K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Soạn bài: Lời văn, đoạn văn tự sự

  • Soạn bài: Lời văn, đoạn văn tự sự (siêu ngắn)

I. Lời văn, đoạn văn tự sự

1. Lời văn giới thiệu nhân vật

- Các câu văn trên giới thiệu tên, họ, lai lịch, quan hệ của nhân vật trong truyện

     + Hùng Vương: có con gái là Mỵ Nương (tên, mối quan hệ)

     + Mỵ Nương: con vua, đẹp người, đẹp nết, được vua yêu ( tên, lai lịch, tính nết)

     + Sơn Tinh: ở Tản Viên, có tài, mọi người gọi Sơn Tinh ( Tên, lai lịch, tài năng)

     + Thủy Tinh: miền biển, tài năng ( tên, nơi ở, tài năng)

→ Giới thiệu rõ ràng, cụ thể

- Các câu văn trên thường dùng từ “có”, “là” và cụm từ “ người ta thường gọi”

2. Lời văn kể sự việc

- Đoạn văn trên sử dụng những động từ và cụm động từ để kể hành động nhân vật: đến, nổi giận, hô mưa, gọi gió, dâng nước, đánh…

- Hành động của nhân vật tăng dần mức độ, kịch tính, hành động sau là kết quả của hành động trước, cho tới cao trào

- Kết quả: nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn đồi… biển nước.

- Lời kể trùng điệp tạo cảm giác tăng dần mức độ của hành động, dồn dập cảm xúc, gây ấn tượng mạnh, dữ dội về kết quả của hành động trả thù, theo đúng mạch truyện

11 tháng 10 2017

chẳng hiểu luôn ngôi kể nào mới dc

11 tháng 10 2017

ngôi kể thứ nhất và ngôi kể thứ 3

1. Lập dàn ý cho bài sau:
a. Tự giới thiệu về bản thân:

 MB: 
–    Lời chào và lý do kể.
–    Em tên là Hoa học sinh lớp 6C trường THCS Phan Đình Phùng, gia đình em có 5 người, bố em, mẹ em, chị em, em, và em gái em.
TB: 
    –  Sở thích của em là hát, múa…
–    Sở đoảng: nấu ăn.
–    Môn học yêu thích là môn toán, ngữ văn.

KB: Lời kết khi giới thiệu xong.


b. Giới thiệu về người bạn thân mà em yêu quý.

MB:
–  Bạn ấy tên là gì, quê quan địa chỉ ở đâu?
– Lời chào và lý do kể.
TB: 
–    Lý do thích bạn ấy?
–    Bạn ấy có những phẩm chất gì?
–    Ngoại hình của bạn như thế nào?
–    Bạn là người như thế nào đối với mọi người?
KB:
–    Nhấn mạnh lý do yêu quý bạn ấy và khẳng định đó là bạn thân của tôi.

c. Kể về gia đình mình.

MB:
–    Gia đình ở đâu?
–    Gồm có mấy người?
TB:
–    Nói về nghề nghiệp của bố, mẹ?
–    Tính cách của bố, ẹm?
–    Anh chị đang làm gì?
–    Công việc ra sao?
KB: Khẳng định gia đình rất hạnh phúc như thế nào?


d. Kể về ngày hoạt động của mình?

MB:
Thời gian diên ra hoạt động đó, tại sao bạn tham gia vào hoạt động đó?
TB:
–    Hoạt động đó diễn ra ở đâu.
–    Mục đích của bạn khi tham gia hoạt động này?
KB: Hoạt động đó để lại rất nhiều bài học quý giá như thế nào?
Ví dụ về một bài:
Giới thiệu về gia đình:
Xin chào các bạn hôm nay tôi xin giới thiệu về gia đình của mình.Gia đình tôi gồm có 5 người bố tôi mẹ tôi, tôi chị tôi và em tôi.
Bố tôi là một kĩ sư xây dựng, mẹ tôi là nội trợ trong gia đình, chị tôi đang làm việc tại báo điện tử dân trí, tôi là học sinh lớp 6 C trường THCS Kim Liên, em gái tôi là học sinh lớp 3 trường tiểu học Kim Liên.
Rất cảm ơn các bạn đã lắng nghe cuộc giới thiệu của tôi, chúc các bạn có một ngày thật vui vẻ.

