K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 12 2018

1,– Nền kinh tế nhiều nước châu Á chủ yếu vẩn dựa vào nông nghiệp.
– Sự phát triển nông nghiệp của các nước châu Á không đồng đều:
+ Có hai khu vực có cây trồng và vật nuôi khác nhau: khu vực khí hậu gió mùa với nông nghiệp phát triển mạnh mẽ.
+ Khu vực khí hậu lục địa nông nghiệp chậm phát triển.
– Sản xuất lương thực chủ yếu là lúa nước ở nhiều nước như Ấn Độ,Trung Quốc, Thái Lan, Việt nam đã đạt nhiều kết quả vượt bậc từ những quốc gia thiếu lương thực nay trở thành các quốc gia xuất khẩu lương thực hàng đầu thế giới.

2,

Ấn Độ là quốc gia rộng lớn, đông dân. Từ sau ngày độc lập, Ấn Độ trong suốt một thời kì dài do Đảng Quốc đại nắm chính quyền, tình hình chính trị ổn định, kinh tế, văn hóa phát triển mạnh mẽ. Ấn Độ đứng thứ 10 trong số những nước có nền công nghiệp phát triển cao, nhất là công nghiệp nặng.

Cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp những năm 50-70 đã giải quyết được vấn đề lương thực cho một nước gần 1 tỉ dân và bắt đầu xuất khẩu được gạo.

Cũng trong những năm 70, Ấn Độ đã sử dụng năng lượng hạt nhân vòa sản xuất điện. Trong những năm 80, Ấn Độ đứng thứ 10 trong những nước sản xuất công nghiệp lớn nhất thế giới. Ấn Độ đã chế tạo được máy móc, thiết bị ngành dệt, hóa chất, máy bay, tàu thủy, đầu máy xe lửa, tivi màu...

31 tháng 12 2018

5.Nêu đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Á ? Cm: kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh nhất trong khu vực

3,

Châu Á có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên đồ sộ và nhiều đồng bằng rộng bậc nhất thế giới.

Các dãy núi chạy theo hai hướng chính là Đông – Tây và gần Đông – Tây, Bắc – Nam và gần Bắc – Nam làm cho địa hình bị chia cắt rất phức tạp.

Các dãy núi và sơn nguyên cao tập trung chủ yếu ở vùng trung tâm. Trên các núi cao có băng hà phủ quanh năm

Các đới khí hậu của châu Á theo thứ tự từ Bắc xuống Nam: từ hàn đới đến nhiệt đới và 2 đới phụ xích đới, đới cận nhiệt.

4,

Vị trí địa lí của Tây Nam Á
Tây Nam Á nằm ở vị trí ngã ba của ba châu lục Á, Âu, Phi, là khu vực nhiều núi và cao nguyên, có khí hậu khô hạn và có nguồn tài nguyên dầu mỏ rất phong phú.
Đặc điểm tự nhiên của Tây Nam Á
Tây Nam Á rộng trên 7 triệukm2, là một khu vực nhiều núi và cao nguyên.
Phía đông bắc có các dây núi cao chạy từ bờ Địa Trung Hải nối hệ thống An-pi với hệ thống Hi-ma-lay-a, bao quanh sơn nguyên Thổ Nhĩ Kì và sơn nguyên I-ran.
Phía tây nam là sơn nguyên A-rap chiếm gần toàn bộ diện tích của bán đảo A-rap. Ở giữa là đồng bằng Lưỡng Hà được phù sa của hai sông Ti-grơ và Ơ-phrát bồi đắp.
Nguồn tài nguyên quan trọng nhất của khu vực là dầu mỏ, trữ lượng rất lớn và phân bố chủ yếu ở đồng bằng Luỡng Hà, các đồng bằng của bán đảo A-rap và vùng vịnh Péc-xích. Những nước có nhiều dầu mỏ nhất là A-rập Xê-Út, I-ran. I-rắc, Cô-oét.

