K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 12 2018

1)Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta hiện nay:
+Chuyển dịch cơ cấu ngành:giảm tị trọng khu vực nông,lâm,ngư nghiệp;tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp-xây dựng.Khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhưng vẫn còn nhiều biến động
+Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ:hình thành các vùng chuyên canh trong nông nghiệp,các lãnh thổ tập trung công nghiệp,dịch vụ tạo nên các vùng kinh tế nhiều thành phần
+Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế:từ nên kinh tế chủ yếu là khu vực nhà nước và tập thể sang nền kinh tế nhiều thành phần
+Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu ngành là hình thành hệ thống vùng kinh tế với các trung tâm công nghiệp mới,các vùng chuyên canh nông nghiệp và sự phát triển các thành phố lớn;ba vùng kinh tế trọng điểm(Bắc Bộ,phía Nam,miền Trung)

-Những thành tựu và thách thức:
Thành tựu
+kinh tế tăng trưởng vững chắc,cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa
+Trong công nghiệp đã hình thành một số ngành trọng điểm,nổi bật là ngành dầu khí,điện,chế biến thực phẩm,sản xuất hàng hóa tiêu dùng
+Hoạt động ngoại thương và đầu tư của nước ngoài dc thúc đẩy phát triển.Nước ta đang trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu
Thách thức
+Ở nhiều huyện,tỉnh nhất là các vùng miền núi còn các xã nghèo
+Nhiều loại tài nguyên đang bị khai thác quá mức,môi trường bị ô nhiễm
+Vấn đề việc làm,phát triển văn hóa,giáo dục,y tế,xóa đói giảm nghèo,…vẫn chưa đáp ứng dc nhu cầu của xã hội

2)|

ự khác biệt giữa 2 vùng Tây Bắc và Đông Bắc:

* Điều kiện tự nhiên:

- Vùng Đông Bắc:

+ Địa hình thấp hơn, chủ yếu núi thấp và trung bình.

+ Địa hình hướng vòng cung (5 cánh cung).

+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có một mùa đông lạnh.

- Vùng Tây Bắc:

+ Địa hình núi cao hiểm trở và đồ sộ nhất cả nước (dãy Hoàng Liên Sơn với đỉnh Phan Xi pang cao 3143m).

+ Địa hình hướng Tây Bắc – Đông Nam.

+ Khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông ít lạnh hơn.

* Thế mạnh kinh tế:

- Vùng Đông Bắc:

+ Khai thác khoáng sản (khoáng sản đa dạng và giàu có nhất cả nước).

+ Phát triển nhiệt điện chạy bằng than (Uông Bí, Na Dương..).

+ Trồng rừng; phát triển đa dạng cây công nghiêp lâu năm, cây ăn quả, dược liệu ôn đới và cận nhiệt.

+ Du lịch sinh thái và du lịch biển.

+ Đánh bắt nuôi trồng thủy sản (vùng biển Quảng Ninh).

- Vùng Tây Bắc:

+ Phát triển thủy điện (Hòa Bình, Sơn La)

+ Trồng rừng, cây công nghiệp lâu năm (cây chè).

+ Chăn nuôi gia súc lớn.


3)

- Cung cấp nguồn điện chủ yếu cho miền Bắc và một phần khu vực phía Nam qua đường tải điện 500 kw, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế và đời sống nhân dân.

- Giá trị thủy lợi: hồ chứa nước có vai trò điều tiết nguồn nước vào mùa lũ – cạn giúp hạn chế thiên tai và cung cấp nước tưới cho sản xuất, sinh hoạt (đặc biệt hoạt động trồng cây công nghiệp lâu năm, và luyện kim).

- Phát triển du lịch.

- Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản nước ngọt.

4)

Những điều kiện để phát triển sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Hồng:

* Thuận lợi:

- Đất phù sa màu mỡ, diện tích rộng lớn, thuận lợi cho việc sản xuất lương thực với quy mô lớn.

- Điều kiện khí hậuvà nguồn nước thuận lợi cho việc phát triển thâm canh tăng vụ.

- Nguồn lao động đông, có trình độ thâm canh cao nhất cả nước.

- Cơ sở vật chất kĩ thuật của nông nghiệp, đặc biệt là mạng lưới thủy lợi đảm bảo tốt cho sản xuất.

- Có các chính sách mới của Nhà nước (chính sách về đất, thuế, giá…)

- Thị trường rộng lớn, thúc đẩy sản xuất phát triển.

* Khó khăn:

- Vùng đất trong đê không được bồi tụ thường xuyên, bị thoái hóa.

