K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 9 2021

\(\frac{\left(1+2+3+4\right)^2}{1^3+2^3+3^3+4^3}\)

\(=\frac{10^2}{1+8+27+64}\)

\(=\frac{100}{100}\)

\(=1\)

26 tháng 9 2021

\(\frac{\left(1+2+3+4\right)^2}{1^3+2^3+3^3+4^3}\)

\(=\frac{10^2}{1+8+27+64}\)

\(=\frac{100}{100}\)

\(=1\)

18 tháng 7 2016
1. Tóm tắt:Hùng Vương thứ mười tám kén rể cho Mị Nương. Một hôm, cả Sơn Tinh (thần Núi) và Thủy Tinh (thần Nước) cùng đến cầu hôn. Trước hai chàng trai tài giỏi khác thường, vua bèn ra điều kiện: hôm sau, ai đem sính lễ đến trước sẽ cho cưới Mị Nương. Sơn Tinh đến trước, và rước được Mị Nương về núi. Thủy Tinh đến sau, đùng đùng nổi giận, dâng nước đánh Sơn Tinh. Sơn Tinh thắng, Thủy Tinh đành rút quân.2. Bố cụcTừ đấy, cứ hằng năm, Thủy Tinh vẫn gây ra mưa gió, bão lụt để trả thù Sơn Tinh.Đoạn một (từ đầu đến "mỗi thứ một đôi"): Vua Hùng thứ mười tám ra điều kiện kén rể. Đoạn hai (tiếp theo đến "thần Nước đành rút quân"): Cuộc giao tranh cầu hôn giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh, kết quả Sơn Tinh thắng. Đoạn ba (phần còn lại): Cuộc trả thù hằng năm với Sơn Tinh và những thất bại của Thủy Tinh.3. Trả lời câu hỏi :1. Tóm tắt:Hùng Vương thứ mười tám kén rể cho Mị Nương. Một hôm, cả Sơn Tinh (thần Núi) và Thủy Tinh (thần Nước) cùng đến cầu hôn. Trước hai chàng trai tài giỏi khác thường, vua bèn ra điều kiện: hôm sau, ai đem sính lễ đến trước sẽ cho cưới Mị Nương. Sơn Tinh đến trước, và rước được Mị Nương về núi. Thủy Tinh đến sau, đùng đùng nổi giận, dâng nước đánh Sơn Tinh. Sơn Tinh thắng, Thủy Tinh đành rút quân.Từ đấy, cứ hằng năm, Thủy Tinh vẫn gây ra mưa gió, bão lụt để trả thù Sơn Tinh.2. Lời kể:- Đoạn 1 và đoạn 3: Giọng kể chậm;- Đoạn 2: Giọng sôi nổi, mạnh mẽ miêu tả cuộc giao tranh cầu hôn giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh.3. Từ truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh có thể thấy chủ trương xây dựng, củng cố đê điều, nghiêm cấm nạn phá rừng, đồng thời trồng thêm hàng triệu héc-ta rừng của Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay là hoàn toàn đúng đắn. Nó là một giải pháp phòng chống lũ lụt hữu hiệu rút ra từ kinh nghiệm ngàn đời của dân tộc chúng ta. Vì thế, mỗi chúng ta rất nên hưởng ứng và tán thành chủ trương đúng đắn này.4*. Hãy viết tên một số truyện kể dân gian liên quan đến thời đại các vua Hùng?Gợi ý: Có thể kể các truyện sau: Hùng Vương chọn đất đóng đô, Thành Phong Châu, Con voi bất nghĩa, Vua Hùng dạy dân cấy lúa, Vua Hùng trồng kê tra lúa, Vua Hùng đi săn, Chử Đồng Tử, Người anh hùng làng Dóng,…
19 tháng 7 2016

Mk biết nhưng ghi mõi tay lắmhaha

6 tháng 9 2016

Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹpnhư hoa, tính nết hiền dịu. Vua Hùng muốn kén cho nàng một người chồng xứngđáng. Đến cầu hôn có hai vị thần tài giỏi ngang nhau, đều xứng làm rể Vua Hùng

Một người là Sơn Tinh - chúa vùng non cao. Một người Thuỷ Tinh - chúa vùngnước thẳm. Để lựa chọn được chàng rể xứng đáng, Vua Hùng bèn đặt ra điều kiện:"Ngày mai ai mang lễ vật gồm: Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng,voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi đến trước thi ta sẽ gả con gái cho”. Hôm sau, Sơn Tinh mang lễ vật đến truớc, cưới được Mị Nương.Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nồi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần hô mưa gọi gió, dâng nước sông lên cuồn cuộn làm cho thành Phong Châu ngập chìm trong nuớc. Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép bốc từng quả đồi, dời tùng dãy núi, đắp thành dựng luỹ, ngăn chặn dòng lũ. Hai bên đánh nhau kịch liệt. Cuối cùng Thuỷ Tinh đuối sức phải chịu thua. Từ đó, oán nặng thù sâu, hàng năm Thủy Tinh vẫn làm mưa gió, bão lụt,dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng năm nào cũng mang thất bại trở về.

6 tháng 9 2016

Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹpnhư hoa, tính nết hiền dịu. Vua Hùng muốn kén cho nàng một người chồng xứngđáng. Đến cầu hôn có hai vị thần tài giỏi ngang nhau, đều xứng làm rể Vua Hùng

Một người là Sơn Tinh - chúa vùng non cao. Một người Thuỷ Tinh - chúa vùngnước thẳm. Để lựa chọn được chàng rể xứng đáng, Vua Hùng bèn đặt ra điều kiện:"Ngày mai ai mang lễ vật gồm: Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng,voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi đến trước thi ta sẽ gả con gái cho”. Hôm sau, Sơn Tinh mang lễ vật đến truớc, cưới được Mị Nương.Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nồi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần hô mưa gọi gió, dâng nước sông lên cuồn cuộn làm cho thành Phong Châu ngập chìm trong nuớc. Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép bốc từng quả đồi, dời tùng dãy núi, đắp thành dựng luỹ, ngăn chặn dòng lũ. Hai bên đánh nhau kịch liệt. Cuối cùng Thuỷ Tinh đuối sức phải chịu thua. Từ đó, oán nặng thù sâu, hàng năm Thủy Tinh vẫn làm mưa gió, bão lụt,dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng năm nào cũng mang thất bại trở về.