Đặc điểm dân cư :

Tây Nam Á có dân số khoảng 286 triệu người, phần lớn là người A-rập và theo đạo Hồi là chủ yếu, sinh sống tập trung ở các vùng ven biển, các thung lũng có mưa, các nơi có thể đào được giếng lấy nước.
Trước đây, đại bộ phận dân cư làm nông nghiệp : trồng lúa mì, chà là, chăn nuôi du mục và dệt thảm.
Ngày nay, công nghiệp và thương mại phát triển, nhất là công nghiệp khai thác và chế biến dầu mỏ. Hàng năm các nước khai thác hơn 1 tỉ tấn dầu, chiếm khoảng 1/3 sản lượng dầu thế giới. Dân thành phố ngày càng đông, tỉ lệ dân thành thị cao chiếm khoảng 80 - 90% dân số, nhất là ở I-xra-en, Cô-oét. Li-băng.

24 tháng 11 2021

tham khảo

1.

Kinh tế châu Á là nền kinh tế của hơn 4 tỉ người (chiếm 60% dân số thế giới) sống ở 48 quốc gia khác nhau. Sáu nước nữa về mặt địa lý cũng nằm trong châu Á nhưng về mặt kinh tế và chính trị được tính vào châu lục khác.

2

Như tất cả các vùng miền khác trên thế giới, sự thịnh vượng của kinh tế châu Á có sự khác nhau rất lớn giữa các nước và ở cả ở trong một nước. Điều đó là do quy mô của nó rất lớn, từ văn hóa, môi trường, lịch sử đến hệ thống chính quyền. Những nền kinh tế lớn nhất trong châu Á tính theo GDP danh nghĩa là Nhật Bản, Trung Quốc và Ấn Độ. Kinh tế có quy mô khác nhau, từ Trung Quốc với nền kinh tế đứng thứ hai thế giới tính theo GDP danh nghĩa (2010), tới Campuchia là một trong những nước nghèo nhất.

Theo GDP danh nghĩa, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa có nền kinh tế lớn nhất châu Á và lớn thứ hai trên thế giới, sau đó là Nhật Bản và Ấn Độ đứng thứ ba và thứ tám trên thế giới. Hàn Quốc cũng là một nước có nền kinh tế lớn, xếp thứ 12 trên thế giới tính theo GDP danh nghĩa.

24 tháng 11 2021

 

3.

Thành tựu nông nghiệp của các nước châu Á:

+ Châu Á chiếm gần 93% sản lượng lúa gạo và 39% sản lượng lúa mì thế giới (2003).

+ Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước đông dân nhất thế giới, trước thường xuyên thiếu hụt lương thực, nay đã đủ  và còn thừa để xuất khẩu.

+ Thái Lan và Việt Nam là hai nước xuất khẩu gạo đứng thứ nhất và thứ hai thế giới.

Câu 1: ​trình bày vị trí, giới hạn châu á trên bản đồ? đặc điểm địa hình nổi bật nhất của châu á là gì?Câu 2:​Nêu đặc điểm chung của sông ngòi châu á​Câu 3:​trình bày đặc điểm dân cư châu á về sự phân bố dân cư,số dân,mật độ dân số,các chủng tộc chính,các tôn giáo lớn Câu 4:​trình bày tình hình sx lương thực và sx công nghiệp ở châu á​Câu 5:​a. trình bày vị trí...
Đọc tiếp

Câu 1: ​trình bày vị trí, giới hạn châu á trên bản đồ? đặc điểm địa hình nổi bật nhất của châu á là gì?

Câu 2:​Nêu đặc điểm chung của sông ngòi châu á

​Câu 3:​trình bày đặc điểm dân cư châu á về sự phân bố dân cư,số dân,mật độ dân số,các chủng tộc chính,các tôn giáo lớn

Câu 4:​trình bày tình hình sx lương thực và sx công nghiệp ở châu á

​Câu 5:​a. trình bày vị trí địa lí của khu vực tây nam á. Vị trí đó có ý nghĩa gì trong sự phát triển kinh tế và xã hội của khu vực

​b. tây nam á có những nguồn tài nguyên quan trọng nào và chúng được phân bố ở đâu? Tại sao các nước tây nam á trở thành các nước có thu nhập cao

​Câu 6:​ dựa vào hình 11.1 sgk địa lớp 8 và kiến thức đã họv, nhận xét về đặc điểm dân cư khu vực Nam á lại có sự phân bố dân cư ko đều?