14 tháng 10 2018

1. Tự giới thiệu về bản thân:

 Mở bài: 

– Lời chào và lý do kể.

– Em tên là ,,,học sinh lớp ...trường ..........., gia đình em có ..... người,

Thân bài: 

– Sở thích của em là hát, múa…

– Sở đoảng: nấu ăn.

– Môn học yêu thích là môn toán, ngữ văn.

Kết bài: Lời kết khi giới thiệu xong.

2. Giới thiệu về người bạn thân mà em yêu quý.

Mở bài:

– Bạn ấy tên là gì, quê quán địa chỉ ở đâu?

– Lời chào và lý do kể.

Thân bài:

– Lý do thích bạn ấy?

– Bạn ấy có những phẩm chất gì?

– Ngoại hình của bạn như thế nào?

– Bạn là người như thế nào đối với mọi người?

Kết bài:

– Nhấn mạnh lý do yêu quý bạn ấy và khẳng định đó là bạn thân của tôi.

3. Kể về gia đình mình.

Mở bài:

– Gia đình ở đâu?

– Gồm có mấy người?

Thân bài:

– Nói về nghề nghiệp của bố, mẹ?

– Tính cách của bố, ẹm?

– Anh chị đang làm gì?

– Công việc ra sao?

Kết bài: Khẳng định gia đình rất hạnh phúc như thế nào?

4. Kể về ngày hoạt động của mình?

Mở bài:

Thời gian diễn ra hoạt động đó, tại sao bạn tham gia vào hoạt động đó?

Thân bài:

– Hoạt động đó diễn ra ở đâu.

– Mục đích của bạn khi tham gia hoạt động này?

Kết bài: Hoạt động đó để lại rất nhiều bài học quý giá như thế nào?


 

10 tháng 10 2019

Câu 1 (trang 74 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Hình thức sử dụng câu đố trong để thử tài nhân vật khá phổ biến trong truyện cổ tích. Tác dụng:

- Tạo ra những tình huống thú vị, li kì để phát triển câu chuyện

- Mang lại sự hấp dẫn cho truyện kể

- Là tình huống để nhân vật bộc lộ trí thông minh và khả năng của mình.

Câu 2 (trang 79 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Sự mưu trí của em bé được thể hiện qua 4 lần:

- Lần 1: đối đáp, đố lại viên quan

- Lần 2: Dùng chính lí lẽ của nhà vua để vua thừa nhận sự phi lí của mình

- Lần 3: Đố lại nhà vua

- Lần 4: Dùng kinh nghiệm dân gian để giải đố

⇒ Những cách lý giải của em bé thông minh rất hóm hỉnh, lý thú khi:

     + Làm cho người ra câu đố tự nhìn thấy sự phi lý của câu đố

     + Khéo léo chuyển thế bí sang cho người đố

     + Sử dụng kiến thức thực tế để giải đố, khiến người chứng kiến và người nghe thán phục trí tuệ hơn người của em.

Bố cục:

   - Đoạn 1 (Từ đầu ... lỗi lạc): Vua sai quan tìm người tài.

   - Đoạn 2 (tiếp ... láng giềng): Những thử thách chứng tỏ sự thông minh của cậu bé.

   - Đoạn 3 (còn lại): Cậu bé làm trạng nguyên.

Tóm tắt:

Một ông vua sai viên quan đi tìm người hiền tài. Viên quan ấy đến đâu cũng ra những câu đố hóc búa để thử tài.