Bài mẫu cho ai cần ! #No coppy  Đề bài : phát biểu cảm nghĩ về tinh thần / giá trị nhân đạo trong bài thơ :" Bánh trôi nước".                                                Bài làm         " Tinh thần nhân đạo" là 1 trg 2 dòng chảy xuyên suốt mạch nguồn của văn học . Nó bắt nguồn từ truyền thống : " Thương người như thể thương thân " của dân tộc VN ; nó chảy từ cội nguồn văn học dân gian đến văn học hiện...
Đọc tiếp

Bài mẫu cho ai cần ! #No coppy  

Đề bài : phát biểu cảm nghĩ về tinh thần / giá trị nhân đạo trong bài thơ :" Bánh trôi nước".

                                                Bài làm 

        " Tinh thần nhân đạo" là 1 trg 2 dòng chảy xuyên suốt mạch nguồn của văn học . Nó bắt nguồn từ truyền thống : " Thương người như thể thương thân " của dân tộc VN ; nó chảy từ cội nguồn văn học dân gian đến văn học hiện đại .Trong chương trình Ngữ Văn 7 , giá trị nhân đạo trg bài thơ : " bánh trôi nc " đã để lại cho e ấn tượng sâu sắc .

           "Tinh thần nhân đạo " là tinh thần nhân ái, là sự xót thương , lòng đồng cảm , là thái độ chở che , bênh vực cho những số phận con người bất hạnh.Trg văn học tinh thần nhân đạo đc biểu hiện 1 cách rất đa dạng và phg phú. Đó là sự xót thương , đồng cảm , chia sẻ vs những số phận đau khổ, là sự lên án , tố cáo những thế lực bất công , chà đạp lên quyền sống của con người , là ước mơ , khát vọng về 1 xã hội công bằng , tôn trọng phẩm giá của con người .

         Ở thời trung đại , đặc biệt là vào giai đoạn cuối thì xã hội lúc bấy h đầy rối ren và loạn lạc; nhiều cây bút trung đại đã tập trung phản ánh bi kịch của con người, nhất là số phận của ng phụ nữ trg xã hội xưa.Góp mặt trg chủ đề này pk kể đến nữ sĩ Hồ Xuân Hương với bài thơ : " Bánh trôi nc " . Bài thơ đc đặt theo thể thất ngôn tứ tuyệt , ra đời vào khoảng thế kỉ 19.Tinh thần nhân đạo trg tác phẩm là tiếng ca ngợi vẻ đẹp ng phụ nữ xưa , đồng cảm với thân phận và số phận của họ và lên án phê phán , tố cáo xã hội phong kiến bất công.

            Trước hết, ở lớp nghĩa thứ nhất , tác giả đã miêu tả về chiếc bánh trôi nước . Chiếc bánh trôi nc đc lm từ bột nếp trắng , nhân đường đỏ, đc nặn hình tròn. Nếu bột nhiều nước thì bánh sẽ nháo , nát ; nếu bột ít nước thì bánh sẽ khô và rắn. Vì thế hình dạng và chất lượng bánh phụ thuộc vào tay ng nặn. Cần đun sôi nc để luộc bánh, bánh chín sẽ nổi lên còn bánh chx chín thì sẽ chìm. Nhưng dù rắn hay nát thì bánh vẫn giữ đc nhân đường đỏ bên trg .

          Chiếc bánh trôi nc chính là hình ảnh ẩn dụ chỉ ng phụ nữ trg xã hội phg kiến xưa.

           Đến vs tác phẩm , ta cảm nhận đc tinh thần nhân đạo thể hiện qua tiếng nói ca ngợi vẻ đẹp của ng phụ nữ xưa về hình thức : 

                                      "Thân e vừa trắng lại vừa tròn"

2 tiếng " thân e" đc sử dụng để mở đầu bài thơ. Đây là mô típ quen thuộc để bắt đầu những bài ca dao trong chủ đề: Những câu hát than thân để nói về số phận buồn tủi của ng phụ nữ xưa:" Thân e như trái bần trôi/ Gió dập sóng dồi bt tấp vào đâu". Nhưng ở bài thơ này, 2 tiếng " thân e " kết hợp vs cặp từ hô ứng "vừa..vừa.." nhằm khẳng định , ca ngợi vẻ đẹp của ng phụ nữ xưa : tròn trịa , trắng trẻo về ngoại hình, trg trắng, tròn đầy về tâm hồn.

          Bài thơ còn ca ngợi vẻ đẹp phẩm chất của ng phụ nữ trg xã hội phg kiến đương thời:

                                   " Mà e vẫn giữ tấm lòng son " 

Quan hệ từ :"mà" đc đặt ở đầu câu thơ vừa để kết nối các câu thơ trong bài vừa để thể hiện tấm lòng của ng phụ nữ VN.Hình ảnh ẩn dụ :"tấm lòng son" khẳng định: dù thân phận chìm nổi lênh đênh , vị lệ vào tay kẻ khác họ vẫn giữ cho mk nhân cách, phẩm chất tốt đẹp và tấm lòng trg trắng , son sắc , thủy chung. Ng phụ nữ xưa thật đẹp ng , đẹp nết , đáng đc trân trọng và hượng cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc.

            Đọc tác phẩm, ta còn cảm nhận đc tinh thần nhân đạo hiên hữu trg tiếng nói đồng cảm , thương xót của tác giả cho số phận và thân phận của ng phụ nữ xưa:

                                "Bảy nổi ba chìm vs nc non

                                  Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn "

thành ngữ : " ba chìm bảy nổi" đc tác giả khéo léo đổi thành :" bảy nổi ba chìm" vừa đặc tả trạng thái chiếc bánh trôi nc khi chín vừa diễn tả đc số phận chìm nổi , long đong, lận đận của ng phụ nữ trc dòng đời.Số phận  chìm nổi ,thân phận thì rắn nát,thấp bé, "sướng-khổ, hạnh phúc hay bất hạnh" phụ thuộc vào " tay kẻ nặn ". "Tay kẻ nặn " là những ng chồng , ng cha, những thế lực có quyền có tiền trg xã hội phg kiến xưa, luôn định đoạt,đưa đẩy số phận và thân phận ng phụ nữ trg xã hội xưa.Họ ko có quyền tự quyết định cuộc đời mk , ko đc từ chủ, tự quyết định hạnh phúc cho mk.Cuộc đời của họ chịu thật nhiều những bi kịch , cay đắng , tủi nhục.