​Câu 7:​ hãy phân biệt những điểm khác biệt về địa hình và khí hậu giữa phần đất liền và phần hải đảo của khu vực đông nam á? Khí hậu có ảnh hưởng đến cảnh quan đông á ntn?​

​Mọi người biết câu nào nhắc mình với hoàng toàn là kiến thức địa lí 8 mai m phải thi rồi:'(:'(:'(

4
20 tháng 12 2016

Câu 2:

Sông ngoài Châu á:

-Khá ptrien và có nhìu hệ thống sông lớn như hoàng hà, trường giang, mê công,ấn .hằng

-Các sông Châu á phân bố k đều và có chế độ nước khá phức tạp:

+Ở Bắc á mạng lưới sông dày và các sông chảy từ nam lên bắc

+ở đông á nam á và đông nam á mạng lưới sông dày và có nhiều sông lớn

+ở tây nam á và vùng nội địa sông ngoài kếm phát triên.

C

22 tháng 12 2016

cho xin nick fb đc hk bạn

17 tháng 11 2016

Câu 1: Trả lời:

* Đặc điểm sông ngòi nước ta:
a) Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp cả nước. Do nước ta có 3/4 diện tích là đồi núi, có độ dốc lớn, lại có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mưa nhiều tập trung vào một mùa. Các dòng nước dễ đào lòng đất để tạo nên các dòng chảy: rãnh, khe, suối, sông nhỏ, sông lớn.
- Cả nước có khoảng 2360 dòng sông trên 10 km.
- Có 93 o/o là các sông nhỏ, ngắn, dốc. Do lãnh thổ hẹp bề ngang. Địa hình nhiều đồi núi, lan sát biển.
b) Sông ngòi nước ta chảy theo 2 hướng chính là tây bắc - đông nam và vòng cung. Do cấu trúc và hướng nghiêng địa hình từ tây bắc xuống đông nam và vòng cung núi ảnh hưởng đến dòng chảy của sông.
c) Sông ngòi nước ta có 2 mùa: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt:
- Mùa lũ lượng nước trên sông chiếm 70 - 80 o/o cả năm.
- Mùa lũ không trùng từ bắc vào nam.
Do sông chịu tác động của lượng mưa của 2 mùa gió: mùa gió tây nam mưa nhiều, mùa gió đông bắc mưa ít.
d) Sông ngòi nước ta có lượng phù sa lớn:
- Hàm lượng phù sa TB: 223g/m3
- Tổng lượng phù sa: 200 triệu tấn / năm
Do địa hình nước ta nhiều đồi núi, mưa nhiều và tập trung nên lượng đất bị bào mòn, xâm thực lớn. Các sông lớn chảy qua nhiều vụ khí hậu khác nhau, có lưu vực rộng, chảy về nước ta là phần hạ lưu nên đem là lượng phù sa lớn.
* Giá trị sông ngòi: Sông ngòi nước ta có giá trị to lớn về nhiều mặt: giao thông, thủy lợi, thủy điện, thủy sản...

 

17 tháng 11 2016

Câu 2: Trả lời:

- Vị trí địa lí thuận lợi

- Diện tích châu lục rộng lớn

- Có nền văn mình lúa nước phát triển

- Gia đình sinh con nhiều, chính sách kết hoạch hóa gia đình chưa thực sự phát triển.

- Công nghiệp hiện đại cũng tương đối phát triển.

 

27 tháng 12 2020

a) Địa hình : 3 miền 
+ Phía Bắc : núi Hi-ma-lay-a cao hùng vĩ
+____ Nam: sơn nguyên Đe-can 
+ Ở giữa : chân núi Hi-ma-lay-a và đồng bằng Ấn Hằng 
b) Địa hình 
- ảnh hưởng lượng mưa 
- Hướng + đón gió: mưa nhiều
              + khuất gió : mưa ít

27 tháng 12 2020

Bn ơi, tình hình kinh tế chứ ko phải về địa hình đâu bn

22 tháng 12 2021

Một số nét về ngành dịch vụ châu Á

- Các hoạt động dịch vụ (giao thông vận tải, thương mại, viễn thông, du lịch,...) được các nước rất coi trọng.

- Nhật Bản, Xin-ga-po, Hàn Quốc là những nước có ngành dịch vụ phát triển cao.