- Bình quân đất canh tác trên đầu người thấp (dưới 0,05 ha/người).

- Diện tích đất canh tác còn ít khả năng mở rộng, quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa làm cho đất sản xuất lương thực ở một số địa phương bị thu hẹp, suy thoái.

- Thời tiết diễn biến bất thường, tai biến thiên nhiên thường xảy ra (bão, lũ, hạn, rét kéo dài…).

- Thu nhập từ sản xuất lương thực còn thấp ảnh hưởng đến việc phát triển sản xuất (thiếu vốn đầu tư, chuyển diện tích đất sản xuất lương thực sang mục đích khác, ..).


6 tháng 6 2019

- Sự khác biệt về điều kiện tự nhiên:

      + Đông Bắc: Núi trung bình và núi thấp, các dãy núi hình cánh cung. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.

      + Tây Bắc: Núi cao, địa hình hiểm trở. Khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông ít lạnh hơn.

- Thế mạnh kinh tế:

      + Đông Bắc: Khai thác khoáng sản (than, sắt, chì, kẽm, thiếc, bôxit, apatit, pirit, đá xây dựng). Phát triển nhiệt điện (Uông Bí). Trồng rừng, cây công nghiệp, dược liệu, rau quả ôn đới và cận nhiệt. Du lịch sinh thái (Sa Pa, hồ Ba Bể,...). Kinh tế biển (nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản, du lịch vịnh Hạ Long).

      + Tây Bắc: Phát triển thuỷ điện (Hoà Bình, Sơn La trên sông Đà). Trồng rừng, cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi gia súc lớn (cao nguyên Mộc Châu).

30 tháng 1 2017

a) Đông Bắc

- Địa hình: núi trung bình và núi thấp. Các dãy núi hình cánh cung (Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều).

- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh nhất nước.

- Thế mạnh kinh tế:

+ Khai thác khoáng sản: than, chì, sắt, kẽm, thiếc, bôxíl, apatit, pirit, đá xây dựng,...

+ Phát triển nhiệt điện (Uông Bí, Na Dương,...).

+ Trồng rừng, trồng cây công nghiệp, dược liệu, rau quả ôn đới và cận nhiệt.

+ Du lịch sinh thái: Sa Pa, hồ Ba Bể,...

+ Kinh tế biển: nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản, du lịch biển - đảo (vịnh Hạ Long,...), giao thông vận tải biển.

b) Tây Bắc

- Địa hình: núi cao (dãy Hoàng Liên Sơn cao nhất nước), địa hình hiểm trở, các dãy núi chạy theo hướng tây bắc - đông nam.

- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông ít lạnh hơn Đông Bắc.

- Thế mạnh kinh tế:

+ Phát triển thuỷ điện (thuỷ điện Hòa Bình, thuỷ điện Sơn La trên sông Đà).

+ Trồng rừng, trồng cây công nghiệp lâu năm.

+ Chăn nuôi gia súc lớn (cao nguyên Mộc Châu).

2 tháng 3 2016

Sự khác biệt về thế mạnh kinh tế giữa hai tiểu vùng Tây Bắc và Đông Bắc

*Tây Bắc : Phát triển thuỷ điện Hoà bình, Sơn La, Chăn nuôi gia súc lớn, cao nguyên Mộc Châu, Sơn La. Trồng rừng cây công nghiệp lâu năm.

*Đông Bắc : Khai thác khoáng sản than (Quảng Ninh), Apatít (Lào Cai)….

Phát triển nhiệt điện Uông Bí. Trồng rừng, cây công nghiệp, cây ăn quả cây dược liệu

-Du lịch sinh thái : Hồ Ba Bể,.....

-Kinh tế biển : du lịch Vịnh Hạ Long, nuôi trồng thuỷ sản.

5 tháng 6 2017

Sự khác biệt về điều kiện tự nhiên và thế mạnh kinh tế giữa hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc.

*) Điều kiện tự nhiện

- Tây Bắc : Núi cao , hướng Tây Bắc - đông nam , địa hình bị chia cắt mạnh

+ Khí hậu nhiệt đới ẩm có có mùa đông ít lạnh

+ Giàu thủy năng , có nhiều đồng cổ trên các cao nguyên ( vd : Sơn La , Mộc Châu ...)