            Chưa hết,"tinh thần nhân đạo " trg tác phẩm:"Bánh trôi nc" còn thể hiện ở tiếng nói lên án, phê phán, tố cáo xã hội phg kiến xưa.Từ việc miêu tả, diễn tả, tái hiện lại thân phận thấp bé kém tay , vị lệ vào tay kẻ khác  và số phận bấp bênh , chìm nổi của ng phụ nữ xưa; tác giả đã giúp chúng ta hiểu hơn về xã hội xưa.Trg thời kì xã hội phg kiến VN, vai trò của ng phụ nữ ko đc đề cao và họ luôn  bị coi thường , chà đạp.Cuộc đời họ trải qua vô vàn những cay đắng, bi thảm , buồn tủi , luôn bị xo đẩy bởi dòng đời và các thế lực phg kiến.Qua đó ta thấy xã hội xưa trọng nam khinh nữ, phân biệt đối xử và thật bất công, đáng bị căm ghét vè lên án , tố cáo.

          Như vậy , tiếng nói nhân đạo ko chỉ phg phú về mặt nội dung mà còn đa dạng trg hình thức thể hiện .Đó có thể là tiếng nói tâm tình đc thể hiện sâu xa trg thể thơ thất ngôn tứ tuyệt . Ko những thế, trong bài thơ :"Bánh trôi nc " tác giả đã sử dụng triệt để thành công các biện pháp nghệ thuật : ẩn dụ, thành ngữ.Ngôn ngữ bình dị đã cho ta thấy cảm hứng nhân đạo sâu sắc của nữ sĩ Hồ Xuân Hương:vừa trân trọng , vừa ca ngợi vẻ đẹp ng phụ nữ VN xưa , vừa cảm thương sâu sắc cho họ cũng như chính kiếp vợ lẽ của mk . Đòng thời, lên án phê phán xã hội phg kiến đương thời luôn chà đạp ng phụ nữ . 

                Như Diệp Tiến-nhà phê bình văn học từng vt : " THơ là tiếng lòng của ng nghệ sĩ", bài thơ "Bánh trôi nc " đã phản ánh tiếng nói nhân đạo ko chỉ  của nữ sĩ HXH mà còn là tiếng nói nhân đạo-truyền thống của cả dân tộc VN ta.Tiếng nói ấy ngày nay vẫn đc giữ gìn và phát huy trg các tác phẩm như : " Sống Chết mặc bay " , " Cuộc chia tay của những con búp bê" hay " Thân e như trái bân trôi / Gió dập sg dồi bt tấp vào đâu".

                Đúng như nhà phê bình văn học Hoài Thanh từng vt: "văn chương gây cho ta những tình cảm ta ko có , luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có ".Bài thơ "Bánh trôi nc" đã giúp e hiểu hơn cuộc đời cay đắng,thân phận và số phận ng phụ nữ xưa. Khơi gợi cho e lòng đồng cảm vs họ, ngưỡng mộ vẻ đẹp hoàn mĩ của họ và căm ghét xã hội xưa bất công.TRg cs ngày nay dù đã đc bình đẳng và tự chủ nhưng vẫn còn những ng phụ nữ có số phận bất hạnh chúng ta cần đồng cảm, giúp đỡ.Mỗi cta hãy lên tiếng vì quyền lơi ng phụ nữ, đối xử bình đẳng ko phân biệt giới tính ; lên án phê phán những gđ trọng nam khinh nữ, những kẻ coi thường , chà đạp ng phụ nữ.Là học sinh cần tích cực học tập , là đại diện cho phái nữ cần bảo vệ các bạn nữ trg lớp, đấu tranh vì quyền lợi bản thân , tố cáo những kẻ có hành vi sai trái vs phụ nữ để góp phần xây dựng xã hội công bằng đất nc giàu mạnh.

               Tóm lại , tinh thần nhân đạo trg bài thơ " Bánh trôi nc " đã để lại cho e ấn tượng sâu sắc.Nó góp phần tôn vinh giá trị văn học và thành công của tác phẩm.Giá trị nhân đạo sâu sắc ấy và bài thơ sẽ còn sống mãi trg lòng ng đọc,là ngọn đèn dẫn lỗi ta tới thành công.Chúng ta hãy giữ gìn và phát huy giá trị nhân đạo của tác phẩm để lan tỏa nguồn sức mạnh tích cực cho cộng đồng.

#HỌC TỐT NHE :3

1
19 tháng 4 2022

Ok hihi

19 tháng 4 2022

Mặc dù không phải là câu hỏi....

14 tháng 10 2017

Vua Hùng thứ mười tám có một người con gái xinh đẹp tuyệt trần tên là Mị Nương. Vua rất thương con và muốn tìm cho Mị Nương một người chồng xứng đáng.

Mị Nương càng lớn càng đẹp. Đến tuổi trăng rằm, không biết bao nhiêu chàng trai dòng dõi mong được lấy nàng làm vợ. Tiếng tăm về người con gái đẹp người đẹp nết vang xa tới tận núi Tản Viên, nơi Sơn Tinh – vị thần của núi và đất sinh sống. Một buổi sáng, Sơn Tinh quyết định cưỡi hổ trắng oai phong lẫm liệt đến cầu hôn Mị Nương. Cũng ngày hôm đó, một chàng trai cưỡi rồng nước uy nghi to lớn, tự xưng là Thuỷ Tinh cũng đến cầu hôn Mị Nương. Vua Hùng băn khoăn, ai cũng tài giỏi, biết gả con gái yêu cho ai bây giờ ? Cuối cùng, vua quyết định, hai người so tài, ai thắng sẽ được lấy Mị Nương. Lập tức, Thuỷ Tinh hô mưa gọi gió, sấm chớp nổ đùng đùng, cả thành Phong Châu như muốn nổ tung vì lũ quét, khiến cho không chỉ các lạc hầu lạc tướng kinh hãi mà đến ngay cả vua Hùng cũng phải run sợ. Sơn Tinh cũng chẳng thua kém, chàng chỉ tay vể phía Đông, phía Đông mọc núi đồi, chàng chỉ tay về phía Tây, phía Tây nổi cồn bãi. Ai ai cũng đều thán phục. Vua Hùng muốn gả Mị Nương cho Sơn Tinh nhưng lại sợ Thuỷ Tinh nổi giận. Sau một hồi bàn bạc với các lạc hầu lạc tướng, vua phán: "Cả hai chàng đều tài giỏi nhưng ta chỉ có một mụn con, vì vậy, ngày mai, ai đến sớm, mang được đầy đủ một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà. gà chín cựa, ngựa chín hồng mao sẽ được đón Mị Nương về làm vợ".