22 tháng 12 2021

Đặc điểm tình hình phát triển công nghiệp Châu Á

Sản xuất công nghiệp của các nước châu Á rất đa dạng, nhưng phát triển chưa đều:

- Công nghiệp khai khoáng phát triển ở nhiều nước khác nhau, tạo ra nguồn nguyên liệu, nhiên liệu cho sản xuất trong nước và nguồn hàng xuất khẩu.

- Công nghiệp luyện kim, cơ khí chế tạo (máy công cụ, phương tiện giao thông vận tải), điện tử,... phát triển mạnh ở Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Đài Loan,...

- Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng (may mặc, dệt, chế biến thực phẩm,...) phát triển ở hầu hết các nước.

 Câu 1: Nêu những thành tựu về kinh tế của các nước Châu Á? Tại sao Trung Quốc, Ấn Độ sản xuất nhiều lúa gạo nhưng xuất khẩu thua Thái Lan, Việt Nam. Câu 2: Nam Á có mấy miền địa hình, các miền địa hình đó có ảnh hưởng gì tới sự phân bố dân cư không đều của khu vực?Câu 3 Trình bày đặc điểm dân cư của khu vực Nam Á?Câu 4:Vì sao dân cư tập trung đông ở khu vực Đồng Bằng? thưa thớt ở vùng núi.Câu 5:...
Đọc tiếp

 

Câu 1: Nêu những thành tựu về kinh tế của các nước Châu Á? Tại sao Trung Quốc, Ấn Độ sản xuất nhiều lúa gạo nhưng xuất khẩu thua Thái Lan, Việt Nam.

 

Câu 2: Nam Á có mấy miền địa hình, các miền địa hình đó có ảnh hưởng gì tới sự phân bố dân cư không đều của khu vực?

Câu 3 Trình bày đặc điểm dân cư của khu vực Nam Á?

Câu 4:Vì sao dân cư tập trung đông ở khu vực Đồng Bằng? thưa thớt ở vùng núi.

Câu 5: Nêu những thành tựu về nông nghiệp, công nghiệp của các nước Châu Á?

Câu 6: Trình bày đặc điểm tự nhiên của khu vực Nam Á

                                                         

Câu 7: Trình bày đặc điểm tự nhiên của khu vực Đông Á?

 

Câu 8: So sánh điểm khác nhau về địa hình, khí hậu của Nam Á và Đông Á?

1
21 tháng 12 2021

Tham khảo

Câu 1: 

Thành tựu nông nghiệp của các nước châu Á:

+ Châu Á chiếm gần 93% sản lượng lúa gạo và 39% sản lượng lúa mì thế giới (2003).

+ Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước đông dân nhất thế giới, trước thường xuyên thiếu hụt lương thực, nay đã đủ  và còn thừa để xuất khẩu.

+ Thái Lan và Việt Nam là hai nước xuất khẩu gạo đứng thứ nhất và thứ hai thế giới.

Câu 2: 

Nam Á có ba miền địa hình khác nhau.

– Phía bắc là hệ thống núi Hi-ma-lay-a cao, đồ sộ, chạy theo hướng tây bắc – đông nam dài gần 2600km, rộng trung bình từ 320-400km.

– Nằm giữa là đồng bằng Ấn – Hằng rộng và bằng phẳng, chạy từ biển A-rap đến vịnh Ben – gan dài hơn 3000km, bề rộng từ 250 -350 km.

– Phía nam là sơn nguyên Đê – can tương đối thấp bằng phẳng. Hai rìa phía tây và phía đông của sơn nguyên là các dãy Gát Tây và Gát Đông.

Câu 3: 

-  Dân số đứng thứ 1 trong các khu vực châu Á (năm 2020: 1,9 tỉ người), mật độ dân số cao nhất với khoảng 303 người/km

- Dân cư phân bố không đồng đều: 

+ Tập trung đông đúc ở sườn phía nam dãy Hi-ma-lay-a, đồng bằng Ấn - Hằng, dải đồng bằng ven biển dãy Gát Tây và Gát Đông.

+ Thưa thớt ở sơn nguyên Đê-can, Tây Bắc Ấn Độ và Pa-ki-xtan, sườn phía bắc dãy Hi-ma-lay-a.