- Đông Bắc : Núi thấp và trung bình , vướng vòng cung

+ Khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh

+ giàu khoáng sản và tài nguyên du lịch , có điều kiện phát triển kinh tế biển

*) Thế mạnh kinh tế :

- Tây Bắc : phát triển thúy điện

+ Trồng cây công nghiệp lâu năm ( chè , cao su , ... ) trồng rừng

+ Chăn nuôi gia súc lớn

- Đông Bắc : khai thác khoáng sản , than , sắt , thiếc , ...

+ Trồng cây công nghiệp , cây dược liệu , trồng rừng

+ Phát triển kinh tế biển ( giao thông vận tải biển , nghề cá , du lịch biển đảo )

+ Du lịch sinh thái

5 tháng 6 2017

Trả lời:

- Sự khác biệt về điều kiện tự nhiên:

+ Tây Bắc: Núi cao, địa hình chia cắt sâu. Khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông ít lạnh hơn.

+ Đông Bắc: Núi trung bình và núi thấp, hình cánh cung. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.

- Sự khác biệt về thế mạnh kinh tế:

+ Tây Bắc: Phát triển thuỷ điện (Hoà Bình, Sơn La trên sông Đà). Trồng rừng, cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi gia súc lớn (cao nguyên Mộc Châu).

+ Đông Bắc: Khai thác khoáng sản (than, sắt, chì, kẽm, thiếc, bôxit, apatit, pirit, đá xây dựng). Phát triển nhiệt điện (ưông Bí). Trồng rừng, cây công nghiệp, dược liệu, rau quả ôn đới và cận nhiệt. Du lịch sinh thái (Sa Pa, hồ Ba Bể,...). Kinh tế biển (nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản, du lịch vịnh Hạ Long).

11 tháng 4 2022

Tham Khảo

Câu 2:

a) Khu vực đồi núi

-Các thế mạnh:

+Khoáng sản: Khu vực đồi núi tập trung nhiều loại khoáng sản có nguồn gốc nội sinh như đồng, chì, thiếc, sắt, pyrit, niken, crôm, vàng, vonfram…và các khoáng sản có nguồn gốc ngoại sinh như bôxit, apatit, đá vôi, than đá, vật liệu xây dựng. Đó là nguyên liệu, nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp.

+Rừng và đất trồng: Tạo cơ sở phát triển nền lâm-nông nghiệp nhiệt đới. Rừng giàu có về thành phần loài động, thực vật; trong đó nhiều loài quý hiếm tiêu biểu cho sinh vật rừng nhiệt đới.

Miền núi nước ta còn có các cao nguyên và các thung lũng, tạo thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, phát triển chăn nuôi đại gia súc.Ngoài các cây trồng, vật nuôi nhiệt đới, ở vùng cao còn có thể trồng được các loài động, thực vật cận nhiệt và ôn đới. Đất đai vùng bán bình nguyên và đồi trung du thích hợp để trồng các cây công nghiệp, cây ăn quả và cả cây lương thực.

+Nguồn thủy năng: Các con sông ở miền núi nước ta có tiềm năng thủy điện lớn.

+Tiềm năng du lịch: Có nhiều điều kiện để phát triển các loại hình du lịch tham quan, nghỉ dưỡng….nhất là du lịch sinh thái.

-Các mặt hạn chế:

Ở nhiều vùng núi, địa hình chia cắt mạnh, lắm sông suối, hẻm vực, sườn dốc, gây trở ngại cho giao thông, cho việc khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các vùng. Do mưa nhiều, độ dốc lớn, miền núi còn là nơi xảy ra các thiên tai như lũ nguồn, lũ quét, xói mòn, trượt lở đất. Tại các đứt gãy sâu còn có nguy cơ phát sinh động đất. Các thiên tai khác như lốc, mưa đá, sương muối, rét hại….thường gây tác hại lớn cho sản xuất và đời sống dân cư.

b)Khu vực đồng bằng

– Các thế mạnh:

+Là cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng các loại nông snar, mà nông sản chính là lúa gạo.

+Cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên như thủy sản, khoáng sản và lâm sản.

+Là nơi có điều kiện để tập trung các thành phố, các khu công nghiệp và các trung tâm thương mại.

+Phát triển giao thông vận tải đường bộ, đường sông.

– Hạn chế: Các thiên tai như bão, lụt, hạn hán…thường xảy ra, gây thiệt hại lớn về người và tài sản.