Sáng hôm sau, khi tia nắng đầu tiên của ngày mới chưa xuất hiện, khi bầu trời còn đang đắm chìm trong màn sương đêm thì Sơn Tinh cùng đoàn tuỳ tùng đã đến rước Mị Nương về núi Tản. Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ liền đùng đùng nổi giận, sai đoàn thuỷ quái đánh đuổi Sơn Tinh. Sơn Tinh gọi một đoàn quân hùng dũng gồm hùm beo gấu rắn.., lên đánh lại Thuỷ Tinh. Trời đất tối sầm, những tia sét ngang dọc lượn trên bầu trời như những con rắn khổng lồ đang uốn lượn như muốn xé tan bầu trời. Sơn Tinh cùng quân lính liên tục ném đá vào lũ thuỷ quái. Sau một hồi giao chiến, Thuỷ Tinh bèn dâng nước lên cao, nhấn chìm mọi nhà cửa ruộng đồng cây cối,… chẳng bao lâu, cả thành Phong Châu ngập chìm trong biển nước. Nhân dân cùng muông thú vội chạy lên núi cao trú ẩn. Sơn Tinh hoá phép cho đồi núi luôn cao hơn nước của Thuỷ Tinh. Thuý Tinh dâng nước cao bao nhiêu, Sơn Tinh lại dâng núi cao bấy nhiêu. Trận chiến diễn ra hết ngày này sang ngày khác. Thuỷ Tinh dần kiệt sức, đành phải rút quân về. Mọi người xuống núi dựng lại nhà cửa, vỡ ruộng khai hoang. 

Từ đó, năm nào Thuỷ Tinh cũng dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng đều thua trận. Ngày nay, nhân dân ta vẫn đắp đê, trồng rừng, hằng năm vẫn chung sức chống lại lũ lụt, như xưa kia, ông cha ta và Sơn Tinh đã chống lại Thuỷ Tinh.

son-tinh

Ngày nay, nhân dân ta vẫn đắp đê, trồng rừng, hằng năm vẫn chung sức chống lại lũ lụt

Thế mới biết, nếu đồng sức đồng lòng, không có việc gì chúng ta không làm được.

14 tháng 10 2017

tự sự là do tui viết

20 tháng 9 2016

Ngay sau đó, Thủy Tinh rước kiệu đến. Biết được vua Hùng đã nhận lễ vật của Sơn Tinh, Thủy Tinh đùng đùng nổi giận, hô mưa gọi gió, kéo sấm chớp về kinh thành làm rung chuyển cả đất trời và đuổi theo Sơn Tinh, đòi cướp Mị Nương. Bầu trời bỗng bị mây đen phủ kín. Nước từ đâu đổ về cuồn cuộn như những con rồng lớn đang lao thẳng vào bờ, cuốn phăng các ngôi nhà. Dân chúng hoảng loạn, chạy vội lên núi. Thấy động, Sơn Tinh hiểu ngay được chuyện gì đang xảy ra và tức thì chống trả. Đất trời lại rung lên lần nữa. Lần này không phải là nước mà là núi. Núi đang nhô dần lên khỏi

mặt nước. Sơn Tinh đã dùng phép lạ đánh thức các ngọn núi. Các ngọn núi choàng tỉnh, vươn vai và bỗng cao dần lên. Nước dâng đến đâu thì núi cao lên đến đó, rồi mưa, sấm sét kéo đến. Nhưng núi không chịu thua. Cả hai bên trổ hết tài năng trong cuộc chiến này. Không ai chịu kém ai. Nước tràn về đồng bằng thì ở đó lập tức xuất hiện đê đập, lũy đất ngăn dòng nước bạo tàn. Sơn Tinh không chỉ dùng phép lạ mà còn dùng chính sức mình dời non lấp bể làm ai ai cũng thán phục. Thành Phong Châu, nhả cửa, ruộng vườn chìm ngập trong biển nước. Đã mấy tuần dân phải sống trong cảnh lụt lội vậy mà trận chiến vẫn chưa kết thúc. Nhưng đến tuần trăng thứ hai thì sức Thủy Tinh đã kiệt, tuy vẫn chưa cướp được vợ. Sức Sơn Tinh vẫn vững vàng nên Thủy thần đành phải bất mãn thu quân về. Bầu trời trở lại trong xanh, nước dần dần rút đi. Sơn Tinh giúp bà con dựng lại nhả cửa và chung sống hạnh phúc với Mị Nương.

Tuy vậy, thần Biển vẫn ôm mối hận cũ, hàng năm cứ vào khoảng tháng sáu, tháng bảy âm lịch là lại kéo quân về, gây chiến với thần Núi. Và lịch sử luôn lặp lại, thần Núi đại thắng còn thần Biển luôn gục thua.

16 tháng 10 2018

con Rồng cháu Tiên: giải thích cội nguồn

Bánh chưng bánh giầy: giải thích truyền thống nấu bánh chưng,bánh giầy vào ngày Tết

Thánh Gióng: Ca ngợi người anh hùng đánh giặc ngoại xâm

Sơn Tinh Thủy Tinh: giải thích hiện tượng lũ lụt hàng năm ở đồng bằng sông Hồng.

Sự tích Hồ Gươm: giải thích tên gọi của địa danh, địa điểm

Em bé thông minh: ca ngọi trí thông minh của nhân dân ta.

30 tháng 9 2018

Dàn bài

I. Mở bài

Giới thiệu chung về sự việc và nhân vật. Thời vua Hùng Vương thứ mười tám có con gái tên là Mị Nương, vua truyền lệnh kén rể.

II. Thân bài

Kể lại diễn biến của sự việc, theo trình tự:

- Có hai chàng trai đến cầu hôn Mị Nương: Một người ở vùng núi Tản Viên, tên gọi là Sơn Tinh. Một người ở vùng biển, tên gọi là Thủy Tinh. cả hai đều tài giỏi hơn người. Vua phân vân không biết chọn ai nên ra điều kiện: Ai đem lễ vật đến trước thì người đó là chồng Mị Nương.

- Sơn Tinh đến trước lấy được Mị Nương.