Một hôm, thấy hai cha con làm ruộng, quan hỏi một câu hỏi khó “trâu của lão cày một ngày được mấy đường?”. Cậu con trai nhanh trí hỏi vặn lại khiến viên quan thua cuộc. Nhận ra người tài, viên quan về báo vua. Vua tiếp tục thử tài, bắt dân làng đó nuôi để trâu đực đẻ ra trâu con. Cậu bé nghĩ ra cách và cứu được dân làng. Lần thử tài sau, cậu bé vượt qua thử thách khiến vua nể phục.

Vua láng giềng có ý xâm lược, muốn dò xét nhân tài nước ta, sai sứ giả mang sang chiếc vỏ ốc vặn thật dài và đố xâu sợi chỉ qua. Cả triều không ai tìm ra cách, vua tìm cậu bé. Cậu bé thông minh chỉ ra cách giải, giúp đất nước tránh được một cuộc chiến. Vua phong cậu làm trạng nguyên.

Đọc hiểu văn bản

Câu 1* (trang 74 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

   Hình thức dùng câu đố thử tài nhân vật phổ biến trong truyện cổ tích. Vừa tạo sự hấp dẫn, cuốn hút người đọc, lại tạo ra tình huống phát triển cốt truyện đơn giản đến phức tạp, đồng thời thể hiện tài năng, trí tuệ hơn người của nhân vật.

Câu 2 (trang 74 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

   Sự thông minh được thử thách qua bốn lần:

   - Lần 1: viên quan hỏi về đường cày của trâu.

   - Lần 2: đố nuôi trâu được đẻ con.

   - Lần 3: thịt một con chim sẻ thành ba cỗ bàn thức ăn.

   - Lần 4: đố xâu sợi chỉ mềm qua đường ruột ốc dài.

   Các thử thách ngày càng khó. Vì vị trí quan trọng người đố tăng dần, người giải đố cũng rộng hơn, và mức khó tăng lên càng thể hiện sự thông minh của cậu bé.

Câu 3 (trang 74 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

   Sự lí thú ở những cách giải đố: dùng các kiến thức ngay trong thực tế đời sống, tạo nên sự ngạc nhiên và thán phục cho mọi người.

   - Lần 1: đố lại viên qua.

   - Lần 2: dùng lí lẽ của vua để thừa nhận sự phi lí.

   - Lần 3: đố lại nhà vua.

   - Lần 4: dùng kinh nghiệm dân gian.

Câu 4 (trang 74 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

   Ý nghĩa truyện: Đề cao sự thông minh và trí khôn dân gian (trong câu đố và cách giải đố); truyện tạo ra tiếng cười bất ngờ, vui vẻ.

Luyện tập

Câu 2* (trang 74 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): Hãy kể một câu chuyện "Em bé thông minh" mà em biết.

   Câu chuyện Em bé thông minh, có thể tham khảo: thần đồng Quốc Chấn, trạng Quỳnh,...