- Dân cư chủ yếu theo Ấn Độ giáo và Hồi giáo.

Câu 4: 

- Dân cư tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng, ven biển và các đô thị, vì những nơi này có nhiều thuận lợi về diều kiện sống (địa hình, đất đai, nguồn nước, giao thông, trình độ phát triển kinh tế,...).

- Dân cư thưa thớt ở miền núi, vi ở đây có nhiều khó khăn cho cư trú và sinh hoạt (địa hình dốc, giao thông khó khăn,...).

Câu 5:

Thành tựu nông nghiệp của các nước châu Á:

* Trồng trọt:

-  Cây lương thực:

+ Lúa gạo là cây lương thực quan trọng nhất, được trồng chủ yếu trên các đồng bằng phù sa màu mỡ. Ngoài ra có lúa mì và ngô được trồng ở các vùng đất cao và khí hậu khô hơn.

+ Châu Á chiếm gần 93% sản lượng lúa gạo và 39% sản lượng lúa mì thế giới (2003).

+ Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước đông dân nhất thế giới, trước thường xuyên thiếu hụt lương thực, nay đã đủ  và còn thừa để xuất khẩu.

+ Thái Lan và Việt Nam là hai nước xuất khẩu gạo đứng thứ nhất và thứ hai thế giới.

- Cây công nghiệp lâu năm:

+ Gồm: cà phê, chè, cao su, dừa, chà là.

+ Đem lại nguồn nông sản xuất khẩu quan trọng hàng đầu cho các nước.

* Chăn nuôi:

- Các vật nuôi chủ yếu là: trâu bò, lợn, gà, vịt, dê, bò, ngựa, cừu..

- Phương pháp chăn nuôi theo hình thức công nghiệp được phát triển mạnh mẽ, mang lại hiệu quả.

Câu 6: Khu vực Nam Á chủ yếu nằm trong đới khí hậu nhiệt đới gió mùa.
- Đặc điểm vị trí địa lí của khu vực Nam Á: là bộ phận nằm ở rìa phía nam của lục địa. Phía tây giáp biển A-rap. phía đông giáp vịnh Ben-gan, phía nam giáp Ấn Độ Dương, phía bắc là hệ thống núi Hi-ma-lay-a hùng vĩ.
- Các miền địa hình chính từ bắc xuống nam:
+ Phía bắc: hệ thống núi Hi-ma-Iay-a hùng vĩ chạy theo hướng tây bắc - đông nam dài gần 2600 km. bề rộng trung hình từ 320 - 400km.
+ Nằm giữa: đồng Hằng Ấn - Hằng rộng và bằng phẳng, chạy từ bờ biển A- rap đến bờ vịnh Ben-gan dài hơn 3000km, bề rộng từ 250km đến 350km.
+ Phía nam: sơn nguyên Đê-can tương đối thấp và bằng phẳng. Hai rìa phía tây và phía đông của sơn nguyên là các dãy Gát Tây và Gát Đông.

Câu 7: 

Đặc điểm tự nhiên

a) Địa hình và sông ngòi khu vực Đông Á:

-  Địa hình đa dạng: các hệ thống núi, sơn nguyên cao, hiểm trở phân bố ở phía Tây Trung Quốc. 

+ Các vùng đồi núi thấp và đồng bằng rộng và bằng phẳng phân bố ở phía Đông Trung Quốc, bán đảo Triều Tiên.

- Sông ngòi: 

+ 3 hệ thống sông lớn là: sông A-mua, sông Hoàng Hà, sông Trường Giang bồi đắp thành những đồng bằng lớn. 

+ Chế độ nước: nước lớn vào cuối hạ, đầu thu, nước cạn vào cuối đông, xuân.

- Phần hải đảo: nằm trong vành đai lửa "Thái Bình Dương", là miền núi trẻ thường có động đất và núi lửa.

b) Khí hậu và cảnh quan

+ Phần hải đảo và phần phía Đông lục địa có khí hậu gió mùa.

+ Phần phía Tây đất liền: khí hậu khô nên cảnh quan thảo nguyên khô, hoang mạc và bán hoang mạc phát triển.

 

21 tháng 12 2021

Lưu ý lần sau chia nhỏ ra!