- Thủy Tinh đến sau không lấy được Mị Nương nên nổi giận.

- Thủy Tinh và Sơn Tinh giao chiến với nhau.

III Kết bài

- Hằng năm, Thủy Tinh làm mưa gió đánh Sơn Tinh. Đây là chi tiết mà người xưa muốn giải thích về hiện tượng lũ lụt thường xảy ra trong năm.

Bài tham khảo 3: Em hãy làm dàn ý kể theo nguyên bản truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh

I. Mở bài

sức hấp dẫn của truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh đối với tuổi thơ (câu chuyện lý thú, ly kì; cuộc đọ sức tranh tài giữa hai vị thần…).

II. Thân bài

1. Vua Hùng kén rể

Vua Hùng thứ mười tám có người con gái tên là Mị Nương sắc đẹp tuyệt trần, hiền thục, nết na. Nhà vua muốn kén cho nàng một người chồng thật xứng đáng.

2. Vua Hùng định lễ

a. Hai chàng trai đến cầu hôn

- Sơn Tinh: Chúa miền non cao (Núi Tản Viên), có tài lạ: Chỉ vẫy tay về hướng nào, hướng ấy có thể nổi cồn bãi, hoặc mọc lên từng dãy núi đồi.

- Thủy Tinh: Chúa vùng nước thẳm (Miền Biển), có tài lạ: Gọi gió, gió đến, hô mưa, mưa về.

b. Tình huống khó chọn

- Hai thần đều tài giỏi, phép thuật cao cường.

- Vua Hùng băn khoăn, khó chọn bèn cho mời các Lạc hầu vào bàn bạc.

c. Vua Hùng định lễ

- Ngày mai, ai đem sính lễ đến trước sẽ được cưới công chúa.

- Hai chàng hỏi sính lễ gồm những gì. Vua đáp: Một trăm ván cơm nếp, một trăm nẹp bánh chưng và vui chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao; mỗi thứ một đôi.

3. Chàng rể quý của Vua Hùng

Sơn Tinh đã đến trước (tờ mờ sáng hôm sau) đem đầy đủ lễ vật đến rước Mị Nương về núi.

4. Cuộc giao tranh giữa hai vị thần

- Thủy Tinh đến sau, không lấy được vợ, nổi giận đem quân đòi cướp Mị Nương. Thủy Tinh hóa phép trời giông đất bão, thủy thần thủy tộc ra bao vây núi Tản đánh Sơn Tinh (lũ lụt khắp nơi).

- Sơn Tinh bình tĩnh, dùng phép lạ dời đồi, chuyển núi, dựng thành đất ngăn chặn Thủy Tinh (dòng lũ lụt), nước sông dâng cao, đồi núi cũng cao lên.

- Hai bên đánh nhau mấy tháng ròng, Sơn Tinh chiến thắng, Thủy Tinh kiệt sức đành rút quân.

5. Cuộc trả thù hàng năm của Thủy Tinh

- Oán nặng, thù sâu, hàng năm Thủy Tinh làm mưa gió, bảo lụt đánh Sơn Tinh, nhưng năm nào cũng thất bại, đành rút quân về.

III. Kết luận

Thủy Tinh sẽ mãi mãi thất bại vì chúng ta luôn bên cạnh Sơn Tinh, với một ước mơ chinh phục thiên nhiên táo bạo hơn.