16 tháng 1 2019

trên hay dưới

16 tháng 1 2019

bạn lên vietjack hoặc loigiaihay nhé

8 tháng 9 2023

Lập kế hoạch hoạt động cho CLB Sách của lớp 6 không chỉ giúp bạn tổ chức công việc một cách có hệ thống, mà còn giúp các thành viên trong CLB tham gia vào các hoạt động học tập và giải trí liên quan đến sách. Dưới đây là một bản soạn văn ngắn gọn để giúp bạn bắt đầu: Bước 1: Xác định mục tiêu và phạm vi hoạt động của CLB Sách Mục tiêu: Tạo ra một môi trường học tập và trao đổi về sách, khuyến khích tình yêu đọc sách và phát triển kỹ năng đọc, viết cho các thành viên trong CLB. Phạm vi hoạt động: Tổ chức các buổi họp, thảo luận, trao đổi sách, tổ chức các hoạt động đọc sách, viết báo cáo, thi viết văn, và tham gia vào các hoạt động quảng bá sách. Bước 2: Xác định các hoạt động cụ thể Tổ chức buổi họp: Hằng tuần hoặc hằng tháng, tùy thuộc vào lịch trình của lớp. Buổi họp sẽ là nơi các thành viên cùng nhau thảo luận về sách đã đọc, chia sẻ cảm nhận và gợi ý sách hay để mọi người có thêm nguồn cảm hứng. Tổ chức buổi đọc sách: Lập kế hoạch để các thành viên trong CLB đọc sách cùng nhau. Có thể chọn sách cụ thể hoặc để mỗi người tự chọn một quyển sách mà họ quan tâm. Sau đó, mọi người có thể trao đổi về nội dung sách và chia sẻ những điểm mạnh và điểm yếu của tác phẩm. Tổ chức hoạt động viết văn: Sắp xếp các buổi viết văn nhỏ để các thành viên trong CLB có thể thực hành viết và chia sẻ những bài viết của mình. Điều này sẽ giúp cải thiện kỹ năng viết và khuyến khích sáng tạo văn hóa trong CLB. Tham gia vào các hoạt động quảng bá sách: Tổ chức buổi triển lãm sách trong trường, tham gia vào các cuộc thi viết văn, hoặc tổ chức buổi tọa đàm với các tác giả, nhà văn, hoặc nhà xuất bản sách. Bước 3: Lập lịch trình hoạt động Xác định ngày và giờ tổ chức các hoạt động. Hãy chắc chắn rằng lịch trình phù hợp với lịch học và hoạt động khác của lớp. Gửi thông báo cho tất cả các thành viên trong CLB về lịch trình hoạt động và nhắc nhở về sự tham gia. Bước 4: Đánh giá và cải thiện Sau mỗi hoạt động, tiến hành đánh giá để xem hoạt động đã diễn ra như mong đợi hay chưa và nhận phản hồi từ các thành viên trong CLB. Dựa trên phản hồi và kinh nghiệm, điều chỉnh và cải thiện kế hoạch hoạt động của CLB Sách.