Câu 1:

Sự khác biệt rõ rệt giữa vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc là độ cao  hướng núi. Vùng núi Đông Bắc chủ yếu là núi trung bình  núi thấp, địa hình núi hướng vòng cung chiếm ưu thế. Vùng núi Tây Bắc có các dãy núi cao đồ sộ nhất cả nước, địa hình núi hướng Tây Bắc – Đông Nam là chủ yếu. - Vòng cung.  
12 tháng 4 2022

refer

Câu 2:

a) Khu vực đồi núi

-Các thế mạnh:

+Khoáng sản: Khu vực đồi núi tập trung nhiều loại khoáng sản có nguồn gốc nội sinh như đồng, chì, thiếc, sắt, pyrit, niken, crôm, vàng, vonfram…và các khoáng sản có nguồn gốc ngoại sinh như bôxit, apatit, đá vôi, than đá, vật liệu xây dựng. Đó là nguyên liệu, nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp.

+Rừng và đất trồng: Tạo cơ sở phát triển nền lâm-nông nghiệp nhiệt đới. Rừng giàu có về thành phần loài động, thực vật; trong đó nhiều loài quý hiếm tiêu biểu cho sinh vật rừng nhiệt đới.

Miền núi nước ta còn có các cao nguyên và các thung lũng, tạo thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, phát triển chăn nuôi đại gia súc.Ngoài các cây trồng, vật nuôi nhiệt đới, ở vùng cao còn có thể trồng được các loài động, thực vật cận nhiệt và ôn đới. Đất đai vùng bán bình nguyên và đồi trung du thích hợp để trồng các cây công nghiệp, cây ăn quả và cả cây lương thực.

+Nguồn thủy năng: Các con sông ở miền núi nước ta có tiềm năng thủy điện lớn.

+Tiềm năng du lịch: Có nhiều điều kiện để phát triển các loại hình du lịch tham quan, nghỉ dưỡng….nhất là du lịch sinh thái.

-Các mặt hạn chế:

Ở nhiều vùng núi, địa hình chia cắt mạnh, lắm sông suối, hẻm vực, sườn dốc, gây trở ngại cho giao thông, cho việc khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các vùng. Do mưa nhiều, độ dốc lớn, miền núi còn là nơi xảy ra các thiên tai như lũ nguồn, lũ quét, xói mòn, trượt lở đất. Tại các đứt gãy sâu còn có nguy cơ phát sinh động đất. Các thiên tai khác như lốc, mưa đá, sương muối, rét hại….thường gây tác hại lớn cho sản xuất và đời sống dân cư.

b)Khu vực đồng bằng

– Các thế mạnh:

+Là cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng các loại nông snar, mà nông sản chính là lúa gạo.

+Cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên như thủy sản, khoáng sản và lâm sản.

+Là nơi có điều kiện để tập trung các thành phố, các khu công nghiệp và các trung tâm thương mại.

+Phát triển giao thông vận tải đường bộ, đường sông.

– Hạn chế: Các thiên tai như bão, lụt, hạn hán…thường xảy ra, gây thiệt hại lớn về người và tài sản.

Câu 1:

Sự khác biệt rõ rệt giữa vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc là độ cao và hướng núi. Vùng núi Đông Bắc chủ yếu là núi trung bình và núi thấp, địa hình núi hướng vòng cung chiếm ưu thế. Vùng núi Tây Bắc có các dãy núi cao đồ sộ nhất cả nước, địa hình núi hướng Tây Bắc – Đông Nam là chủ yếu. - Vòng cung.  

22 tháng 4 2016

tick nua duoc ko

22 tháng 4 2016

1. 