Kể về nhân vật Thạch Sanh

Truyện cổ tích là những giấc mơ đẹp của người xưa. Đó là giấc mơ được tự do trong hôn nhân. Giấc mơ có cuộc sống vật chất đầy đủ, ấm no. Giấc mơ chiến thắng được bệnh tật. Giấc mơ chiến thắng được giặc ngoại xâm. Giấc mơ cái thiện chiến thắng cái ác. Niềm mơ ước lớn nhất của con người đó là: Mơ ước cái thiện thắng cái ác. Nhiều câu chuyện cổ tích thể hiện niềm mơ ước đó, tiêu biểu nhất là truyện “Thạch Sanh”. Trong truyện "Thạch Sanh" tiếng đàn là một chi tiết nghệ thuật mang nhiều ý nghĩa.
Thiện là cái tốt. Ác là cái xấu. Từ xưa, con người đã phân biệt thiện và ác như phân biệt ánh sáng và bóng tối. Thiện và ác mâu thuẫn gay gắt, như nước với lửa. Trong cuộc đấu tranh quyết liệt giữa cái thiện và cái ác, người bình dân mơ ước: Cái thiện sẽ thắng cái ác. Trong truyện Thạch Sanh, Thạch Sanh đại diện cho cái thiện, Lí Thông dại diện cho cái ác.
Nhân vật Thạch Sanh rất gần gũi với đời thường, chàng được sinh trong một gia đình nông dân nghèo. Thạch Sanh mồ côi cha mẹ từ nhỏ. Chàng kiếm sống bằng nghề đốn củi. Trong con người bình thường của Thạch Sanh có chứa đựng những yếu tố khác thường, tác giả dân gian khẳng định chàng được Ngọc Hoàng đầu thai, vì thế mà mẹ chàng mang thai đến ba năm mới sinh được chàng. Lớn lên Thạch Sanh được các thiên thần dạy võ nghệ và phép thần thông. Là người tốt nhưng cuộc đời của chàng lại phải trải qua nhiều gian truân, thử thách. Khi gặp thử thách Thạch Sanh lại lập nên những chiến công lớn.
Thử thách thứ nhất Thạch Sanh đã vượt qua, đó là: Chàng bị Lí Thông, người hàng rượu xảo quyệt độc ác nghĩ kế kết nghĩa anh em với Thạch Sanh, rồi lừa đưa Thạch Sanh đi nộp mạng cho Chằn Tinh. Sự việc diễn ra không như suy tính của mẹ con Lí Thông, Thạch Sanh đã diệt được Chằn Tinh, trừ hại cho dân. Diệt được Chằn Tinh, chàng có được bộ cung tên bằng vàng. Mẹ con Lí Thông lại lập mưu cướp công của Thạch Sanh để được hưởng vinh hoa phú quý. Thạch Sanh quay về sống nơi gốc đa. Sau này, Thạch Sanh đã nhận ra được bản chất xấu xa của mẹ con Lí Thông nhưng chàng đã tha thứ cho họ. Điều đó khẳng định người tốt thường có tấm lòng nhân hậu và bao dung.
Thử thách lần thứ hai đối với chàng đó là Thạch Sanh đánh Đại Bàng cứu công chúa. Thạch Sanh dùng cung tên vàng làm vũ khí để bắn chim Đại Bàng cứu công chúa. Do tin người mà Thạch Sanh lại bị cướp công lần thứ hai. Sau khi cứu công chúa lên khỏi hang, Lí Thông cho người lấp cửa hang, Thạch Sanh bị nhốt lại dưới hang. Thật tàn nhẫn, bất nhân. Thật không công bằng khi một người làm mà kẻ khác được hưởng lợi. Nơi hang sâu, một lần nữa Thạch Sanh thể hiện dũng khí của mình. Chàng đã cứu được thái tử con vua Thủy Tề khỏi sự giam cầm của Đại Bàng. Thạch Sanh đúng là dũng sĩ tài năng. Chàng được vua Thủy Tề chiêu đãi và biếu tặng nhiều vàng bạc, châu báu. Chàng chỉ xin cây đàn rồi trở về gốc đa. Thạch Sanh đúng là con người thật thà, tài hoa, giàu lòng nhân ái, không tham bổng lộc.
Thử thách lần thứ ba Thạch Sanh đã vượt qua, chàng đã dùng tiếng đàn chữa bệnh cho công chúa Quỳnh Nga. Đang sống yên ổn, Thạch Sanh bị hồn Chằn Tinh, hồn Đại Bàng báo thù. Điều này làm ta liên tưởng đến cuộc sống đời thường đã từng có bao người dân lương thiện bị tai ương, bị vu oan. Chằn Tinh và Đại Bàng đã lấy trộm của cải của nhà vua đem giấu ở gốc đa rồi vu cáo cho Thạch Sanh. Người đời thường nói “Trong cái rủi lại có cái may”. Ở trong tù, Thạch Sanh mang đàn ra gảy. Công chúa đã nghe được tiếng đàn ai oán của Thạch Sanh. Tiếng đàn như tiếng nói chân chính của con người gặp oan trái đòi công lí. Phép màu nhiệm của tiếng đàn là đã khiến công chúa cười nói trở lại sau thời gian dài sống câm lặng:
“Đàn kêu: Ai chém chằn tinh
Cho mày vinh hiển dự mình quyền sang?
Đàn kêu: Ai chém xà vương
Đem nàng công chúa triều đường về đây?
Đàn kêu: Hỡi Lí Thông mày
Cớ sao phụ nghĩa lại rày vong ân?
Đàn kêu: Sao ở bất nhân
Biết ăn quả lại quên ân người trồng?”.
Tiếng đàn kì diệu còn có thêm một phép màu nhiệm, đó là: Giãi bày nỗi oan trái của Thạch Sanh. Âm thanh đó đã lọt đến tai của đức vua, người có quyền lực cao nhất trong xã hội lúc bấy giờ. Đức vua đã mang lại sự công bằng cho Thạch Sanh, người trừng trị kẻ có tội. 
Trong truyện cổ tích thường có sự xuất hiện của yếu tố hoang đường kì ảo, như: Bụt có phép lạ, tấm thảm biết bay, tiếng đàn chữa được bệnh, một loài cây có thể cải tử hoàn sinh. Người bình dân gửi niềm mong ước vào các yếu tố thần kì. Vì sao ngày xưa con người không đặt niềm tin vào pháp luật, không đặt niềm tin vào những người được xem là trụ cột trong gia đình mà lại đặt niềm tin vào các thế lực siêu nhiên?
Người bình dân có thân phận thấp bé. Trong cuộc sống, chân lí luôn thuộc về kẻ mạnh. Truyện cổ tích Tấm Cám kể lại sự việc cô Tấm bị mẹ kế hãm hại. Vua biết, nhưng ông không làm gì để giúp Tấm. Trong xã hội phong kiến vua là người có quyền lực cao nhất. Vua phải mang lại sự công bằng cho dân chúng. Vua trong truyện Tấm Cám không mang được sự công bằng đến cho mọi người, không trừng trị được kẻ có tội. Ở truyện "Thạch Sanh", Lí Thông làm quan, là người có quyền hành nhưng tâm địa Lí Thông độc ác. Như vậy, vua quan có cũng như không. Trong gia đình, người mẹ, người anh được xem là trụ cột. Thế nhưng người mẹ kế, người anh cả lại đối xử không công bằng với chính những đứa con, những đứa em của mình. Thực tế cuộc sống quá nhiều bất công. Không thể đặt niềm tin vào những người thừa hành pháp luật. Không thể đặt niềm tin vào người thân. Vì vậy cho nên người bình dân đặt niềm tin của mình vào thần linh, vào các thế lực siêu nhiên. Người bình dân hi vọng thế lực siêu nhiên sẽ cứu giúp khi họ gặp khó khăn.
Nhờ cây đàn, món quà vô giá mà vua Thủy Tề ban tặng Thạch Sanh đã giãi bày được nỗi oan ức. Tiếng đàn Thạch Sanh là tiếng nói đòi công lí xã hội: “Cái thiện nhất định thắng cái ác”, “Ở hiền nhất định sẽ gặp lành.”, đó là ước mơ, là niềm tin lớn lao về sự công bằng của người dân lương thiện mỗi khi họ gặp nạn. Được kết hôn cùng công chúa, điều đó đã khẳng định đạo lí “Người làm việc nghĩa nhất định sẽ có ngày được đền ơn”. Còn Lí Thông “Gieo gió ắt sẽ gặt bão”. Được Thạch Sanh tha chết nhưng mẹ con Lí Thông về đến giữa đường bị sét đánh. Mẹ con Lí Thông chết hóa thành con bọ hung, loài côn trùng sống nơi nhơ bẩn. Đúng là trời không tha cho kẻ bất nhân. Điều này còn khẳng định thêm chân lí “Ác giả ác báo”. Con người tham lam, hèn nhác, độc ác, tàn nhẫn, xảo quyệt, bội bạc nhất định sẽ có ngày bị quả báo. Tôi tin vào công lí. Cuộc đời còn nhiều cái xấu nên con người cần phải có niềm tin. Vì có niềm tin mới giúp con người vượt qua được khó khăn.
Thạch Sanh thật thà, tốt bụng, dũng cảm, tài năng xứng đáng để nhà vua gả công chúa. Sự việc đó đã làm cho hoàng tử của các nước chư hầu tức giận. Thạch Sanh đã vượt qua thử thách này một cách kì diệu. Chàng đã chinh phục được các nước chư hầu bằng vũ khí kì lạ, đó là tiếng đàn. Dùng lời nói, dùng lí lẽ để thuyết phục kẻ thù, khiến kẻ thù từ bỏ vũ khí, đó cũng là niềm mong ước của người bình dân. Thạch Sanh đã thuyết phục được kẻ thù, bảo vệ được đất nước. Một lần nữa nhân cách Thạch Sanh tỏa sáng. Sau khi chiến thắng, chàng đã thết đãi những kẻ thua trận bằng niêu cơm kì diệu “Ăn mãi không vơi”. Sự việc đó khẳng định Thạch Sanh đúng là người giàu lòng nhân ái, là người tha thiết yêu hòa bình.
Thạch Sanh chính là biểu tượng tuyệt đẹp của con người Việt Nam trong lao động, trong chiến đấu, trong tình yêu và hạnh phúc gia đình.
Cuộc sống hiện tại, không có cây đàn thần kì, không có niêu cơm ăn mãi không hết, chỉ có tiếng nói và sức lao động của con người. Tiếng nói, sức lao động của con người mới chính là những yếu tố thần kì làm nên điều kì diệu. 
Tôi có theo dõi thông tin, thiên đình đang vào hội. Ở chốn âm ti Lí Thông tự ứng cử. Lí Thông đang ráo riết vận động tranh cử để được mọi người bầu làm nghị viên đại diện cho đại biểu chốn âm ti. 
Người như Lí Thông mà làm nghị viên đại diện cho chốn âm ti thì thật khổ cho những linh hồn tội lỗi. 
Người sống có trách nhiệm với bản thân, sống có trách nhiệm với mọi người đó chính là những Thạch Sanh trong thời đại mới. Cuộc sống đã thay đổi nhưng con người vẫn còn mong đợi nhiều từ tiếng đàn của Thạch Sanh.