7 tháng 9 2016

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Đặc điểm của đề văn tự sự - Đề văn tự sự là yêu cầu về chủ đề để trên cơ sở đó định hướng cho người viết.- Có thể có nhiều cách diễn đạt về yêu cầu tự sự, nói cách khác, khái niệm tự sự trong đề văn có thể được diễn đạt dưới nhiều hình thức khác nhau: tường thuật, tường trình, kể chuyện,... Có khi đề văn tự sự chỉ nêu ra chủ đề mà không kèm theo yêu cầu về thao tác (các yêu cầu về thao tác như: Em hãy tường thuật..., Em hãy tường trình..., Em hãy kể lại...).- Đề văn tự sự có thể nghiêng về yêu cầu kể người, nghiêng về yêu cầu kể việc hay nghiêng về yêu cầu tường thuật sự việc.2. Tìm hiểu đề văn tự sựKhi tìm hiểu đề văn tự sự phải tìm hiểu kĩ lời văn của đề để nắm vững yêu cầu của đề bài.Đọc các đề sau và thực hiện các yêu cầu:(1) Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em.(2) Kể chuyện về một người bạn tốt.(3) Kỉ niệm ngày thơ ấu.(4) Ngày sinh nhật của em.(5) Quê em đổi mới.(6) Em đã lớn rồi.a) Đề (1) yêu cầu em những gì? Dựa vào đâu để biết đây là đề văn tự sự?b) Các đề (3), (4), (5), (6) không có từ kể, có phải đề văn tự sự không?c) Hãy xác định những từ ngữ trọng tâm trong mỗi đề trên và cho biết những từ ngữ ấy nói lên điều gì?d) Trong các đề trên, đề nào nghiêng về kể người, đề nào nghiêng về kể việc, đề nào nghiêng về tường thuật?Gợi ý:- Yêu cầu của đề (1): kể chuyện (có thể về người hoặc sự việc), chữ kể trong đề văn cho biết định hướng tự sự, cụm từ bằng lời văn của em cho biết yêu cầu về diễn đạt.- Các đề (3), (4), (5), (6) mặc dù không có từ kể nhưng vẫn là yêu cầu tự sự. Các đề này được diễn đạt như những nhan đề cho trước của một bài văn.- Các từ ngữ trọng tâm:+ (1): câu chuyện em thích+ (2): một người bạn tốt+ (3): thơ ấu+ (4): sinh nhật+ (5): quê em+ (6): lớn rồi- Đề (2), (6) nghiêng về kể người; đề (3), (5) nghiêng về kể sự việc; đề (4) nghiêng về tường thuật sự việc; đề (1) tuỳ thuộc vào việc lựa chọn kể lại câu chuyện nào.3. Cách làm bài văn tự sựa) Các bước tiến hành làm một bài văn tự sự:- Tìm hiểu đề: Đây là bước đầu tiên khi tiến hành làm một bài văn theo đề ra trước. Phải đọc kĩ và hiểu từng câu chữ của đề để nắm được yêu cầu cần thực hiện cũng như định hướng về nội dung tự sự. Không làm tốt bước này, bài văn sẽ lạc đề.- Lập ý: Sau khi đã xác định yêu cầu của đề, người viết phải hình dung ra nội dung sẽ viết theo các yếu tố như: nhân vật, sự việc, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của câu chuyện.- Lập dàn ý: Các sự việc phải được lựa chọn, sắp xếp trình tự để đảm bảo diễn đạt được diễn biến câu chuyện, thể hiện được ý nghĩa mà người viết hướng tới.- Viết thành bài: Sau khi đã có dàn ý, người viết phải tiến hành viết thành một bài văn tự sự hoàn chỉnh theo kết cấu ba phần.b) Cho đề văn sau:"Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em".Hãy tìm hiểu đề, tìm ý và lập dàn ý.Gợi ý: Dù kể câu chuyện nào thì cũng phải tiến hành tuần tự các bước từ đọc, tìm hiểu đề, xác định yêu cầu trọng tâm, nhiệm vụ cần thực hiện; tiếp theo là tìm ý, em chọn kể chuyện nào, trong truyện có sự việc nào là then chốt, nhân vật nào là nhân vật chính, câu chuyện mà em sẽ kể bộc lộ chủ đề gì (?); cho đến khâu lập dàn ý, đây là khâu liên quan trực tiếp đến lời kể: phải hình dung ra mạch diễn biến cụ thể của câu chuyện, mở đầu bằng cách nào, thời điểm xảy ra các sự việc, nhân vật xuất hiện ra sao, kết cục thế nào (?); đến bước diễn đạt lời kể bằng văn của mình.Ví dụ, em dự định kể lại truyện Thánh Gióng:- Kể câu chuyện về anh hùng Gióng đánh giặc Ân nhằm ngợi ca tinh thần yêu nước, đánh giặc ngoại xâm của nhân dân ta ngay từ buổi đầu lịch sử.- Nhân vật chính: Thánh Gióng; các nhân vật khác: cha mẹ Gióng, sứ giả, dân làng- Mở bài bằng việc giới thiệu sự ra đời kì lạ của Gióng; kết thúc bằng sự việc vua nhớ công đánh giặc, phong cho là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay ở quê nhà.- Các sự việc chính:+ Gióng và sứ giả+ Gióng ăn khoẻ lớn nhanh như thổi+ Gióng vươn vai thành tráng sĩ+ Gióng giết giặc+ Roi gãy, nhổ tre làm vũ khí+ Thắng giặc, Thánh Gióng cởi bỏ áo giáp, cưỡi ngựa bay về trời- Xác định giọng kể: giọng điệu chung là ngợi ca, thể hiện được màu sắc thần kì.