a. Khí hậu:- Đại bộ phận lãnh thổ có khí hậu ôn đới;+ Ven biển Tây Âu và phía bắc Tây Âu: KH ôn đới hải dương.+ Vùng Trung và Đông Âu, phía đông dãy Xcan-di-na-vi: KH ôn đới lục địa.- Phía Nam ven biển Địa Trung Hải: KH địa trung hải.- Một phần diện tích nhỏ phía Bắc có khí hậu hàn đới.* Phía tây châu Âu ấm áp và mưa nhiều hơn phía đông do dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương và gió Tây ôn đới đưa hơi ấm, ẩm vào đất liền nên ảnh hưởng lớn đến khí hậu bờ tây. Vào sâu nội địa phía đông ảnh hưởng của biển và gió Tây ôn đới yếu dần.b . Sông ngòi:- Mạng lưới dày đặc, lượng nước dồi dào.- Các sông đổ ra Bắc Băng Dương thường đóng băng dài trong mùa đông, nhất là vùng cửa sông.- Một số sông lớn, quan trọng: Von-ga, Đa-nuyp, Rai-nơ, Đni-ep.c.  Thực vật:T hãm thực vật thay đổi từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống Nam theo sự thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa: (Mối quan hệ giữa khí hậu và sự phân bố thực vật)+  Ven biển Tây Âu có khí hậu ôn đới Hải dương: Rừng lá rộng (sồi, dẻ...)+ Vùng nội địa có khí hậu ôn đới lục địa: Rừng lá kim (thông, tùng...)+ Ven biển Địa Trung Hải có khí hậu địa trung hải: Rừng lá cứng.+ Phía Đông Nam có khí hậu cận nhiệt, ôn đới lục địa: Thảo nguyên.2. Đặc điểm môi trường ôn đới lục địa:- Phân bố: Khu vực Đông Âu.- Khí hậu: Đông lạnh, khô, có tuyết rơi; hè nóng có mưa, biên độ nhiệt trong năm lớn, lượng mưa giảm dưới 500mm.- Sông ngòi: Nhiều nước vào mùa xuân, hè; mùa đông đóng băng.​- Thực vật: Thay đổi từ Bắc – Nam: đồng rêu -> rừng lá kim -> rừng hỗn giao -> rừng lá rộng -> thảo nguyên -> nửa hoang mạc; rừng lá kim và thảo nguyên chiếm ưu thế.Đặc điểm môi trường địa trung hải:- Phân bố: Nam Âu - ven Địa Trung Hải.​- Khí hậu: Mùa đông không lạnh, có mưa nhiều;  mùa hè nóng, khô.- Sông ngòi: Ngắn, dốc, nhiều nước vào mùa thu, đông. Mùa hạ ít nước.​- Thực vật: Rừng thưa với cây lá cứng và cây bụi gai phát triển quanh năm.3. - Là nơi tiến hành công nghiệp hoá sớm nhất thế giới.
- Nhiều sản phẩm công nghiệp nổi tiếng, chất lượng cao.
- Các ngành công nghiệp được chú trọng phát triển: luyện kim, chế tạo máy, hoá chất, chế biến thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng,...
- Sản xuất được phân bố khá tập trung.
- Những năm 80 của thế kỉ XX, nhiều ngành công nghiệp truyền thống đã giảm sút.
- Nhiều ngành công nghiệp mới, trang bị hiện đại được xây dựng ở các trung tâm công nghệ cao. Các ngành công nghiệp mũi nhọn như điện tử, cơ khí chính xác và tự động hóa, công nghiệp hàng không.ị.Nhờ liên kết với các viện nghiên cứu và các trường đại học, có sự hợp tác rộng rãi giữa các nước nên năng suất và chất lượng sản phẩm được nâng cao, sản phẩm luôn thay đổi với yêu cầu thị trường.4. Đặc điểm tự nhiên của khu vực Bắc Âu: Địa hình băng hà cổ rất phổ biến trên bán đảo Xcăn-đi-na-vi bờ biển dạng fio (Nauy); hồ, đầm (Phần Lan); Aixơlen có nhiều núi lửa và suối nước nóng.Có sự khác biệt về khí hậu giữa phía tây và phía đông dãy Xcan-đi-na-vi do :Dãy Xcan-đi-na-vi chạy theo hướng Đông Bắc-Tây Nam đã ngăn chặn ảnh hưởng của gió tây ôn đới và dòng biển nóng bắc Đại Tây dương, làm cho khí hậu phía tây dãy Xcan-đi-na-vi  ấm và ẩm hơn phía đông.5. Sự phát triển kinh tế của Bắc Âu:–  Các nước Bắc Âu có mức sống cao dựa trên cơ sở khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lí để phát triển kinh tế đạt hiệu quả.–  Ba thế mạnh của các nước Bắc Âu là biển, rừng, thuỷ điện.6. - Đặc điểm địa hình của khu vực Tây và Trung Âu: Khu vực Tây và Trung Âu gồm ba miền địa hình miền đồng bằng ở phía Bắc, miền núi già ở giữa và miền núi trẻ ở phía Nam.7. Đặc điểm sự phát triển công nghiệp của Tây và Trung Âu:- Có nhiều cường quốc công nghiệp hàng đầu thế giới: Anh, Pháp, Đức.- Nhiều ngành công nghiệp hiện đại (cơ khí chính xác, điện tử..) và truyền thống (dệt, luyện kim, may mặc, hàng tiêu dùng...).- Nhiều vùng công nghiệp nổi tiếng thế giới: Rua,...à Nền công nghiệp phát triển đa dạng, năng suất cao nhất châu Âu.- Nhiều hải cảng lớn quan trọng nhưa Rốt-téc-đam,...