19 tháng 3 2020

1.Để chinh phục được công chúa Mị Nương xinh đẹp- con gái của vua nước Văn Lang, cả Sơn Tinh và Thủy Tinh đã cùng đến cầu hôn nàng, sau một thời gian đối đầu ác liệt thì phần thắng đã thuộc về người xứng đáng. Sơn Tinh một người tài năng, có vẻ ngoài cường tráng oai hùng đã đánh thắng Thủy Tinh.

Thủy Tinh vừa kịp đến thì nghe được tin Sơn Tinh đã đưa Mị Nương trở về núi Tản Viên bằng máy bay trực thăng. Ngay lập tức, Thủy Tinh đã dùng điện thoại di động gọi điện cho các đệ tử ở nhà chuẩn bị binh lính dưới Thủy cung, các tàu chiến, hàng loạt binh thủy được trang bị vũ khí kĩ càng. Đồng thời, Thủy Tinh tung lên các trang Facebook, Twiter, Zalo… nhằm nghênh chiến, đưa ra lời thách thức Sơn Tinh; hô mưa gọi gió, làm thành giông bão, gió thổi cuồn cuộn làm rung động cả đất trời.

Nhận được ngay tin từ thần báo, Sơn Tinh ở núi Tản Viên cũng đã chuẩn bị lực lượng khá chu đáo và đầy đủ. Nhằm đảm bảo sự an nguy cho nhân dân, Thần Núi huy động toàn bộ máy xúc và máy cẩu để đắp đê ngăn lụt. Trước đó, thần cũng đã có chính sách phòng chống trước nên các bộ phận để điều được nhân dân đắp khá chắc và vững. Các con đê làm từ xi măng cốt thép được Sơn Tinh xây dựng kiên cố. Ngay lúc này đây, Thần Biển đã hô mưa gọi gió, nước dâng nhanh đến thành Phong Châu cùng với hàng nghìn lính chiến, tàu thủy.Tuy nhiên, Sơn Tinh đã sử dụng các máy ủi, máy xúc càn quét hàng loạt binh lính. Cuộc chiến cân sức cân tài, ai cũng mạnh, ai cũng không khẳng định được sức mạnh vô địch của mình. Dữ dội, mãnh liệt là thế nhưng cuối cùng thì Thần Nước cũng phải chịu thua, thất bại trước Thần Núi. Câu chuyện không chỉ nói về cuộc chiến cưới vợ của hai thần mà còn thể hiện ước mơ được chinh phục, làm chủ thiên nhiên của nhân dân ta. Thần Núi là đại diện cho sự yên bình, sóng yên biển lặng và sức mạnh, trí thông minh của người lao động. Tác giả dân gian đã ngụ ý nghiêng phần thắng về phía Sơn Tinh ngay từ đầu tác phẩm.

Thủy Tinh thất bại hoàn toàn, tuy nhiên vẫn còn ấm ức Sơn Tinh vì không cưới được Mị Nương về mà hằng năm thần vẫn hô mưa gọi gió để đánh Sơn Tinh, mưa lũ ồ ạt đến phá hoại mùa màng của nhân dân. Chính vì thế từ trước đến nay nhắc đến Sơn Tinh người dân luôn cho đó là biểu tượng cho những gì xấu xa, không may mắn. “Ở hiền gặp lành” câu ngạn ngữ của dân gian luôn đúng, nhân dân vào các vụ mùa muốn bội thu thường làm lễ tế thần sông, thần núi cho họ được thỏa ước muốn.

2.Ở một làng nọ, có đôi vợ chồng nông dân già, tuy nghèo khó nhưng sống rất nhân hậu mà mãi vẫn chưa có con. Ngọc Hoàng thương tình bèn phái Thái tử xuống đầu thai làm con của ho. Và họ đặt tên con là Thạch Sanh. Hai vợ chồng già sớm qua đời, Thạch Sanh sống một mình ở gốc đa và kiếm sống bằng nghề hái củi.

Lí Thông ngồi hàng rượu thấy Thạch Sanh khỏe mạnh nên dỗ dành giả vờ kết nghĩa anh em để lợi dụng Thạch Sanh. Vì là người tốt bụng nên Thạch Sanh không mảy may nghi ngờ mà đồng ý làm em Lý Thông. Hắn đã lừa Thạch Sanh thay mình đi cúng mạng cho chằn tinh tại miếu thờ. Thạch Sanh đã giết chết chằn tinh, sau đó chàng đốt xác đó thì nhận được cây cung vàng. Nhưng lại một lần nữa, Lý Thông lại lừa Thạch Sanh, cướp công của chàng và được vua ban thưởng đồng thời phong làm Quận Công. Còn Thạch Sanh lại về sống ở gốc đa.

