏ nguyên tử là 35-, số khối là 79.
=> \(^{79}_{35}Br\)
h. Nguyên tử nitơ có 7 hạt mang điện dương, số n nhiều hơn số p là 1.
=> \(^{15}_7N\)
i. Nguyên tử oxi có 8 hạt mang điện âm, số n bằng số p.
=> \(^{16}_8O\)
j. Hạt nhân nguyên tử nhôm có 13 hạt mang điện, số hạt mang điện âm ít hơn số hạt không mang điện là 1.
=> \(^{27}_{13}Al\)
k. Nguyên tử neon có tổng hạt mang điện là 20, số nơtron bằng số proton.
=> \(^{20}_{10}Ne\)
l. Nguyên tử bari có số đơn vị điện tích hạt nhân là 56, số n nhiều hơn số p là 25 hạt.
=> \(^{137}_{56}Ba\)