Công chúa bị đại bàng khổng lồ bắt, Thạch Sanh thấy được, lấy cung bắn đại bàng và chàng theo dấu máu, biết được nơi cư trú của đại bàng. Nhà vua sai Lý Thông đi cứu công chúa. Lý Thông lại nhờ Thạch Sanh giết đại bàng và cứu được công chúa, và khi công chúa lên khỏi hang, hắn sai người lấp hang để giết Thạch Sanh. Và được nhà vua gả công chúa cho. Tại hang, Thạch Sanh lại cứu được con vua Thủy Tề và được vua tặng cho cây đàn thần.

Khi công chúa trở về cung, nàng chẳng nói năng gì, nhà vua rất lo lắng. Còn Thạch Sanh bị chằn tinh và đại bàng trả thù vu oan nên bị bắt giam vào ngục. Chàng bèn lấy đàn ra gảy, thì công chúa khỏi bệnh và đem mọi chuyện kể cho vua cha nghe, Thạch Sanh được minh oan, mẹ con Lý Thông tuy được tha nhưng vì độc ác nên trên đường về bị sét đánh chết hóa thành thạch sùng.

Thạch Sanh được vua gả công chúa và trở thành phò mã. Các thái tử nước chư hầu vì không được gả công chúa nên đã đem quân sang đánh. Thạch Sanh đem đàn ra đánh, đẩy lùi được quân 18 nước và thết đãi họ cơm trong niêu thần ăn rồi lại đầy.

Nhà vua nhường ngôi báu cho Thạch Sanh

13 tháng 9 2019

Trong những câu chuyện truyền thuyết, câu chuyện mà em thích nhất là “Sơn Tinh Thủy Tinh”, đây là câu chuyện lí giải hiện tượng lũ lụt xảy ra hàng năm ở nước ta và là một câu chuyện hay, hấp dẫn.

Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết dịu hiền. Tương truyền rằng, công chúa có làn da trắng như tuyết, mái tóc dài mượt thướt tha như nước suối chảy, đôi mắt sáng long lanh như những vì tinh tú trên bầu trời cao. Vua cha yêu thương nàng hết mực, muốn kén cho con một người chồng xứng đáng. Khi công chúa đến tuổi gả chồng, nhà vua truyền lệnh đi khắp nơi mở hội kén chồng cho công chúa. Những anh hung từ khắp nơi đổ về, toàn là người tài hoa tuấn tú mong được kết duyên cùng công chúa nhưng đã mấy tháng trời mà chẳng có lấy một người lọt vào mắt xanh của nhà vua.

Một hôm, có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người cao to, vạm vỡ, giọng nói như sấm vang rừng xanh, đôi mắt như cái nhìn của chim ưng, tự xưng là Sơn Tinh, người cai quản vùng núi Tản Viên. Một người mình toát lên khí thế của vạn con sóng tràn, vai năm tấc rộng, thân mười tấc cao, tự xưng là Thủy Tinh, là người cai quản cả đại dương rộng lớn. Hai chàng xin phép trước mặt vua Hùng để thi tài cao thấp. Sơn Tinh thì tài dời non chuyển núi, chàng vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Thủy Tinh cũng không chịu thua kém, chàng hô một tiếng, muốn mưa có mưa, muốn gió có gió, chàng vung tay một cái, dù đang có bão cũng phải mưa tạnh mây tan. Hai chàng ai ai cũng tài năng, ai ai cũng thân phận cao quý, cũng đều xứng đáng làm rể nhà vua, không biết phải xử trí thế nào, vua Hùng suy nghĩ một lúc rồi phán:
- Hai chàng đều vừa ý ta, nhưng ta chỉ có một người con gái,biết gả cho người nào? Thôi thì mai ai mang sính lễ đến trước ta sẽ gả con gái cho.
Hai chàng tâu hỏi đồ sính lễ sắm những gì thì vua Hùng bảo: “Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh trưng, voi chín ngà, gà chín cựu, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi không thể thiếu thứ gì.”
Hôm sau, tới tờ mờ sáng, Sơn Tinh đem lễ vật tới trước nên được rước Mị Nương về, Thủy Tinh đến sau, không cưới được Mị Nương bèn đem quân đánh Sơn Tinh hòng đòi lại Mị Nương.
Thần hô những tiếng vang trời làm mưa gió ùn ùn kéo đến mỗi lúc một lớn làm rung chuyển cả đất trời. Nước song dâng lên cuồn cuộn chảy làm ngập ruộng đồng, nhà cửa, nhấm chìm mọi đất đai, dâng lên lưng chừng đồi. Cả thành Phong Châu ngập trong biển nước. Từ dưới mặt nước, những con thủy quái, bạch tuộc, thuồng luồng, cá sấu,… bắt đầu hiện lên trực chờ, chúng va vào chân núi, phun nước trắng xóa như khiêu khích đối thủ. Sơn TInh không hề nao núng, chàng bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, sơ tán nhân dân. Nước của Thủy Tinh dâng cao đến đâu, núi của Sơn Tinh lại dâng cao đến đấy. Chàng đưa tay ngang miệng huyết một hồi sáo dài, từ trong rừng thẳm, nào là voi, hươu, hổ, báo, gấu,… nườm nượp kéo tới, chúng kéo những hòn đá nặng tảng một ném xuống đè chết lũ thủy quân bên dưới. Hai bên đánh nhau lâu mà sức Sơn Tinh vẫn vững, trong lúc sức Thủy Tinh đã kiệt. Thần Nước đành rút quân, phần thắng thuộc về Son Tinh và nhân dân lại được ấm no như trước. Từ đó, oán nặng, thù sâu, hằng năm, Thủy Tinh vẫn dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng năm nào cũng vậy, Thủy Tinh lại phải thất bại quay về.

Câu chuyện đã theo nhân dân ta cả nghìn đời nay, là sự chứng minh cho chiến thắng của nhân dân hàng năm, cho dù lũ lụt xảy ra nhưng vẫn phải rút, giống như Thủy Tinh có đem nước đánh Sơn Tinh bao nhiêu lần vẫn không thể đánh thắng.

13 tháng 9 2019

Bạn là Sơn Tinh hay Thủy Tinh đấy hả Minh Nhật.